Chương I: Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao - Bộ Tư pháp ban hành Quy định chung
Số hiệu: | 02/2016/TTLT-BNG-BTP | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Ngoại giao | Người ký: | Nguyễn Khánh Ngọc, Vũ Hồng Nam |
Ngày ban hành: | 30/06/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2016 |
Ngày công báo: | 03/08/2016 | Số công báo: | Từ số 813 đến số 814 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP hướng dẫn đăng ký và quản lý hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài tại Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
1. Quy định chung về đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện
- Thẩm quyền đăng ký hộ tịch được Thông tư liên tịch số 02/2016 quy định như sau:
+ Cơ quan đại diện đăng ký các việc hộ tịch, đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử; cấp bản sao trích lục hộ tịch; cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam ở nước ngoài.
+ Đối với những nước có đến 2 cơ quan đai diện đăng ký tại cơ quan đại diện nơi cư trú. Nếu nước không có Cơ quan đại diện thì thực hiện tại Cơ quan đại diện tại nước kiêm nhiệm hoặc Cơ quan đại diện thuận tiện nhất.
- Thông tư liên tịch 02/TTLT-BNG-BTP quy định việc nộp, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đăng ký hộ tịch thực hiện theo Nghị định 123/2015/NĐ-CP, Thông tư 15/2015/TT-BTP và các hướng dẫn sau:
+ Hồ sơ đăng ký hộ tịch có thể được nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện, trừ các trường hợp phải có mặt trực tiếp khi làm thủ tục;
+ Khi đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện, người yêu cầu phải xuất trình bản chính một trong các giấy tờ tùy thân theo quy định; Trường hợp gửi hồ sơ qua bưu điện thì nộp bản sao có chứng thực.
+ Giấy tờ do nước sở tại cấp để đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện không phải hợp pháp hóa lãnh sự; Còn do nước thứ ba cấp thì phải được hợp pháp hóa theo quy định;
Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ đăng ký hộ tịch phải được dịch sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
2. Thủ tục đăng ký hộ tịch
Thông tư liên tịch 02/2016 hướng dẫn cụ thể từng thủ tục đăng ký hộ tịch. Theo đó:
- Về đăng ký khai sinh: Cơ quan đại diện nơi cha hoặc mẹ cư trú hoặc nơi trẻ em sinh ra đăng ký khai sinh cho trẻ sinh ra tại nước ngoài, chưa khai sinh ở nước ngoài và thuộc một trong các trường hợp sau: Có cha mẹ là công dân Việt Nam; Có mẹ là công dân Việt Nam, chưa xác định được cha hoặc cha không có quốc tịch; Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người kia là công dân nước ngoài và có văn bản thỏa thuận khai sinh cho con theo quốc tịch Việt Nam.
Hồ sơ đăng ký khai sinh gồm: Tờ khai đăng ký khai sinh; Giấy chứng sinh hoặc tương đương; văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Việt Nam; giấy chứng nhận quan hệ hôn nhân (nếu có).
- Về đăng ký kết hôn: Cơ quan đại diện nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ là công dân Việt Nam.
Hồ sơ đăng ký kết hôn gồm: Tờ khai đăng ký kết hôn; Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân; bản sao Trích lục ghi chú ly hôn (nếu đã ly hôn hoặc hủy kết hôn); Giấy xác nhận không mắc bệnh tâm thần hoặc tương đương (đối với một số trường hợp theo quy định).
Các thủ tục khác xem tại Thông tư liên tịch số 02/BNG-BTP, như: Đăng ký giám hộ; đăng ký việc nhận cha, mẹ, con; thay đổi hộ tịch, xác định lại dân tộc; khai tử; đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử; ghi vào sổ hộ tịch; cấp bản sao trích lục hộ tịch; Cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP có hiệu lực ngày 15/8/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư liên tịch này hướng dẫn chi tiết Điều 3, Điều 53 của Luật hộ tịch về đăng ký hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài; đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử; cấp bản sao trích lục hộ tịch; cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài; quản lý nhà nước về hộ tịch tại Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) theo quy định của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi Tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch (sau đây gọi là Nghị định số 123/2015/NĐ-CP).
1. Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch, đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử theo quy định của pháp luật; cấp bản sao trích lục hộ tịch từ Sổ hộ tịch; cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài.
2. Đối với những nước mà Việt Nam có từ hai Cơ quan đại diện trở lên thì thẩm quyền đăng ký hộ tịch thuộc Cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự mà người yêu cầu cư trú. Đối với những nước chưa có Cơ quan đại diện thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại Cơ quan đại diện tại nước kiêm nhiệm hoặc Cơ quan đại diện thuận tiện nhất.
Trong Thông tư liên tịch này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài là người đang có quốc tịch Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài.
2. Công dân Việt Nam thường trú ở nước ngoài là người đang có quốc tịch Việt Nam, được nước sở tại cho hưởng quy chế thường trú.
3. Công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài là người đang có quốc tịch Việt Nam công tác, học tập, lao động ở nước ngoài và được nước sở tại cấp giấy tờ cho phép cư trú có thời hạn.
4. Cán bộ lãnh sự là viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự được giao thực hiện công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện.
Việc nộp, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, các Điều 2, 3, 4, 5 của Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi Tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch (sau đây gọi là Thông tư số 15/2015/TT-BTP) và hướng dẫn sau đây:
1. Hồ sơ đăng ký hộ tịch có thể được nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, trừ các trường hợp pháp luật yêu cầu cá nhân phải có mặt trực tiếp khi làm thủ tục đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp muốn nhận kết quả qua đường bưu điện, người nộp hồ sơ phải chuẩn bị sẵn bì thư ghi địa chỉ, tem hoặc cước phí gửi bảo đảm trở lại.
2. Khi có yêu cầu giải quyết thủ tục đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện, người yêu cầu phải xuất trình bản chính một trong các giấy tờ sau đây: hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh nhân thân; giấy tờ chứng minh đang cư trú tại nước sở tại. Cơ quan đại diện kiểm tra, chụp và xác nhận bản chụp đã đối chiếu đúng với bản chính để lưu hồ sơ.
Trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp bản sao các giấy tờ nêu trên đã được chứng thực hợp lệ.
3. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp sử dụng để đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện không phải hợp pháp hóa lãnh sự. Trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của giấy tờ, Cơ quan đại diện yêu cầu giấy tờ phải được chứng nhận lãnh sự của cơ quan có thẩm quyền.
Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước thứ ba cấp sử dụng để đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện phải được hợp pháp hóa theo quy định.
Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ đăng ký hộ tịch phải được dịch sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh theo quy định.
Khi giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch, Cơ quan đại diện sử dụng các biểu mẫu, Sổ hộ tịch tương ứng do Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Thông tư số 15/2015/TT-BTP.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
This Joint Circular elaborates Article 3 and Article 53 of the Law on civil status with regard to the civil registration for Vietnamese citizens residing abroad; re-registration of births, marriages and deaths; issuance of copies of civil status extracts; issuance of marital status certificates to Vietnamese citizens residing abroad; state management of civil status by overseas Vietnamese diplomatic missions and consular offices (hereinafter referred to as representative missions) as referred to in the Law on civil status and the Government’s Decree No. 123/2015/ND-CP dated November 15, 2015 providing for detailed regulations on a number of articles and measures for implementing the Law on civil status (hereinafter referred to as Decree No. 123/2015/ND-CP).
Article 2. Power to receive civil registrations
1. Representative missions shall receive registrations of vital events as referred to in Article 3 of the Law on civil status, re-registrations of births, marriages and deaths in accordance with the law regulations; issue copies of civil status extracts from civil status registers; issue marital status certificates to Vietnamese citizens residing abroad.
2. In countries where two or more representative missions of Vietnam are situated, the representative mission in consular region where the applicant resides shall have the power to receive civil registrations. In countries where representative missions are not available, the civil registration shall be carried out at non-resident or convenient representative missions.
Article 3. Interpretation of terms
In this Joint Circular, these terms are construed as follows:
1. A Vietnamese citizen residing abroad refers to a person who holds Vietnamese nationality and permanently or temporarily resides in a foreign country.
2. A Vietnamese citizen permanently residing abroad refers to a person who holds Vietnamese nationality and is granted with permanent resident card by the host country.
3. A Vietnamese citizen temporarily residing abroad refers to a person who holds Vietnamese nationality, works or studies in a foreign country and is granted with fixed-term temporary residence permit by the host country.
4. Consular officer is a diplomat or consul who is assigned to take charge of civil status job at a representative mission.
Article 4. Submission and receipt of civil registration dossiers, and giving of civil registration results
The submission and receipt of civil registration dossiers and giving of results thereof by representative missions shall be governed by regulations in Article 3 of the Government’s Decree No. 123/2015/ND-CP, Articles 2, 3, 4, 5 of the Circular No. 15/2015/TT-BTP dated November 16, 2015 by Ministry of Justice detailing the implementation of a number of articles of the Law on civil status and the Government’s Decree No. 123/2015/ND-CP dated November 15, 2015 providing for detailed regulations on a number of articles and measures for implementing the Law on civil status (hereinafter referred to as Circular No. 15/2015/TT-BTP) and the following guidelines:
1. Civil registration dossiers may be submitted by hand or by post, except for cases where the applicant must be present when carry out procedures for registration of marriage, re-registration of marriage or registration of parent or child recognition as regulated by laws.
If the applicant wants to receive civil registration results by post, he/she must provide a stamped addressed envelope or an addressed envelope with registered post fees in the civil registration dossiers.
2. When requesting a representative mission to handle procedures for civil registration, the applicant must present the original of any of the following documents: passport or passport substitute, ID card, Citizen Identity Card or other unexpired documents with photo and personal information issued by competent authorities (hereinafter referred to as identity papers) to prove his/her identity, and document(s) proving his/her residence in the host country. The representative mission shall check, make a photocopy and certify that photocopy after having compared it with the original thereof for retention.
If the civil registration dossiers are submitted by post, certified copies of the said documents shall be submitted.
3. Documents issued by competent authorities of a host country to use for carrying out civil registration procedures with representative missions do not require consular legalization. If the authenticity of a document is doubted, that document must obtain consular legalization by a competent authority.
Documents issued by competent authorities of a third country to serve the civil registration carried out at representative missions must obtain consular legalization in accordance with regulations.
Documents in foreign languages included in civil registration dossiers must be translated into Vietnamese or English as regulated.
Article 5. Use of civil status forms and records
When handling civil registration requests, representative missions shall use corresponding civil status forms and records announced by Ministry of Justice in Circular No. 15/2015/TT-BTP.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực