Chương I Nghị định 130/2021/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 130/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Vũ Đức Đam |
Ngày ban hành: | 30/12/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2022 |
Ngày công báo: | 15/01/2022 | Số công báo: | Từ số 57 đến số 58 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội, Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thêm quy định xử phạt VPHC liên quan đến hành vi xâm hại trẻ em
Ngày 30/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em.
Theo đó, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để thực hiện hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác; (Nội dung mới)
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có); Buộc chấm dứt việc nhận chăm sóc thay thế, chuyển hình thức chăm sóc thay thế trẻ em phù hợp.
- Lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Nghị định 130/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2022 và thay thế Nghị định 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này xảy ra trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác, gồm:
a) Cá nhân có hành vi vi phạm hành chính;
b) Tổ chức có hành vi vi phạm hành chính: các loại hình cơ sở trợ giúp xã hội; cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; cơ sở tôn giáo; tổ chức dịch vụ chi trả; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh; cơ sở văn hóa, vui chơi, giải trí và thể thao; cơ sở khám chữa bệnh; cơ sở giáo dục; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở dịch vụ khác.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản.
3. Người có thẩm quyền xử phạt.
4. Cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với cơ sở trợ giúp xã hội;
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với cơ sở dịch vụ, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy nổ;
c) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng đối với cá nhân, tổ chức cung cấp sản phẩm, dịch vụ không an toàn, không thân thiện, gây tổn hại cho trẻ em hoặc bán chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên môi trường mạng;
đ) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, đ, h và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc bồi hoàn lại số tiền, hàng cứu trợ bị hư hỏng, thất thoát;
b) Buộc hoàn trả các khoản tiền đã thu trái pháp luật;
c) Buộc xin lỗi khi có yêu cầu;
d) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có);
đ) Buộc chịu mọi chi phí để mua sách, vở, đồ dùng học tập cho trẻ em;
e) Buộc thực hiện công khai chính xác thông tin theo quy định, buộc cải chính thông tin sai sự thật;
g) Buộc chấm dứt việc nhận chăm sóc thay thế, chuyển hình thức chăm sóc thay thế trẻ em phù hợp;
h) Buộc di dời cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em do đặt không đúng phạm vi;
i) Buộc thực hiện kịp thời các biện pháp để khắc phục tình trạng thiếu an toàn;
k) Thu hồi, xóa, gỡ bỏ các thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em;
l) Buộc chi trả cho người cao tuổi khoản tiền hỗ trợ của Nhà nước;
m) Buộc chi trả đủ số tiền trợ cấp cho đúng đối tượng;
n) Dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung;
o) Buộc nộp lại giấy xác nhận mức độ khuyết tật;
p) Buộc gỡ bỏ tin, bài trên báo điện tử, tạp chí điện tử, báo nói, báo hình, xuất bản phẩm điện tử;
q) Buộc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em;
r) Buộc xóa, gỡ bỏ các thông tin cá nhân của trẻ em;
s) Buộc tháo dỡ công trình xây dựng, thiết bị lắp đặt trái phép.
4. Việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tại điểm b, g và n khoản 3 Điều này thực hiện như sau:
a) Đối với biện pháp buộc hoàn trả các khoản tiền đã thu trái pháp luật: trường hợp không xác định được người để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Đối với biện pháp buộc chấm dứt việc nhận chăm sóc thay thế, chuyển hình thức chăm sóc thay thế trẻ em phù hợp, dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung: người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung theo quy định của pháp luật.
1. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em là 50.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 38 đến Điều 45 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân vi phạm.
GENERAL PROVISIONS
1. This Decree prescribes administrative violations, forms of penalty, fine amount, and remedial measures for each administrative violation; entitlement to produce offense notice, entitlement to impose penalties, and entitlement to adopt remedial measures depending on title for all administrative violations in social protection and children affairs.
2. Administrative violations in social protection and children affairs that are not specified under this Decree shall conform to regulations on imposing penalties for administrative violations in relevant sectors under state management.
1. Subjects of penalties for administrative violations that are individuals and organizations committing administrative violations in accordance with this Decree within the territory, the contiguous zones, exclusive economic zones, and continental shelves of the Socialist Republic of Vietnam, aboard aircrafts bearing Vietnamese nationality, aboard sea vessels bearing Vietnamese flags, unless otherwise regulated by International agreement to which Vietnam is a signatory, including:
a) Individuals committing administrative violations;
b) Organizations committing administrative violations: models of social assistance establishments; child protection service providers; religious establishments; incurring service providers; socio-political-occupational organizations, social organizations, socio-occupational organizations; enterprises, cooperatives, manufacturing and business facilities; cultural, recreational, and sports establishments; medical examination and treatment establishments; education institutions; vocational education institutions, and other service providers.
2. Individuals entitled to produce offense notice.
3. Individuals entitled to impose penalties.
4. Other individuals and organizations related to the imposing of penalties for administrative violations in accordance with this Decree.
Article 3. Prescriptive period for imposing penalties for administrative violations
1. Prescriptive period for imposing penalties for administrative violations in social protection and children affairs shall conform to Clause 1 Article 6 of the Law on Imposing Penalties for Administrative Violations.
2. Determination of completed administrative violations and ongoing administrative violations serving calculation of prescriptive period shall conform to Clause 1 Article 8 of Decree No. 118/2021/ND-CP dated December 23, 2021 of the Government elaborating on the Law on Imposing Penalties for Administrative Violations.
Article 4. Forms of penalty and remedial measures
1. For every administrative penalty in social protection and children affairs, the violating individuals or organizations must be met with either warning or monetary fine as a form of primary penalty.
2. Depending on nature and severity of the violations, violating organizations and individuals may also be met with one or multiple additional violations such as:
a) Suspend the operation of the social assistance establishments in part or in whole for 6 months to 12 months;
b) Suspend the operation of service providers, education institutions, medical establishments, cultural, recreational establishments, manufacturing and business facilities, storage of hazardous commodities or commodities with fire, explosion risks in part or in whole for 3 months to 6 months;
c) Suspend the business operation relating to the violation of individuals and organizations providing unsafe, unfriendly, harmful products or services for children or selling addictives, other stimulants, or unsafe, harmful food to children in part or in whole for 1 month to 3 months;
d) Revoke the license of manufacturing facilities and service providers operating on the internet;
dd) Confiscate exhibits and instrument of administrative violations.
3. In addition to penalties under Clause 1 and Clause 2 of this Article, violating individuals and organizations may be met with measures under Points a, dd, h, and i Clause 1 Article 28 of the Law on Imposing Penalties for Administrative Violations and the following remedial measures:
a) mandatory compensation for the lost or damaged aid;
b) mandatory refund of illegally collected money;
c) mandatory apology if required;
d) mandatory payment of medical examination and treatment costs (if any);
dd) mandatory payment of all costs for purchasing books, notebooks, and studying equipment for children;
e) mandatory dissemination of the correct information as per the law and revision of incorrect information;
g) mandatory cessation of adoption or change to a more appropriate form of adoption;
h) mandatory relocation of service providers, manufacturing facilities, storage of hazardous commodities and commodities with fire, explosion risks, child protection service providers, education institutions, medical establishments, and cultural, recreational facilities due to incorrect placement;
i) mandatory prompt adoption of measures to rectify the lack of safety;
k) recall, deletion, or removal of information on private life and secrets of children;
l) mandatory payment of Government’s support for the elderly;
m) mandatory payment of allowances for the right beneficiaries;
n) cessation of social protection at the social assistance establishments or concentrated care, nurture centers;
o) mandatory return of written confirmation of level of disability;
p) mandatory removal of news or articles on online newspapers, magazines, news report, electronic publications;
q) mandatory removal of information and services harmful to children, information and services fabricated or infringing legal rights and benefits of children;
r) mandatory deletion and removal of personal information of children;
s) mandatory dismantlement of illegally built constructions and equipment.
4. The adoption of remedial measures under Points b, g, and n Clause 3 of this Article shall be implemented as follows:
a) For measure under Point b: if the beneficiaries of the refund cannot be identified, the illegally collected money shall be submitted to state budget as per the law;
b) For measures under Points g and n: individuals entitled to impose penalties for administrative violations shall request competent authorities to issue decisions suspending social protection at the social assistance establishments or concentrated care, nurture establishments as per the law.
Article 5. Fine and maximum fine
1. The maximum fine imposed on an individual who commits administrative violations in social protection and children affairs is VND 50.000.000.
2. The fine for every administrative violation under Chapter II hereof shall be applicable to an individual offender, except for regulations under Articles 8, 9, 12, 13, 14, Clause 1 Article 16, Article 33, and Clause 2 Article 36 hereof. The fine applicable to an organization offender shall equal double the fine applicable to an individual offender.
3. The maximum fine for administrative violations specified under Articles 38 through 45 hereof is applicable to an individual offender; the maximum fine for administrative violations committed by an organization offender shall equal double the maximum fine applicable to an individual offender.