- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Bằng lái xe (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Hàng hóa (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Nộp thuế (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Giáo dục (16)
- Vốn (16)
Tổng hợp mức phạt không bằng lái xe mới nhất 2025
1. Tổng hợp mức phạt không bằng lái xe mới nhất 2025
1.1. Mức phạt khi không có bằng lái xe năm 2025
Không có bằng lái xe có nghĩa là người đó không sở hữu giấy phép lái xe hợp pháp, như Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa...
Hiện nay, pháp luật quy định mức phạt khi không có bằng lái xe thấp nhất là 1.000.000 đồng và mức cao nhất là 12.000.000 đồng tùy thuộc vào loại phương tiện mà người điều khiển xe sử dụng, cụ thể như sau:
- Đối với người điều khiển xe máy căn cứ theo điểm a khoản 5, điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung tại Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt lỗi không có bằng lái xe đối với xe máy được quy định:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
…
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
b) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
c) Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).
…
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển;
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
c) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
d) Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).”
- Đối với người điều khiển xe ô tô căn cứ theo quy định tại Điểm b khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung tại Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt lỗi không có bằng lái xe đối với ô tô như sau:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
…
9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên;
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.”
1.2. Mức phạt khi không mang bằng lái xe năm 2025
Có nhiều người còn nhầm lẫn giữa hai mức phạt trong trường hợp không mang bằng lái xe và không có bằng lái xe. Không mang bằng lái xe có nghĩa là người lái xe có giấy phép lái xe nhưng không mang theo giấy phép lái xe khi đang điều khiển phương tiện giao thông. Mức phạt khi không mang bằng lái xe thấp hơn mức phạt không có bằng lái xe với mức phạt từ 100.000 đồng đến 400.000 đồng, cụ thể như sau:
- Đối với người điều khiển xe máy căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung tại Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt lỗi không mang bằng lái xe máy được quy định:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
…
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;
c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều này.”
- Đối với người điều khiển xe ô tô căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung tại Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt lỗi không mang bằng lái xe ô tô có quy định:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
…
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều này;
b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).”
2. Cách chứng minh việc quên mang bằng lái xe
Nếu quên mang bằng lái xe, người tham gia giao thông chỉ cần xuất trình bổ sung khi đến giải quyết vi phạm trong đúng thời hạn.
Theo khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
…
3. Đối với trường hợp tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện không xuất trình được một, một số hoặc tất cả các giấy tờ (Giấy phép lái xe, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) theo quy định, xử lý như sau:
a) Người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện về hành vi không có giấy tờ (tương ứng với những loại giấy tờ không xuất trình được), đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện về những hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 30 Nghị định này và tạm giữ phương tiện theo quy định;
b) Trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, nếu người vi phạm xuất trình được các giấy tờ theo quy định thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ đối với người điều khiển phương tiện (không xử phạt đối với chủ phương tiện);
c) Quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm mới xuất trình được hoặc không xuất trình được giấy tờ theo quy định thì phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với các hành vi vi phạm đã ghi trong biên bản vi phạm hành chính.”
Như vậy, trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm, nếu người vi phạm xuất trình được bằng lái thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi "không mang theo" giấy phép lái xe. Nếu quá thời hạn hẹn, người vi phạm mới xuất trình được hoặc không xuất trình được thì phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với hành vi "không có" giấy phép lái xe.
Do đó, nếu quên mang bằng lái xe, người tham gia giao thông chỉ cần xuất trình bổ sung khi đến giải quyết vi phạm trong đúng thời hạn.
3. Các loại giấy tờ cần mang khi tham gia giao thông
Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông cần mang theo bốn loại giấy tờ quan trọng căn cứ vào khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 được quy định như sau:
“Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới”
Do đó, giấy phép lái xe là một trong bốn loại giấy tờ bắt buộc mà người điều khiển xe máy phải mang theo khi tham gia giao thông. Nếu không có hoặc không mang theo giấy phép lái xe, chủ phương tiện sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.
4. Các loại giấy phép lái xe năm 2025
Căn cứ Khoản 1 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định các hạng của Giấy phép lái xe như sau:
- Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến 11 kW;
- Hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh trên 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện trên 11 kW và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
- Hạng B1 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
- Hạng B cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg; các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg;
- Hạng C1 cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 3.500 kg đến 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B;
- Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B và hạng C1;
- Hạng D1 cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C;
- Hạng D2 cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1;
- Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô chở người giường nằm; các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1, D2;
- Hạng BE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;
- Hạng C1E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;
- Hạng CE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc;
- Hạng D1E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;
- Hạng D2E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;
- Hạng DE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô chở khách nối toa.
5. Các câu hỏi thường gặp
5.1. Lỗi không bằng lái xe máy có bị giam xe không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (đã được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), cảnh sát giao thông (CSGT) và người thi hành công vụ có quyền được tạm giữ phương tiện trước khi đưa ra quyết định xử phạt để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm.
5.2. Bị giữ bằng lái xe có được lái xe không?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (đã được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), trong khoảng thời gian bị tạm giữ bằng lái xe thì vẫn được phép lái xe. Chỉ trong trường hợp nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục lái xe thì mới bị xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
5.3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi không có bằng lái xe máy hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (đã được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP):
“Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình”.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi không có bằng lái xe máy nhưng trong phạm vi địa phương mình quản lý.