TOP 10 mẫu Trao đổi về con người chinh phục bầu trời (2024) SIÊU HAY

Trao đổi về con người chinh phục bầu trời lớp 5 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 5 hay hơn.

1 147 08/11/2024


Trao đổi về con người chinh phục bầu trời

Đề bài: Tổng hợp các bài văn Em đọc sách báo trang 96 (về con người chinh phục bầu trời).

Trao đổi về con người chinh phục bầu trời (mẫu 1)

TOP 10 mẫu Trao đổi về con người chinh phục bầu trời (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Ước mơ chinh phục bầu trời của con người: Máy bay đã ra đời như thế nào?

Những phương tiện bay ban đầu về cơ bản bắt chước động tác và cách bay của loài chim. Chúng có thiết kế rất thô sơ và thiếu tính thực tế, nhưng theo thời gian, chúng trở nên phức tạp hơn.

Từ xa xưa, con người đã muốn khám phá bầu trời và muốn được bay cùng loài chim trước khi những phát minh về máy bay ra đời. Ngay từ thế kỷ thứ 6 sau công nguyên, các tù nhân ở Trung Quốc đã bị buộc phải thực hiện những chuyến bay thử nghiệm bằng các con diều được thả từ một tòa tháp trên tường thành. Những phương tiện bay ban đầu về cơ bản bắt chước động tác và cách bay của loài chim. Chúng có thiết kế rất thô sơ và thiếu tính thực tế, nhưng theo thời gian, chúng trở nên phức tạp hơn.

Những thiết kế thô sơ

Những thiết kế giống máy bay đầu tiên do danh họa Leonardo Da Vinci phác thảo vào thế kỷ thứ 15, trong đó, nổi tiếng nhất là bức họa “cỗ máy vỗ cánh”. Các thiết kế của Da Vinci khắc họa một đôi cánh rất lớn gắn liền với một khung bằng gỗ. Bên trong khung gỗ có đủ chỗ cho một phi công gan dạ nằm úp mặt và dịch chuyển đôi cánh lên - xuống bằng cách lái một quay tay điều khiển hàng loạt cánh tay đòn và ròng rọc.

Đến thế kỷ thứ 17, lý thuyết về chuyến bay bằng khinh khí cầu bắt đầu phát triển khi nhà thiết kế người Italy bắt đầu thử nghiệm sự chênh lệch về áp suất. Ông cho rằng muốn bay lên phải chế tạo được những thiết bị nhẹ hơn không khí. Tuy nhiên, phải đến giữa thế kỷ thứ 18, lý thuyết này mới được áp dụng khi anh em nhà Montgolfier chế tạo thành công khinh khí cầu. Năm 1783, các nhà khoa học Jean-François Pilâtre de Rozier và Marquis d’Arlandes của Pháp đã thực hiện chuyến bay bằng khinh khí cầu có người lái đầu tiên. Nhưng nhược điểm của khinh khí cầu là không thể bay lâu trong không trung.

Không lâu sau đó, nhà phát minh người Anh George Cayley đã phát triển khái niệm về máy bay có cánh cố định. Ông đã phát hiện và xác định được 4 lực tác động lên một phương tiện bay nặng hơn không khí: trọng lượng, lực nâng, lực kéo và lực đẩy. Sử dụng những nguyên lý này, ông chế tạo thành công mô hình máy bay đầu tiên và cũng vẽ sơ đồ các yếu tố của chuyến bay thẳng đứng. Với phát minh mới, ông được coi là cha đẻ ngành hàng không.

George Cayley đã suy luận một cách chính xác rằng, việc thực hiện chuyến bay liên tục trong một khoảng cách xa đòi hỏi phải có nguồn điện gắn vào máy bay để cung cấp lực đẩy và lực nâng cho máy bay.

Thiết kế tàu lượn

Ở thời điểm đó, đã có rất nhiều nỗ lực biến ý tưởng bay thành hiện thực. Năm 1856, thuyền trưởng người Pháp đã thực hiện chuyến bay dọc bãi biển bằng tàu lượn có động cơ với trợ lực sức ngựa kéo. Tàu lượn của ông đã cất cánh và bay lên được độ cao 100m, xa 200m. Đến cuối thế kỷ 19, thiết kế tàu lượn trở nên phức tạp hơn và việc ra đời những phiên bản mới cho phép người sử dụng dễ dàng điều khiển hơn các phiên bản cũ.

Một trong những phi công có ảnh hưởng nhất thời bấy giờ là Otto Lilienthal, người Đức. Ông đã thực hiện hơn 2.500 chuyến bay bằng tàu lượn từ những ngọn đồi xung quanh vùng Rhinow của Đức. Lilienthal đã nghiên cứu các loài chim và cách bay của chúng để xác định khí động học có liên quan. Ông là một nhà phát minh tài ba, người đã thiết kế ra nhiều mô hình máy bay bao gồm cả máy bay 2 tầng cánh và máy bay một lớp cánh.

Tuy nhiên, ông đã không may qua đời trong một vụ tai nạn tàu lượn năm 1896, 5 năm sau chuyến bay đầu tiên. Tính đến thời điểm đó, ông đã bay được hành trình 250m bằng tàu lượn. Những bức ảnh về cuộc phiêu lưu của ông đã khiến các nhà khoa học và các nhà phát minh liên tục tìm tòi cách chế tạo máy bay.

Chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright

Anh em nhà Wright, gồm Orville và Wilbur Wright đã theo sát những tiến bộ của Lilienthal và thực hiện những chuyến bay bằng phương tiện “nặng hơn không khí”. Ban đầu, họ hợp tác với các kỹ sư chế tạo ô tô người Pháp, cố gắng tạo ra một chiếc máy bay vừa có trọng lượng nhẹ lại vừa có động cơ khỏe. Nhưng thiết kế của họ vẫn chưa đạt yêu cầu. Để tìm ra giải pháp, 2 anh em đã quyết định chế tạo động cơ riêng với sự giúp đỡ của một người bạn là thợ cơ khí Charles Taylor.

Chiếc máy bay đầu tiên của họ, có tên gọi Flyer là loại máy bay một lớp cánh bằng gỗ và vải có chiều dài 12,3m, diện tích cánh là 47,4 m2. Nó có một hệ thống cáp cho phép phi công kiểm soát cánh và đuôi, độ cao và chuyển động của máy bay. Vào ngày 17/12/1903, Orville Wright đã thực hiện chuyến bay dài 260m trong vòng 59 giây.

Anh em Wright tiếp tục phát triển thiết kế máy bay và 1 năm sau đã thực hiện chuyến bay vòng đầu tiên bằng máy bay chạy bằng động cơ. Năm 1905, họ cho ra đời phiên bản Flyer III. Phiên bản này có hiệu suất, khả năng cơ động và độ tin cậy cao hơn 2 phiên bản đầu.

Ngành công nghiệp mới ra đời

Năm 1908, phi công và kỹ sư người Pháp Louis Blériot đã giới thiệu một trong những đổi mới quan trọng trong thiết kế máy bay. Máy bay Blériot VIII của người Pháp là máy bay cánh đơn có “cấu hình máy kéo”. Cấu hình này khiến máy bay được kéo thay vì được đẩy trong không khí, mang lại khả năng bay vượt trội.

Đến năm 1909, Blériot đã làm nên lịch sử với chiếc Blériot XI - phiên bản mới nhất của ông khi bay vượt qua eo biển Manche và nhận về giải thưởng 1.000 bảng Anh.

Tháng 9/1913, phi công người Pháp Roland Garros, đã thực hiện chuyến bay từ miền Nam nước Pháp đến Tunisia và trở thành phi công đầu tiên băng qua Địa Trung Hải.

Sau những phát minh được coi là đặt nền móng cho ngành công nghiệp hàng không. Trải qua hàng thập kỷ phát triển, ngày nay con người đã có được những chiếc máy bay hiện đại với nhiều kiểu dáng và hình thức khác nhau. Lịch sử phát triển máy bay là một câu chuyện về những tiến bộ kỹ thuật xảy ra trong khoảng thời gian tương đối dài. Câu chuyện đó có sự góp mặt của những con người có trí tuệ và đầy lòng dũng cảm. Nhờ họ thế giới mới có ngành công nghiệp hàng công phát triển mạnh mẽ như ngày nay.

Trao đổi về con người chinh phục bầu trời (mẫu 2)

Đam mê chinh phục bầu trời

(ANTV) - Câu chuyện về huấn luyện nhảy dù - một trong những kỹ năng sinh tồn bắt buộc đối với mỗi phi công sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về giấc mơ chinh phục bầu trời chưa bao giờ là dễ dàng, mà đó là cả hành trình tập luyện, rèn luyện, huấn luyện khắt khe không ngừng nghỉ.

Từ hơn 4 giờ sáng, những học viên phi công quân sự đã có mặt đầy đủ để được kiểm tra sức khỏe thêm 1 lần nữa và chuẩn bị các trang bị cần thiết. Khi bình minh vừa lên, buổi thực hành nhảy dù chính thức bắt đầu. Có học viên tham gia đã lần 2, lần 3, nhưng cũng có học viên chỉ mới lần đầu được tham gia.

Để có được những giây phút bung dù ngoạn mục như những bông hoa trên bầu trời, là cả một hành trình ròng rã nhiều tháng liền học tập và luyện tập, thực hành tại trung tâm mô phỏng. Đặc biệt, là luôn có sự theo dõi sát sao, kiểm tra thường xuyên, uốn nắn tỉ mỉ từng động tác cho học viên của các giảng viên dù cũng như sự phối hợp nhịp nhàng rất nhiều đơn vị, bộ phận liên quan.

Khác với thực hành bay thường có giảng viên bay kèm, khi thực hành nhảy dù sẽ chỉ có một mình phi công tự xử lý mọi tình huống nếu có phát sinh. Do đó, những buổi huấn luyện không chỉ là điều kiện giúp các phi công quân sự tăng cường thể lực, rèn luyện tác phong thận trọng, tỉ mỉ mà còn giúp xây dựng bản lĩnh vững vàng, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách để có thể gắn bó suốt đời với nghề phi công quân sự, chinh phục giấc mơ làm chủ bầu trời.

Trao đổi về con người chinh phục bầu trời (mẫu 3)

TOP 10 mẫu Trao đổi về con người chinh phục bầu trời (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Hành trình chinh phục bầu trời của Đoàn bay 919

NDO - Cách đây 65 năm, đúng vào Ngày Quốc tế Lao động 1/5/1959, tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội), Trung đoàn Không quân vận tải 919, đơn vị bay vận tải quân sự-hàng không dân dụng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) được thành lập. Đây cũng là đơn vị tiền thân của Đoàn bay 919 thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) hiện nay.

Trong 65 năm phát triển, những phi công của Đoàn bay 919 luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, giữ vững truyền thống hào hùng, hiện thực hóa khát khao chinh phục bầu trời, vươn tầm thế giới; đồng thời là lực lượng dự bị tin cậy trong những tình huống quốc phòng, an ninh của Tổ quốc.

Những kỷ niệm không quên

Tại chương trình giao lưu với chủ đề: “Hành trình chinh phục bầu trời" do báo Quân đội nhân dân tổ chức ngày 23/4, ông Trần Hữu Thọ hiện đang nghỉ hưu tại Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên sĩ quan dẫn đường của một trong các tổ bay Ilyushin 14 (IL-14), là lớp phi công thế hệ thứ hai của Đoàn bay 919 đã chia sẻ nhiều kỷ niệm xúc động về những năm tháng khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trong chuyện kể về hành trình chinh phục bầu trời những ngày tháng sinh tử ấy, ông đã nhiều lần rơi nước mắt.

Năm 1968, trong một trận xuất kích, bay trên khu vực Khe Sanh (Quảng Trị)-vĩ tuyến 17 quê nhà, qua cửa kính máy bay, ông cảm thấy hết sức đau xót khi khung cảnh làng mạc phía dưới bị bom đạn kẻ thù tàn phá.

Trong tiếng động cơ nổ vang rền, lòng ông trào dâng niềm xúc động, nhớ đến bố mẹ nơi quê hương, lòng thầm nói: “Mẹ ơi, trên đầu mẹ là máy bay của chúng con, không phải máy bay địch. Giờ con đã trưởng thành, về đây chiến đấu trả thù cho bố mẹ, cho quê hương!”

Trong giai đoạn năm 1965-1967, những phi công quân sự như ông Thọ liên tục thực hiện các chuyến bay thả dù, chi viện biên giới cho Lào, có chuyến vào miền nam. Nhiều chuyến bay thả hàng cứu trợ, ông Thọ phải điều khiển máy bay với khoảng cách rất gần mặt đất và căn chỉnh làm sao để thả hàng không bị quá xa khu vực người dân sinh sống.

“Kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời phi công quân sự của tôi là dịp Tết năm 1967, lúc hoàn thành nhiệm vụ, bay trở về đơn vị đúng vào thời khắc giao thừa thì tôi và đồng đội bất ngờ được nhận quà của Bác Hồ gửi tặng, động viên, gồm có bánh mứt, bó hoa và một lá thư trong đó có bài thơ xuân của Bác”, ông Thọ cảm động rưng rưng.

Ông Phạm Huy Vận, nguyên Phó Đoàn trưởng Đoàn bay 919, lớp phi công thứ 3 của Trung đoàn Không quân vận tải 919 cũng chia sẻ những nỗi vất vả, khó khăn trong quá trình học, chiến đấu và phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Lúc ấy, nước ta đang trải qua cuộc kháng chiến trường kỳ chống đế quốc Mỹ. Lớp đào tạo phi công khóa đó phải học tại nhà dân hoặc đình chùa. Có những trận đánh, phía Mỹ nhiều lần rải bom trúng vào nhà dân, các học viên vừa học vừa phải sơ tán, tìm chỗ trú ẩn tránh bom là thường xuyên.

“Đặc biệt, những mô hình học về bay không có, khi bay chúng tôi phải nhớ lại những lời huấn luyện của phi công đi trước mà thực hành theo. Những phi công lớp trước trở thành giáo viên đào tạo lại cho phi công lớp sau. Có điều chắc chắn là thế hệ phi công lớp trước chúng tôi chưa từng qua lớp sư phạm nào, cũng không có giáo trình, chỉ truyền đạt lại bằng kinh nghiệm bay của chính bản thân, nhưng tất cả chúng tôi đều hoàn thành nhiệm vụ”, ông Vận khẳng định.

Trong quá trình bay, lớp phi công như ông Vận gặp vô vàn khó khăn thử thách mà có lẽ hiện nay thế hệ phi công cũng không thể biết hoặc nghĩ tới. Những phi công quân sự giai đoạn đó gặp phải rất nhiều tình huống bất ngờ, chưa được huấn luyện nhưng vẫn phải vượt qua. Khi đối mặt với khoảnh khắc sinh tử, phi công phải hết sức bình tĩnh, linh hoạt để xử lý.

“Ngày ấy, khoa học công nghệ chưa phát triển, dòng máy bay cường kích Il-2 của Liên Xô chế tạo rất thô sơ, không có điều hòa, nhà vệ sinh. Bay càng cao thì tác động của nhiệt độ bên ngoài càng lớn, giá lạnh và ảnh hưởng áp suất. Có lúc đang bay, vô tình chạm tay vào cửa máy bay mà tôi có cảm giác như bị điện giật vì quá lạnh. Do không có radar dẫn đường, máy bay không tránh được đám mây, cứ mặc nhiên chui vào, nhìn ra thấy ánh sáng ở đâu thì điều khiển bay ra khỏi đám mây. Thậm chí, có lần đang bay, tự dưng tôi không nghe tiếng nổ động cơ, nhìn ra ngoài thấy cánh quạt đứng yên, mới biết vì lạnh quá nên động cơ bị chết, máy bay chỉ bay theo quán tính. Trong giây lát, tôi nhớ lại cách “mồi” của động cơ khi trời lạnh không nổ được, xử lý bằng cách cầm vào cần ga mồi nhẹ để kích nổ trở lại cho động cơ”, ông Vận chia sẻ.

Với quyết tâm học tập, vượt qua mọi khó khăn, ông Vận cùng các học viên khác đã hoàn thành khoá học vào năm 1968. Là hoa tiêu dẫn đường nên khi tốt nghiệp, ông có thể bay tất cả các máy bay mà Trung đoàn 919 có. Một vài năm sau, các học viên khóa đào tạo của ông cũng được cử đi huấn luyện bay thêm ở Séc.

Màu cờ, sắc áo hàng không

Năm 1989, ngành hàng không dân dụng Việt Nam có sự chuyển đổi cơ chế quan trọng, tách khỏi quân đội, chuyển sang trực thuộc Chính phủ. Ngày 29/8/1989, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam trên cơ sở Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam.

Theo cơ chế mới, Đoàn bay 919 trực thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Đây cũng là bước ngoặt chuyển đổi quan trọng của hoạt động kinh doanh vận tải hàng không phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

“Chúng tôi cảm thấy rất tự hào trong cuộc đời vì giai đoạn đầu tiên được mặc bộ quân phục của không quân quân đội nhân dân Việt Nam. Giai đoạn 2, khi chuyển sang hàng không dân dụng, phi công quân sự lại mặc bộ sắc phục mang màu cờ sắc áo của hàng không Việt Nam. Được phục vụ cho ngành hàng không non trẻ nhưng cũng là bộ mặt của đất nước là niềm hạnh phúc vô bờ bến của chúng tôi!” ông Vận không giấu được niềm tự hào.

Theo ông Vận, trong quá trình lịch sử phát triển và hình thành, hãng hàng không Vietnam Airlines đã mạnh mẽ áp dụng chuyển đổi công nghệ mới khi tiếp cận những dòng máy bay tiên tiến, hiện đại. Đây là bước ngoặt thể hiện quyết tâm cao, quyết sách đúng để đi đúng hướng trong hoạt động kinh tế và hội nhập.

Ông Tô Ngọc Giang, Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines, Đoàn trưởng Đoàn bay 919 cho biết, trong suốt quá trình 30 năm phát triển của Vietnam Airlines, Đoàn bay 919 luôn được đánh giá là đơn vị nòng cốt, then chốt trong các hoạt của Tổng Công ty.

“Đoàn bay 919 đã nhận và đưa vào khai thác các dòng máy bay hiện đại nhất của Vietnam Airlines trong từng thời kỳ như A320, B777, A330, đến nay là B787 và A350. Đoàn bay cũng đảm nhận những chuyến bay chở khách, chuyên cơ, bảo đảm chỉ số đúng giờ cao cũng góp phần lớn vào nâng cao chất lượng dịch vụ” ,ông Giang nói.

Phi công Đoàn bay 919 cũng tham gia các nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc phòng, dân sinh như thực hiện các chuyến bay giải cứu lao động Lybia, bay thẳng vào vùng dịch Covid-19 để sơ tán công dân Việt Nam về nước,… Hiện tại, các phi công Đoàn bay 919 vẫn giữ được chất lính, phẩm chất Anh bộ đội cụ Hồ, giữ vững “màu cờ, sắc áo” hàng không.

Thiếu tướng Bùi Tố Việt, Phó Chính ủy Quân chủng Phòng không-Không quân cho biết, Trung đoàn không quân năm xưa, nay là Đoàn bay 919 đã trở thành nòng cốt của ngành hàng không dân dụng Việt Nam, xây dựng nên Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, rất có uy tín, vị thế trong bản đồ hàng không thế giới.

Theo Thiếu tướng Bùi Tố Việt, Đoàn bay 919 là bộ phận không thể tách rời, không thể thiếu trong hội nhập, đối ngoại quốc tế, là cầu nối quảng bá văn hóa, đất nước con người Việt Nam ra thế giới, đóng góp hiệu quả, to lớn trong sự phát triển kinh tế đất nước.

“Về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, Đoàn bay 919 là lực lượng dự bị hùng hậu, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, lực lượng dự bị được Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao phó nhiều nhiệm vụ quan trọng”, Phó Chính ủy Quân chủng Phòng không-Không quân nhấn mạnh.

Đối với ngành hàng không dân dụng Việt Nam, Đoàn bay 919 là nơi cung cấp nhiều thế hệ phi công Việt Nam cho hàng không nước nhà. Họ là những sứ giả đưa Việt Nam kết nối với bạn bè thế giới cũng như góp phần thúc đẩy giao thương, văn hoá, chính trị qua những chuyến bay.

Đơn vị cũng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng-an ninh khi có tình huống, cũng như đồng hành cùng cả nước trước thiên tai, dịch họa với những chuyến bay đặc biệt. Đoàn bay 919 xứng đáng là niềm tự hào của Vietnam Airlines và ngành hàng không dân dụng Việt Nam.

Tại chương trình, nhiều phi công trẻ của Vietnam Airlines bày tỏ sự khâm phục, ngưỡng mộ và biết rõ hơn về sự mất mát, hy sinh to lớn của thế hệ trước để có được Đoàn bay hiện nay và cam kết phấn đấu với tinh thần quyết tâm cao, chăm chỉ rèn luyện, vượt qua khó khăn, thách thức để trở thành phi công có bản lĩnh vững vàng, vươn lên làm chủ khoa học kỹ thuật, phát huy hơn nữa truyền thống lịch sử hào hùng của Đoàn bay 919.

Trao đổi về con người chinh phục bầu trời (mẫu 4)

Ước mơ chinh phục bầu trời

'Từ niềm khát khao chinh phục bầu trời, bây giờ tôi tự hào là một học viên phi công quân sự của Việt Nam học tập, rèn luyện tại Krasnodar, Liên bang Nga', Thượng sĩ Trình Văn An, học viên học đào tạo máy bay tiêm kích Su-27, Trường Không quân Krasnodar, Liên bang Nga, cho biết.

Sau nhiều lần liên lạc không thành công do lệch múi giờ, cuối cùng chúng tôi đã có cuộc trò chuyện trực tiếp với Thượng sĩ Trình Văn An. Mở đầu câu chuyện, anh tâm sự ngay từ đầu những năm học THPT anh đã tìm hiểu và mong muốn được trở thành phi công quân sự. Khi học lớp 12, biết được thông tin Quân chủng Phòng không-Không quân tổ chức khám tuyển đào tạo sĩ quan lái máy bay quân sự tại tỉnh Bắc Kạn, An đã nộp hồ sơ đăng ký và may mắn vượt qua vòng sơ tuyển. Cánh cửa thực hiện ước mơ chinh phục bầu trời bắt đầu mở ra đối với Trình Văn An.

Tích cực ôn luyện và đạt kết quả tốt tại kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, năm 2020, An chính thức trở thành học viên của Trường Sĩ quan Không quân. Sau một năm rèn luyện, thành tích học tập đạt loại Giỏi và sức khỏe nổi bật, anh được cử đi đào tạo tại Nga. Tháng 12-2021, Thượng sĩ Trình Văn An cùng các học viên của Trường Sĩ quan Không quân lên đường sang học tại Trường Không quân Krasnodar. Trong đó, An được lựa chọn học đào tạo lái máy bay tiêm kích Su-27.

Những ngày đầu đặt chân đến Krasnodar, cũng như các bạn, An có bao bỡ ngỡ, khó khăn như bất đồng về ngôn ngữ, thay đổi khí hậu, khác biệt về văn hóa, và cả nỗi nhớ quê hương, gia đình. An cho biết, học viên từ các quốc gia đều học trên giảng đường bằng tiếng Nga. “Đây là lần đầu tiên tôi và các bạn được tiếp xúc với tiếng Nga. Ngay từ học kỳ đầu, các thầy giảng bài rất nhanh, nhiều nội dung chuyên ngành phức tạp nên ngoài 8 giờ học trên lớp, chúng tôi còn dành thêm 3-4 giờ để tự học thêm ngôn ngữ. Có lần sĩ quan quản lý đơn vị biết được đã yêu cầu học viên không được học quá 12 giờ đêm”-Thượng sĩ Trình Văn An chia sẻ.

Nghề phi công, nhất là phi công quân sự, đòi hỏi yêu cầu rất cao về sức khỏe, bản lĩnh và có khả năng tiếp cận, làm chủ máy bay chiến đấu với hệ thống máy móc phức tạp. Vì vậy, tại nước Nga, An cùng các bạn phải vượt qua nhiều bài kiểm tra gắt gao về thể lực định kỳ 6 tháng/lần. “Quên sao được cảm giác chóng mặt, nôn nao trong bài kiểm tra tiền đình khi ngồi ghế xoay trong thời gian 180 giây, tốc độ 30 vòng/phút, bước xuống phải đi trên đường thẳng. Hay bài kiểm tra ở buồng khí áp. Tại khoang máy kín mít có hệ thống hút chân không, áp suất được điều chỉnh giảm xuống, khí oxy được rút bớt ra để môi trường trong khoang máy tương đương với từng độ cao của máy bay. Trong môi trường áp suất thấp, thiếu ôxy, các chuyên gia sẽ kiểm tra chức năng khí áp tai, khí áp xoang, độ nhạy của thính giác, thị giác, khả năng hô hấp của phổi...”-An cho hay.

Hiện tại, An đang trong quá trình học lý thuyết chuyên ngành và đào tạo nghiêm ngặt về nguyên lý bay, động cơ máy bay, hệ thống thiết bị hàng không quân sự… Trên lớp, các giảng viên luôn đưa ra câu hỏi và tình huống, yêu cầu học viên đưa ra phương án xử lý ngay lập tức.

Những nỗ lực của bản thân và sự tín nhiệm của đồng đội, ngay từ năm đầu tiên sang Nga, An đã được bầu làm trưởng khóa nhiệm kỳ 2021-2027 và bí thư chi đoàn của đoàn du học sinh Việt Nam tại Trường Không quân Krasnodar nhiệm kỳ 2023-2024. Với thành tích học tập xuất sắc, năm 2021, An được chọn tham gia vào đội tuyển toán trong cuộc thi Olympic Trường Không quân Krasnodar và đoạt giải Ba cấp trường, tiếp tục tham gia cuộc thi Olympic toàn quân nước Nga.

Trò chuyện với Trình Văn An, chúng tôi được biết, ngoài giờ học, chàng học viên trẻ còn tích cực tham gia các hoạt động thể dục, thể thao và chia sẻ văn hóa của Việt Nam với các bạn du học sinh nước khác. Đặc biệt, vào mỗi chủ nhật cuối cùng của tháng, An cùng các bạn học viên Việt Nam ra thành phố Krasnodar giúp đỡ những gia đình Việt kiều dọn dẹp nhà, trồng cây và cùng nhau nấu bữa tối mang hương vị Việt ở nơi đất khách.

Khi hỏi về những dự định trong tương lai, An tâm sự: “Trước mắt, tôi cố gắng học tập, rèn luyện, trang bị thêm kiến thức, kỹ năng để thực hiện ước mơ chinh phục bầu trời, trở thành người chiến sĩ không quân nhân dân Việt Nam tham gia bảo vệ bầu trời Tổ quốc”.

1 147 08/11/2024