Chương III: Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao - Bộ Tư pháp ban hành Quản lý sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch, báo cáo, thống kê hộ tịch
Số hiệu: | 02/2016/TTLT-BNG-BTP | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Ngoại giao | Người ký: | Nguyễn Khánh Ngọc, Vũ Hồng Nam |
Ngày ban hành: | 30/06/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2016 |
Ngày công báo: | 03/08/2016 | Số công báo: | Từ số 813 đến số 814 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP hướng dẫn đăng ký và quản lý hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài tại Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
1. Quy định chung về đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện
- Thẩm quyền đăng ký hộ tịch được Thông tư liên tịch số 02/2016 quy định như sau:
+ Cơ quan đại diện đăng ký các việc hộ tịch, đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử; cấp bản sao trích lục hộ tịch; cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam ở nước ngoài.
+ Đối với những nước có đến 2 cơ quan đai diện đăng ký tại cơ quan đại diện nơi cư trú. Nếu nước không có Cơ quan đại diện thì thực hiện tại Cơ quan đại diện tại nước kiêm nhiệm hoặc Cơ quan đại diện thuận tiện nhất.
- Thông tư liên tịch 02/TTLT-BNG-BTP quy định việc nộp, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đăng ký hộ tịch thực hiện theo Nghị định 123/2015/NĐ-CP, Thông tư 15/2015/TT-BTP và các hướng dẫn sau:
+ Hồ sơ đăng ký hộ tịch có thể được nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện, trừ các trường hợp phải có mặt trực tiếp khi làm thủ tục;
+ Khi đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện, người yêu cầu phải xuất trình bản chính một trong các giấy tờ tùy thân theo quy định; Trường hợp gửi hồ sơ qua bưu điện thì nộp bản sao có chứng thực.
+ Giấy tờ do nước sở tại cấp để đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện không phải hợp pháp hóa lãnh sự; Còn do nước thứ ba cấp thì phải được hợp pháp hóa theo quy định;
Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ đăng ký hộ tịch phải được dịch sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
2. Thủ tục đăng ký hộ tịch
Thông tư liên tịch 02/2016 hướng dẫn cụ thể từng thủ tục đăng ký hộ tịch. Theo đó:
- Về đăng ký khai sinh: Cơ quan đại diện nơi cha hoặc mẹ cư trú hoặc nơi trẻ em sinh ra đăng ký khai sinh cho trẻ sinh ra tại nước ngoài, chưa khai sinh ở nước ngoài và thuộc một trong các trường hợp sau: Có cha mẹ là công dân Việt Nam; Có mẹ là công dân Việt Nam, chưa xác định được cha hoặc cha không có quốc tịch; Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người kia là công dân nước ngoài và có văn bản thỏa thuận khai sinh cho con theo quốc tịch Việt Nam.
Hồ sơ đăng ký khai sinh gồm: Tờ khai đăng ký khai sinh; Giấy chứng sinh hoặc tương đương; văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Việt Nam; giấy chứng nhận quan hệ hôn nhân (nếu có).
- Về đăng ký kết hôn: Cơ quan đại diện nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ là công dân Việt Nam.
Hồ sơ đăng ký kết hôn gồm: Tờ khai đăng ký kết hôn; Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân; bản sao Trích lục ghi chú ly hôn (nếu đã ly hôn hoặc hủy kết hôn); Giấy xác nhận không mắc bệnh tâm thần hoặc tương đương (đối với một số trường hợp theo quy định).
Các thủ tục khác xem tại Thông tư liên tịch số 02/BNG-BTP, như: Đăng ký giám hộ; đăng ký việc nhận cha, mẹ, con; thay đổi hộ tịch, xác định lại dân tộc; khai tử; đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử; ghi vào sổ hộ tịch; cấp bản sao trích lục hộ tịch; Cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP có hiệu lực ngày 15/8/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Cách ghi Sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch; việc quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch được thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, Thông tư số 15/2015/TT-BTP và hướng dẫn sau đây:
- Sổ hộ tịch được khóa vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Trường hợp Sổ hộ tịch vẫn còn nhiều trang, sau khi khóa sổ, Cơ quan đại diện tiếp tục sử dụng Sổ hộ tịch cho năm tiếp theo. Số thứ tự cho năm tiếp theo được đánh lại từ đầu.
- Sau khi khóa Sổ hộ tịch, Cơ quan đại diện có trách nhiệm gửi một bản sao có chứng thực về Bộ Ngoại giao.
Hồ sơ đăng ký hộ tịch phải được đánh số tương ứng với số đăng ký trong Sổ hộ tịch, sắp xếp theo thứ tự và lưu trữ, bảo quản tại Cơ quan đại diện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
1. Cơ quan đại diện có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình đăng ký hộ tịch, thống kê số liệu hộ tịch cho Bộ Ngoại giao để tổng hợp gửi Bộ Tư pháp.
2. Chậm nhất ngày 01 tháng 3 hàng năm, Cơ quan đại diện có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình đăng ký hộ tịch, thống kê số liệu hộ tịch của năm trước gửi Bộ Ngoại giao để tổng hợp gửi Bộ Tư pháp.
Bộ Ngoại giao có trách nhiệm gửi báo cáo tổng hợp và thống kê số liệu hộ tịch tại các Cơ quan đại diện cho Bộ Tư pháp trước ngày 15 tháng 3.
3. Ban hành kèm theo Thông tư này theo biểu mẫu thống kê của Cơ quan đại diện và biểu mẫu thống kê tổng hợp của Bộ Ngoại giao gửi Bộ Tư pháp.
Chapter III
MANAGEMENT OF CIVIL STATUS REGISTERS, CIVIL STATUS PAPERS, VITAL STATISTICS AND REPORTS
Article 20. Management and use of civil status registers and civil status papers
Guidelines for recording information in civil status registers and civil status papers; the management and use of civil status registers are regulated in Section 2 Chapter II of Decree No. 123/2015/ND-CP, Circular No. 15/2015/TT-BTP and the following regulations:
- Civil status registers shall be closed in December 31st annually. In case a closed civil status register has many unused pages, the representative mission may use that register to record vital events registered in the following year. Ordinal numbers of vital events registered in the following year shall be restarted.
- After closing a civil status register, the representative mission must send a certified copy of closed civil status register to Ministry of Foreign Affairs.
Article 21. Retention of civil registration dossiers
Civil registration dossiers must be numbered in corresponding with registration numbers in civil status registers, arranged in order and kept at representative missions in accordance with regulations of laws on archives.
Article 22. Vital statistics and reports
1. Representative missions must send reports on civil registration status and vital statistics to Ministry of Foreign Affairs for aggregating and sending to Ministry of Justice.
2. Before March 01st of every year, representative missions must send reports on civil registration status and vital statistics of previous year to Ministry of Foreign Affairs for aggregating and sending to Ministry of Justice.
Ministry of Foreign Affairs shall send aggregated report on civil registration and vital statistics at representative missions to Ministry of Justice before March 15th.
3. This Circular is enclosed with the form of vital statistics prepared by representative missions and the form of aggregated vital statistics prepared and sent by Ministry of Foreign Affairs to Ministry of Justice.