Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em
Số hiệu: | 130/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Vũ Đức Đam |
Ngày ban hành: | 30/12/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2022 |
Ngày công báo: | 15/01/2022 | Số công báo: | Từ số 57 đến số 58 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội, Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thêm quy định xử phạt VPHC liên quan đến hành vi xâm hại trẻ em
Ngày 30/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em.
Theo đó, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để thực hiện hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác; (Nội dung mới)
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có); Buộc chấm dứt việc nhận chăm sóc thay thế, chuyển hình thức chăm sóc thay thế trẻ em phù hợp.
- Lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Nghị định 130/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2022 và thay thế Nghị định 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này.
2. Thanh tra Y tế có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điều 12, 17, 21, 25, 29 và Điều 33 của Nghị định này.
3. Thanh tra Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 13, điểm b khoản 1 Điều 18 và các Điều 26, 28, 33, 34 của Nghị định này.
4. Thanh tra Giao thông vận tải có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 15 và Điều 35 của Nghị định này.
5. Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 11, điểm b khoản 1 Điều 18, khoản 1 Điều 23 và các Điều 29, 30, 33, Điều 34 của Nghị định này.
6. Thanh tra Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 11, khoản 3 Điều 11 và các Điều 16, 30, 31, 36 của Nghị định này.
7. Thanh tra Tư pháp có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11, khoản 2 Điều 11 và điểm b khoản 1 Điều 23 của Nghị định này.
8. Thanh tra Nội vụ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 27 của Nghị định này.
9. Thanh tra Xây dựng có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điều 33, 34 và Điều 35 của Nghị định này.
10. Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 16, Điều 29, Điều 30 và Điều 36 của Nghị định này.
11. Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điều 7, 8, 9, 10, 11, 15, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, điểm a khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 và các Điều 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36 của Nghị định này.
12. Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điều 7, 8, 11, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 28, 29 và khoản 2 Điều 30 của Nghị định này.
13. Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 15, khoản 2 Điều 18, Điều 20, khoản 1 Điều 22, khoản 3 Điều 23, khoản 1 Điều 24, Điều 28, khoản 2 Điều 30 và điểm b khoản 1 Điều 35 của Nghị định này.
14. Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 15 và Điều 35 của Nghị định này.
15. Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này.
1. Thanh tra viên, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và khoản 9 Điều 37 của Nghị định này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định các điểm a và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chánh Thanh tra sở quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và khoản 9 Điều 37 của Nghị định này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra bộ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và khoản 9 Điều 37 của Nghị định này và Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
4. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và khoản 9 Điều 37 của Nghị định này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 70.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, h, i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các điểm d, p, q và r khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, h, i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các điểm d, p, q và r khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, h, i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các điểm d, p, q và r khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, p, q, r và s khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, p, q, r và s khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, p, q, r và s khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các điểm b, c, d và l khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
5. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các điểm b, c, d và l khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
6. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các điểm b, c, d và l khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các điểm c, d và i khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 30.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các điểm c, d và i khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các điểm c, d và i khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các điểm c, d và i khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
1. Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải, Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không, Trưởng đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng.
2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng không, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm i khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các Điều 38, 39, 40, 41, 42, 43 và Điều 44 Nghị định này và công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra về bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính.
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
2. Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
1. Hành vi vi phạm hành chính về bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì áp dụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính như sau:
a) Trường hợp đã lập biên bản vi phạm nhưng chưa có quyết định xử phạt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà hành vi đó đã hết thời hiệu xử phạt hoặc không thuộc trường hợp xử phạt theo quy định tại Nghị định này thì không thực hiện việc xử phạt đối với hành vi vi phạm đó;
b) Trường hợp đã lập biên bản vi phạm nhưng chưa có quyết định xử phạt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà hành vi đó còn trong thời hiệu xử phạt theo quy định tại Nghị định này thì tiếp tục thực hiện xử phạt hành vi vi phạm đó.
Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp này được thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em có hiệu lực thi hành tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính đó; trường hợp áp dụng Nghị định này để xử phạt có lợi hơn cho đối tượng vi phạm thì thực hiện xử phạt theo Nghị định này;
c) Trường hợp đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa thực hiện hoặc chưa thực hiện xong thì tiếp tục thực hiện theo quyết định xử phạt đó;
d) Trường hợp đã thực hiện xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục vi phạm và các trường hợp ngoài quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì áp dụng Nghị định này để xử phạt vi phạm.
2. Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em đã ban hành nhưng chưa thực hiện hoặc đã thực hiện xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm còn khiếu nại thì áp dụng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đang có hiệu lực tại thời điểm ban hành quyết định xử phạt để giải quyết.
1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định này trong trường hợp cần thiết để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
1. Nghị định này quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này xảy ra trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác, gồm:
a) Cá nhân có hành vi vi phạm hành chính;
b) Tổ chức có hành vi vi phạm hành chính: các loại hình cơ sở trợ giúp xã hội; cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; cơ sở tôn giáo; tổ chức dịch vụ chi trả; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh; cơ sở văn hóa, vui chơi, giải trí và thể thao; cơ sở khám chữa bệnh; cơ sở giáo dục; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở dịch vụ khác.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản.
3. Người có thẩm quyền xử phạt.
4. Cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với cơ sở trợ giúp xã hội;
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với cơ sở dịch vụ, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy nổ;
c) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng đối với cá nhân, tổ chức cung cấp sản phẩm, dịch vụ không an toàn, không thân thiện, gây tổn hại cho trẻ em hoặc bán chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên môi trường mạng;
đ) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, đ, h và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc bồi hoàn lại số tiền, hàng cứu trợ bị hư hỏng, thất thoát;
b) Buộc hoàn trả các khoản tiền đã thu trái pháp luật;
c) Buộc xin lỗi khi có yêu cầu;
d) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có);
đ) Buộc chịu mọi chi phí để mua sách, vở, đồ dùng học tập cho trẻ em;
e) Buộc thực hiện công khai chính xác thông tin theo quy định, buộc cải chính thông tin sai sự thật;
g) Buộc chấm dứt việc nhận chăm sóc thay thế, chuyển hình thức chăm sóc thay thế trẻ em phù hợp;
h) Buộc di dời cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em do đặt không đúng phạm vi;
i) Buộc thực hiện kịp thời các biện pháp để khắc phục tình trạng thiếu an toàn;
k) Thu hồi, xóa, gỡ bỏ các thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em;
l) Buộc chi trả cho người cao tuổi khoản tiền hỗ trợ của Nhà nước;
m) Buộc chi trả đủ số tiền trợ cấp cho đúng đối tượng;
n) Dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung;
o) Buộc nộp lại giấy xác nhận mức độ khuyết tật;
p) Buộc gỡ bỏ tin, bài trên báo điện tử, tạp chí điện tử, báo nói, báo hình, xuất bản phẩm điện tử;
q) Buộc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em;
r) Buộc xóa, gỡ bỏ các thông tin cá nhân của trẻ em;
s) Buộc tháo dỡ công trình xây dựng, thiết bị lắp đặt trái phép.
4. Việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tại điểm b, g và n khoản 3 Điều này thực hiện như sau:
a) Đối với biện pháp buộc hoàn trả các khoản tiền đã thu trái pháp luật: trường hợp không xác định được người để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Đối với biện pháp buộc chấm dứt việc nhận chăm sóc thay thế, chuyển hình thức chăm sóc thay thế trẻ em phù hợp, dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung: người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung theo quy định của pháp luật.
1. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em là 50.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 38 đến Điều 45 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân vi phạm.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 250.000 đồng đối với hành vi khai báo gian dối để được hưởng trợ giúp xã hội khẩn cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Phạt tiền từ 250.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi khai báo gian dối để được hưởng trợ giúp xã hội khẩn cấp từ 02 người đến dưới 10 người.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khai báo gian dối để được hưởng trợ giúp xã hội khẩn cấp từ 10 người trở lên.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khai báo gian dối để được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Khai báo gian dối để được hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng;
c) Khai báo gian dối để được tiếp nhận vào các cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và điểm a, điểm b khoản 4 Điều này;
b) Dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung đối với hành vi vi phạm tại điểm c khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc thực hiện các hình thức đối xử tồi tệ khác với đối tượng bảo trợ xã hội mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Không chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng việc nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội để trục lợi;
b) Bắt buộc đối tượng bảo trợ xã hội lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi dụ dỗ, lôi kéo hoặc ép buộc đối tượng bảo trợ xã hội thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm b khoản 1, điểm a, b khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho đối tượng bảo trợ xã hội bị ảnh hưởng sức khỏe do hành vi vi phạm tại điểm a, b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lưu trữ không đầy đủ các loại hồ sơ cơ bản của đối tượng bảo trợ xã hội.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lưu trữ các loại hồ sơ của đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật;
b) Không báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật;
c) Cấp không đủ hoặc cấp không bảo đảm chất lượng vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày gồm: chăn, màn, chiếu, quần áo mùa hè, quần áo mùa đông, quần áo lót, khăn mặt, giày, dép, bàn chải đánh răng, thuốc chữa bệnh thông thường; vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng bảo trợ xã hội là nữ, sách vở, đồ dùng học tập đối với đối tượng đang đi học và các đồ dùng khác theo quy định hiện hành.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất; trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội trong hoạt động tự quản, văn hóa, thể thao và các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của từng nhóm đối tượng bảo trợ xã hội;
b) Không cấp vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày gồm: chăn, màn, chiếu, quần áo mùa hè, quần áo mùa đông, quần áo lót, khăn mặt, giày, dép, bàn chải đánh răng, thuốc chữa bệnh thông thường, vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng bảo trợ xã hội là nữ, sách vở, đồ dùng học tập đối với đối tượng đang đi học và các đồ dùng khác theo quy định hiện hành.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất của cơ sở trợ giúp xã hội sai mục đích;
b) Thu tiền dịch vụ đối với đối tượng bảo trợ xã hội trái với quy định của pháp luật;
c) Không bảo đảm một trong các điều kiện về môi trường, y tế, vệ sinh, cơ sở vật chất, cán bộ, nhân viên;
d) Không tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cơ sở hoạt động mà không đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Cơ sở hoạt động mà không có giấy phép theo quy định của pháp luật.
6. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện hành vi vi phạm tại điểm c, điểm d khoản 4 và khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả cho đối tượng bảo trợ xã hội các khoản tiền đã thu trái pháp luật đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm a khoản 4 Điều này;
c) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho đối tượng bảo trợ xã hội bị ảnh hưởng sức khỏe do hành vi vi phạm tại điểm c khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chi trả trợ cấp không đủ mức cho đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật;
b) Chi trả trợ cấp không đúng thời hạn cho đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không chi trả trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội;
b) Chi trả trợ cấp không đúng đối tượng bảo trợ xã hội.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chi trả đủ số tiền trợ cấp cho đúng đối tượng đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1 và các điểm a, b khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Để hư hỏng, thất thoát tiền, hàng cứu trợ, trừ trường hợp bất khả kháng do thiên tai, hỏa hoạn;
b) Sử dụng, phân phối tiền, hàng cứu trợ không đúng mục đích, không đúng đối tượng;
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bồi hoàn lại số tiền, hàng cứu trợ bị hư hỏng, thất thoát do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này;
c) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho người sử dụng hàng cứu trợ bị ảnh hưởng sức khỏe do hành vi vi phạm tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật;
b) Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con hợp pháp của người khuyết tật;
c) Cản trở người khuyết tật sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
d) Cản trở người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
đ) Cản trở người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận công nghệ thông tin.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tư vấn biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm khuyết tật;
b) Không ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho một trong các đối tượng: người khuyết tật đặc biệt nặng, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không xác định khuyết tật bẩm sinh đối với trẻ em sơ sinh.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật khi tiến hành cải tạo, sửa chữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện dạy và học phù hợp với người khuyết tật theo quy định của pháp luật;
b) Không cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật;
c) Không cho phép người khuyết tật được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của người khuyết tật không thể đáp ứng;
d) Từ chối người khuyết tật nhập học ở độ tuổi cao hơn theo quy định của pháp luật;
đ) Đặt ra điều kiện tuyển sinh có nội dung hạn chế người khuyết tật, trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật;
e) Không thực hiện ưu tiên tuyển sinh đối với người khuyết tật theo quy định của pháp luật;
g) Cản trở quyền học tập của người khuyết tật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo và các khoản đóng góp khác theo quy định của pháp luật về giáo dục;
b) Không thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất dạy và học bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật khi tiến hành cải tạo, sửa chữa cơ sở giáo dục.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không tư vấn việc làm cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không duy trì các điều kiện bảo đảm hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định cho người khuyết tật sau khi tổ chức hoạt động đào tạo từ 06 tháng trở lên;
b) Không có đủ chương trình, giáo trình, đội ngũ nhà giáo và không bảo đảm hình thức, thời gian đào tạo phù hợp với người khuyết tật;
c) Không cấp văn bằng, chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo khi người khuyết tật có đủ điều kiện được cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
1. Không ưu tiên bán vé cho người khuyết tật, người cao tuổi;
2. Người có trách nhiệm theo quy định của pháp luật mà không giúp đỡ, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện cho người khuyết tật, người cao tuổi;
3. Từ chối chuyên chở người khuyết tật hoặc từ chối chuyên chở phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp của người khuyết tật bằng phương tiện giao thông công cộng.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp sản xuất, phân phối sản phẩm, dịch vụ thông tin và truyền thông, bao gồm phần cứng, phần mềm và nội dung thông tin số vi phạm một trong các quy định bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin và truyền thông.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi áp dụng không đúng đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi về cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ khác cho hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và cung cấp dịch vụ, phương tiện hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện không đầy đủ trách nhiệm của thành viên Hội đồng xác định mức độ khuyết tật;
b) Thực hiện không đầy đủ phương pháp xác định mức độ khuyết tật, xác định lại mức độ khuyết tật.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện trách nhiệm của thành viên Hội đồng xác định mức độ khuyết tật;
b) Không thực hiện phương pháp xác định mức độ khuyết tật, xác định lại mức độ khuyết tật.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng việc xác định mức độ khuyết tật để trục lợi;
b) Từ chối xác định lại mức độ khuyết tật mà không có lý do chính đáng;
c) Gian dối trong việc xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy xác nhận mức độ khuyết tật.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm a khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại giấy xác nhận mức độ khuyết tật đối với hành vi vi phạm tại điểm c khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở người cao tuổi sống chung với con, cháu hoặc sống riêng;
b) Cản trở người cao tuổi thực hiện quyền về sở hữu tài sản, quyền tham gia hoạt động văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch, nghỉ ngơi và các quyền hợp pháp khác;
c) Không miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội đối với người cao tuổi;
d) Không ưu tiên người cao tuổi nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi người cao tuổi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác;
đ) Không thực hiện chi trả khoản tiền hỗ trợ của Nhà nước cho người cao tuổi theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc thực hiện các hình thức đối xử tồi tệ khác với người cao tuổi.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi khi có yêu cầu đối với hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc hoàn trả cho người cao tuổi các khoản tiền đã thu trái pháp luật đối với hành vi vi phạm tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Buộc chi trả cho người cao tuổi khoản tiền hỗ trợ của Nhà nước đối với hành vi vi phạm tại điểm đ khoản 1 Điều này;
d) Buộc chịu mọi chi phí khám chữa bệnh (nếu có) cho người cao tuổi bị ảnh hưởng sức khỏe do hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi theo quy định của pháp luật;
b) Không thực hiện đầy đủ cam kết theo hợp đồng dịch vụ đã ký kết để chăm sóc người cao tuổi theo quy định của pháp luật;
c) Lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi để trục lợi.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm c khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kích động, xúi giục người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với người khuyết tật, người cao tuổi.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cưỡng ép người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với người khuyết tật, người cao tuổi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Ép buộc người cao tuổi làm những việc trái quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Trả thù, đe dọa người giúp đỡ người cao tuổi, người phát hiện, báo tin ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật đối với người cao tuổi.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật;
b) Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hoặc bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
b) Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;
d) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm d khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em;
b) Tổ chức, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn;
b) Cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Dẫn dắt, rủ rê, xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo, kích động, lợi dụng, ép buộc làm trung gian giao dịch hoạt động bóc lột trẻ em;
b) Dẫn dắt, rủ rê, xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo, kích động, lợi dụng trẻ em lao động trái quy định của pháp luật;
c) Bắt trẻ em lao động trước tuổi, quá thời gian, làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật hoặc làm việc ở nơi mất an ninh trật tự, có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển của trẻ em. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng trẻ em làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
d) Bóc lột sức lao động trẻ em. Trường hợp người sử dụng lao động lợi dụng danh nghĩa học nghề, tập nghề để bóc lột sức lao động của trẻ em thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Rủ rê trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Xúi giục, kích động trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện trách nhiệm bảo đảm chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ em theo từng độ tuổi;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng bệnh, tư vấn và hỗ trợ trẻ em trong chăm sóc sức khỏe sinh sấn, sức khỏe tình dục.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện, cản trở phụ nữ mang thai tiếp cận dịch vụ y tế để được tư vấn sàng lọc, phòng ngừa các bệnh tật bẩm sinh cho trẻ em;
b) Không chấp hành các quyết định, biện pháp, quy định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của trẻ em;
c) Áp dụng phong tục, tập quán có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em;
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hủy hoại sách, vở, đồ dùng học tập của trẻ em;
b) Cố ý không thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho việc học tập của trẻ em theo quy định của pháp luật;
c) Không bảo đảm thời gian, điều kiện học tập cho trẻ em.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc đi học của trẻ em.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ học, nghỉ học.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chịu mọi chi phí để mua sách, vở, đồ dùng học tập cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở trẻ em tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em, trừ trường hợp vì lợi ích tốt nhất của trẻ em;
b) Cản trở trẻ em bày tỏ ý kiến, nguyện vọng và tham gia vào các vấn đề về trẻ em;
c) Cản trở quyền giữ gìn, phát huy bản sắc;
d) Cản trở quyền vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ép buộc, trù dập khi trẻ em bày tỏ ý kiến, nguyện vọng và tham gia vào các vấn đề về trẻ em;
b) Không tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi, giải thích ý kiến, nguyện vọng của trẻ em;
c) Không tiếp nhận, giải quyết, phản hồi ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của trẻ em, tổ chức đại diện tiếng nói nguyện vọng của trẻ em theo quy định;
d) Không công khai, công khai không chính xác thông tin về kế hoạch học tập và rèn luyện, chế độ nuôi dưỡng và các khoản đóng góp theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi khi có yêu cầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc thực hiện công khai chính xác thông tin theo quy định, buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo, không cung cấp hoặc che giấu thông tin về trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực và có nguy cơ bị xâm hại khác cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền;
b) Ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực và có nguy cơ bị xâm hại khác cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp hoặc che giấu thông tin về trẻ em bị xâm hại cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền;
b) Không thông báo cho nơi tiếp nhận thông tin về hành vi xâm hại trẻ em;
c) Ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền;
d) Không cung cấp thông tin và phối hợp để thực hiện việc kiểm tra tính xác thực về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em khi được cơ quan, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
đ) Không bảo mật thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đầy đủ, kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
b) Từ chối, không thực hiện việc hỗ trợ, can thiệp, chăm sóc thay thế đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp sản phẩm, dịch vụ không an toàn, không thân thiện, gây tổn hại cho trẻ em;
b) Bán chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em;
c) Cho trẻ em sử dụng chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy sản phẩm, thực phẩm không an toàn, có hại cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.
2. Phạt tiền đối với một trong các hành vi sản xuất, xuất bản, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em, theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi vi phạm từ 01 sản phẩm đến dưới 10 sản phẩm;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm từ 10 sản phẩm đến dưới 50 sản phẩm;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi vi phạm từ 50 sản phẩm đến dưới 100 sản phẩm;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi vi phạm từ 100 sản phẩm đến dưới 200 sản phẩm;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi vi phạm từ 200 sản phẩm đến dưới 500 sản phẩm;
e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.00.000 đồng khi vi phạm từ 500 sản phẩm đến dưới 1.000 sản phẩm;
g) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi vi phạm từ 1.000 sản phẩm trở lên.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không ghi chú về việc trẻ em không được sử dụng trên xuất bản phẩm, ấn phẩm, đồ chơi nếu xuất bản phẩm, ấn phẩm, đồ chơi có nội dung không phù hợp với trẻ em;
b) Không thông báo tuổi của trẻ em không được xem, nghe các chương trình phát thanh, truyền hình, nghệ thuật, điện ảnh và các cuộc trình diễn nếu có nội dung không phù hợp với trẻ em;
c) Không thực hiện yêu cầu về ghi thông tin trên xuất bản phẩm dành cho trẻ em.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên các chương trình của kênh phát thanh, kênh truyền hình, báo chí và xuất bản phẩm.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa hình ảnh của trẻ em vào sản phẩm văn hóa, thông tin, truyền thông có nội dung khiêu dâm, bạo lực, kinh dị.
Tịch thu xuất bản phẩm, ấn phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 2, điểm a, điểm c khoản 3 và khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc gỡ bỏ tin, bài trên báo điện tử, tạp chí điện tử, báo nói, báo hình, xuất bản phẩm điện tử đối với hành vi vi phạm tại điểm a, điểm c khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Buộc thu hồi ấn phẩm, đồ chơi, báo in và xuất bản phẩm đối với hành vi vi phạm tại khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy sản phẩm văn hóa, thông tin, truyền thông có nội dung khiêu dâm, bạo lực, kinh dị đối với hành vi vi phạm tại khoản 5 Điều này.
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi công bố, tiết lộ một trong các thông tin mà không được sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, người giám hộ của trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên, gồm: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi khi có yêu cầu đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Thu hồi, xóa, gỡ bỏ các thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để thực hiện hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác;
b) Lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc chấm dứt việc nhận chăm sóc thay thế, chuyển hình thức chăm sóc thay thế trẻ em phù hợp đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị của các cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em;
b) Xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị của các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.
Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với một trong các hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc di dời cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em do đặt không đúng phạm vi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc tháo dỡ công trình, thiết bị lắp đặt trái phép do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm b khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lấn chiếm cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em;
b) Sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai mục đích hoặc trái quy định của pháp luật.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng, thiết bị lắp đặt trái phép do thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo, cảnh báo những nơi nguy hiểm, độc hại, dễ cháy, nổ, điện giật, rơi, ngã và các nguy cơ khác dẫn đến tai nạn, thương tích cho trẻ em;
b) Không tuân thủ đầy đủ, kịp thời các biện pháp bảo đảm an toàn về sản xuất, kinh doanh, lưu hành các phương tiện giao thông vận tải dẫn đến tai nạn, thương tích cho trẻ em.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện kịp thời các biện pháp để khắc phục tình trạng thiếu an toàn đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm khi kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, độc hại, khiêu dâm, bạo lực, xúi giục tự tử, xuyên tạc, đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em;
b) Không cảnh báo hoặc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, độc hại, khiêu dâm, bạo lực, xúi giục tự tử, xuyên tạc, đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em;
c) Không sử dụng các biện pháp, công cụ bảo đảm an toàn về thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; không gửi các thông điệp cảnh báo nguy cơ khi trẻ em cung cấp, thay đổi thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em;
d) Không thực hiện yêu cầu xóa, gỡ bỏ các thông tin cá nhân của trẻ em khi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, người giám hộ của trẻ em hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ trẻ em yêu cầu;
đ) Không tổ chức tiếp nhận thông tin, đánh giá phân loại theo mức độ an toàn cho trẻ em được các cơ quan, tổ chức, cá nhân và trẻ em gửi tới;
e) Không công bố danh sách các mạng thông tin, dịch vụ, sản phẩm trực tuyến theo mức độ an toàn đối với trẻ em;
g) Không thực hiện việc phát hiện, loại bỏ các hình ảnh, tài liệu, thông tin không phù hợp với trẻ em, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em;
h) Không hướng dẫn sử dụng các dịch vụ, thiết bị công nghệ thông tin để bảo vệ trẻ em;
i) Không có biện pháp bảo vệ người tiếp cận thông tin, sử dụng dịch vụ là trẻ em.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng khi không có công cụ kiểm soát thời gian, bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng lạm dụng, nghiện trò chơi điện tử. Trường hợp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng có hành vi không áp dụng biện pháp, giải pháp hạn chế giờ chơi của trò chơi điện tử G1 đối với trẻ em thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều này;
c) Buộc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều này;
d) Buộc xóa, gỡ bỏ các thông tin cá nhân của trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm c khoản 1 Điều này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 130/2021/ND-CP |
Hanoi, December 30, 2021 |
DECREE
IMPOSING PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN SOCIAL ASSISTANCE AND CHILDREN AFFAIRS
Pursuant to Law on Governmental Organization dated June 19, 2015; Law on amendments to Law on Government Organization and Law on Local Governmental Organization dated November 22, 2019;
Pursuant to Children Law dated April 5, 2016;
Pursuant to Law on the Elderly dated November 23, 2009;
Pursuant to Law on Persons with Disabilities dated June 17, 2010;
Pursuant to the Law on Imposing Penalties for Administrative Violations dated June 20, 2012; Law on amendment to the Law on Imposing Penalties for Administrative Violations dated November 13, 2020;
At request of Minister of Labor – War Invalids and Social Affairs;
The Government promulgates Decree imposing penalties for administrative violations in social protection and children affairs.
GENERAL PROVISIONS
1. This Decree prescribes administrative violations, forms of penalty, fine amount, and remedial measures for each administrative violation; entitlement to produce offense notice, entitlement to impose penalties, and entitlement to adopt remedial measures depending on title for all administrative violations in social protection and children affairs.
2. Administrative violations in social protection and children affairs that are not specified under this Decree shall conform to regulations on imposing penalties for administrative violations in relevant sectors under state management.
1. Subjects of penalties for administrative violations that are individuals and organizations committing administrative violations in accordance with this Decree within the territory, the contiguous zones, exclusive economic zones, and continental shelves of the Socialist Republic of Vietnam, aboard aircrafts bearing Vietnamese nationality, aboard sea vessels bearing Vietnamese flags, unless otherwise regulated by International agreement to which Vietnam is a signatory, including:
a) Individuals committing administrative violations;
b) Organizations committing administrative violations: models of social assistance establishments; child protection service providers; religious establishments; incurring service providers; socio-political-occupational organizations, social organizations, socio-occupational organizations; enterprises, cooperatives, manufacturing and business facilities; cultural, recreational, and sports establishments; medical examination and treatment establishments; education institutions; vocational education institutions, and other service providers.
2. Individuals entitled to produce offense notice.
3. Individuals entitled to impose penalties.
4. Other individuals and organizations related to the imposing of penalties for administrative violations in accordance with this Decree.
Article 3. Prescriptive period for imposing penalties for administrative violations
1. Prescriptive period for imposing penalties for administrative violations in social protection and children affairs shall conform to Clause 1 Article 6 of the Law on Imposing Penalties for Administrative Violations.
2. Determination of completed administrative violations and ongoing administrative violations serving calculation of prescriptive period shall conform to Clause 1 Article 8 of Decree No. 118/2021/ND-CP dated December 23, 2021 of the Government elaborating on the Law on Imposing Penalties for Administrative Violations.
Article 4. Forms of penalty and remedial measures
1. For every administrative penalty in social protection and children affairs, the violating individuals or organizations must be met with either warning or monetary fine as a form of primary penalty.
2. Depending on nature and severity of the violations, violating organizations and individuals may also be met with one or multiple additional violations such as:
a) Suspend the operation of the social assistance establishments in part or in whole for 6 months to 12 months;
b) Suspend the operation of service providers, education institutions, medical establishments, cultural, recreational establishments, manufacturing and business facilities, storage of hazardous commodities or commodities with fire, explosion risks in part or in whole for 3 months to 6 months;
c) Suspend the business operation relating to the violation of individuals and organizations providing unsafe, unfriendly, harmful products or services for children or selling addictives, other stimulants, or unsafe, harmful food to children in part or in whole for 1 month to 3 months;
d) Revoke the license of manufacturing facilities and service providers operating on the internet;
dd) Confiscate exhibits and instrument of administrative violations.
3. In addition to penalties under Clause 1 and Clause 2 of this Article, violating individuals and organizations may be met with measures under Points a, dd, h, and i Clause 1 Article 28 of the Law on Imposing Penalties for Administrative Violations and the following remedial measures:
a) mandatory compensation for the lost or damaged aid;
b) mandatory refund of illegally collected money;
c) mandatory apology if required;
d) mandatory payment of medical examination and treatment costs (if any);
dd) mandatory payment of all costs for purchasing books, notebooks, and studying equipment for children;
e) mandatory dissemination of the correct information as per the law and revision of incorrect information;
g) mandatory cessation of adoption or change to a more appropriate form of adoption;
h) mandatory relocation of service providers, manufacturing facilities, storage of hazardous commodities and commodities with fire, explosion risks, child protection service providers, education institutions, medical establishments, and cultural, recreational facilities due to incorrect placement;
i) mandatory prompt adoption of measures to rectify the lack of safety;
k) recall, deletion, or removal of information on private life and secrets of children;
l) mandatory payment of Government’s support for the elderly;
m) mandatory payment of allowances for the right beneficiaries;
n) cessation of social protection at the social assistance establishments or concentrated care, nurture centers;
o) mandatory return of written confirmation of level of disability;
p) mandatory removal of news or articles on online newspapers, magazines, news report, electronic publications;
q) mandatory removal of information and services harmful to children, information and services fabricated or infringing legal rights and benefits of children;
r) mandatory deletion and removal of personal information of children;
s) mandatory dismantlement of illegally built constructions and equipment.
4. The adoption of remedial measures under Points b, g, and n Clause 3 of this Article shall be implemented as follows:
a) For measure under Point b: if the beneficiaries of the refund cannot be identified, the illegally collected money shall be submitted to state budget as per the law;
b) For measures under Points g and n: individuals entitled to impose penalties for administrative violations shall request competent authorities to issue decisions suspending social protection at the social assistance establishments or concentrated care, nurture establishments as per the law.
Article 5. Fine and maximum fine
1. The maximum fine imposed on an individual who commits administrative violations in social protection and children affairs is VND 50.000.000.
2. The fine for every administrative violation under Chapter II hereof shall be applicable to an individual offender, except for regulations under Articles 8, 9, 12, 13, 14, Clause 1 Article 16, Article 33, and Clause 2 Article 36 hereof. The fine applicable to an organization offender shall equal double the fine applicable to an individual offender.
3. The maximum fine for administrative violations specified under Articles 38 through 45 hereof is applicable to an individual offender; the maximum fine for administrative violations committed by an organization offender shall equal double the maximum fine applicable to an individual offender.
ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, PENALTIES, AND REMEDIAL MEASURES
Section 1. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN SOCIAL PROTECTION AFFAIRS
Article 6. Violation of regulations on application for social protection policies
1. A warning or a fine ranging from VND 100.000 to VND 250.000 shall be imposed on falsification of declaration in order to benefit from emergency social allowances, except for cases under Clause 2 and Clause 3 of this Article.
2. A fine ranging from VND 250.000 to VND 500.000 shall be imposed on falsification of declaration in order for 2 to 9 people to benefit from emergency social allowances.
3. A fine ranging from VND 500.000 to VND 1.000.000 shall be imposed on falsification of declaration in order for 10 people or more to benefit from emergency social allowances.
4. A fine ranging from VND 1.000.000 to VND 3.000.000 shall be imposed on:
a) Falsification of declaration in order to benefit from monthly social allowances;
b) Falsification of declaration in order to benefit from monthly care and nurture funding;
c) Falsification of declaration in order to be admitted to social assistance establishments or concentrated care, nurture facilities.
5. Remedial measures:
a) Mandatory return of revenues illegally generated by the violations under Clauses 1, 2, 3 and Points a and b Clause 4 of this Article;
b) Cessation of social protection at the social assistance establishments or concentrated care, nurture facilities for violation under Point c Clause 4 of this Article.
Article 7. Violation of regulations on responsibilities for caring, nurturing social protection beneficiaries
1. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on:
a) Keep social protection beneficiaries in hunger, thirst; prevent or restrict personal hygiene of social protection beneficiaries; force social protection beneficiaries to live in toxic, hazardous environment or otherwise mistreat social protection beneficiaries in a manner that is not liable to criminal prosecutions;
b) Fail to care, nurture social protection beneficiaries.
2. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed on:
a) Exploit the care and nurture provided for social protection beneficiaries for personal gain;
b) Force social protection beneficiaries to engage in arduous, toxic, hazardous jobs in a manner that is not liable to criminal prosecutions.
3. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed on tempting, coercing, or forcing social protection beneficiaries to violate the law in a manner that is not liable to criminal prosecutions.
4. Additional forms of penalty:
Suspend operation of social assistance establishments in part or in whole for committing violations under Clauses 1, 2, and 3 of this Article.
5. Remedial measures:
a) Mandatory return of revenues illegally generated by the violations under Point b Clause 1, Points a and b Clause 2 and Clause 3 of this Article;
b) Mandatory payment of medical examination and treatment costs (if any) for social protection beneficiaries whose health is affected as a result of violations under Points a and b Clause 1 and Point b Clause 2 of this Article.
Article 8. Violation of operation of social assistance establishments
1. A fine ranging from VND 500.000 to VND 1.000.000 shall be imposed on inadequate storage of basic documents of social protection beneficiaries.
2. A fine ranging from VND 1.000.000 to VND 3.000.000 shall be imposed on:
a) Failure to store documents of social protection beneficiaries as per the law;
b) Failure to submit periodic reports on operation of social assistance establishments as per the law;
c) Failure to provide adequate items for daily routines such as: blanket, curtain, mat, summer clothing, winter clothing, undergarment, handkerchief, shoes, flip-flops, toothbrush, common medicine; personal hygiene items for female social protection beneficiaries, books, learning equipment for individuals who are pursuing education, and other items as per the law.
3. A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed on:
a) Failure to organize recovery, production activities; assist social protection beneficiaries in self-governing, cultural, sports activities, and other activities suitable for age and health of each group of social protection beneficiaries;
b) Failure to provide items for daily routines such as: blanket, curtain, mat, summer clothing, winter clothing, undergarment, handkerchief, shoes, flip-flops, toothbrush, common medicine; personal hygiene items for female social protection beneficiaries, books, learning equipment for individuals who are pursuing education, and other items as per the law.
4. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed on:
a) Incorrect use of funding and facilities of social assistance establishments;
b) Illegal collection of service fee from social protection beneficiaries;
c) Failure to guarantee environment, medical, hygiene, facility, personnel, or employee requirement;
d) Failure to adhere to service provision procedures and standards issued by competent authorities.
5. A fine ranging from VND 15.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed when:
a) The establishment operates without applying for establishment as per the law;
b) The establishment operates without the license as per the law.
6. Additional forms of penalty: Suspend operation of social assistance establishments in part or in whole from 6 months to 12 months for committing the violations under Points c and d Clause 4 and Clause 5 of this Article.
7. Remedial measures:
a) Mandatory return of illegally collected money to social protection beneficiaries for violations under Point b Clause 4 of this Article;
b) Mandatory return of revenues illegally generated by the violations under Point a Clause 4 of this Article;
b) Mandatory payment of medical examination and treatment costs (if any) for social protection beneficiaries whose health is affected as a result of violations under Point c Clause 2 and Point b Clause 3 of this Article.
Article 9. Violations of regulations on responsibilities of service providers that make payments
1. A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed when:
a) Inadequate payment of allowances for social protection beneficiaries as per the law;
b) Untimely payment of allowances for social protection beneficiaries as per the law.
2. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed when:
a) Failure to pay social protection beneficiaries allowances;
b) Failure to pay the correct social protection beneficiaries allowances.
3. Remedial measures:
Mandatory payment of allowances for the right beneficiaries in case of violations under Point a Clause 1 and Points a and b Clause 2 of this Article.
Article 10. Violation of regulations on managing aid
1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed when:
a) Aid is lost or damage unless lost or damaged by force majeure such as natural disasters, fire;
b) Aid is used or distributed for the wrong purposes or to the wrong beneficiaries;
c) Aid is swapped.
2. Remedial measures:
a) Mandatory return of the damaged or lost aid for violations under Point a Clause 1 of this Article;
b) Mandatory return of revenues illegally generated by the violations under Points b and c Clause 1 of this article;
c) Mandatory payment of all medical examination and treatment costs (if any) for individuals whose health is affected by using the aid for violations under Points a and c Clause 1 of this Article.
Article 11. Violation of regulations on prohibited acts against persons with disabilities
1. A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed when:
a) Discriminating persons with disabilities;
b) Obstructing legal custody or right to marry of persons with disabilities;
c) Obstructing independence and social integration of persons with disabilities;
d) Obstructing participation of persons with disabilities in social activities;
dd) Obstructing access of persons with disabilities to information technology.
2. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed on failure to care, nurture persons with disabilities as per the law.
3. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on exploit of images, personal information, or conditions of persons with disabilities or organizations of persons with disabilities or organizations for persons with disabilities for personal gain or violation of the laws.
4. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed on inducing, talking, or coercing persons with disabilities to commit violations in a manner that is not liable to criminal prosecutions.
5. Remedial measures:
Mandatory return of money illegally generated by the violations under Clause 2 and Clause 3 of this Article.
Article 12. Violation of regulations on healthcare for persons with disabilities of medical examination and treatment establishments
1. A fine ranging from VND 1.000.000 to VND 3.000.000 shall be imposed when:
a) Failing to provide counsel on solutions for preventing and detecting disabilities early;
b) Failure to prioritize medical examination and treatment for: persons with particularly severe disabilities, the elderly with disabilities, and pregnant women with disabilities as per the law.
2. A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed on failure to identify congenital disabilities of infants.
3. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed on failure to renovate or upgrade facilities serving medical examination and treatment in order to guarantee accessibility for persons with disabilities when renovating, repairing medical examination and treatment establishments.
Article 13. Violation of regulations on responsibilities of education institutions for educating persons with disabilities
1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed when:
a) Failing to guarantee learning and teaching conditions suitable with persons with disabilities as per the law;
b) Failing to provide learning aid dedicated for persons with disabilities as per the law;
c) Failing to exempt persons with disabilities from certain subjects or contents or activities which the persons with disabilities cannot satisfy;
d) Refusing enrolment of persons with disabilities at an older age than the age stipulated by the law;
dd) Issuing enrolment requirements in a way that excludes persons with disabilities, unless otherwise allowed by the law;
e) Failing to prioritize enrolment of persons with disabilities as per the law;
g) Obstructing the right to study of persons with disabilities.
2. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed when:
a) Failing to reduce or exempt tuition, training costs, and other contributions as per education laws;
b) Failing to renovate or upgrade teaching, learning facilities in order to guarantee accessibility for persons with disabilities when renovating and repairing education institutions.
Article 14. Violation of regulations on vocational education of vocational education institutions regarding persons with disabilities
1. A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed on failing to provide career counseling for persons with disabilities as per the law.
2. A fine ranging from VND 15.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed when:
a) Failing to maintain conditions that guarantee vocational education as per the law for persons with disabilities for at least 6 months after organizing training and education activities;
b) Lacking programs, textbooks, teaching staff, and training methods, time suitable for persons with disabilities;
c) Failing to issue preliminary degrees, certificates, or training certificates when persons with disabilities are eligible for such degrees and certificates as per the law.
Article 15. Violation of regulation on traffic for persons with disabilities and the elderly
A fine ranging from VND 1.000.000 to VND 3.000.000 shall be imposed when:
1. Failing to prioritize selling tickets for persons with disabilities and the elderly;
2. Failing of persons in charge as per the law to assist and arrange suitable seats for persons with disabilities and the elderly;
3. Refusing to carry persons with disabilities or vehicles, equipment aiding persons with disabilities on public transport.
Article 16. Violation of regulation on information and communications for persons with disabilities
1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed on enterprises producing and distributing information and communication products, services, including hardware, software, and digital information that violate any of the regulations requiring application of standards and technologies assisting persons with disabilities in accessing and using information and communication products, services.
2. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on failing to identify the correct eligibility for benefiting from preferential policies on granting loans with preferential interest rates and other assistance in researching, manufacturing, producing, and providing services, supporting equipment to enable persons with disabilities to access information technology and communication.
3. Remedial measures:
Mandatory return of revenues illegally generated by the violations under Clause 2 of this Article.
Article 17. Violation of evaluation of level of disability
1. A fine ranging from VND 500.000 to VND 1.000.000 shall be imposed on:
a) Failing to adequately fulfill responsibilities of members of the Council for evaluating level of disabilities;
b) Failing to adequately adopt measures for evaluating or re-evaluating level of disabilities.
2. A fine ranging from VND 1.000.000 to VND 3.000.000 shall be imposed on:
a) Failing to fulfill responsibilities of members of the Council for evaluating level of disabilities;
b) Failing to adopt measures for evaluating or re-evaluating level of disabilities.
3. A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed on:
a) Exploiting the evaluation of level of disability for personal gain;
b) Refusing to re-evaluate level of disabilities without justifiable reasons;
c) Committing fraud in evaluation of level of disabilities or issuance of certificate of level of disabilities.
4. Remedial measures:
b) Mandatory return of revenues illegally generated by the violations under Point a Clause 3 of this Article;
b) Mandatory return of certificate of level of disabilities for the violations under Point c Clause 3 of this Article.
Article 18. Violation of regulations on rights and obligations for the elderly
1. A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed on:
a) Hindering the elderly from living with their children or grandchildren or living independently against their will;
b) Hindering the elderly from exercising the right to own property, the right to participate in cultural, education, sports, recreational, tourism, or relaxing activities, and other legal rights;
c) Failing to exempt the elderly from donations for social activities;
c) Failing to prioritize the elderly when distributing aid, healthcare, and accommodation in order to remediate initial difficulties in case of natural disasters or other force majeure events;
dd) Failing to pay the elderly the allowances of the Government.
2. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on keeping the elderly in hunger, thirst, or poor personal hygiene conditions; keeping the elderly in toxic, hazardous environment or otherwise mistreating the elderly.
3. Remedial measures:
a) Mandatory apology in case of violations under Clause 2 of this Article;
b) Mandatory return of money illegally collected to the elderly for violations under Point c Clause 1 of this Article;
c) Mandatory return of Government allowances to the elderly for violations under Point dd Clause 1 of this Article;
d) Mandatory payment of medical examination and treatment costs (if any) on behalf of the elderly whose health is affected as a result of the violations under Clause 2 of this Article.
Article 19. Violation of regulations on obligations to care for the elderly
1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed on:
a) Failing to fulfill the obligations to care for the elderly as per the law;
b) Failing to comply with signed caregiver service agreements as per the law;
c) Exploiting care of the elderly for personal gain.
2. Remedial measures:
Mandatory return of revenues illegally generated by the violations under Point c Clause 1 of this Article.
Article 20. Violation of other regulations relating to persons with disabilities and the elderly
1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed on inciting or inducing violations of the law against persons with disabilities and the elderly.
2. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed on:
a) Forcing other people to commit violations of the law against persons with disabilities and the elderly in a manner that is not liable to criminal prosecutions;
b) Forcing the elderly to violate the law in a manner that is not liable to criminal prosecutions;
c) Taking revenge or threatening caregivers of the elderly or individuals discovering and expose violations of the law against the elderly.
Section 2. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN CHILDREN AFFAIRS
Article 21. Violation of regulations on caring and nurturing children
1. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed on:
a) Either parent or caregiver of children who fails to fulfill their obligations and responsibilities in caring, nurturing children except for cases where such individuals must be isolated from the children or the children are under adoption as per the law;
b) Either parent or caregiver of children who fails to care, nurture the children, neglect their obligations and responsibilities in caring, nurturing children or abandoning children or severing emotional and financial support for children or forcing children to live away from the family, except for cases where either parent or caregiver must temporarily be isolated from the children or the children are under adoption as per the law.
2. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 25.000.000 shall be imposed on parent or caregiver who intentionally abandons children.
Article 22. Violation of regulations on violence against children
1. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on:
a) keeping children in hunger, thirst, or poor personal hygiene conditions; keeping children in toxic, hazardous environment or otherwise mistreating children.
b) inflicting mental damage, offending dignity, self-esteem, insulting, scolding, threatening, or isolating children thereby hindering child development;
c) isolating, ejecting, other employing punishments to teach children in a way that causes physical or mental damage to children;
d) regularly threatening children with images, sounds, animals, or objects that fright or cause mental damage to children.
2. Remedial measures:
a) Mandatory payment of medical examination and treatment costs (if any) for children in case of violations under Clause 1 of this Article;
b) Mandatory disposal of items causing harm to children’s health for violations under Point d Clause 1 of this Article.
Article 23. Violation of regulations on child exploitation, organization, facilitation, incitement, or coercion of child marriage
1. A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed on:
a) forcing children to do chores in a manner that consumes a lot of effort or time, affects studying, recreational activities, and impacts child development;
b) organization, incitement, or coercion of child marriage.
2. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed on:
a) organizing or coercing children into beggary;
b) leasing, lending, or exploiting children for beggary purpose.
3. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 25.000.000 shall be imposed on:
a) coercing, inducing, inciting, exploiting, or forcing into acting as middleman for child exploitation;
b) coercing, inducing, inciting, exploiting, or forcing children into child labor as per the law;
c) forcing children to work before working age, work for long hours, do arduous, toxic, hazardous work as per the law or work in areas with security issues thereby impacting child personality and development. In case employers employ children to do work not permitted by the law, impose penalties for administrative violations in accordance with Decree of the Government imposing penalties for administrative violations in employment, social insurance, and Vietnamese guest workers;
d) exploiting child labor. If employers exploit vocational education and training to exploit work of children, the employers shall be met with penalties for administrative violations in accordance with Decree of the Government imposing penalties for administrative violations in employment, social insurance, and Vietnamese guest workers.
4. Additional forms of penalty:
Confiscation of exhibits and instruments of administrative violations for violations under Clause 3 of this Article.
5. Remedial measures:
a) Mandatory return of revenues illegally generated by the violations under Clause 2 and Clause 3 of this Article.
b) Mandatory payment of medical examination and treatment (if any) for children for violations under Clause 1 and Clause 2 and Clause 3 of this Article.
Article 24. Violation of regulations on employing, coercing, inciting, inducing, exploiting, or forcing children to violate the law or offend dignity, self-esteem of other people
1. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed on:
a) Employing children to violate the law, offend dignity or self-esteem of other people in a manner that is not liable to criminal prosecutions;
b) Inducing children to violate the law, offend dignity or self-esteem of other people in a manner that is not liable to criminal prosecutions;
c) Inciting children to violate the law, offend dignity or self-esteem of other people in a manner that is not liable to criminal prosecutions;
d) Exploiting or persuading children to violate the law, offend dignity or self-esteem of other people in a manner that is not liable to criminal prosecutions;
dd) Forcing or coercing children to violate the law, offend dignity or self-esteem of other people in a manner that is not liable to criminal prosecutions.
2. Remedial measures:
Mandatory payment of medical examination and treatment costs (if any) for children in case of violations under Clause 1 of this Article.
Article 25. Violation of regulation on children’s right to receive healthcare
1. A fine ranging from VND 1.000.000 to VND 3.000.000 shall be imposed on:
a) Failing to satisfy diet suitable for physical and mental development of children by group age;
b) Failing to adequately perform initial healthcare, prevent diseases, counsel, and assist children in taking care of reproductive and sexual health.
2. A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed on:
a) Failing to provide or preventing pregnant women from accessing medical services in order for congenital illnesses of children to be screened and prevented;
b) Failing to comply with decisions, measures, or regulations of competent agencies and individuals in order to preserve lives and health of children;
c) Adopting traditions or customs that are harmful for children’s health;
d) Failing to prioritize medical examination and treatment for children.
Article 26. Violation of regulation on children’s right to receive education
1. A fine ranging from VND 500.000 to VND 1.000.000 shall be imposed on:
a) Destroying books, notebooks, or learning equipment;
b) Intentionally refusing to contribute toward children’s learning activities as per the law;
c) Failing to guarantee learning time and conditions of children.
2. A fine ranging from VND 1.000.000 to VND 2.000.000 shall be imposed on obstruction of children’s academic activities.
3. A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed on individuals inducing, inciting, coercing, or forcing children to drop school.
4. Remedial measures:
Mandatory payment of costs for purchasing books, notebooks, and learning equipment of children for violations under Point a Clause 1 of this Article.
Article 27. Violation of regulation on children’s right to access information, participate in social activities, express ideas, preserve, utilize traditions, play, relax, and discrimination against children
1. A fine ranging from VND 500.000 to VND 1.000.000 shall be imposed on:
a) Hindering children from engaging in social activities suitable for their age, growth, demand, and capacity unless otherwise for children’s greatest interest;
b) Hindering children from expressing ideas, wishes, or engaging in children’s issues;
c) Hindering the right to preserve and utilize traditions;
d) Hindering the right to play, relax, and participate in cultural, art, sports, or tourism activities as per the law.
2. A fine ranging from VND 1.000.000 to VND 3.000.000 shall be imposed on:
a) Forcing or repressing children when they express ideas, wishes, or engage in children’s issues;
d) Failing to respect, listen, consider, respond to, or providing explanation for ideas and wishes of children;
c) Failing to receive, resolve, respond to ideas, propositions, or wishes of children, or organize representation of children's voice as per the law;
d) Failing to correctly publicize information on education and training plans, care plans, or donations as per the law.
3. A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed on discriminating against children for personal ideas, family situations, gender, ethnic, nationality, religion, or belief.
4. Remedial measures:
a) Mandatory apology in case of violation under Clause 3 of this Article;
b) Mandatory publicizing of correct information as per the law, mandatory revision of incorrect information in case of violation under Point d Clause 2 of this Article.
Article 28. Violation of regulation on support and intervention for children in particular situations, assaulted children, or children facing risks of being exploited, abused, abandoned, or otherwise assaulted
1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed on:
a) Failing to inform, failing to provide, or withhold information on children facing risks of being exploited, abused or otherwise assaulted from competent authorities and individuals;
b) Hindering the provision of information on children facing risks of being exploited, abused, or otherwise assaulted to competent authorities and individuals.
2. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed on:
a) Failing to provide or withholding information on assaulted children to competent authorities or individuals;
b) Failing to inform assigned entities about assault on children;
c) Hindering the provision of information on assaulted children to competent authorities and individuals;
d) Failing to provide information and cooperate in examining the veracity of the assault, lack of safety, level of harm on the children upon being requested by competent authorities and individuals;
dd) Failing to secure information, notify, or expose assault on children.
3. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed on:
a) Failing to adequately and promptly assist, intervene cases where children are assaulted or facing risk of being abused, exploited, abandoned, and children in particular situations;
b) Refusing or failing to provide support, intervention, or custody for children who are assaulted or facing risks of being abused, exploited, abandoned, and children in particular situations.
Article 29. Violation of regulations on prohibited sale or enabling of the use of addictives, stimulants, unsafe or harmful food for children; violation of regulations on provision of child-friendly products, services
1. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed on:
a) Providing unsafe or unfriendly products and services that cause harm to children;
b) Selling addictives, other stimulants, or unsafe food causing harm to children;
c) Enabling children to use addictives, other stimulants, or unsafe, harmful food.
2. Additional forms of penalty:
a) Confiscation of exhibits and instruments of administrative violations for violations under Clause 1 of this Article;
b) Partial or total suspension of business activities relating to the violation for 1 to 3 months for violations under Point b Clause 1 of this Article.
3. Remedial measures:
a) Mandatory disposal of food or products unsafe, harmful for children for violations under Clause 1 of this Article;
b) Mandatory payment of medical examination and treatment costs (if any) for children in case of violations under Clause 1 of this Article.
Article 30. Violation of regulations on provision of products, services, information, or media that affects healthy development of children
1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed on provision of Internet service or other services that affect healthy development of children.
2. The following fine shall be imposed on production, publishing, duplication, circulation, operation, distribution, possession, transport, concealing, or trading of publications, toys, games, or other products that target children while negatively affect health development of children:
a) From VND 3.000.000 to VND 5.000.000 for 1 to 9 units;
b) From VND 5.000.000 to VND 10.000.000 for 10 to 49 units;
c) From VND 10.000.000 to VND 15.000.000 for 50 to 99 units;
d) From VND 15.000.000 to VND 20.000.000 for 100 to 199 units;
dd) From VND 20.000.000 to VND 30.000.000 for 200 to 499 units;
e) From VND 30.000.000 to VND 40.000.000 for 500 to 999 units;
g) From VND 40.000.000 to VND 50.000.000 for 1.000 units or more.
3. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed on:
a) Failing to specify that products, publications or toys are not suitable for children if that is the case;
b) Failing to notify the age at which children are not allowed to view, watch, or listen to broadcasts, television, art, motion picture programs or performances if such media contains contents inappropriate for children;
c) Failing to comply with requirements for adequate information on publications targeting children.
4. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed on failing to issue adequate warnings for contents inappropriate for children for radio, television programs, newspaper, and publications.
5. A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed on inclusion of children’s images in cultural, information, media products that contain pornographic, violent, or horrific contents.
6. Additional forms of penalty:
Confiscation of publications, products, toys, games, and other products targeting children for violations under Clause 2, Point a and Point c Clause 3, and Clause 4 of this Article.
7. Remedial measures:
a) Mandatory removal of articles on online newspapers, online magazines, audio and visual newspaper, and electronic publications for violations under Point a and Point c Clause 3, and Clause 4 of this Article;
b) Mandatory retrieval of publications, toys, physical newspaper, and published products for violations under Clause 2 and Point a Clause 3 of this Article;
c) Mandatory disposal of cultural, information, media products that contain pornographic, violent, or horrific contents for violations under Clause 5 of this Article.
Article 31. Violation of regulation on disclosure of information on private lives or personal secrets of children
1. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed on disclosing or publicizing any of the following information without consent of parents, caregivers, guardians, or children at 7 years of age, such as: name, age, physical appearance, health, life conditions written in medical records, personal images, family members, caregivers, personal belongings, phone number, personal mailing address, residence address, residence, hometown, address and information on schools, classes, studying results, relationships, and services provided for children personally.
2. Remedial measures:
a) Mandatory apology in case of violation under Clause 1 of this Article;
b) Removal, recall, and deletion of information on private lives and personal secrets of children for violations under Clause 1of this Article.
Article 32. Violation of regulation of exploiting adoption to assault children; exploiting Government policies and/or support of organizations, individuals for children for personal gain
1. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed on:
a) Exploiting child adoption to cause physical, emotional, psychological, dignity, self-esteem damage to children via violence, abuse, abandonment, ignorance, and other forms.
b) Exploiting policies of the Government and support of other organizations, individuals for personal gain.
2. Remedial measures:
a) Mandatory payment of medical examination and treatment costs (if any) for children in case of violations under Point a Clause 1 of this Article;
b) Mandatory return of revenues illegally generated by the violations under Point b Clause 1 of this Article;
c) Mandatory termination of adoption and transfer to appropriate child adoption form for violations under Point a Clause 1 of this Article.
Article 33. Violation of regulations on construction of service providers, manufacturing facilities, or storage that poses toxic, flammable risks close to child protection service providers, education institutions, medical establishments, cultural facilities, or recreation locations or vice versa
1. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed on:
a) Constructing structures or installing equipment of service providers, manufacturing facilities, or storage that poses toxic, flammable risks close to child protection service providers, education institutions, medical establishments, cultural facilities, or recreation locations;
b) Constructing structures or installing equipment of child protection service providers, education institutions, medical establishments, cultural facilities, or recreation locations close to service providers, manufacturing facilities, or storage that poses toxic, flammable risks.
2. Additional forms of penalty:
Partial or total suspension of operation for 3 to 6 months for violations under Clause 1 of this Article.
3. Remedial measures:
a) Mandatory relocation of service providers, manufacturing facilities, or storage that poses toxic, flammable risks or child protection service providers, education institutions, medical establishments, cultural facilities, or recreation locations due to inadequate construction in case of violations under Point a Clause 1 of this Article;
b) Mandatory dismantlement of illegally constructed structures, illegally installed equipment in case of violations under Point b Clause 1 of this Article.
Article 34. Violation of regulations on inadequate or illegal occupation, use of facilities intended for studying, recreational activities, child protective services
1. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed on:
a) Illegally appropriating facilities intended for studying, recreational activities, or child protective services;
b) Inadequately or illegally using facilities intended for studying, recreational activities, or child protective services.
2. Remedial measures:
a) Mandatory restoration to original condition or dismantlement of structures and equipment illegally built in case of violations under Clause 1 of this Article;
b) Mandatory return of revenues illegally generated by the violations under Clause 1 of this Article.
Article 35. Violation of regulations on lack of safety assurance which leads to accident or injury for children
1. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed on:
a) Failing to notify or issue warnings for areas with danger, hazard, fire risk, explosive risk, electricity, falling objects, slip, or other risks that lead to accident or injury of children;
b) Failing to adequately and promptly comply with safety measures in manufacturing, trading, and circulating transport vehicles thereby leading to accident or injury of children.
2. Remedial measures:
a) Mandatory adoption of rectifying measures in order to rectify the lack of safety for violations under Clause 1 of this Article;
b) Mandatory payment of medical examination and treatment costs (if any) for children in case of violations under Clause 1 of this Article.
Article 36 Violation of responsibility for protecting children on internet environment
1. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed on the following violation when providing services on internet environment:
a) Providing, sharing information or services harmful for children, or information, services that are fabricated, toxic, pornographic, violent, suicide incitement, distorted, threatening, violating dignity, self-esteem, infringing legal rights and benefits of children;
b) Failing to issue warnings or remove information or services harmful for children, information or services that are fabricated, toxic, pornographic, violent, suicide incitement, distorted, threatening, violating dignity, self-esteem, infringing legal rights and benefits of children;
c) Failing to adopt measures and tools to ensure safety for personal secrets of children; failing to issue warnings when children provide or change their personal information;
d) Failing to delete, remove personal information of children as requested by their parents, caregivers, guardians, or competent agencies, organizations, individuals;
dd) Failing to receive, assess, and classify information sent by agencies, organizations, individuals, and children based on child safety level;
e) Failing to publicize list of information network, online services and products classified by level of safety for children;
g) Failing to detect and remove images, documents, and information inappropriate for children or impacting children’s healthy development;
h) Failing to provide instructions on services or information technology equipment to protect children;
i) Failing to adopt measures to protect children who access information and use services.
2. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed on online video game service providers that fail to utilize tools to control time and protect children from video game addiction. If online video service providers fail to adopt solutions for limiting playing time for G1 games in case of children, they shall be met with penalties for administrative violations in accordance with Decree of the Government imposing penalties for administrative violations in postal, telecommunications, radio, information technology, and electronic transaction activities.
3. Additional forms of penalty:
Revoke the license for violations under Clause 1 and Clause 2 of this Article.
4. Remedial measures:
a) Mandatory return of revenues illegally generated by the violations under Clause 1 and Clause 2 of this Article.
b) Mandatory payment of medical examination and treatment costs (if any) for children in case of violations under Clause 2 of this Article;
c) Mandatory removal of information and services harmful for children, information or services that are fabricated, distorted, violating dignity, self-esteem, infringing legal rights and benefits of children for violations under Point a Clause 1 of this Article;
d) Mandatory removal of personal information of children for violations under Point c Clause 1 of this Article.
ENTITLEMENT TO PRODUCE OFFENSE NOTICE AND IMPOSE PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Article 37. Classification of entitlement to impose penalties
1. Labor - war invalids and social affair inspectors are entitled to impose penalties for violations under Chapter II hereof.
2. Health inspectors are entitled to impose penalties for violations under Articles 12, 17, 21, 25, 29, and 33 hereof.
3. Education and training inspectors are entitled to impose penalties for violations under Article 13, Point b Clause 1 Article 18 and Articles 26, 28, 33, and 34 hereof.
4. Transport inspectors are entitled to impose penalties for violations under Articles 15 and 35 hereof.
5. Culture, sports, and tourism inspectors are entitled to impose penalties for violations under Clause 3 Article 11, Point b Clause 1 Article 18, Clause 1 Article 23, and Articles 29, 30, 33, and 34 hereof.
6. Information and communication inspectors are entitled to impose penalties for violations under Point dd Clause 1 Article 11, Clause 3 Article 11, and Articles 16, 30, 31, and 36 hereof.
7. Legal affair inspectors are entitled to impose penalties for violations under Point b Clause 1 Article 11, Clause 2 Article 11, and Point b Clause 1 Article 23 hereof.
8. Home affair inspectors are entitled to impose penalties for violations under Article 27 hereof.
9. Construction inspectors are entitled to impose penalties for violations under Articles 33, 34, and 35 hereof.
10. Market surveillance authorities are entitled to impose penalties for violations under Clause 1 Article 16, Article 29, Article 30, and Article 36 hereof.
11. People’s Public Security forces are entitled to impose penalties for violations under Articles 7, 8, 9, 10, 11, 15, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, Point a Clause 1, Clause 2, Clause 3 Article 26, Articles 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, and 36 hereof.
12. Border guards are entitled to impose penalties for violations under Articles 7, 8, 11, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 28, 29, and Clause 2 Article 30 hereof.
13. Vietnam coast guards are entitled to impose penalties for violations under Clause 2 and Clause 3 Article 15, Clause 2 Article 18, Article 20, Clause 1 Article 22, Clause 3 Article 23, Clause 1 Article 24, Article 28, Clause 2 Article 30, and Point b Clause 1 Article 35 hereof.
14. Port authorities, airport authorities, and inland waterway port authorities are entitled to impose penalties for violations under Articles 15 and 35 hereof.
15. Chairpersons of People’s Committees are entitled to impose penalties for violations under Chapter II hereof.
Article 38. Powers of inspectors
1. Inspectors and individuals assigned to conduct specialized inspection, while performing tasks under Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, and 9 Article 37 hereof, have the power to:
a) Impose warnings;
b) Impose a fine up to VND 500.000;
c) Confiscate exhibits and instrument of administrative violation whose values do not exceed VND 1.000.000;
d) Adopt remedial measures under Points a and dd Clause 1 Article 28 of the Law on Imposing Penalties for Administrative Violations.
2. Chief inspectorates of departments under Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, and 9 Article 37 hereof have the power to:
a) Impose warnings;
b) Impose a fine up to VND 25.000.000;
c) Revoke the license of operation temporarily or suspend the operation temporarily;
d) Confiscate exhibits and instrument of administrative violation whose values do not exceed VND 50.000.000;
dd) Adopt remedial measures specified in Clause 3 Article 4 hereof.
3. Chief Inspectorate of Ministry mentioned under Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, and 9 Article 37 hereof and Director of Directorate of Vocational Education and Training have the power to:
a) Impose warnings;
b) Impose a fine up to VND 50.000.000;
c) Revoke the license of operation temporarily or suspend the operation temporarily;
d) Confiscate exhibits and instrument of administrative violations;
dd) Adopt remedial measures specified in Clause 3 Article 4 hereof.
4. Heads of specialized ministerial inspectorates mentioned under Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, and 9 Article 37 hereof have the power to:
a) Impose warnings;
b) Impose a fine up to VND 35.000.000;
c) Revoke the license of operation temporarily or suspend the operation temporarily;
d) Confiscate exhibits and instrument of administrative violation whose values do not exceed VND 70.000.000;
dd) Adopt remedial measures specified in Clause 3 Article 4 hereof.
5. Heads of specialized department inspectorates have the power to impose penalties in accordance with Clause 2 of this Article.
Article 39. Entitlement of Chairpersons of People’s Committees
1. Chairpersons of People’s Committees of communes have the power to:
a) Impose warnings;
b) Impose a fine up to VND 5.000.000;
c) Confiscate exhibits and instrument of administrative violation whose values do not exceed VND 10.000.000;
d) Adopt remedial measures under Points a and dd Clause 1 Article 28 of the Law on Imposing Penalties for Administrative Violations.
2. Chairpersons of People’s Committees of districts have the power to:
a) Impose warnings;
b) Impose a fine up to VND 25.000.000;
c) Revoke the license of operation temporarily or suspend the operation temporarily;
d) Confiscate exhibits and instrument of administrative violations;
dd) Adopt remedial measures specified in Clause 3 Article 4 hereof.
3. Chairpersons of People’s Committees of provinces have the power to:
a) Impose warnings;
b) Impose a fine up to VND 50.000.000;
c) Revoke the license of operation temporarily or suspend the operation temporarily;
d) Confiscate exhibits and instrument of administrative violations;
dd) Adopt remedial measures specified in Clause 3 Article 4 hereof.
Article 40. Entitlement of Market surveillance authority
1. Market surveillance personnel, while on duty, have the power to:
a) Impose warnings;
b) Impose a fine up to VND 500.000;
2. Chiefs of Market surveillance teams, Heads of Professional Affair Departments affiliated to Departments of Market Surveillance Professional Affairs have the power to:
a) Impose warnings;
b) Impose a fine up to VND 25.000.000;
c) Confiscate exhibits and instrument of administrative violation whose values do not exceed VND 50.000.000;
d) Enforce remedial measures under Points dd, h, and i Clause 1 Article 28 of the Law on Imposing Penalties for Administrative Violations and Points d, p, q, and r Clause 3 Article 4 hereof.
3. Directors of Departments of Market Surveillance of provinces and Directors of Departments of Market Surveillance Professional Affairs affiliated to the Vietnam Directorate of Market Surveillance have the power to:
a) Impose warnings;
b) Impose a fine up to VND 50.000.000;
c) Confiscate exhibits and instrument of administrative violations;
d) Revoke the license of operation temporarily or suspend the operation temporarily;
dd) Enforce remedial measures under Points dd, h, and i Clause 1 Article 28 of the Law on Imposing Penalties for Administrative Violations and Points d, p, q, and r Clause 3 Article 4 hereof.
4. Director of Vietnam Directorate of Market Surveillance has the power to:
a) Impose warnings;
b) Impose a fine up to VND 50.000.000;
c) Confiscate exhibits and instrument of administrative violations;
d) Revoke the license of operation temporarily or suspend the operation temporarily;
dd) Enforce remedial measures under Points dd, h, and i Clause 1 Article 28 of the Law on Imposing Penalties for Administrative Violations and Points d, p, q, and r Clause 3 Article 4 hereof.
Article 41. Entitlement of the People’s Public Security
1. People’s Public Security officers while on duty have the power to:
a) Impose warnings;
b) Impose a fine up to VND 500.000.
2. Heads of Mobile Police companies, heads of stations, and commanders of individuals under Clause 1 of this Article have the power to:
a) Impose warnings;
b) Impose a fine up to VND 1.500.000.
3. Heads of police authorities of communes, heads of police stations, heads of border police posts, export-processing zone police posts, heads of border police authorities of international airports, commanding officers of mobile police battalions, commanding officers of naval forces:
a) Impose warnings;
b) Impose a fine up to VND 2.500.000;
c) Confiscate exhibits and instrument of administrative violation whose values do not exceed VND 5.000.000;
d) Adopt remedial measures under Points a and dd Clause 1 Article 28 of the Law on Imposing Penalties for Administrative Violations.
4. Chiefs of police authorities of districts; Head of Professional Department Affair affiliated to the Internal Political Security Department; Head of Professional Affair Department affiliated to the Police Department for Administrative Management of Social Order; Head of Professional Affair Department affiliated to the Traffic Police Department; Head of Professional Affair Department affiliated to The Police Department of Fire Prevention and Fighting and Rescue; Head of Professional Affair Department affiliated to the Department of Cyber Security and Hi-tech Crime Prevention; Head of Professional Affair Department affiliated to the Vietnam Immigration Department; Directors of the following entities affiliated to provincial police authority: Director of Internal Political Security Department, Director of Police Department for Administrative Management of Social Order, Director of Investigation Police Department on Social Order Crimes, Director of Investigation Police Department on Corruption, Economic, and Smuggling Crimes, Director of Investigation Police Department on Drug-related Crimes, Director of Traffic Police Department, Director of the Road-Railway Traffic Police Division, Director of the Road Traffic Police Division, Director of the Waterway Traffic Police Division, Director of the Mobile Police Department, Director of Security Guard Department, Director of Criminal Judgment Execution and Judicial Assistance Division, Chief of Police Division for Prevention and Control of Environmental Crimes, Chief of Firefighting, Prevention and Rescue Police Division, Director of Cybersecurity, Hi-Tech Crime Prevention and Control Division, Director of Immigration Division, Director of Economic Security Division, Director of External Security Division, Commanding Officer of Mobile Police Regiment, Captain of Squadron have the power to:
a) Impose warnings;
b) Impose a fine up to VND 10.000.000;
c) Revoke the license of operation temporarily or suspend the operation temporarily;
d) Confiscate exhibits and instrument of administrative violation whose values do not exceed VND 20.000.000;
dd) Adopt remedial measures under Points a and dd Clause 1 Article 28 of the Law on Imposing Penalties for Administrative Violations and Points a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, p, q, r and s Clause 3 Article 4 hereof.
5. Directors of provincial police authorities have the power to:
a) Impose warnings;
b) Impose a fine up to VND 25.000.000;
c) Revoke the license of operation temporarily or suspend the operation temporarily;
d) Confiscate exhibits and instrument of administrative violations;
dd) Adopt remedial measures under Points a, dd, and i Clause 1 Article 28 of the Law on Imposing Penalties for Administrative Violations and Points a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, p, q, r and s Clause 3 Article 4 hereof.
6. Director of the Internal Political Security Department; Director of the Economic Security Department; Director of the Police Department for Social Order Administration; Director of the Investigation Police Department for Social Order Crimes; Director of the Investigation Police Department for Corruption, Economic and Smuggling Crimes; Director of the Investigation Police Department for Drug Crimes; Director of the Traffic Police Department; Director of the Firefighting, Prevention and Rescue Police Department; Director of the Police Department for Prevention and Control of Environmental Crimes; Director of the Cybersecurity, Hi-tech Crimes Prevention and Control Department; Director of the Internal Security Department; Director of the Police Department for Management of Retention and Execution of Criminal Judgments at Community, and Commander of the Mobile Police have the power to:
a) Impose warnings;
b) Impose a fine up to VND 50.000.000;
c) Revoke the license of operation temporarily or suspend the operation temporarily;
d) Confiscate exhibits and instrument of administrative violations;
dd) Adopt remedial measures under Points a, dd, and i Clause 1 Article 28 of the Law on Imposing Penalties for Administrative Violations and Points a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, p, q, r and s Clause 3 Article 4 hereof.
Article 42. Entitlement of Border Guard
1. Border Guard soldiers while on duty have the power to:
a) Impose warnings;
b) Impose a fine up to VND 500.000;
2. Heads of posts and Commanding Officers of individuals under Clause 1 of this Article have the power to:
a) Impose warnings;
b) Impose a fine up to VND 2.500.000;
3. Chiefs of Task Force Teams for drug and crime prevention and control affiliated to the Task Force Commissions for drug and crime prevention and control have the power to:
a) Impose warnings;
b) Impose a fine up to VND 5.000.000;
c) Confiscate exhibits and instrument of administrative violation whose values do not exceed VND 10.000.000;
d) Adopt remedial measures under Point dd Clause 1 Article 28 of the Law on Imposing Penalties for Administrative Violations.
4. Commanding Officers of Border Guard Posts, Captains of Naval Border Guard Flotillas, Commanders of the Border Guard Commands at port border gates have power to:
a) Impose warnings;
b) Impose a fine up to VND 10.000.000;
c) Confiscate exhibits and instrument of administrative violation whose values do not exceed VND 20.000.000;
d) Enforce remedial measures under Point dd Clause 1 Article 28 of the Law on Imposing Penalties for Administrative Violations and Points b, c, d, and l Clause 3 Article 4 hereof.
5. Leaders of Task Force Commissions for Drug and Crime Prevention and Control affiliated to Department of Drug and Crime Prevention and Control affiliated to the Command of Border Guards have the power to:
a) Impose warnings;
b) Impose a fine up to VND 25.000.000;
c) Confiscate exhibits and instrument of administrative violation whose values do not exceed VND 50.000.000;
d) Enforce remedial measures under Points dd and i Clause 1 Article 28 of the Law on Imposing Penalties for Administrative Violations and Points b, c, d, and l Clause 3 Article 4 hereof.
6. Chief Commanders of provincial Border Guards; Captains of Naval Border Guard Squadrons, and Director of the Department of Drug and Crime Prevention and Control affiliated to the Command of Border Guards shall have the power to:
a) Impose warnings;
b) Impose a fine up to VND 50.000.000;
c) Revoke the license of operation temporarily or suspend the operation temporarily;
d) Confiscate exhibits and instrument of administrative violations;
dd) Enforce remedial measures under Points dd and i Clause 1 Article 28 of the Law on Imposing Penalties for Administrative Violations and Points b, c, d, and l Clause 3 Article 4 hereof.
Article 43. Entitlement of Vietnam Coast Guard
1. Members of the Vietnam Coast Guard while on duty have the power to:
a) Impose warnings;
b) Impose a fine up to VND 1.000.000.
2. Director of Professional Affair Department of Vietnam Coast Guard has the power to:
a) Impose warnings;
b) Impose a fine up to VND 2.500.000.
3. Leaders of Professional Affair Teams of the Vietnam Coast Guard and Chiefs of Vietnam Coast Guard posts have the power to:
a) Impose warnings;
b) Impose a fine up to VND 5.000.000;
c) Enforce adoption of remedial measures under Point dd Clause 1 Article 28 of the Law on Imposing Penalties for Administrative Violations.
4. Captain of Coast Guard Flotilla has the power to:
a) Impose warnings;
b) Impose a fine up to VND 10.000.000;
c) Confiscate exhibits and instrument of administrative violation whose values do not exceed VND 20.000.000;
d) Adopt remedial measures under Point dd Clause 1 Article 28 of the Law on Imposing Penalties for Administrative Violations and Points c, d, and i Clause 3 Article 4 hereof.
5. Captains of Naval Border Guard Squadrons; Heads of Reconnaissance Commissions; Heads of Task Force Commissions for Drug Crime Prevention and Control affiliated to the Command of Coast Guard of Vietnam have the power to:
a) Impose warnings;
b) Impose a fine up to VND 15.000.000;
c) Confiscate exhibits and instrument of administrative violation whose values do not exceed VND 30.000.000;
d) Adopt remedial measures under Point dd Clause 1 Article 28 of the Law on Imposing Penalties for Administrative Violations and Points c, d, and i Clause 3 Article 4 hereof.
6. Regional Commands of Coast Guard and Director of the Department of Operations and Legislation under the control of the Command of Coast Guard of Vietnam have the power to:
a) Impose warnings;
b) Impose a fine up to VND 25.000.000;
c) Temporarily suspend license of operation;
d) Confiscate exhibits and instrument of administrative violations;
dd) Adopt remedial measures under Point dd Clause 1 Article 28 of the Law on Imposing Penalties for Administrative Violations and Points c, d, and i Clause 3 Article 4 hereof.
7. The Commander of Coast Guard of Vietnam have the power to:
a) Impose warnings;
b) Impose a fine up to VND 50.000.000;
c) Confiscate exhibits and instrument of administrative violations;
d) Adopt remedial measures under Point dd Clause 1 Article 28 of the Law on Imposing Penalties for Administrative Violations and Points c, d, and i Clause 3 Article 4 hereof.
Article 44. Entitlement of Maritime Administration, Airports Authority, Inland Waterway Port Authority
1. Representatives of head of Maritime Administration, representatives of head of Airports Authority, representatives of head of Inland Waterway Port Authority have the power to:
a) Impose warnings;
b) Impose a fine up to VND 10.000.000;
c) Confiscate exhibits and instrument of administrative violation whose values do not exceed VND 20.000.000.
2. Director of Maritime Administration, Director of Airports Authority, Director of Inland Waterway Port Authority have the power to:
a) Impose warnings;
b) Impose a fine up to VND 50.000.000;
c) Confiscate exhibits and instrument of administrative violations;
d) Adopt remedial measures under Point d and i Clause 3 Article 4 hereof.
Article 45. Entitlement to produce offense notice
Upon discovery of administrative violations, competent individuals under Articles 38 through 44 hereof and officials, public officials, members of the People’s Army forces, and People’s Public Security forces who are conducting inspection and examination duty regarding social protection, assistance and children affairs in accordance with legislative documents or administrative documents issued by competent authorities and individuals must promptly produce offense notice.
IMPLEMENTATION
1. This Decree comes into force from January 01, 2022.
2. Decree No. 144/2013/ND-CP dated October 29, 2013 of the Government imposing penalties for administrative violations in social protection, assistance, and childcare affairs expires from the effective date hereof.
Article 47. Transition clauses
1. For an administrative violation regarding social protection, assistance, or children affairs that occurs before the effective date hereof:
a) If an offense notice has been produced but a decision imposing penalties has not been issued before the effective date hereof and the prescriptive period of the violation has expired or if the violation is not regulated by this Decree, do not impose penalties for the violation;
b) If an offense notice has been produced but a decision imposing penalties has not been issued before the effective date hereof and the prescriptive period has not expired in accordance with this Decree, impose penalties for the violation.
Penalties for the administrative violation in this example shall be imposed in accordance with regulations on imposing penalties for violations in social protection, assistance, and children affairs effective at the time in which the offense notice of the violation is produced; if penalties imposed in accordance with this Decree are more favorable for the offender, this Decree shall prevail;
c) In case a decision on imposing penalties for the administrative violation has been issued but not yet implemented or fully implemented, continue to implement in accordance with that decision;
d) In case of recidivism after being met with penalties for the administrative violation and cases specified in Points a, b, and c of this Clause do not apply, adopt this Decree to impose the penalties.
2. In case a decision on imposing penalties for administrative violations in social protection, assistance, and children affairs has been issued but not yet implemented or fully implemented before the effective date hereof where individual or organization met with the penalties files a complaint, rely regulations and law on imposing penalties for administrative violations effective at the time in which the decision on imposing penalties is issued to resolve.
Article 48. Responsibilities for implementation
1. Minister of Labor - War Invalids and Social Affairs shall provide guidelines on implementation of this Decree if necessary to meet state management requirements.
2. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities, and relevant organizations and individuals are responsible for implementation of this Decree./.
|
ON BEHALF OF GOVERNMENT |