Chương II Nghị định 80/2021/NĐ-CP: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
Số hiệu: | 80/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: | 26/08/2021 | Ngày hiệu lực: | 15/10/2021 |
Ngày công báo: | 08/09/2021 | Số công báo: | Từ số 749 đến số 750 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nguyên tắc hỗ trợ lãi suất cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo
Ngày 26/8/2021 Chính phủ ban hành Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
Theo đó, DNNVV khởi nghiệp sáng tạo và DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất khi vay vốn trung và dài hạn tại các tổ chức tín dụng để thực hiện phương án, dự án sản xuất - kinh doanh theo các nguyên tắc sau:
- Là các DNNVV đáp ứng tiêu chí về DN khởi nghiệp sáng tạo và tiêu chí hỗ trợ DN tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, đồng thời chưa được hưởng các chính sách ưu đãi về lãi suất của Nhà nước trong cùng một giai đoạn.
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất cho DN theo phương thức hỗ trợ sau đầu tư.
Mỗi DN được hỗ trợ lãi suất đối với 01 phương án, dự án sản xuất - kinh doanh trong cùng một giai đoạn.
- DN vay vốn được tổ chức tín dụng thẩm định và quyết định cho vay theo quy định của pháp luật về cho vay của tổ chức tín dụng.
Nghị định 80/2021/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/10/2021 và thay thế Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào ngành, nghề kinh doanh chính mà doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
1. Số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội là toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, trả công tham gia bảo hiểm xã hội theo pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được tính bằng tổng số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội của tất cả các tháng trong năm trước liền kề chia cho 12 tháng.
Số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội của tháng được xác định tại thời điểm cuối tháng và căn cứ trên chứng từ nộp bảo hiểm xã hội của tháng đó mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được tính bằng tổng số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội của các tháng hoạt động chia cho số tháng hoạt động.
1. Tổng nguồn vốn của năm được xác định trong bảng cân đối kế toán thể hiện trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế. Tổng nguồn vốn của năm được xác định tại thời điểm cuối năm.
2. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cuối quý liền kề thời điểm doanh nghiệp đăng ký hưởng nội dung hỗ trợ.
1. Tổng doanh thu của năm là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp và được xác định trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.
2. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm hoặc trên 01 năm nhưng chưa phát sinh doanh thu thì doanh nghiệp căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn quy định tại Điều 8 Nghị định này để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa căn cứ vào mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này để tự xác định và kê khai quy mô là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và nộp cho cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai.
2. Trường hợp doanh nghiệp phát hiện kê khai quy mô không chính xác, doanh nghiệp chủ động thực hiện điều chỉnh và kê khai lại. Việc kê khai lại phải được thực hiện trước thời điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng nội dung hỗ trợ.
3. Trường hợp doanh nghiệp cố ý kê khai không trung thực về quy mô để được hưởng hỗ trợ thì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn trả toàn bộ kinh phí đã nhận hỗ trợ.
4. Căn cứ vào thời điểm doanh nghiệp đề xuất hỗ trợ, cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đối chiếu thông tin về doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để xác định thông tin doanh nghiệp kê khai đảm bảo đúng đối tượng hỗ trợ.
CRITERIA FOR IDENTIFICATION OF SMES
Article 5. Criteria for identification of SMEs
1. Any micro-enterprise in the field of agriculture, forestry, aquaculture; industry and construction that has an average annual number of employees who participate in social insurance not exceeding 10 people, total revenue in the year not exceeding 3 billion VND or total capital of the year not exceeding 3 billion VND.
Any micro-enterprise in the field of commerce and services that that has an average annual number of employees who participate in social insurance not exceeding 10 people, total revenue in the year not exceeding 10 billion VND or total capital of the year not exceeding 3 billion VND.
2. Any small enterprise in the field of agriculture, forestry, aquaculture; industry and construction that has an average annual number of employees who participate in social insurance not exceeding 100 people, total revenue in the year not exceeding 50 billion VND or total capital of the year not exceeding 20 billion VND, except micro-enterprises mentioned in Clause 1 of this Article.
Any small enterprises in the field of commerce and service that has an average annual number of employees who participate in social insurance not exceeding 50 people, total revenue in the year not exceeding 100 billion VND or total capital of the year not exceeding 30 billion VND, except micro-enterprises mentioned in Clause 1 of this Article.
3. Any medium enterprise in the field of agriculture, forestry, aquaculture; industry and construction that has an average annual number of employees who participate in social insurance not exceeding 200 people, total revenue in the year not exceeding 200 billion VND or total capital of the year not exceeding 100 billion VND, except micro-enterprises and small enterprises mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article.
Any medium enterprises in the field of commerce and service that has an average annual number of employees who participate in social insurance not exceeding 100 people, total revenue in the year not exceeding 300 billion VND or total capital of the year not exceeding 100 billion VND, except micro-enterprises and small enterprises mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article.
Article 6. Determination of fields of operation of SMEs
The fields of operation of SMEs shall be determined according to their primary business lines as registered with business registration authorities.
Article 7. Determination of average annual number of employees who participate in social insurance of SMEs
1. The number of employees who participate in social insurance means all the employees who get paid by of the enterprise and participate in social insurance in accordance with social insurance laws.
2. The average annual number of employees who participate in social insurance equals (=) the total number of employees who participate in social insurance of all the months in the preceding years divided by (:) 12 months.
The number of employees who participate in social insurance of a month shall be determined at the end of the month according to documents about social insurance premium payment of that month that are submitted by the enterprise to the social insurance authority.
3. In case an enterprise has been operating for less than 01 year, the average annual number of employees who participate in social insurance shall equal (=) the total number of employees who participate in social insurance of the operating months by (:) the number of months.
Article 8. Determination of total capital of SMEs
1. The total capital of a year determined in the balance sheet and specified on the financial statement of the preceding year which is submitted by the enterprise to the tax authority. The total capital of a year shall be determined at the end of the year.
2. In case an enterprise has been operating for less than 01 year, the total capital shall be determined in the balance sheet of the enterprise at the end of the latest quarter before the enterprise applies for assistance.
Article 9. Determination of total revenues of SMEs
1. The total revenue of a year is the total revenue from sale of goods, provision of service by the enterprise and specified in the financial statement of the preceding year which is submitted by the enterprise to the tax authority.
2. In case an enterprise has been operating for less than 01 year or more than 01 year but has not generated revenue, the total capital criterion specified in Article 8 of this Decree shall apply.
Article 10. Identification and declaration of SMEs
1. Each SME shall complete the declaration form provided in the Appendix hereof, specify whether it is a micro-enterprise, small enterprise or medium enterprise, and submit the form to the assisting authority. SMEs shall be responsible for their declaration.
2. In case an enterprise is found to have declared its scale incorrectly, it shall revise the declaration before assistance is provided.
3. In case an enterprise deliberately declares its scale incorrectly for the purpose of receiving assistance, it shall take legal responsibility and return the funds provided as assistance.
4. Assisting organizations shall compare information about the enterprises on the National Enterprise Registration Portal to verity their eligibility for assistance.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực