TOP 10 mẫu Trao đổi: Theo dòng lịch sử (2024) SIÊU HAY

Trao đổi: Theo dòng lịch sử lớp 5 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 5 hay hơn.

1 62 27/12/2024


Trao đổi: Theo dòng lịch sử

Đề bài: Trao đổi: Theo dòng lịch sử.

Trao đổi: Theo dòng lịch sử (mẫu 1)

TOP 10 mẫu Trao đổi: Theo dòng lịch sử (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Đất nước chúng ta có 54 tỉnh thành với biết bao danh lam thắng cảnh cũng như di tích lịch sử để lại. Thế nhưng đặc biệt nhất với tất cả người dân Việt Nam có lẽ lại là lăng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là nơi yên nghỉ của người mà chúng ta hay gọi bằng hai tiếng “Bác Hồ”. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, Lăng Ba Đình là nơi đặt thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi ông đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn.

Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, chiều rộng 41,2 mét lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang. Bên ngoài lăng được ốp bằng đá granite xám, bên trong làm bằng đá xám và đỏ đã được đánh bóng. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh" bằng đá hồng màu mận chín. Xung quanh lăng là các khu vườn nơi hơn 250 loài thực vật được trồng từ khắp mọi miền của Tổ quốc.

Trao đổi: Theo dòng lịch sử (mẫu 2)

Em đã đi thăm nhiều nơi, đến nhiều đình chùa trong thành phố, nhưng có lẽ đẹp hơn cả, đáng tự hào hơn vẫn là ngôi đình Kiền Bái làng em.

Đình Kiền làng em đẹp lắm! Đình nằm ngay giữa làng, bên con đường quốc lộ, đối diện với ngôi trường tiểu học thân yêu của em. Nghe các cụ kể lại đình xây từ lắm rồi. Trải qua bao mưa nắng, ngôi đình trở nên cổ kính. Mái ngói rêu phong, cong cong như một cánh diều sắp bay lên trời cao. Vách đình được làm làm bằng gỗ lim có chạm khắc những hình thù tinh xảo. Đình quay hướng nam về mùa hè thật mát. Cột đình to lắm, hai đứa ôm cũng không vừa. Trước đình sân gạch cổ đỏ au. Trên sân là hai chiếu đá to và rộng để vào hội dân làng rước hai vị thành hoàng ra tắm. Hai con ngựa đá uy nghi ngay phía cổng.

Bước vào trong đình, em thấy mát lạnh. Đình có ba gian và một hậu cung. Hai gian bên lát sàn gỗ thật đẹp. Gian giữa thật uy nghi. Những hoành phi , câu đối được sơn son thiếp vàng. Những hình thù điêu khắc thật ngộ nghĩnh làm em cứ tự hỏi sao người dân làng em ngày xưa tài thế. Đây là những con rồng đang vờn mây. Kia là cảnh người cưỡi lợn. Những hoa sen, hoa cúc được khắc tinh xảo. Phía trong hậu cung là nơi thờ hai vị thành hoàng. Hương trầm bay nghi ngút. Vị mặt đỏ , vị mặt trắng ngồi uy nghi trên ngai vàng.

Mỗi năm , đình mở hội vào cuối tháng chạp. Trong ba ngày hội, cả làng em háo hức chờ xem. Nào cảnh múa lân, nào cảnh rước nước, nào cảnh tế vua...tất cả đều nhộn nhịp cuốn hút chúng em. Hôm đó , đình đông nghịt người.

Đình làng em là thế đó! Em rất tự hào về ngôi đình làng. Em mong mọi người dân làng em cùng nhauchung tay giữ gìn đìnhcho đẹp hơn. Dù mai này, em có đi xa, em vẫn nhớ về quê hương, nhớ ngôi đình làng.

Trao đổi: Theo dòng lịch sử (mẫu 3)

TOP 10 mẫu Trao đổi: Theo dòng lịch sử (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Điện Biên Phủ cũng là một di tích lịch sử Việt Nam bạn không thể bỏ lỡ. Quần thể là chứng tích hào hùng của dân tộc ta trong việc gìn giữ và bảo vệ dân tộc khỏi thực dân Pháp Đây cũng là nơi nằm xuống của rất nhiều anh hùng dân tộc trong 56 ngày đêm chấn động địa cầu ấy.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là một trận đánh đi vào lịch sử dân tộc, thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn và ý chí chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Dù trải qua bao thăng trầm lịch sử, Điện Biên Phủ vẫn còn đó như một lời căn dặn của những người đi trước về tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết không nơi nào có được.

Trao đổi: Theo dòng lịch sử (mẫu 4)

Quê gốc của em là ở thủ đô Hà Nội, thế nhưng vì cha mẹ đã vào miền Nam sinh sống nhiều năm thế nên em cũng không có nhiều dịp về thăm quê. Cho đến kỳ nghỉ hè vừa rồi, nhân dịp cưới chú, thế nên em đã theo bố về quê chơi. Hà Nội là mảnh đất đã trải qua bốn ngàn năm văn hiến thế nên có rất nhiều các di tích lịch sử, ghi dấu ấn của ông cha một thời. Trong đó em có hứng thú nhất chính là Hồ Hoàn Kiếm gắn liền với truyền thuyết trả gươm của vua Lê Lợi.

Em và bố ra thăm Hồ Gươm vào một buổi chiều thu mát mẻ, không khí của Hà Nội rất thoải mái, người ta có thể cảm nhận được cái se se lạnh của gió heo may, thấy thoang thoảng mùi hoa sữa đâu đây và thấy cả những chiếc xe đạp đơn sơ chở đầy cúc họa mi trắng. Chỉ nhưng điều đó thôi đã làm cho em yêu Hà Nội hơn rất nhiều. Hồ Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, nhìn từ trên cao nó tựa như một tấm gương khổng lồ phản chiếu những hàng tre, hàng trúc, những rặng liễu, những hàng cây cổ thụ chẳng biết có từ bao giờ bên ven hồ. Nước hồ Gươm rất trong và sáng, in bóng nền trời xanh thẳm với những đám mây trắng bay lửng như những cục bông gòn xinh xắn. Mặt hồ phẳng lặng, thi thoảng lại thấy có tiếng cá đớp nước, tạo thành những vết loang tròn tỏa ra khắp mặt nước. Những chiếc lá vàng lặng lẽ rơi xuống mặt hồ dập dềnh trên sóng nước, khiến người ta có một cảm giác an yên lạ thường. Nhìn ra xa xa trước mặt chính là Tháp Rùa, ngự giữa trên một gò đất giữa lòng hồ phẳng lặng với lối kiến trúc Pháp gồm 4 tầng. Mang vẻ trầm lắng, cô tịch với những mảng rêu phong xanh nhạt, làm nổi bật lên cuộc đời vốn nhiều sương gió, chứng kiến biết bao đổi thay của lịch sử. Nhìn sang hướng Bắc của hồ là đền Ngọc Sơn với cầu Thê Húc sơn đỏ, rực rỡ dưới ánh mặt trời. Nhìn sang hướng Đông Bắc là Tháp Bút gồm 5 tầng đứng sừng sững chỉ ngọn bút lên trời cao, bên cạnh là Đài Nghiên, cùng kết hợp thể hiện vẻ đẹp văn hóa và tinh thần hiếu học của nhân dân ta bao đời nay. Trong lúc dạo chơi em còn may mắn được gặp gỡ một cụ già, đã sinh sống tại Hà Nội này cả đời người, cụ kể rằng Hồ Gươm này đã từng là nơi duyệt quân, luyện binh của quân đội nhà Nguyễn, còn có tên gọi khác là hồ Thủy Quân, với hai phần Tả Vọng và Hữu Vọng, điều ấy làm em thấy rất thú vị. Từ biệt cụ em lại cùng bố đi dạo bên ven hồ, ở đây chúng em gặp rất nhiều người đi dạo mát, có những đôi lứa yêu nhau, có những gia đình hạnh phúc, có những cụ già đi tập thể dục, tạo nên một quang cảnh nhộn nhịp và đông vui vô cùng.

Kết thúc chuyến thăm Hồ Gươm đã để lại cho em những kỷ niệm sâu sắc về một di tích lịch sử mang dấu ấn ngàn năm, chứng kiến tất thảy mọi đổi thay của Hà Nội suốt 4000 năm văn hiến. Nếu có dịp về thăm Hà Nội, đừng quên một lần ghé thăm Hồ Hoàn Kiếm, để một lần được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính, âm thầm, đầy hoài niệm, ngự giữa lòng thủ đô này.

Trao đổi: Theo dòng lịch sử (mẫu 5)

TOP 10 mẫu Trao đổi: Theo dòng lịch sử (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Vua Lý Thái Tông là một vị vua văn võ song toàn và nổi tiếng nhân từ của triều đại Lý. Nhà vua đã chăm lo cho dân bằng cách mở mang kinh tế, khuyến khích nông nghiệp, và ban hành nhiều chính sách như tự mình làm ruộng để khích lệ thần dân, khuyến khích người dân dùng hàng hoá trong nước, và giảm thuế cho dân cả nước. Em rất ngưỡng mộ và kính trọng vua Lý Thái Tông. Những công lao của ông đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước ta. Em cảm thấy rất tự hào về những vị vua tài giỏi và nhân ái của dân tộc mình.

Trao đổi: Theo dòng lịch sử (mẫu 6)

Di tích lịch sử Tượng đài chiến thắng La Ngà

Di tích Lịch sử Tượng đài Chiến thắng La Ngà là nơi ghi dấu lại Chiến thắng vang dội của quân và dân ta trong thời kỳ đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, đó chính là Chiến thắng La Ngà trên quốc lộ 20 vào ngày 01/3/1948 đã đi vài lịch sử giữ nước của dân tộc. Với sự phối hợp của Chi đội 10 (đại đội A, B, C), liên quân 17 và trung đội quốc vệ huyện Xuân Lộc với tổng số khoảng 1000 quân chưa kể du kích đánh chặn ở đoạn Hố Nai, Dầu Giây, ta đã thành công trong hình thức tao ngộ chiến nhằm phá tan luận điệu xuyên tạc của địch về cuộc kháng chiến của nhân dân ta, cổ vũ tinh thần bộ đội ta và phủ đầu ý chí đối phương. Chỉ trong vòng 45 phút chiến đấu từ 15h12’ đến 15h57’ ngày 01/3/1948 với sự dũng cảm, ngoan trường, mưu trí quân ta đã tiêu diệt đoàn xe quân sự Pháp gồm 59 chiếc, 150 tên địch (25 sĩ quan), trong đó có 2 đại tá: Đờxêrinhê – chỉ huy bán lữ đoàn lê dương thứ 13 và Patơruýt – phó tổng tham mưu trưởng thứ nhất của quân đội Pháp ở miền Nam Đông Dương, khống chế toàn bộ trục đường 20 chạy lên Đà Lạt trong gần một giờ đồng hồ. Thu được nhiều vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng. Trận phục kích La Ngà đã gây nhiều tiếng vang lớn trong nước và dư luận nước Pháp. Về cuối cuộc chiến tranh, Định Quán cũng là huyện đầu tiên của tỉnh Đồng Nai được giải phóng hoàn toàn (17/3/1975).

Di tích Lịch sử Tượng đài Chiến thắng La Ngà được Bộ Văn hóa xếp hạng là khu di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số 235/VH.QĐ ngày 12/12/1986. Để kỷ niệm sự kiện lịch sử chiến thắng La Ngà, năm 1998 Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đồng Nai đã quy hoạch, bảo tồn, xây dựng một tượng đài chiến thắng ngay tại cao điểm 100, bên tả ngạn sông La Ngà, nơi diễn ra trận giao tranh ác liệt giữa ta và địch. Di tích tọa lạc tại ấp 1, xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.

Hiện nay, DTLS Tượng đài Chiến thắng La Ngà là một địa chỉ đỏ được đông đảo khách tham quan lựa chọn để thực hiện chuyến du lịch về nguồn. Từ năm 2018 tới nay, mỗi năm Tượng đài đều đón trên 13.000 lượt khách tham quan, và con số ấy tăng dần qua các năm. Năm 2022, lượng khách ghé tham quan tại tượng đài tăng đột biến với 26.940 lượt khách tham quan, dâng hương, những ngày cao điểm đạt đến 2.000 khách tham quan/ngày tương đương với gần 50 lượt xe du lịch 45 chỗ. Chỉ tính riêng quý I năm 2023 DTLS Tượng đài Chiến thắng La Ngà đã đón 13.400 lượt khách.

DTLS Tượng đài Chiến thắng La Ngà gồm các hạng mục: Tượng đài Chiến thắng cao 18m, Nhà Truyền thống, nhà bảo vệ. Nhà Truyền thống nơi đây có chức năng lưu giữ trưng bày hình ảnh, hiện vật phản ánh những thông tin chân thực về tiến trình lịch sử cách mạng, truyền thống văn hóa các dân tộc huyện Định Quán nói riêng và nhân dân Biên Hòa – Đồng Nai nói chung phục vụ du khách thưởng lãm.

75 năm trôi qua, mặc dù cảnh vật đã thay đổi, nhưng vết tích về một trận phục kích đánh cắt giao thông oanh liệt, táo bạo, mưu trí chứa đựng giá trị to lớn về nghệ thuật quân sự vẫn như một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, mãi mãi là niềm tự hào trong tâm khảm quân và dân Nam Bộ thành đồng.

Trao đổi: Theo dòng lịch sử (mẫu 7)

Di tích lịch sử Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm (đền quan Trạng, đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm), thuộc thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của vị Trạng nguyên triều Mạc Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm có sứ mệnh lịch sử đặc biệt, vừa là nơi để tri ân những đóng góp của một danh nhân trong lịch sử, vừa là địa điểm diễn ra các hoạt động, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân trong vùng.

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (có tên là Văn Đạt, tự là Hanh Phủ, hiệu Bạch Vân cư sĩ), sinh năm Tân Hợi (1491), người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, trấn Hải Dương (nay là thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). Khoa thi năm Ất Mùi, triều Mạc Đăng Doanh (1535), ông đỗ Tiến sĩ đệ nhất danh (tức Trạng nguyên), được trao chức Đông các hiệu thư, dần thăng lên làm Hữu thị lang kiêm Đông các Đại học sĩ. Ông được liệt vào hàng đệ nhất công thần, được phong tước Trình tuyền hầu, đến Thượng thư Bộ Lại, Thái bảo, tước Trình Quốc công. Năm 1542, sau khi dâng sớ xin chém 18 kẻ lộng thần không được chấp thuận, ông treo mũ từ quan về quê nhà ở ẩn, dựng quán Trung Tân, lập am Bạch Vân làm trường dạy học, sáng tác thơ ca, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ. Am trở thành trung tâm đào tạo nhân tài cho đất nước, với nhiều tên tuổi lưu danh sử sách, như: Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Giáp Hải… Nguyễn Bỉnh Khiêm không còn tham dự quốc chính, nhưng nhà Mạc vẫn trọng vọng ông, thường hỏi ý kiến về những việc trọng đại. Ông mất ngày 28 tháng Mười Một năm Ất Dậu (tức 17/01/1586), thọ 95 tuổi. Học trò suy tôn ông là Tuyết Giang phu tử.

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà nho yêu nước, nhà lý học đại tài được các học giả kính phục, sử sách ghi lại và lưu truyền trong nhân gian về tài tiên đoán hậu vận (sấm ký)... Ông còn là một nhà thơ lớn, để lại cho hậu thế trên 1.000 bài thơ (620 bài thơ chữ Hán,153 bài thơ Nôm), tiêu biểu như các tập thơ “Bạch Vân am thi tập" (chữ Hán) và Bạch Vân quốc ngữ thi tập (chữ Nôm). Thi phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang giá trị nghệ thuật cao, bút pháp tinh thâm, đề cập đến nhiều vấn đề của cuộc sống, như: tình yêu quê hương, đất nước, châm biếm đả kích bọn tham quan...

Theo một số nguồn tư liệu, đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm được xây dựng sau khi ông mất và hoàn thành vào cuối năm 1586. Còn theo “Từ Vũ bi ký…" lập năm Vĩnh Hựu thứ hai (1736) hiện lưu tại di tích, đền dựng từ sau khi ông mất, đến năm 1735, dân làng Trung Am, tổng Thượng Am đóng góp công của trùng tu, tôn tạo lại đền để thờ phụng. Vào năm 1928, đền tiếp tục được trùng tu, với kiến trúc chữ “đinh”, mang đậm phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Năm 1991, nhân kỷ niệm 500 năm sinh Nguyễn Bỉnh Khiêm, di tích được tu bổ, phục hồi, mở rộng, dựng tượng đài, lập quảng trường, xây hồ bán nguyệt, với quy mô và cảnh quan như hiện nay.

Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm tọa lạc giữa không gian rộng lớn, quay hướng Đông, phía trước là hồ nước; phía Bắc là triền đê và dòng Tuyết giang; phía Đông hướng nhìn ra biển cả bao la; phía Nam là xóm làng; phía Tây với những cánh đồng lúa, thuốc lào xanh ngắt. Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm có tổng diện tích 91.500,7m2 (khu vực I: 3.137,5m2, khu vực II: 88.327,2m2), bao gồm các hạng mục: Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm; đền thờ Thân phụ, Thân mẫu Nguyễn Bỉnh Khiêm; am Bạch Vân; quán Trung Tân; tháp Bút Kình Thiên; mộ phần cụ Nguyễn Văn Định; quảng trường, tượng đài.

1. Nghi môn ngoại: tạc bằng đá, đỉnh hai cột giữa tạc cách điệu quả dành dành; đỉnh hai cột bên tạc đôi nghê hướng mặt vào lòng cổng. Khối đèn lồng của trụ tạc tứ linh trong thế hàm thư, cõng thư, cuốn thư; thân trụ là khối hình chữ nhật tạc các vế câu đối chữ Hán; đế trụ tạo kiểu thắt đáy cổ bồng.

2. Nghi môn nội: kiến trúc 2 tầng 8 mái, đao cong bốn phía gắn các linh vật rồng, phượng; cổ diêm và thân cổng có đắp các câu đối, đại tự chữ Hán. Mặt ngoài đắp bức đại tự “Trung Am từ”, mặt trong đắp chữ “Trình Quốc Công”.

3. Hồ Thái ất, Thái nhâm: hai hồ này nằm ở phía trước đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Giữa hồ có một đảo nhỏ, được nối với bờ bằng cây cầu đá xanh được bắc 5 nhịp, thân cầu được khắc hoa văn sóng nước mềm mại. Trên đảo có đặt tấm bia đá ghi việc dựng lại đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm.

4. Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm: có bố cục mặt bằng theo hình chữ “đinh” với Tiền tế 03 gian 02 chái và Hậu cung 02 gian

- Tiền tế: 03 gian, gian giữa rộng 3,17m, hai gian bên, mỗi gian rộng 2,80m và hai gian chái mỗi gian rộng 2,10m. Hệ thống khung chịu lực có 04 bộ vì, 22 cột gỗ lim. Vì nóc kết cấu kiểu “giá chiêng chồng rường”. Hoa văn trang trí, trên thân các con rường và má câu đầu được chạm bong kênh đề tài lá lật, trụ đấu chạm cánh sen, dạ câu đầu khắc dòng chữ cho biết việc tu sửa đền vào năm 1928, đời vua Bảo Đại. Bốn đầu dư được chạm thủng kết hợp kênh bong bốn đầu rồng mang phong cách Nguyễn đầu thế kỷ XX. Hai mặt của vì nách “ván mê”được trang trí dầy đặc, tỉ mỉ, với đề tài rồng kết hợp vân mây, lá lật, sóng nước, hoa văn chữ triện, hoa lá sen, thủy ba, cá chép, vân hóa long.

- Hậu cung: làm kiểu tường hồi bít đốc, hệ thống khung chịu lực gồm hai bộ vì kèo, vì nóc và vì nách đều có liên kết kiểu vì “ván mê”. Hoa văn trang trí trên hệ vì là lưỡng long chầu nhật, cây mai, cành sen, rùa, long mã... Bộ vì thứ hai, kiểu biến thể “giá chiêng chồng rường”. Trong cung cấm đặt khám và tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm.

5. Đền thờ thân phụ - thân mẫu Nguyễn Bỉnh Khiêm: khởi công xây dựng năm 2010, mặt bằng chính hình chữ “công”, gồm: Tiền tế, ống muống, Hậu cung, hai tòa Giải vũ (Tả/ Hữu mạc), và Nam - Bắc môn. Toàn bộ các hạng mục đều được xây dựng theo kiến trúc truyền thống với các bộ khung, vì gỗ kết cấu kiểu “chồng rường giá chiêng”, “chồng rường trụ trốn”, “vì ván mê”, mái lợp ngói vẩy, trang trí trên cấu kiện với các đề tài hoa dây lá lật, hoa sen...

6. Am Bạch Vân: được dựng lên sau khi Nguyễn Bỉnh Khiêm cáo quan về quê. Am xưa là nhà ở và trường dạy học của Trạng Trình. Tại đây, Ông đã tiếp kiến sứ giả của nhà Mạc, Trịnh, Nguyễn đến tham vấn về việc quân quốc, trọng sự. Trải qua thăng trầm của lịch sử, am Bạch Vân bị hư hỏng và đổ nát. Năm 2004, am được phục dựng, mặt bằng hình chữ “nhất”, 03 gian, hệ thống khung dựng trên 04 bộ vì, 24 cột. Hoa văn trang trí gồm các đề tài như trụ đấu hoá sen, hoa văn lá lật trên má các con rường, má câu đầu, bẩy hiên chạm bong kênh lá cách điệu hình rồng...

7. Quán Trung Tân : được dựng lên sau khi Nguyễn Bỉnh Khiêm rời chốn quan trường về quê dạy học. Năm 1742, Vũ Phương Đề có tới thăm quán Trung Tân thì: “còn tấm bia cũ nhưng nét chữ đã quá mờ không sao đọc nổi”. Đến năm 1777, La sơn Phu tử Nguyễn Thiếp đến thăm làng Trung Am đã có bài ngũ ngôn ghi rõ: “Am, bia đều mất hết/ Man mác dòng Tuyết giang”. Như vậy, sau năm 1742 đến trước năm 1777, quán Trung Tân đã không còn. Năm 2001, quán Trung Tân được dựng lại bên bến đò Hàn với 3 gian, tổng diện tích là 905,5m2.

8. Tháp bút Kình thiên: tổng diện tích là 845,5m2, tương truyền, tháp do học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm dựng lên cách đây hơn 400 năm, để ca ngợi tài năng của thầy như cột chống trời (kình thiên). Trải qua năm tháng, gò đất bị bào mòn, tháp bút Kình Thiên bị đổ nát, đến thời Nguyễn thì được xây lại kiểu hai tầng tám mái, cửa tháp đắp các vế câu đối, lòng tháp để rỗng và trong có đặt bát nhang,

9. Mộ phần cụ Nguyễn Văn Định: là thân sinh ra Nguyễn Bỉnh Khiêm, hiệu là Cù Xuyên tiên sinh, được vua Mạc phong Thái Bảo nghiêm quận công. Sinh thời, Cụ làm nghề dạy học và từng theo học ở nhà Thái học. Khi mất, cụ được an táng tại quê nhà, mộ đặt giữa cánh đồng làng Trung Am (phía sau khu di tích bây giờ).

10. Quảng trường, tượng đài và bức phù điêu

Tượng Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được tạc bằng đá granit, cao 5,7m, nặng 8,5 tấn, trong tư thế ngồi, tay phải cầm bút, tay trái cầm cuốn sách và mặc y phục nhà nho. Hai bức phù điêu hai bên, mỗi bức cao khoảng hơn 5m, dài hơn 20m. Bức bên phải, khắc tả lại cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Bỉnh Khiêm; bức còn lại khắc tả những giai đoạn lịch sử của địa phương (từ khi thực dân Pháp xâm lược cho đến ngày nay). Trước tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm là một quảng trường lớn, đây là địa điểm tổ chức lễ hội hàng năm của di tích, cũng là khu vực để tổ chức các sự kiện lớn của thành phố Hải Phòng, chủ yếu liên quan đến lĩnh vực giáo dục.

Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm còn lưu giữ được một số cổ vật, có giá trị, niên đại từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, như: bản chúc, bát bửu, long ngai, bài vị, câu đối, đại tự.., trong đó đáng chú ý là Bia đá “Từ vũ bi kí...” thời Lê Trung Hưng, năm Vĩnh Hựu thứ hai (1736) đã bị mờ khá nhiều chữ, không đọc được toàn văn, nội dung bia nhắc đến việc dựng lại đền Nguyễn Bỉnh Khiêm vào năm 1736; Bát hương gốm men vàng nâu (thế kỷ XVIII)... Ngoài ra, trong đền còn lưu giữ một tảng đá xanh hình khối chữ nhật, khắc 3 chữ Hán “Trường Xuân Kiều” (Cầu Trường Xuân), tương truyền do đích thân Nguyễn Bỉnh Khiêm viết khi khuyến khích nhân dân địa phương xây dựng cầu.

Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm còn ẩn chứa giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc, thể hiện vai trò quan trọng của di tích này trong tâm thức, đời sống tinh thần của nhân dân địa phương. Lễ hội đền Trạng được tổ chức từ ngày 27 – 29 tháng Mười Một Âm lịch hàng năm, với những nghi thức như Lễ Mộc dục, Rước văn, Cáo yết và nhiều chương trình văn hoá văn nghệ của các địa phương (đấu vật, cờ tướng, múa tứ linh, đua thuyền, pháo đất, đu sòng/đu tiên, múa rối cạn, rối nước). Ngoài ra, hàng năm, nhân dịp khai giảng năm học mới, thành phố Hải Phòng còn tổ chức Lễ biểu dương học sinh - sinh viên tiêu biểu xuất sắc, ngay tại đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đây là nét văn hóa mới, thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, giáo dục về tấm gương sáng của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tạo động lực cho thế hệ trẻ phấn đấu trên bước đường học tập và lập nghiệp.

Với những giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích lịch sử Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt (tại Quyết định số 2367/QĐ-TTg ngày 23/12/2015).

1 62 27/12/2024