TOP 10 mẫu Bài báo về bình đằng giới (2024) SIÊU HAY
Bài báo về bình đằng giới lớp 5 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 5 hay hơn.
Bài báo về bình đằng giới
Đề bài: Tìm đọc thêm ở nhà 1 bài văn tả người (hoặc 1 bài báo về bình đẳng giới).
Bài báo về bình đằng giới (mẫu 1)
Một trong những người thân mà em yêu quý nhất đó chính là chị gái em.
Chị gái em tên là Hoa. Chị năm nay 20 tuổi. Chị đang là sinh viên đại học. Chị em có dáng người dong dỏng cao, hơi gầy, nước xa của chị trắng bóc. Trên gương mặt chị luôn là nụ cười rạng rỡ với hàm răng đều tăm tắp và chiếc má lúm đồng tiền trông thật đáng yêu. Mái tóc chị em không dài lắm, được chị cắt ngắn ngang vai và luôn để xõa. Mái tóc ấy rất mượt và thơm. Đôi mắt chị em to, tròn, long lanh và đen láy. Mỗi khi chị cười đôi mắt ấy như ánh lên niềm rạng rỡ.
Chị em học rất giỏi. Trong những năm học ở trường chị em luôn là học sinh xuất sắc của lớp và được tuyên dương. Bố mẹ em rất tự hào về chị. Mỗi khi có bài tập khó, em thường hỏi chị và chị cũng rất nhẹ nhàng chỉ bảo em. Chị luôn khuyên em học tập thật tốt để làm bố mẹ vui lòng. Chị em nấu ăn rất ngon, mỗi khi chị em đi học về chị thường nấu các món ăn cho gia đình và thường cùng em dọn dẹp nhà cửa.
Em rất yêu quý chị em.
Bài báo về bình đằng giới (mẫu 2)
Chuyện bình đẳng giới trong gia đình người Dao ở xã Ba Vì
(ĐCSVN) - Trong hôn nhân gia đình, tương quan về địa vị giữa vợ và chồng xét đến cùng chịu sự chi phối của yếu tố kinh tế trước khi chịu sự chi phối của chính trị, văn hoá, tôn giáo… Câu chuyện ở các gia đình người Dao xã Ba Vì cho thấy rõ điều đó.
Bà Dương Thị Hiến, người dân tộc Dao ở thôn Yên Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội cho biết, thôn có 280 hộ, trung bình mỗi hộ có 4 khẩu. 98% dân số là nhóm người Dao Quần chẹt.
Người Dao thôn Yên Sơn nói riêng, xã Ba Vì nói chung tự hào với nghề thuốc nam gia truyền nổi tiếng khắp cả nước.
Theo thống kê, toàn xã Ba Vì có hơn 300 hộ làm nghề thuốc nam dưới nhiều hình thức như nhà thuốc gia truyền, hợp tác xã kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể về thuốc nam, hộ kinh doanh nguyên liệu cung cấp cho các nhà thuốc.
Nghề làm thuốc nam gia truyền mang lại thu nhập cao cho người Dao xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội.
Là lương y lâu năm, bà Hiến nhẩm tính, nghề làm thuốc nam gia truyền mang lại thu nhập cao cho đồng bào dân tộc Dao nơi đây. Trung bình mỗi khẩu trong thôn thu nhập từ 7 - 10 triệu đồng/người/tháng.
Với gia đình bà Hiến, mức thu nhập chắc chắn phải cao hơn, bởi nhà bà vừa kinh doanh thuốc, vừa khám chữa bệnh cho người có nhu cầu. Theo bà chia sẻ, một tháng, cũng trên dưới 200 bệnh nhân từ khắp nơi nghe danh tiếng mà tự tìm đến khám bệnh, cắt thuốc.
Nhưng nếu chỉ khai thác khía cạnh phát triển kinh tế gia đình từ nghề thuốc nam gia truyền của người Dao xã Ba Vì thì có lẽ chưa đủ. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến tác động của phát triển kinh tế với thúc đẩy bình đẳng giới trong mỗi nếp nhà của đồng bào nơi đây.
Chia sẻ với chúng tôi, bà Hiến cho biết, làm thuốc nam là nghề gia truyền trong mỗi gia đình, dòng họ. Tuy nhiên, nhiều gia đình truyền nghề cho cả con gái và con trai nên phụ nữ người Dao có vai trò rất lớn trong việc duy trì và phát triển 4 bước y lý cổ truyền của dân tộc, đó là: Trị bệnh, khỏi bệnh, chống tái phát và tiệt nọc bệnh.
Phụ nữ dân tộc thiểu số nói chung, phụ nữ dân tộc Dao nói riêng có những phẩm chất tốt đẹp như: Cần cù, tỉ mỉ, chịu khó học hỏi, lại có trái tim nhân hậu nên thường được các bà, các mẹ truyền dạy cho các khâu quan trọng trong nghề làm thuốc như: Nhận diện cây thuốc, cách chế biến thuốc, cách phối các vị trong các bài thuốc cổ truyền, trên cơ sở đó họ tiếp tục sáng tạo nên những bài thuốc mới, cách bắt bệnh, kê đơn…
Đàn ông tham gia vào những phần việc cần độ bền sức khoẻ như vào rừng sâu tìm hái, thái, phơi nguyên liệu, bốc xếp…
Do công việc làm thuốc, khám chữa bệnh tốn nhiều thời gian và công sức nên hầu như các gia đình người Dao ở xã Ba Vì không thực hiện việc chăn nuôi, trồng trọt hàng hoá mà chỉ phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày.
Bởi vậy, cơ cấu thu nhập của một gia đình người Dao nơi đây phần lớn hình thành từ thuốc nam và các hoạt động phái sinh từ nghề thuốc. Phân tích như vậy để thấy vai trò đóng góp của phụ nữ người Dao trong việc tạo ra thu nhập cho gia đình là khá lớn.
Vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi biết rằng trong các gia đình mà người phụ nữ nắm giữ bài thuốc gia truyền thì tiếng nói, quyền quyết định của họ cao hơn hẳn những gia đình khác. Ở những gia đình đó, người đàn ông cũng chủ động tham gia chia sẻ việc nhà nhiều hơn với người phụ nữ.
Bà Hiến chia sẻ, trước đây, người đàn ông Dao không phải làm việc nhà, chỉ chuyên tâm học chữ Nho. Nay vì phụ nữ bận bịu với những bài thuốc - thực chất là nguồn sinh kế chủ đạo của gia đình thì đàn ông đã chia sẻ khá nhiều việc nhà với vợ. Họ sẵn sàng nấu cơm, dọn nhà, trông coi ruộng vườn, đón đưa cháu đi học... để người phụ nữ có thêm thời gian dành cho công việc, được nghỉ ngơi hoặc tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khoẻ hay tham gia các câu lạc bộ dân ca, dân vũ của thôn bản để nâng cao đời sống tinh thần…
Ngược lại, những người phụ nữ dân tộc Dao cũng rất thông cảm với chồng. Họ hiểu rằng người chồng tuy không tham gia vào những việc chính trong quy trình sản xuất thuốc nhưng những phần việc mà đàn ông đảm nhiệm đều là những công việc vất vả, mệt nhọc. Vậy nên, họ hài lòng với những công việc nhà được chồng tự nguyện chia sẻ. Đàn ông vẫn được phụ nữ tôn trọng, trao quyền quyết định các phần việc liên quan đến phong tục tập quán của dân tộc, chẳng hạn như cách thức, quy mô tổ chức lễ cấp sắc, lễ cưới cho con cái như thế nào…
Khi có thu nhập, thậm chí còn cao so với mặt bằng chung của nhiều dân tộc thiểu số khác, lại có sự chia sẻ hợp lý việc nhà nên hạnh phúc gia đình cũng được cải thiện. Bà Hiến nói, các gia đình trong thôn rất ít cãi vã, vợ chồng đánh nhau càng hiếm.
Một cảnh trong tiểu phẩm tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới do người Dao xã Ba Vì thực hiện tại Ngày hội Bình đẳng giới do Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức dành cho 7 xã miền núi, dân tộc của huyện Ba Vì diễn ra ngày 3/10/2023
Anh Dương Trung Thân cũng là người dân tộc Dao. Nhà anh Thân ở thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì.
Người đàn ông U60 này tâm sự, nhà anh may mắn cả hai vợ chồng đều được gia đình hai bên truyền nghề thuốc Nam. Vì thế, cả hai anh chị đều có khả năng đóng góp kinh tế gia đình ngang nhau, với mức thu nhập rất đáng mơ ước, bình quân 3 nhân khẩu nhà anh thu nhập trên dưới 100 triệu đồng/tháng.
Anh nói, trong gia đình mình, vợ chồng có quyền bình đẳng như nhau trước những quyết định liên quan đến sản xuất, kinh doanh và quyền tài sản. Quan điểm của anh rất rõ ràng, việc gì vợ nói đúng thì mình phải nghe. Ngược lại, những gì anh nói đúng thì chị cũng phải nghe. Khi có người hỏi vay tiền… nếu không có sự nhất trí của vợ, anh không thực hiện, bởi đó là tài chính chung do hai vợ chồng cùng làm ra.
Gia đình bận rộn suốt ngày nên dù là đàn ông anh Thân cũng không ngần ngại làm việc nhà. Khi vợ con bận việc, anh sẵn sàng lo cơm nước, nội trợ, cho lợn, gà ăn…
Hơn 3 chục năm chung sống, nhờ xoá bỏ tâm lý coi thường phụ nữ, biết tôn trọng, ủng hộ, giúp đỡ nhau cả việc làm ăn lẫn việc nhà nên gia đình anh Thân vẫn duy trì được lửa ấm hạnh phúc.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã quy sự phát triển của lịch sử, của xã hội về nguyên nhân gốc rễ, cơ bản của nó là vấn đề kinh tế, trong đó có vai trò của yếu tố phân công lao động trong nền sản xuất xã hội.
Trong hôn nhân gia đình, tương quan về địa vị giữa vợ và chồng xét đến cùng chịu sự chi phối của yếu tố kinh tế trước khi chịu sự chi phối của chính trị, văn hoá, tôn giáo…
Từ hai câu chuyện trên cho thấy, trong quan hệ vợ chồng, nếu một người làm ra kinh tế, một người phụ thuộc thì quyền chuyên chế của người làm ra kinh tế sẽ có cơ hội được thiết lập. Kết quả của việc này là hình thức gia đình gia trưởng, quyền lực hầu như tập trung tuyệt đối với người làm ra kinh tế nhiều hơn.
Những người phụ nữ dân tộc Dao có nghề làm thuốc gia truyền đã tránh được sự phụ thuộc đó, bởi họ có khả năng tự chủ về kinh tế, là tác nhân chính tạo ra và duy trì sinh kế của gia đình. Điều đáng ghi nhận là với bản tính hiền lành, đồng thời chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán nên họ xác định được vị trí của mình trong gia đình, hài lòng với sự chia sẻ công việc làm ăn, công việc nhà của người chồng.
Mặt khác, như bà Hiến thừa nhận, tác động của truyền thông về bình đẳng giới là rất lớn và quan trọng. Nhờ được tuyên truyền thường xuyên thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tại các cuộc họp thôn bản… mà người Dao đã có chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành vi về bình đẳng giới. Đó chính là cơ sở để xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
“Tôi có thể tự hào rằng người Dao ở xã Ba Vì đang sống rất văn minh” - bà Hiến tươi cười nói.
Bài, ảnh: Phương Liên
Bài báo về bình đằng giới (mẫu 3)
Thực hiện bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc ở Ba Vì
(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT – XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, thời gian qua, dưới sự hỗ trợ của Hội LHPN, nhiều bà con người dân tộc đã tích cực triển khai các hoạt động nhằm thực hiện bình đẳng giới, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.
Cả nhà cùng tham gia giữ nghề truyền thống
Năm 2019, Nguyễn Thị Trang, người dân tộc Mông về làm dâu mẹ chồng Lăng Thị Tuất, người dân tộc Dao.
Chị Lăng Thị Tuất là thế hệ thứ 3 trong gia đình có nghề làm thuốc Nam ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì. Giống như ngày trước được bố mẹ truyền nghề, khi nhà có thêm con dâu, chị Tuất rất hy vọng con lại cùng mình giữ nghề.
19 tuổi, sau khi tốt nghiệp THPT, Trang lên xe hoa về nhà chồng. Hiểu được tâm nguyện của mẹ chồng và cũng xuất phát từ mong muốn của bản thân, Trang miệt mài “cắp sách” học mẹ chồng từ những bài học sơ đẳng nhất về nghề thuốc.
Chị Tuất thường dẫn con ra mảnh vườn nhà rộng hơn 5.000 m2 đang trồng hàng chục loại cây thuốc, dạy con nhận biết từng loại cây và công dụng. Chẳng hạn đây là cây Puồng sĩ chữa sa dạ con, dọa sẩy thai; cây Trà ngheng có tác dụng chữa bệnh về gan, thận; cây Kèng pẹ chữa viêm mũi, viêm xoang... Thời gian đầu, Trang cũng chật vật nhớ tên cây thuốc vì chúng được gọi theo tiếng của người Dao, còn Trang lại là người Mường. Nhưng rồi học mãi cũng quen, giờ đây, Trang đã biết khá nhiều về thuốc Nam. Khi mẹ vắng nhà, Trang đã có thể giới thiệu các bài thuốc gia truyền, thành phần và công dụng của thuốc cho khách biết.
Ngoài làm thuốc, chị Tuất hiện là Chủ tịch Hội LHPN xã Ba Vì, huyện Ba Vì. Nhận thấy tiềm năng từ cây thuốc Nam có thể giúp nâng cao đời sống vật chất cho bà con dân tộc thiểu số, chị Tuất đang ấp ủ kế hoạch sẽ nghiên cứu mở rộng các kênh giao thương, ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá để giúp sản phẩm thuốc đến được nhiều hơn người tiêu dùng.
Cùng với đó, các cấp Hội LHPN huyện Ba Vì, trong quá trình triển khai Dự án 8 thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên là phụ nữ dân tộc khởi nghiệp, nâng cao mức sống và quyền năng kinh tế. Tại nhiều sự kiện lớn, Hội Phụ nữ xã, huyện... đã tạo điều kiện cho hội viên như hai mẹ con chị Tuất tham gia trưng bày giới thiệu sản phẩm thuốc.
Nâng cao vị thế người phụ nữ trong gia đình.
Theo phong tục của người Dao, con dâu thường phải dậy rất sớm để nấu cơm, đun nước ấm cho ông bà, bố mẹ chồng chồng rửa mặt. Tối đến, con dâu phải đun nước cho ông bà, bố mẹ chồng tắm.
Chị Tuất nhớ lúc mình còn là cô dâu trẻ cũng đã phải dạy từ 4,5 giờ sáng để làm việc nhà. Chị hì hụi ngồi nhóm bếp, canh bếp củi rất vất vả vì ngày đó chưa có bếp gas, bếp điện.
Sau đó, qua tuyên truyền của Hội Phụ nữ cũng như từ sự ủng hộ của gia đình gồm chồng và con trai, chị Tuấn đã chủ động bỏ bớt những quy định không còn phù hợp. Chị nói con dâu không cần phải dạy sớm, tối không cần thức muộn đun nước ấm phục vụ nhà chồng.
Từ khi con về làm dâu, gần như chị chưa bắt con làm việc gì nặng nhọc. Việc làm cỏ, thu hoạch cây thuốc trong vườn nhà do vợ chồng chị làm. Khi cây đã mang về rồi thì hai mẹ con mới cùng nhau thái, phơi thuốc. Con trai chị cũng tham gia hỗ trợ vợ việc nhà.
Vợ chồng Trang sinh con gái đầu lòng. Tâm lý của người Dao vốn coi trọng việc có con trai. Trước đây, nhà nào chưa có con trai thường cố sinh cho tới khi ra con trai mới thôi. Song, gần đây, người Dao đã suy nghĩ thông thoáng hơn. Thay vì cứ phải cố sinh con trai, nhiều gia đình người Dao “bắt rể” thành con trai của mình. Chàng rể nào đồng ý thì đổi sang họ nhà vợ và dọn đến ở nhà vợ, đóng vai trò của người con trai lo việc thờ cúng và nhiều việc lớn khác. Với nhà mình, chị Tuất chia sẻ, dù chưa có cháu trai nhưng chị cũng sẽ không ép con trai, con dâu phải sinh bằng được con trai. Sau này, vợ chồng con trai của chị nếu chỉ sinh con gái một bề chị cũng vẫn vui. “Mình không có con trai cháu trai nhưng nếu đối xử tốt thì con rể cháu rể vẫn như con trai, cháu trai của mình”. Đó chính là những biểu hiện rõ rệt của việc thực hiện bình đẳng giới theo mục tiêu của Dự án 8 đặt ra.
Rồi chị giải thích thêm: “Bây giờ đã qua thời trời sinh voi sinh cỏ. Nuôi một đứa trẻ tới khi trưởng thành rất tốn kém. Con dâu cũng cần được thảnh thơi chứ đẻ nhiều con thì vất vả lắm”.
Với quan điểm ấy, lại là Chủ tịch Hội LHPN xã, chị Tuất đang tích cực cùng các cán bộ, hội viên phụ nữ tuyên truyền tới bà con dân tộc ở xã Ba Vì thay đổi nếp nghĩ, định kiến giới, không trọng nam khinh nữ, không lựa chọn giới tính của con.
Con dâu chị Tuất có hoàn cảnh khá éo le, mồ côi cha từ nhỏ. Thông gia của chị phải vất vả nuôi con. Hai mẹ con ở trong ngôi nhà nhỏ, mãi gần đây mới có điều kiện xây mới khang trang nhưng tiền nợ vẫn còn chưa trả hết. Vì vậy, khi đón con dâu về, chị Tuất xác định con dâu chính là con của mình nên sẽ bù đắp thiệt thòi về tình cảm cho con. Chị Tuất nhắc con trai phải biết giúp vợ việc nhà. Đặc biệt, cấm con trai không được “động thủ”, không nặng lời, to tiếng với vợ. Đã có lần chị nghe con trai trong lúc tức giận xưng “tao” với vợ liền chấn chỉnh ngay. Nhà vợ có việc gì cần, các con cũng phải “sắn tay” vào làm.
Xem thêm các chương trình khác: