Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi? Trẻ bị bỏ rơi theo họ của ai mới nhất 2025?
Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi? Trẻ bị bỏ rơi theo họ của ai mới nhất 2025?

1. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi

1.1. Thành phần hồ sơ

(Số lượng hồ sơ: 01 bộ).

Thành phần hồ sơ

Ghi chú

1. Tờ khai đăng ký khai sinh (theo mẫu)

Bản chính

2. Biên bản về việc phát hiện trẻ em bị bỏ rơi

Bản chính

3. Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Xuất trình

4. Giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú trong trường hợp cơ quan đăng ký hộ tịch không thể khai thác được thông tin về nơi cư trú của công dân

Xuất trình

1.2. Trình tự, thủ tục

  • Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ tại UBND cấp xã có thẩm quyền.
  • Bước 2: Sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
  • Bước 3: Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.

2. Trẻ bị bỏ rơi theo họ của ai?

Theo Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc xác định họ, chữ đệm, tên của trẻ bị bỏ rơi như sau:

  • Nếu đã được nhận nuôi thì họ của trẻ có thể theo họ của cha nuôi hoặc mẹ nuôi tùy vào sự thỏa thuận của hai người. Nếu chỉ có cha hoặc chỉ có mẹ nuôi thì sẽ lấy theo họ của người đó.
  • Nếu chưa được nhận nuôi thì họ của trẻ được xác định dựa vào yêu cầu của người đang tạm thời nuôi dưỡng, chăm sóc.

3. Thẩm quyền làm Giấy khai sinh cho trẻ

Người có trách nhiệm (cha, mẹ; ông hoặc bà hoặc người thân thích khác; cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ) sẽ làm Giấy khai sinh cho con tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ (Điều 13 Luật Hộ tịch 2014).

Theo Điều 11 Luật Cư trú 2020, nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Luật Cư trú 2020.

Trường hợp làm Giấy khai sinh cho trẻ có yếu tố nước ngoài thì được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ (khoản 2 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014).

Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Trẻ có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, người không quốc tịch.
  • Trẻ có cha và mẹ là người nước ngoài, người không quốc tịch nhưng trẻ được sinh ra tại Việt Nam.

Trường hợp làm Giấy khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam thì được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tiếp giáp với đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam nơi mẹ hoặc cha là công dân nước láng giềng thường trú (điểm d khoản 1 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014, khoản 1 Điều 17 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).

Trường hợp, trẻ là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì làm Giấy khai sinh tại Cơ quan đại diện (khoản 3 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014, Điều 2 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP).

Thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi
Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi? Trẻ bị bỏ rơi theo họ của ai mới nhất 2025?

4. Lệ phí khi làm giấy khai sinh cho con

Theo khoản 1 Điều 11 Luật Hộ tịch 2014, miễn lệ phí đăng ký hộ tịch trong những trường hợp sau:

  • Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;
  • Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.

Cá nhân yêu cầu đăng ký sự kiện hộ tịch khác ngoài các trường hợp trên phải nộp lệ phí.

Như vậy, khi làm giấy khai sinh (đăng ký khai sinh) cho con đúng hạn thì sẽ không tốn tiền, còn trường hợp đăng ký khai sinh khác như đăng ký khai sinh không đúng hạn, đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân,… thì phải nộp lệ phí theo quy định của từng Hội đồng nhân dân mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ví dụ:

  • Tại TPHCM: Lệ phí đăng ký khai sinh (trường hợp đăng ký khai sinh không đúng hạn) tại UBND cấp xã là 5.000 đồng/trường hợp, tại UBND cấp huyện là 50.000 đồng/trường hợp. (Theo Nghị quyết 124/2016/NQ-HĐND)
  • Tại Hà Nội: Lệ phí đăng ký khai sinh (trường hợp đăng ký khai sinh không đúng hạn) tại UBND cấp xã là 5.000 đồng/trường hợp, tại UBND cấp huyện là 50.000 đồng/trường hợp. (Theo Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND)

5. Các câu hỏi thường gặp

5.1. Làm giấy khai sinh cho con trễ thì có bị phạt không?

Theo Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định các mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh bao gồm:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
    • Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh;
    • Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh;
    • Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

Như vậy, việc cha, mẹ hoặc người có trách nhiệm đăng ký khai sinh trễ cho con sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính, tuy nhiên nếu đăng ký khai sinh không đúng hạn thì sẽ phải nộp lệ phí đăng ký khai sinh.

Lập Giấy khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, họ, chữ đệm, tên được xác định như thế nào?
Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi? Trẻ bị bỏ rơi theo họ của ai mới nhất 2025?

5.2. Cha mẹ bỏ rơi con cái bị phạt như thế nào?

Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em xử lý vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật;

b) Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hoặc bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em”.

Như vậy, cha mẹ cố ý bỏ rơi con có thể bị xử phạt hành chính với số tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

5.3. Đăng ký khai sinh online ở đâu?

Để đăng ký khai sinh trực tuyến, người dân hiện nay có thể lựa chọn một trong ba cách sau:

Lưu ý: Hiện nay, thủ tục đăng ký khai sinh trực tuyến mới được tích hợp ở mức độ 3. Điều này có nghĩa là người dân vẫn phải đến cơ quan có thẩm quyền để thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả trực tiếp.