Toán lớp 3 trang 116, 117 Bài 42: Ôn tập biểu thức số - Kết nối tri thức

Lời giải bài tập Toán lớp 3 Bài 42: Ôn tập biểu thức số trang 116, 117 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán lớp 3.

1 2,599 31/01/2024
Tải về


Giải Toán lớp 3 Bài 42: Ôn tập biểu thức số

Toán lớp 3 trang 116 Luyện tập

Toán lớp 3 Tập 1 trang 116 Bài 1: Tính giá trị của biểu thức:

a) 731 – 680 + 19 b) 63 × 2 : 7

c) 14 × 6 – 29 d) 348 + 84 : 6

Lời giải:

Áp dụng kiến thức:

Nếu trong biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có phép tính nhân, chia, ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện phép tính nhân, chia trước rồi đến phép tính cộng, trừ sau.

a) 731 – 680 + 19 = 51 + 19

= 70

b) 63 × 2 : 7 = 126 : 7

= 18

c) 14 × 6 – 29 = 84 – 29

= 55

d) 348 + 84 : 6 = 348 + 14

= 362

Toán lớp 3 Tập 1 trang 116 Bài 2: Mỗi bao gạo cân nặng 30 kg, mỗi bao ngô cân nặng 45 kg. Hỏi 3 bao gạo và 1 bao ngô cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Lời giải:

Em giải bài toán theo hai bước tính:

+ Bước 1: Tính cân nặng của 3 bao gạo.

+ Bước 2: Tính cân nặng của 3 bao gạo và 1 bao ngô.

Bài giải

3 bao gạo nặng số ki-lô-gam là:

30 × 3 = 90 (kg)

3 bao gạo và 1 bao ngô nặng số ki-lô-gam là:

90 + 45 = 135 (kg)

Đáp số: 135 kg.

Toán lớp 3 Tập 1 trang 116 Bài 3: Những biểu thức nào dưới đây có giá trị lớn hơn 80?

Toán lớp 3 trang 116, 117 Bài 42: Ôn tập biểu thức số - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Áp dụng kiến thức: Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước, rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.

Em thực hiện tính giá trị của từng biểu thức sau đó so sánh với 80.

Biểu thức A:

30 × 2 + 20 = 60 + 20

= 80

Biểu thức B:

50 + 100 : 2 = 50 + 50

= 100

Biểu thức C:

60 : 3 + 70 = 20 + 70

= 90

Biểu thức D:

30 + 40 × 2 = 30 + 80

= 110

Biểu thức E:

20 × 5 – 30 = 100 – 30

= 70

Ta có 80 = 80, 100 > 80, 90 > 80, 110 > 80, 70 < 80.

Vậy những biểu thức B, C, D có giá trị lớn hơn 80.

Toán lớp 3 Tập 1 trang 116 Bài 4: Đố em!

Chọn dấu phép tính “+; –” thích hợp thay cho dấu “?”.

Toán lớp 3 trang 116, 117 Bài 42: Ôn tập biểu thức số - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Áp dụng kiến thức: “Nếu trong biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có phép tính nhân, chia, ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải” để tính nhẩm điền các dấu “+; –” sao cho kết quả của phép tính bằng 5.

Ta có:

5 + 5 + 5 = 10 + 5

= 15

5 + 5 – 5 = 10 – 5

= 5

5 – 5 + 5 = 0 + 5

= 5

Em điền được như sau:

Toán lớp 3 trang 116, 117 Bài 42: Ôn tập biểu thức số - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Toán lớp 3 trang 117 Luyện tập

Toán lớp 3 Tập 1 trang 117 Bài 1: Tính giá trị của biểu thức.

a) 182 – (96 – 54) b) 7 × (48 : 6)

Lời giải:

Áp dụng kiến thức: Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc em thực hiện phép tính trong ngoặc trước.

a) 182 – (96 – 54) = 182 – 42

= 140

b)7 × (48 : 6) = 7 × 8

= 56

Toán lớp 3 Tập 1 trang 117 Bài 2: Chọn số là giá trị của mỗi biểu thức dưới đây.

Toán lớp 3 trang 116, 117 Bài 42: Ôn tập biểu thức số - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Áp dụng kiến thức:

+ Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc em thực hiện phép tính trong ngoặc trước.

+ Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước, rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.

Em thực hiện tính giá trị các biểu thức có ở mỗi chú cá voi và nối với quả bóng phù hợp.

*) Tính giá trị biểu thức:

Biểu thức A:

4 × (54 – 44) = 4 × 10

= 40

Biểu thức B:

(33 + 67) : 2 = 100 : 2

= 50

Biểu thức C:

(25 + 45) × 3= 70 × 3

= 210

Biểu thức D:

52 + 24 × 2 = 52 + 48

= 100

*) Em nối như sau:

Toán lớp 3 trang 116, 117 Bài 42: Ôn tập biểu thức số - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Toán lớp 3 Tập 1 trang 117 Bài 3: Tính giá trị của biểu thức.

a) 27 + 34 + 66 b) 7 × 5 × 2

Lời giải:

Để tính giá trị của biểu thức ta nhóm hai số hạng, hai thừa số có tổng, tích là các số tròn chục, tròn trăm sau đó thực hiện tính trong ngoặc trước.

a) 27 + 34 + 66 = 27 + (34 + 66)

= 27 + 100

= 127

b) 7 × 5 × 2 = 7 × (5 × 2)

= 7 × 10

= 70

Toán lớp 3 Tập 1 trang 117 Bài 4: Người ta đóng 288 bánh xe ô tô vào các hộp, mỗi hộp 4 bánh xe. Sau đó đóng các hộp vào các thùng, mỗi thùng 8 hộp. Hỏi người ta đóng được bao nhiêu thùng bánh xe ô tô như vậy?

Lời giải:

Em giải bài toán theo hai bước tính:

- Bước 1: Tính số hộp đựng bánh xe.

- Bước 2: Tính số thùng bánh xe.

Bài giải

288 bánh xe ô tô đóng vào số hộp là:

288 : 4 = 72 (hộp)

Người ta đóng được số thùng bánh xe ô tô như vậy là:

72 : 8 = 9 (thùng)

Đáp số: 9 thùng bánh xe.

Toán lớp 3 Tập 1 trang 117 Bài 5: Đố em!

Chọn dấu phép tính “+; –; ×; :” thích hợp thay cho dấu “?” để được biểu thức có giá trị bé nhất.

Toán lớp 3 trang 116, 117 Bài 42: Ôn tập biểu thức số - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Áp dụng kiến thức “Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc em thực hiện phép tính trong ngoặc trước” và thay các dấu phép tính “+; –; ×; :” để tính giá trị của từng biểu thức. Sau đó, so sánh để tìm ra biểu thức có giá trị bé nhất.

6 × (6 + 6) = 6 × 12 = 72

6 × (6 – 6) = 6 × 0 = 0

6 × (6 × 6) = 6 × 36 = 216

6 × (6 : 6) = 6 × 1 = 6

Ta có 0 < 6 < 72 < 216

Vậy biểu thức có giá trị bé nhất là 6 × (6 – 6).

Em điền được như sau:

Toán lớp 3 trang 116, 117 Bài 42: Ôn tập biểu thức số - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 43: Ôn tập hình học và đo lường

Bài 44: Ôn tập chung trang 120, 121

Bài 1: Ôn tập các số đến 1 000

Bài 2: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1 000

Bài 3: Tìm thành phần trong phép cộng, phép trừ

1 2,599 31/01/2024
Tải về