TOP 10 mẫu Trao đổi: Em là chủ nhân tương lai (2024) SIÊU HAY

Trao đổi: Em là chủ nhân tương lai lớp 5 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 5 hay hơn.

1 45 27/12/2024


Trao đổi: Em là chủ nhân tương lai

Đề bài: Trao đổi: Em là chủ nhân tương lai.

Trao đổi: Em là chủ nhân tương lai (mẫu 1)

TOP 10 mẫu Trao đổi: Em là chủ nhân tương lai (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Phát biểu cảm nghĩ của em về việc làm của cậu bé trong câu chuyện “Cậu bé và con heo đất”

Sau khi đọc câu chuyện “Cậu bé và con heo đất”, em cảm thấy rất ngưỡng mộ và tự hào về cậu bé Hải. Dù chỉ mới học lớp 5 nhưng Hải đã thể hiện được lòng nhân ái, lòng trung thực và tình yêu thương con người. Việc Hải quyết định dùng toàn bộ số tiền tiết kiệm để giúp đỡ những người khó khăn trong vùng lũ lụt đã khiến em cảm động và học hỏi được rất nhiều. Em hiểu rằng, dù chúng ta có nhỏ bé đến đâu, chúng ta vẫn có thể làm những việc tốt, ý nghĩa để giúp đỡ người khác.

Trao đổi: Em là chủ nhân tương lai (mẫu 2)

a) Tên câu chuyện: Cậu bé và con heo đất

Các nhân vật: Hải, bố mẹ Hải, cô bán heo đất

b) Việc cậu bé đã làm: Sử dụng số tiền đó để quyên góp ủng hộ trẻ em vùng bị lũ lụt

Ý nghĩa của việc làm: Việc làm của Hải góp phần giảm bớt khó khăn cho các em nhỏ khu vực bị lũ lụt.

Trao đổi: Em là chủ nhân tương lai (mẫu 3)

TOP 10 mẫu Trao đổi: Em là chủ nhân tương lai (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Mỗi ngày, em cố gắng làm những việc nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn. Em luôn giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, giúp bố rửa xe và chăm sóc em gái nhỏ. Em cũng thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong lớp học và tham gia các hoạt động tình nguyện trong trường. Dù những việc này có vẻ nhỏ nhưng em biết chúng mang lại niềm vui và hạnh phúc cho những người xung quanh em. Em tin rằng, chỉ cần chúng ta luôn cố gắng và không ngần ngại giúp đỡ người khác, thì mỗi việc làm nhỏ của chúng ta đều sẽ mang lại ý nghĩa lớn.

Trao đổi: Em là chủ nhân tương lai (mẫu 4)

a) Việc làm: Quét dọn đường làng ngõ xóm

Người làm việc tốt: Em và các bạn trong xóm

b) Ý nghĩa của việc làm đó: Việc làm đó của chúng em để hưởng ứng phong trào đường làng ngõ xóm xanh sạch đẹp và góp công sức của mình vào việc bảo vệ thiên nhiên cảnh quan khu vực xóm em.

Trao đổi: Em là chủ nhân tương lai (mẫu 5)

TOP 10 mẫu Trao đổi: Em là chủ nhân tương lai (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

TRẺ EM NHƯ BÚP TRÊN CÀNH – CHỦ NHÂN TƯƠNG LAI CỦA ĐẤT NƯỚC

Trẻ em được nhận định là chủ nhân tương lai của đất nước. Do đó, việc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em có vai trò vô cùng quan trọng. Nhận thức được điều đó và xuất phát từ tình yêu thương trẻ em, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Nhân tháng hành động vì trẻ em năm 2021, xin giới thiệu với bạn đọc bài viết “Trẻ em như búp trên cành – chủ nhân tương lai của đất nước”.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu không chỉ lo lắng, đấu tranh cho dân tộc, cho đời sống đồng bào trong cảnh nước mất, nhà tan, mà Người còn quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, đây luôn luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Bác. Sự quan tâm đặc biệt đó còn bắt nguồn từ tầm nhìn xa, trông rộng “Vì lợi ích trăm năm”, từ chiến lược con người, Bác đã dày công vun trồng thế hệ mầm non của đất nước. Bác đã làm một tấm gương mẫu mực trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, hết lòng chăm sóc và dạy dỗ lớp “mầm non” của Tổ quốc. Bác nói: “Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt. Anh chị em giáo viên mẫu giáo cần luôn luôn gương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo…”; “Đối với trẻ em phải dạy thế nào cho các cháu biết đoàn kết ham học, ham làm nhưng phải làm sao cho các cháu giữ được tính chất trẻ con. Phải làm sao cho các cháu có kỷ luật nhưng vẫn vui vẻ, hoạt bát chứ không phải khúm núm, đặt đâu ngồi đấy”.

Bác ví các cháu như “Búp trên cành”, đang tuổi ăn tuổi ngủ nên Bác căn dặn: “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Búp trên cành mơn mởn, tươi non, đẹp đẽ, lá cành sum suê trong tương lai nhưng dễ bị gãy, dễ bị tổn thương nên phải nâng niu, chăm sóc. Người luôn đề cao vai trò giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non, nền tảng của những công trình tương lai. Bác chỉ rõ “mục đích giáo dục bây giờ là phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc”, do vậy, phải giáo dục các cháu trở thành “những công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà”, “những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta”. Bác yêu cầu giáo dục trẻ em toàn diện “không những có tri thức phổ thông, mà phải có đạo đức cách mạng”. Về phương pháp giáo dục, Người nói dạy trẻ em học “phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ người lớn”. “Trong lúc học, cũng cần làm cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học. Ở trong nhà, trong trường, trong xã hội chúng đều vui, đều học”…

Cho đến ngày sắp đi xa, trong Di chúc thiêng liêng, Người vẫn hai lần nhắc đến thế hệ “Mầm non” – những chủ nhân tương lai của đất nước. Bác muốn để lại “muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên và nhi đồng” và Bác gửi gắm: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên và nhi đồng…”.

Tư tưởng, đạo đức và phong cách của Hồ Chủ tịch về trẻ em đến nay tiếp tục được phát huy “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, sự quan tâm, tình cảm yêu thương của Người đối với trẻ em, những mầm xanh tương lai của đất nước và những lời căn dặn của Người sẽ mãi là những bài học, những định hướng, kim chỉ nam cho mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em.

80 năm qua, lời thơ, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” vẫn vẹn nguyên giá trị, nhất là trong giai đoạn cách mạng 4.0 hiện nay, chúng ta càng phải coi trọng, thực hiện tâm niệm của Người là làm tốt hơn nữa nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dạy và giáo dục các cháu, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tạo điều kiện tốt nhất mà nhà trường và gia đình có được để giúp các cháu học tập, tu dưỡng và rèn luyện thật tốt, trở thành con ngoan, trò giỏi, xứng đáng là “Cháu ngoan Bác Hồ”; giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển thể lực, trí tuệ và nhân cách con người mới. Vì đây chính là nguồn nhân lực chất lượng cao “vừa hồng vừa chuyên” trong hiện tại và cả tương lai thế hệ trẻ sẽ đáp ứng nguồn nhân lực phát triển đất nước trong thời đại mới, góp phần công sức, trí tuệ và bản lĩnh trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng non sông, Tổ quốc Việt Nam.

Trao đổi: Em là chủ nhân tương lai (mẫu 6)

Các em phải nhận thức được mình là chủ nhân tương lai của đất nước

TTO - Trong khuôn khổ Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ IX năm 2020, chiều 24-10 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ đã gặp mặt đoàn đại biểu thiếu nhi.

Ghi nhận thành tích của thiếu nhi có được là nhờ sự cố gắng, nỗ lực, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cũng lưu ý các em phải nhận thức được rằng "các em là chủ nhân tương lai của đất nước" để tiếp tục phấn đấu đạt thành tích cao hơn.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhắc lại bên cạnh "Năm điều Bác Hồ dạy", thiếu nhi phải chú trọng đến 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi mà đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đang hướng đến.

Trong đó chú trọng các phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm và ba năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

"Quan trọng nhất là sáng tạo, là giáo dục STEM, bản chất là tích hợp các môn học (ví dụ toán, vật lý, sinh học) để giải quyết vấn đề trong cuộc sống", Thứ trưởng nhấn mạnh.

Lấy ví dụ về việc tự chủ và tự học, thứ trưởng khẳng định việc "không ai có thể học hộ mình được, phải tự học", "ai không tự học là rất khó khăn"…

Thứ trưởng cho rằng "bổn phận của trẻ em là phải học" và phải học tốt. Giáo dục đang thay đổi, nhà trường đang thay đổi, thầy cô giáo đang thay đổi thì chính các học sinh cũng phải thay đổi. Ngày nay, các em được nói, được phản biện, giáo viên đóng vai trò là những người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động dạy học cho học sinh.

Đồng thời, thứ trưởng đề nghị trách nhiệm của các cơ quan, các đơn vị, tổ chức là tạo điều kiện cho trẻ em học tập thật tốt.

"Xây dựng một nền giáo dục mở, mở là xóa bỏ rào cản về tiếp cận giáo dục với tất cả các vùng miền, làm thế nào xóa bỏ rào cản nhiều nhất, rút ngắn khoảng cách giữa các khu vực", thứ trưởng đề nghị.

Đề xuất ý kiến với thứ trưởng, các đại biểu đại diện thiếu nhi 63 tỉnh thành trên cả nước mong muốn nâng chất hoạt động của chương trình giáo dục trải nghiệm STEM giúp học sinh nâng cao kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, phản biện, nâng cao khả năng sáng tạo. Giúp đỡ các tài năng nghệ thuật ở vùng khó khăn; bổ sung chương trình định hướng nghề từ khi vào lớp 10, thậm chí từ cấp 2; nghiên cứu hỗ trợ học sinh cân bằng việc học trên lớp và phát triển kỹ năng xã hội…

Trao đổi: Em là chủ nhân tương lai (mẫu 7)

TOP 10 mẫu Trao đổi: Em là chủ nhân tương lai (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Những dũng sĩ nhỏ làm việc tốt

Trong đợt thi đua cao điểm phong trào Nghìn việc tốt do Hội đồng Ðội Trung ương phát động, tỉnh Bình Ðịnh có nhiều học sinh được tặng bằng khen và tuyên dương danh hiệu Dũng sĩ nghìn việc tốt cấp Trung ương. Báo Bình Ðịnh giới thiệu 4 đội viên được tặng danh hiệu Dũng sĩ nghìn việc tốt cấp Trung ương.

Nuôi heo đất giúp bạn đến trường

Ở Trường Tiểu học 1 Hoài Mỹ (TX Hoài Nhơn), khi nói về Liên đội phó, lớp trưởng Phan Vũ Gia Hân (lớp 4A1), các bạn nhỏ đều có chung nhận xét đó là cô học trò chăm chỉ, học giỏi, gương mẫu và rất năng nổ trong mọi phong trào; luôn lễ phép, kính trọng thầy cô, hòa đồng với bạn bè. Đặc biệt, Hân còn nuôi heo đất ở nhà để có nguồn quỹ giúp đỡ các bạn đồng trang lứa có hoàn cảnh khó khăn.

Hân chia sẻ: “Để có tiền nuôi heo đất giúp bạn, em thường tiết kiệm từ một phần tiền ăn sáng, quà vặt mà ba mẹ cho hằng ngày hoặc bán phế liệu, vỏ chai nhựa. Sau khoảng 4 - 5 tháng, em sẽ đập heo, dùng số tiền này để mua sách, vở, dụng cụ học tập, quần áo tặng lại cho các bạn khác khó khăn hơn”.

Ngoài học tập tốt, năng nổ tham gia các phong trào Đội, Hân còn đạt được nhiều giải thưởng tại các cuộc thi, như: Giải nhất cuộc thi Viết chữ đẹp cấp thị xã; giải ba cuộc thi Viết chữ đẹp “Nét đẹp từ trái tim” do Tỉnh đoàn tổ chức…

Quyết tâm vượt khó

Mới học lớp 6 (Trường THCS Nhơn Mỹ, TX An Nhơn), nhưng Trương Thanh Bình có nét già dặn trước tuổi. Bình là anh cả trong gia đình có 3 anh em. Vì gia cảnh khó khăn, ba em đi làm công việc xây dựng tại Đắk Lắk, còn mẹ làm nón tại địa phương. Sau giờ học trên lớp, Bình thường phụ giúp mẹ làm việc nhà và trông nom, chăm sóc hai em nhỏ.

Buổi tối, khi việc nhà xong, Bình lại tranh thủ giảng bài cho em trai đang học lớp 3, hướng dẫn em làm các bài tập khó. Nhờ anh kèm cặp, em trai của Bình từ một học sinh “sợ” đi học, giờ đã là học sinh khá của lớp.

Không chỉ học tốt, Bình còn tích cực tham gia các phong trào do Liên đội nhà trường phát động; quyên góp, ủng hộ phong trào Giúp bạn vượt khó, Đền ơn đáp nghĩa, Lì xì heo đất giúp bạn học tốt, tặng khẩu trang cho người khó khăn…

Nói về ước mơ sau này, Bình bộc bạch: “Em thấy còn nhiều trẻ em, người nghèo cần được hỗ trợ về y tế, nhưng cuộc sống khó khăn nên chịu thiệt thòi. Em sẽ cố gắng học, sau này là bác sĩ giỏi để về vùng khó khăn giúp đỡ người bệnh nghèo”.

Nói lời hay, làm việc tốt

Với mong muốn tiếp thêm niềm tin cho các bệnh nhân ung thư vượt qua bệnh tật, em Nguyễn Dương Pha Lê (lớp 4G, Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ, TP Quy Nhơn) đã đăng ký hiến tóc tặng bệnh nhân ung thư.

Lê cho biết, sau khi tình cờ biết được thông tin có thể hiến tặng tóc cho bệnh nhân ung thư, nhận thấy đây là hành động đẹp, Lê tìm hiểu việc tặng tóc thông qua tổ chức Mạng lưới ung thư vú Việt Nam (Thư viện tóc). Được sự đồng ý của ba mẹ, em đã mạnh dạn cắt đi mái tóc để hiến tặng cho tổ chức.

Khi được hỏi có thấy tiếc khi cắt đi mái tóc gắn bó nhiều năm, Lê chia sẻ: “Tóc của em cắt ngắn rồi vẫn có thể mọc dài lại được, nhưng tóc của những người mắc ung thư thì không thể dài ra được nữa. Em tự nguyện làm việc này với mong muốn các bệnh nhân ung thư có mái tóc mới để tự tin, luôn lạc quan, điều trị bệnh tốt hơn”.

Giúp bạn cùng tiến bộ

Em Đào Huỳnh Minh Châu (lớp 8A4, Trường THCS Đập Đá, TX An Nhơn) rất năng nổ trong học tập và hoạt động Đội. Giờ ra chơi, Châu hay tranh thủ hướng dẫn bài vở cho một số bạn còn chưa hiểu bài.

Châu chia sẻ: “Để giúp đỡ bạn, em lên thời gian biểu học tập mỗi ngày. Sau mỗi buổi học hoặc giờ ra chơi, em cùng bạn ôn tập lại kiến thức đã học, áp dụng làm bài tập từ dễ đến khó để bạn không nản lòng. Em cũng khuyến khích các bạn tham gia vào các hoạt động tập thể của trường, lớp nhằm tiếp thêm động lực cho các bạn hứng thú hơn khi đến trường”.

Không chỉ học giỏi, Châu còn tham gia nhiều việc có ích khác như thực hiện phong trào kế hoạch nhỏ; cùng hỗ trợ bạn bị khuyết tật đến lớp và học tập; nhặt rác trong lớp, khuôn viên trường bỏ vào nơi quy định…

Theo thầy Trần Hữu Thắng, giáo viên chủ nhiệm lớp 8A4, Châu là học sinh giàu lòng nhân ái, biết đồng cảm, giúp đỡ những bạn yếu thế, là tấm gương sáng cho các bạn khác noi theo.

Trao đổi: Em là chủ nhân tương lai (mẫu 8)

Em Nguyễn Thị Kim Thanh – Tấm gương sáng về gương người tốt việc tốt

Ghi nhớ lời dạy của Bác “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”, trong thời gian qua, nhiều thiếu niên, nhi đồng Trên địa bàn thành phố Hồng Ngự luôn nỗ lực học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tích cực tham gia các phong trào hoạt động Đội, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Một trong những gương điển hình tiêu biểu đó là Em Nguyễn Thị Kim Thanh, học sinh lớp 5A, trường Tiểu học An Lạc, phường An Lạc.

Em Nguyễn Thị Kim Thanh, là con út trong gia đình, chị gái và anh trai của Kim Thanh đi làm công nhân ở tỉnh Bình Dương, gia đình không đất sản xuất, ba mẹ sống nghề làm thuê, cuộc sống gia đình cũng tạm ổn. Tuy tuổi còn nhỏ nhưng Kim Thanh đã nhận thức được hoàn cảnh của mình, em đã sớm có ý thức tự lập, ở lớp em rất chăm chú lắng nghe cô giáo giảng bài, từ lớp 01 cho đến lớp 5 Kim Thanh là một học sinh có thành tích học tập xuất sắc. Không những chăm ngoan, học giỏi mà còn sống rất chan hòa với các bạn trong lớp, tích cực giúp đỡ các bạn trong học tập.

Em Nguyễn Thị Kim Thanh – học sinh lớp 5A – Trường TH An Lạc cho biết cảm nghĩ của mình: “Con cảm thấy rất vui khi được khen thưởng có thành tích xuất sắc trong phong trào “Nghìn việc tốt”, con sẽ cố gắng học tập để không phụ lòng cha, mẹ, thầy, cô đã quan tâm, đối với các bạn học yếu kém con sẽ thường xuyên kèm bạn học cho tốt hơn, con hứa con sẽ cố gắng học thật giỏi có việc làm phụ giúp cho cha, mẹ, để cha mẹ bớt cực khổ hơn”.

Cô học trò Nguyễn Thị Kim Thanh có dáng người nhỏ nhắn, nước da hơi ngâm đen, có mái tóc dài, đôi mắt đen láy toát lên vẻ nhanh nhẹn, nhạy bén, luôn tươi cười rạng rỡ, luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến các bạn trong lớp nhưng cũng rất cương trực và thẳng thắn. Ở lớp là học sinh xuất sắc, còn khi ở nhà Kim Thanh là người con chăm ngoan, hiếu thảo, lễ phép với ông bà, cha mẹ, em biết tự chăm sóc cho bản thân, biết sắp xếp thời gian học tập ở nhà, đặc biệt em còn biết nấu cơm, giặt đồ, quét dọn nhà cửa phụ giúp ba mẹ những lúc ba mẹ đi làm.

Cô Nguyễn Thị Thanh Loan – Giáo viên chủ nhiệm lớp 5A – Trường TH An lạc cho biết: “Em Kim Thanh có thành tích học tập rất tốt, từ lớp 1 đến lớp 5 đều hoàn thành xuất sắc các môn học, về phẩm chất đạo đức Kim Thanh lễ phép hiền lành, chăm ngoan, luôn nghe lời thầy cô, cha mẹ, hòa đồng với các bạn, thường xuyên giúp đở những bạn khó khăn trong học tập, giúp các bạn cùng phát triển tốt hơn trong học tập”.

Bên cạnh đó, Kim Thanh rất tích cực tham gia các hoạt động của Liên đội trường như các hoạt động kỹ năng, hoạt động trải nghiệm sáng tạo mà Liên đội trường tổ chức, tham gia ngày hội giao lưu học sinh tiểu học đạt giải khuyến kichsvorw sạch chữ đẹp,… Với những thành tích trong học tập và trong phong trào “Nghìn việc tốt”. Nguyễn Thị Kim Thanh đã được Hội đồng Đội thành phố Hồng Ngự tặng giấy khen về thành tích xuất sắc trong phong trào “Nghìn việc tốt” năm 2023 trong dịp kỷ niệm 60 năm phong trào “Nghìn việc tốt”, là niềm tự hào của tập thể lớp 5A, của gia đình là một tấm gương sáng để các em học sinh Trường Tiểu học An Lạc học tập và noi theo.

Thầy Thái Văn Tiền - Giáo viên Tổng phụ trách đội – Trường Tiểu học An Lạc cho biết: “Phong trào Nghìn việc tốt là phong trào có ý nghĩa tích cực cho thiếu nhi trên địa bàn thành phố Hồng Ngự trong thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, tham gia phong trào này thiếu nhi, học sinh được học tập và rèn luyện toàn diện trên mọi mặt. Đồng thời, tự hình thành trong các em ý thức tự giác làm việc tốt, rèn luyện đạo đức ngay khi còn nhỏ. Trong năm học 2022 – 2023 qua sự phấn đấu tích cực của Liên đội trường Tiểu học An Lạc vinh dự được Hội đồng đội tỉnh Đồng Tháp khen tặng Liên đội có thành tích xuất sắc trong triển khai chương trình triển khai thiếu nhi Việt Nam học tập tốt, rèn luyện chăm năm học 2022-2023”.

Hi vọng thời gian tới, Kim Thanh tiếp tục duy trì kết quả học tập của từng năm học, tích cực tham gia các hoạt động của Liên đội trường và giành nhiều giải thưởng cao ở các kỳ thi, luôn là tấm gương sáng để các bạn học tập và noi theo, xứng đáng trở thành “Con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ”.

1 45 27/12/2024