1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau:

- Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

- Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn tín dụng.
Quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn tín dụng.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

- Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

2. Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tín dụng.

Trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định chính sách hỗ trợ tổ chức tín dụng tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; Cụ thể:

- Khuyến khích tổ chức tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và biện pháp phù hợp khác;

- Khuyến khích thành lập tổ chức tư vấn độc lập để xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đồng thời, theo khoản 2 Điều 8 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa được cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, tăng cường năng lực quản trị, kỹ năng quản lý, minh bạch hóa tài chính của doanh nghiệp để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng.

Ngoài ra, doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được cấp bảo lãnh tín dụng tại Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Điều 9 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017.

3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần đáp ứng những điều kiện để được cấp bảo lãnh tín dụng?

Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét cấp bảo lãnh khi doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 16 Nghị định 34/2018/NĐ-CP bao gồm:

- Thuộc các đối tượng được cấp bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Điều 15 Nghị định 34/2018/NĐ-CP bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 và các văn bản hướng dẫn, có tiềm năng phát triển nhưng chưa đủ điều kiện tiếp cận tín dụng ngân hàng ở các lĩnh vực được ưu tiên cấp tín dụng.

Quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn tín dụng.
Quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn tín dụng.

Lưu ý: Các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa vay vốn để đầu tư, sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực sau sẽ được ưu tiên xem xét cấp bảo lãnh tín dụng:

+ Các lĩnh vực được ưu tiên cấp tín dụng theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ;

+ Các lĩnh vực hoặc dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương trong từng thời kỳ.

- Đáp ứng các điều kiện sau:

+ Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng hoàn trả vốn vay.

+ Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh được Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định và quyết định bảo lãnh.

+ Có phương án về vốn chủ sở hữu tối thiểu 20% tham gia dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh tại thời điểm Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định để xem xét cấp bảo lãnh.

+ Tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, doanh nghiệp không có các khoản nợ thuế từ 01 năm trở lên theo Luật quản lý thuế và nợ xấu tại các tổ chức tín dụng. Nếu doanh nghiệp nợ thuế do nguyên nhân khách quan, doanh nghiệp phải có xác nhận của cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

+ Có biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh vay vốn theo quy định tại Điều 25 Nghị định 34/2018/NĐ-CP.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Tiêu chí để xác định doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo quy định của pháp luật.

Danh mục ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài năm 2024

Những tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa 2024