Toán lớp 3 trang 104, 105, 106, 107, 108 Bài 38: Biểu thức số. Tính giá trị của biểu thức số - Kết nối tri thức
Lời giải bài tập Toán lớp 3 Bài 38: Biểu thức số. Tính giá trị của biểu thức số trang 104, 105, 106, 107, 108 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán lớp 3.
Giải Toán lớp 3 Bài 38: Biểu thức số. Tính giá trị của biểu thức số
Toán lớp 3 trang 104, 105 Hoạt động
Toán lớp 3 Tập 1 trang 104 Bài 1: Tính giá trị của biểu thức (theo mẫu).
Lời giải:
Ta thực hiện theo mẫu theo thứ tự từ trái sang phải.
a) 27 – 7 + 30 = 20 + 30
= 50
Giá trị của biểu thức 27 – 7 + 30 là 50.
b) 60 + 50 – 20 = 110 – 20
= 90
Giá trị của biểu thức 60 + 50 – 20 là 90.
c) 9 × 4 = 36
Giá trị của biểu thức 9 × 4 là 36.
Toán lớp 3 Tập 1 trang 105 Bài 2: Chọn số là giá trị của mỗi biểu thức.
Lời giải:
+) Em thực hiện tính giá trị các biểu thức:
• Tính biểu thức A:
32 + 8 – 18 = 40 – 18
= 22
Giá trị của biểu thức A là 22.
• Tính biểu thức B:
6 × 8 = 48
Giá trị của biểu thức B là 48.
• Tính biểu thức C:
80 – 40 + 10 = 40 + 10
= 50
Giá trị của biểu thức C là 50.
• Tính biểu thức D:
45 : 9 + 10 = 5 + 10
= 15
Giá trị của biểu thức D là 15.
+) Em nối như sau:
Toán lớp 3 trang 106 Hoạt động
Toán lớp 3 Tập 1 trang 106 Bài 1: Tính giá trị của biểu thức (theo mẫu).
Lời giải:
+) Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước, rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.
+) Nếu trong biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có phép tính nhân, chia, ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
a) 30 : 5 × 2 = 6 × 2
= 12
b) 24 + 5 × 6 = 24 + 30
= 54
c) 30 – 18 : 3 = 30 – 6
= 24
Toán lớp 3 Tập 1 trang 106 Bài 2: Chọn số là giá trị của mỗi biểu thức.
Lời giải:
+) Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước, rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.
+) Nếu trong biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có phép tính nhân, chia, ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
*) Tính giá trị các biểu thức có trên mỗi tấm biển:
• Trên tấm biển A:
40 + 20 – 15 = 60 – 15
= 45
• Trên tấm biển B:
56 – 2 × 5 = 56 – 10
= 46
• Trên tấm biển C:
40 + 32 : 4 = 40 + 8
= 48
• Trên tấm biển D:
67 – 15 – 5 = 52 – 5
= 47
Em nối được như sau:
Toán lớp 3 trang 107, 108 Hoạt động
Toán lớp 3 Tập 1 trang 107 Bài 1: Tính giá trị của biểu thức (theo mẫu):
Lời giải:
Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính ở trong ngoặc trước.
a) 45 : (5 + 4) = 45 : 9
= 5
b) 8 × (11 – 6) = 8 × 5
= 40
c) 42 – (42 – 5) = 42 – 37
= 5
Toán lớp 3 Tập 1 trang 108 Bài 2: Chọn số là giá trị của mỗi biểu thức.
Lời giải:
Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính ở trong ngoặc trước.
*) Em thực hiện tính giá trị của biểu thức:
(15 + 5) : 5 = 20 : 5
= 4
32 – (25 + 4) = 32 – 29
= 3
16 + (40 – 16) = 16 + 24
= 40
40 : (11 – 3) = 40 : 8
= 5
*) Em nối như sau:
Toán lớp 3 trang 108 Luyện tập
Lời giải:
Áp dụng kiến thức: Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính ở trong ngoặc trước.
Ta thực hiện tính giá trị của biểu thức và so sánh.
• Biểu thức A:
5 × (6 – 2) = 5 × 4
= 20
Giá trị của biểu thức A là 20.
• Biểu thức B:
5 × 6 – 2 = 30 – 2
= 28
Giá trị của biểu thức B là 28.
• Biểu thức C:
(16 + 24) : 4 = 40 : 4
= 10
Giá trị của biểu thức C là 10.
• Biểu thức D:
16 + 24 : 4 = 16 + 6
= 22
Giá trị của biểu thức D là 22.
Vì 10 < 20 < 22 < 28 nên biểu thức B có giá trị lớn nhất, biểu thức C có giá trị bé nhất.
Em giải bài toán bằng hai bước tính:
- Bước 1: Tính số hộp bút màu Mai còn lại.
- Bước 2: Tính số chiếc bút màu Mai còn lại.
Bài giải
Mai còn lại số hộp bút màu là:
4 – 2 = 2 (hộp)
Mai còn lại số chiếc bút màu là:
10 × 2 = 20 (chiếc bút)
Đáp số: 20 chiếc bút màu.
Toán lớp 3 Tập 1 trang 108 Bài 3:
a) Cả ba thùng có bao nhiêu lít nước mắm?
b) Tính giá trị của biểu thức.
123 + 80 + 20 207 + 64 + 36
Lời giải:
a) Cả ba thùng có tất cả số lít nước mắm là:
64 + 55 + 45 = 164 (lít)
Cả ba thùng có tất cả 164 lít nước mắm.
b) Em thực hiện tính giá trị các biểu thức: Nhóm hai số có tổng là các các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, sau đó thực hiện phép tính trong ngoặc trước.
123 + 80 + 20 = 123 + (80 + 20)
= 123 + 100
= 223
207 + 64 + 36 = 207 + (64 + 36)
= 207 + 100
= 307
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 39: So sánh số lớn gấp mấy lần số bé
Bài 40: Luyện tập chung trang 111, 112
Bài 41: Ôn tập phép nhân, phép chia trong phạm vi 100, 1 000
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 (Global Success) – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh lớp 3 (Global Success) – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 - Wonderful World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh lớp 3 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 3 Global success
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải VBT Tiếng Việt lớp 3 – Kết nối tri thức
- Tập làm văn lớp 3 - Kết nối tri thức
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Đạo đức lớp 3 – KNTT
- Giải sgk Tự nhiên và xã hội lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải VBT Hoạt động trải nghiệm lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Âm nhạc lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Âm nhạc lớp 3 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tin học lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 – Kết nối tri thức