Chương III Nghị định 34/2018/NĐ-CP: Hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng
Số hiệu: | 34/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 08/03/2018 | Ngày hiệu lực: | 08/03/2018 |
Ngày công báo: | 30/03/2018 | Số công báo: | Từ số 487 đến số 488 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đối tượng được Quỹ bảo lãnh tín dụng cấp bảo lãnh tín dụng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn, có tiềm năng phát triển nhưng chưa đủ điều kiện tiếp cận tín dụng ngân hàng ở các lĩnh vực được ưu tiên cấp tín dụng theo quy định tại Nghị định này.
2. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn để đầu tư, sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực sau sẽ được ưu tiên xem xét cấp bảo lãnh tín dụng:
a) Các lĩnh vực được ưu tiên cấp tín dụng theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ;
b) Các lĩnh vực hoặc dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương trong từng thời kỳ.
3. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Danh mục cụ thể các ngành, nghề, lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương trong từng thời kỳ được Quỹ ưu tiên xem xét cấp bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này.
Các đối tượng được bảo lãnh tín dụng quy định tại Điều 15 Nghị định này chỉ được Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét cấp bảo lãnh khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng hoàn trả vốn vay.
2. Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh được Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định và quyết định bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này.
3. Có phương án về vốn chủ sở hữu tối thiểu 20% tham gia dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh tại thời điểm Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định để xem xét cấp bảo lãnh.
4. Tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, doanh nghiệp không có các khoản nợ thuế từ 01 năm trở lên theo Luật quản lý thuế và nợ xấu tại các tổ chức tín dụng. Trường hợp nợ thuế do nguyên nhân khách quan, doanh nghiệp phải có xác nhận của cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
5. Có biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh vay vốn theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.
1. Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét cấp bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tối đa bằng 100% giá trị khoản vay (bao gồm cả vốn lưu động và vốn trung, dài hạn) tại tổ chức cho vay. Căn cứ vào tính khả thi, mức độ rủi ro của doanh nghiệp, dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của Quỹ, Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét, quyết định cụ thể mức bảo lãnh cho doanh nghiệp.
2. Bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng bao gồm một trong các trường hợp sau đây:
a) Bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ gốc khoản vay của bên được bảo lãnh tại các tổ chức cho vay;
b) Bảo lãnh nghĩa vụ trả lãi khoản vay của bên được bảo lãnh tại các tổ chức cho vay;
c) Bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ gốc và nợ lãi khoản vay của bên được bảo lãnh tại các tổ chức cho vay và phải được quy định cụ thể tại hợp đồng bảo lãnh tín dụng.
3. Căn cứ vào khả năng tài chính, quản trị điều hành của Quỹ bảo lãnh tín dụng, tính khả thi và mức độ rủi ro của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét, quyết định phạm vi bảo lãnh tín dụng quy định tại khoản 2 Điều này và phải được quy định cụ thể tại hợp đồng bảo lãnh tín dụng.
1. Thời hạn cấp bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng được xác định phù hợp với thời hạn vay vốn đã thỏa thuận giữa các bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh tại hợp đồng tín dụng và được quy định rõ trong hợp đồng bảo lãnh tín dụng, chứng thư bảo lãnh ký kết giữa các bên liên quan theo quy định tại Nghị định này.
2. Trong thời hạn cấp bảo lãnh, khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn là doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì Quỹ bảo lãnh tín dụng tiếp tục cấp bảo lãnh tín dụng cho khách hàng theo hợp đồng bảo lãnh tín dụng đã ký với bên được bảo lãnh cho đến khi hết thời hạn bảo lãnh theo hợp đồng.
1. Đồng tiền bảo lãnh tín dụng là đồng Việt Nam (VND).
2. Giới hạn bảo lãnh vay vốn đầu tư: Tổng mức bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng tính trên vốn điều lệ thực có của Quỹ bảo lãnh tín dụng không vượt quá 15% đối với một khách hàng và không vượt quá 20% đối với một khách hàng và người có liên quan.
3. Giới hạn bảo lãnh vay vốn lưu động: Ngoài quy định về giới hạn bảo lãnh vay vốn tại khoản 2 Điều này, giới hạn bảo lãnh vay vốn lưu động của Quỹ bảo lãnh tín dụng tối đa không vượt quá vốn chủ sở hữu của khách hàng thể hiện tại báo cáo tài chính của doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế của năm trước liền kề.
4. Tổng mức bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các bên được bảo lãnh quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này tối đa không vượt quá 03 lần vốn điều lệ thực có của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
1. Các chi phí liên quan đến hoạt động bảo lãnh tín dụng bao gồm:
a) Chi phí thẩm định hồ sơ bảo lãnh tín dụng khách hàng trả cho Quỹ bảo lãnh tín dụng cùng với hồ sơ đề nghị bảo lãnh lãnh tín dụng;
b) Chi phí bảo lãnh tín dụng tính trên số tiền được bảo lãnh và thời hạn bảo lãnh. Thời hạn thu phí bảo lãnh tín dụng được ghi trong hợp đồng bảo lãnh theo thỏa thuận giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng và bên được bảo lãnh, phù hợp với thời hạn bảo lãnh tín dụng.
2. Quỹ bảo lãnh tín dụng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định các mức chi phí cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều này trong từng thời kỳ để Quỹ bảo lãnh tín dụng có căn cứ thực hiện.
3. Việc miễn, giảm chi phí bảo lãnh tín dụng thực hiện theo quy định tại Quy chế quy định cụ thể về các trường hợp, lĩnh vực được miễn, giảm chi phí bảo lãnh tín dụng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng. Nguyên tắc để xác định mức độ miễn, giảm chi phí bảo lãnh tín dụng bao gồm:
a) Thuộc lĩnh vực được miễn, giảm chi phí bảo lãnh tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên của địa phương;
b) Phù hợp với khả năng tài chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
c) Thẩm quyền phê duyệt đối với từng trường hợp cụ thể là Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Quỹ.
1. Giấy đề nghị bảo lãnh tín dụng của bên được bảo lãnh.
2. Các văn bản, tài liệu chứng minh bên được bảo lãnh có đủ các điều kiện được bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Điều 16 Nghị định này và các tài liệu khác có liên quan theo quy định của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ đề nghị bảo lãnh trực tiếp tại Quỹ bảo lãnh tín dụng trên cùng địa bàn (nơi doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký kinh doanh và có trụ sở trên địa bàn) hoặc qua bưu điện.
4. Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng trình Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng ban hành quy định cụ thể về thành phần hồ sơ khách hàng đề nghị bảo lãnh tín dụng quy định tại Điều này.
1. Bên bảo lãnh có trách nhiệm thẩm định tính đầy đủ của các hồ sơ, tài liệu do bên được bảo lãnh gửi đến; thực hiện thẩm định tính hiệu quả, khả năng hoàn trả vốn vay của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh và các điều kiện bảo lãnh khác theo quy định tại Nghị định này.
2. Bên bảo lãnh có trách nhiệm xây dựng, ban hành quy trình thẩm định tính hiệu quả, khả năng hoàn trả vốn vay của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của bên được bảo lãnh theo nguyên tắc đảm bảo tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm, nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức liên quan trong quá trình thẩm định và quyết định cấp bảo lãnh tín dụng.
3. Chậm nhất sau 30 ngày kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ xin bảo lãnh tín dụng hợp lệ, bên bảo lãnh phải hoàn thành xem xét việc bảo lãnh tín dụng cho bên được bảo lãnh. Quyết định bảo lãnh tín dụng cho bên được bảo lãnh được thực hiện bằng văn bản dưới hình thức hợp đồng bảo lãnh tín dụng giữa bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh. Trường hợp từ chối không cấp bảo lãnh tín dụng, bên bảo lãnh phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do không chấp thuận cho bên được bảo lãnh.
1. Hợp đồng bảo lãnh tín dụng do 02 bên (bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh) hoặc 03 bên (gồm: Bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh) thỏa thuận, ký kết nhưng phải đảm bảo tuân thủ các quy định tại Nghị định này và bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Tên, địa chỉ của bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh (đối với trường hợp hợp đồng bảo lãnh tín dụng do 03 bên ký kết);
b) Địa điểm, thời điểm ký hợp đồng bảo lãnh tín dụng;
c) Nghĩa vụ trả nợ gốc, trả nợ lãi;
d) Thời hạn hiệu lực và chi phí bảo lãnh tín dụng quy định tại Nghị định này;
đ) Mục đích, nội dung bảo lãnh tín dụng;
e) Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại khoản 2 Điều 30 và Điều 31 Nghị định này;
g) Biện pháp bảo đảm bảo lãnh quy định tại Điều 25 Nghị định này;
h) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng bên (bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh) trong quá trình thực hiện bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này;
i) Thỏa thuận về các biện pháp thu hồi nợ bên nhận bảo lãnh phải thực hiện sau khi bên được bảo lãnh không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ cho bên nhận bảo lãnh và phương thức để chứng minh đã thực hiện các biện pháp này trước khi thông báo cho bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này;
k) Thỏa thuận cụ thể về việc xử lý trong trường hợp bên bảo lãnh trả nợ thay (gồm lãi suất, thời hạn) cho bên được bảo lãnh;
l) Thỏa thuận về cách thức, nội dung giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo lãnh;
m) Những thỏa thuận khác phục vụ cho yêu cầu quản lý của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
2. Khi có sự thay đổi các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, bên được bảo lãnh phải có trách nhiệm thông báo cho bên bảo lãnh xem xét chấp thuận việc điều chỉnh hợp đồng bảo lãnh tín dụng. Hợp đồng bảo lãnh tín dụng được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ khi các bên có liên quan thỏa thuận và thống nhất.
3. Quỹ bảo lãnh tín dụng xây dựng mẫu hợp đồng bảo lãnh tín dụng đảm bảo tuân thủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và trình Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng phê duyệt.
1. Bảo lãnh vay vốn của bên bảo lãnh được thực hiện bằng văn bản dưới hình thức Chứng thư bảo lãnh.
2. Nội dung của Chứng thư bảo lãnh bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Tên, địa chỉ của bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh;
b) Ngày phát hành chứng thư bảo lãnh, nghĩa vụ trả nợ gốc, trả nợ lãi;
c) Điều kiện cụ thể việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
d) Thời hạn hiệu lực của chứng thư bảo lãnh;
đ) Các hồ sơ liên quan đến việc đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng của bên nhận bảo lãnh đối với bên bảo lãnh;
e) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện các nội dung trong chứng thư bảo lãnh; quy định các nội dung liên quan đến nội dung, xử lý giải quyết tranh chấp nếu phát sinh;
g) Các biện pháp thu hồi nợ bên nhận bảo lãnh phải thực hiện sau khi bên được bảo lãnh không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ cho bên nhận bảo lãnh và phương thức chứng minh đã thực hiện các biện pháp này trước khi thông báo cho bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này;
h) Các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên có liên quan.
3. Chứng thư bảo lãnh được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ khi các bên có liên quan thỏa thuận và thống nhất cụ thể.
1. Các biện pháp bảo đảm cho hoạt động bảo lãnh vay vốn của Quỹ bảo lãnh tín dụng quy định tại Nghị định này gồm:
a) Quyền tài sản, tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp được xem xét cấp bảo lãnh tín dụng hoặc tài sản hiện có của bên thứ ba;
b) Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp được xem xét cấp bảo lãnh tín dụng theo đánh giá của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
c) Xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp được xem xét cấp bảo lãnh tín dụng theo đánh giá xếp hạng của Quỹ bảo lãnh tín dụng là doanh nghiệp đảm bảo khả năng trả nợ cho khoản vay tại tổ chức cho vay.
2. Quỹ bảo lãnh tín dụng đánh giá và quyết định việc sử dụng một hoặc nhiều biện pháp nhằm bảo đảm cho hoạt động bảo lãnh vay vốn và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp miễn tài sản bảo đảm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Quỹ bảo lãnh tín dụng trình Chủ tịch Quỹ xem xét, quyết định biện pháp bảo đảm tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này theo quy định tại Quy chế về các trường hợp được miễn tài sản bảo đảm tại khoản 4 Điều này.
3. Trong từng trường hợp, bên được bảo lãnh thỏa thuận, thống nhất với Quỹ bảo lãnh tín dụng về biện pháp bảo đảm và ghi cụ thể trong hợp đồng bảo lãnh tín dụng quy định tại Nghị định này.
4. Quỹ bảo lãnh tín dụng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quy chế về các biện pháp bảo đảm, thẩm quyền quyết định đối với từng biện pháp bảo đảm, trường hợp miễn tài sản bảo đảm của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào các tiêu chí: Lĩnh vực ngành nghề ưu tiên phát triển của địa phương, điều kiện tài chính của doanh nghiệp, mức độ rủi ro của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng và các tiêu chí khác theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Bên bảo lãnh có quyền:
a) Yêu cầu bên được bảo lãnh cung cấp các giấy tờ, tài liệu liên quan và chứng minh đủ điều kiện được bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Điều 16 Nghị định này;
b) Đề nghị bên nhận bảo lãnh chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện thấy bên được bảo lãnh có những dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc vi phạm hợp đồng bảo lãnh tín dụng;
c) Thu các chi phí hoạt động bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Điều 20 Nghị định này;
d) Thực hiện quyền của bên bảo lãnh theo cam kết với bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh;
đ) Từ chối cấp bảo lãnh tín dụng đối với khách hàng không đủ điều kiện bảo lãnh tín dụng nêu tại Điều 16 Nghị định này;
e) Không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng thuộc trường hợp bên bảo lãnh được quyền không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nêu tại khoản 3 Điều 31 và Điều 32 Nghị định này;
g) Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ cam kết;
h) Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của bên bảo lãnh:
a) Thực hiện thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh do bên được bảo lãnh gửi đến;
b) Phối hợp với bên nhận bảo lãnh kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn và hoàn trả nợ của bên được bảo lãnh theo quy định tại hợp đồng bảo lãnh tín dụng, chứng thư bảo lãnh và các quy định tại Nghị định này;
c) Thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh theo cam kết với bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh;
d) Trường hợp bên bảo lãnh nắm giữ tài sản bảo đảm thì bên bảo lãnh phải chuyển giao toàn bộ quyền nắm giữ tài sản thế chấp cho tổ chức cho vay ngay sau khi bên bảo lãnh không đồng ý trả nợ thay cho bên được bảo lãnh;
đ) Cung cấp thông tin và báo cáo định kỳ, đột xuất cho các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định;
e) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
1. Bên nhận bảo lãnh có quyền:
a) Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết với bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh và các thỏa thuận khác có liên quan theo quy định tại chứng thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh tín dụng, Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Yêu cầu bên được bảo lãnh chuyển giao quyền tiếp nhận và xử lý tài sản bảo đảm cho khoản vay; xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp bên được bảo lãnh không trả được nợ cho bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh;
c) Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi các bên vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng;
d) Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ theo quy định tại Nghị định này;
đ) Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh:
a) Thực hiện nghĩa vụ của tổ chức cho vay đối với khách hàng và bên bảo lãnh theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Bộ luật dân sự, Nghị định này và các văn bản quy định của pháp luật có liên quan;
b) Thực hiện nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh được quy định tại chứng thư bảo lãnh đối với các nội dung sau:
- Nghĩa vụ liên quan đến bên nhận bảo lãnh.
- Thông báo của bên nhận bảo lãnh cho Quỹ bảo lãnh tín dụng bằng văn bản các nội dung liên quan đến khoản cho vay của bên được bảo lãnh.
- Trường hợp bên nhận bảo lãnh nắm giữ tài sản bảo đảm thì bên nhận bảo lãnh phải bảo toàn tài sản thế chấp; chuyển giao tài sản thế chấp cho Quỹ bảo lãnh tín dụng khi Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên được bảo lãnh.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định tại chứng thư bảo lãnh tín dụng.
c) Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay, việc hoàn trả nợ vay của bên được bảo lãnh để đảm bảo việc sử dụng vốn, tài sản hình thành từ vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ vay theo đúng cam kết tại hợp đồng tín dụng;
d) Cung cấp cho bên bảo lãnh đầy đủ hồ sơ chứng minh việc giải ngân vốn vay; kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và tài sản hình thành từ vốn vay của bên được bảo lãnh khi yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
đ) Giám sát chặt chẽ nguồn thu của bên được bảo lãnh để đôn đốc thu hồi nợ vay;
e) Cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện cho vay có bảo lãnh tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
1. Bên được bảo lãnh có quyền:
a) Yêu cầu bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh thực hiện các cam kết trong hợp đồng bảo lãnh tín dụng, chứng thư bảo lãnh;
b) Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Bên được bảo lãnh có nghĩa vụ:
a) Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin và tài liệu liên quan đến việc cấp bảo lãnh theo yêu cầu của bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin và tài liệu này;
b) Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh;
c) Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng bảo lãnh tín dụng, sử dụng vốn vay đúng mục đích;
d) Nộp các chi phí bảo lãnh tín dụng cho bên bảo lãnh đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định tại Nghị định này;
đ) Trong trường hợp có phát sinh thay đổi giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh ảnh hưởng đến nghĩa vụ bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng, bên được bảo lãnh phải thông báo kịp thời bằng văn bản cho Quỹ bảo lãnh tín dụng;
e) Phải bồi hoàn đầy đủ cho bên bảo lãnh về những khoản nợ phát sinh mà bên bảo lãnh đã trả thay;
g) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
OPERATIONAL ACTIVITIES OF CREDIT GUARANTEE FUND
Article 15. Beneficiaries of credit guarantees
1. Beneficiaries of credit guarantee funds are SMEs prescribed in the Law on support for SMEs and its guiding documents, which have growth potential but are not eligible for access to credit in the preferential sectors as prescribed in this Decree.
2. SMEs taking out loans for investment and business purposes in the following sectors are given priority to be granted extend credit guarantees:
a) Preferential sectors for credit extending under guidance of the State Bank of Vietnam in each period;
b) Sectors or projects in the preferential sectors of local socio-economic development in each period.
3. According to Clause 2 of this Article, the People's Committee of province shall issue a list of preferential industries and sectors for local socio-economic development in each period that the Fund considers to extend credit guarantees as prescribed in this Decree.
Article 16. Conditions for extending credit guarantees
Beneficiaries of credit guarantees in accordance with Article 15 of this Decree are only granted credit guarantees when they meet the following conditions:
1. Prepare their effective and creditworthy investment projects, production and business plans.
2. Investment projects, production and business plans shall be assessed and subject to the decision to extend the credit guarantee in accordance with provisions set out in this Decree.
3. There is an investment or business plan in which owner’s equity accounts for at least 20% at the time when the credit guarantee fund considers the beneficiary for guarantee granting.
4. When applying for the guarantee, the beneficiary does not incur any tax debt for 1 year or longer as prescribed in the Law on Tax Administration and non-performing loans at credit institutions. If the tax debt incurred due to objective reason, the beneficiary must have a certification of its superior tax authority.
5. There are security interests for loan guarantees as prescribed in Article 25 hereof.
Article 17. Scope of credit guarantee
1. The credit guarantee fund considers granting a credit guarantee up to 100% of loans (including working capital and medium or long-term capital) to a SME. According to the feasibility, level of risks of the beneficiary, project, business plan and financial resources of the credit guarantee fund, the credit guarantee fund shall decide specific amount of guarantee for the beneficiary.
2. The guarantees of the credit guarantee fund include:
a) Guarantee for the principal of a loan taken out by the obligor from a lender;
b) Guarantee for the interests of a loan taken out by the obligor from a lender;
c) Guarantee for the principal and interests of a loan taken out by the obligor from a lender, specified in the credit guarantee contract.
3. According to its own financial resources and administration, feasibility and level of risks of the beneficiary’s project or business plan, the credit guarantee fund shall decide the scope of credit guarantee as prescribed in Clause 2 hereof, specified in the credit guarantee contract.
Article 18. Credit guarantee term
1. The credit guarantee term shall be determined in conformity with the term of the loan agreed upon between the obligor and the obligee in the credit contract and specified in the credit guarantee contract and the guarantee certificate entered into between relevant parties as prescribed in this Decree.
2. During the credit guarantee term, if the obligor has no longer been classified as a SME as prescribed by law, the credit guarantee fund must keep granting the extend credit guarantee to the obligor based on the credit guarantee contract between them until the expiry of the credit guarantee term.
Article 19. Currency and credit guarantee limits
1. Credit guarantee currency is VND.
2. Limit of loan guarantee for investment: Total amount of credit guarantee granted to a single obligor or a single obligor and a related entity does not exceed 15% or 20% respectively of actual charter capital of the credit guarantee fund.
3. Limit of loan guarantee for working capital: Apart from the regulation on loan guarantee limit prescribed in Clause 2 hereof, the loan guarantee for working capital does not exceed the amount of equity of the obligor representing in its financial statement submitted to the tax authority the year before.
4. Total amount of credit guarantees extended to obligors prescribed in Clause 2 and Clause 3 hereof is not more than 3 times higher than the actual charter capital of the credit guarantee fund.
Article 20. Fees for credit guarantee activities
1. Fees for credit guarantee activities include:
a) Fees for appraisal of credit guarantee dossiers paid by the obligor to the credit guarantee fund together with the application for credit guarantee;
b) Fee for the credit guarantee shall be calculated on the basis of the guaranteed sum and guarantee term. The expiry date of fee payment specified in the guarantee contract under the agreement between the credit guarantee fund and obligor shall conform to the credit guarantee term.
2. The credit guarantee fund shall submit specific amounts of fees prescribed in Clause 1 hereof in every period to the People's Committee of province for decision.
3. The remission of credit guarantee fees are specified in Regulations on cases and sectors eligible for remission of credit guarantee fees issued by the President of People’s Committee of province at the request of the President of credit guarantee fund. Criteria for determining degrees of remission of credit guarantee fees include:
a) Sectors eligible for remission among preferential sectors in the provinces;
b) In conformity with financial resources of the credit guarantee fund;
c) The President of credit guarantee fund has the authority to approve specific cases of remission based on the request of the Director of credit guarantee fund.
Article 21. Application documents for the offer of credit guarantee
1. Application form for the offer of credit guarantee prepared by the obligor.
2. Documentary evidence that proves that the obligor has fulfilled all necessary requirements for the credit guarantee under provisions set out in Article 16 of this Decree and other relevant documents stipulated by the credit guarantee fund.
3. SMEs submit applications for credit guarantee to the credit guarantee fund in person in the same administrative division (where they register their business and are headquartered) or by post.
4. The Director of credit guarantee fund shall request the President of credit guarantee fund to issue specific regulations on required documents in the application for offer of credit guarantees as prescribed in this Article.
Article 22. Assessment of the application and credit guarantee decision
1. The guarantor shall be responsible for verifying if required documents in the application sent by the obligor are adequate; assessing efficiency and effectiveness, and loan repayment competence of investment projects, production and business plans and other guarantee conditions prescribed in this Decree.
2. The guarantor shall be responsible for formulating the process for assessing the efficiency and effectiveness, and loan repayment competence of investment projects, production and business plans submitted by the obligor, who sticks to the principles that the autonomy, sole and joint responsibility of persons concerned at the stage of credit guarantee assessment and decision must be respected.
3. No later than 30 days since valid application documents for the offer of credit guarantee were fully received, the guarantor must complete the consideration process for granting the credit guarantee to the obligor. The decision to grant the credit guarantee to the obligor shall be documented in the form of a guarantee contract between the guarantor, the obligee and the obligor. Where the application for the offer of credit guarantee is rejected, the guarantor must send a written notification to the applicant in which reasons for such rejection must be clearly stated.
Article 23. Credit guarantee contract
1. A credit guarantee contract is entered into by 02 parties (the guarantor and the obligor) or 03 parties (the guarantor, the obligee and the obligor) but it must comply with this Decree and at least contain:
a) Name and address of the guarantor, the obligor, and the obligee (in case of 3-party contract);
b) Location and date of the conclusion of credit guarantee contract;
c) Principal and interest repayment obligation;
d) Validity period and credit guarantee fees prescribed herein;
dd) Credit guarantee purposes and clauses;
e) Conditions for the guarantor’s securing guarantee obligations prescribed in Clause 2 Article 30 and Article 31 hereof;
g) Security interests for guarantees prescribed in Article 25 hereof;
h) Rights, duties and obligations of each party (the guarantor, the obligee and the obligor) during extending of credit guarantee as prescribed herein;
i) Agreed terms regarding debt collection methods executed by the obligee after the obligor defaults on the debt or repays insufficient debt to the obligee and methods to prove that the obligee has executed these methods before notifying the guarantor to secure guarantee obligations as prescribed herein;
k) Specific agreed terms to the case in which the guarantor shall act on behalf of the obligor to repay debts (including interests, time limit);
l) Agreed terms regarding settlement of disputes arising during execution of the credit guarantee contract;
m) Other relevant agreements required by the credit guarantee fund.
2. Whenever there is any change to contractual terms and conditions of credit contract, the obligor shall be responsible for notifying the guarantor for consideration and approval of such change. Any amendment and supplement to or termination of the credit guarantee contract must be agreed upon by contracting parties.
3. The credit guarantee fund shall make forms of credit guarantee contract in accordance with Clause 1 hereof and submit them to the President for approval.
Article 24. Guarantee certificate
1. The loan guarantee of the guarantor shall be documented in the form of a guarantee certificate.
2. Guarantee certificate shall consist of the following information:
a) Name and address of the guarantor, the obligee and the obligor;
b) Date of issuance, principal and interests repayment;
c) Conditions for the guarantor’s securing guarantee obligations;
d) Validity period of guarantee certificate;
dd) Documents related to application for guarantor’s securing guarantee obligations made by the obligee to the guarantor;
e) Rights, duties and obligations of parties during performance of the guarantee certificate; relevant regulations on the settlement of disputes (if any);
g) Debt collection methods executed by the obligee after the obligor defaults on the debt or repays insufficient debt to the obligee and methods to prove that the obligee has executed these methods before notifying the guarantor to secure guarantee obligations as prescribed herein;
h) Other agreements between relevant parties.
3. Any amendment and supplement to or termination of the guarantee certificate must be agreed upon by contracting parties.
Article 25. Security interests for loan guarantee
1. Security interests for loan guarantee of the credit guarantee fund prescribed herein include:
a) Property rights, existing property or off-plan property under ownership of the obligor or existing property of a third party;
b) Investment projects, business plans of the obligor that are feasible and capable of repaying debts as evaluated by the credit guarantee fund;
c) Credit rating of the obligor evaluated by the credit guarantee fund, proving that the obligor is capable of repay debts to the lender.
2. The credit guarantee fund shall evaluate and consider using single or multiple security interests to secure the loan guarantee and operation of the credit guarantee fund as prescribed herein. In case of exemption of collateral prescribed in Point a Clause 1 of this Article, the credit guarantee fund shall request the President to decide on security interests prescribed in Point b, Point c Clause 1 of this Article as prescribed in the Regulation on cases of exemption of collateral prescribed in Clause 4 of this Article.
3. In every case, the obligor shall reach agreement with the credit guarantee fund in terms of security interests and specify in the credit guarantee contract prescribed herein.
4. The credit guarantee fund shall request the President of People’s Committee of province to issue a Regulation on security interests, power to decide on security interests, and cases of exemption of collateral as prescribed in this Decree based on the following criteria: The preferential sectors of the province, financial situations of the obligor, level of risks of the projects, business plans and financial resources of the credit guarantee fund and other criteria required by the People's Committee of province.
Article 26. Rights and obligations of the obligor
1. Guarantor shall be vested with the right:
a) Request the obligor to provide documentary evidence that proves that the obligor has matched all necessary requirements for the credit guarantee under provisions set out in Article 16 of this Decree;
b) Request the obligee to withhold the loaning and collect loans ahead of maturity date whenever any signs of violation committed by the obligor against laws or terms and conditions agreed in the credit guarantee contract are detected;
c) Collect the fee for the credit guarantee as prescribed in Article 20 of this Decree;
d) Exercise the contractual rights agreed in the contract between the obligee and the obligor;
dd) Refuse to extend the credit guarantee to those who are not eligible for credit guarantee prescribed in Article 16 of this Decree;
e) Refuse to fulfill credit guarantee obligations in the cases prescribed in Clause 3 Article 31 and Article 32 of this Decree;
g) Initiate legal proceedings against the obligor due to the failure to fulfill contractual obligations;
h) Other rights agreed by contracting parties in accordance with legal regulations.
2. Guarantor's obligations:
a) Assess the financial plan and debt repayment plan of the investment project, production and business plan submitted by the obligor;
b) Cooperate with the obligee to inspect the process of loan capital utilization and loan repayment of the obligor as specified in the credit guarantee contract, guarantee certificate and this Decree;
c) Fulfill the obligations agreed in the contract between the obligee and the obligor;
d) If the guarantor holds collateral, the guarantor must transfer all the right to hold collateral to the lender as soon as practicable after the guarantor refuses to repay debts on behalf of the obligor;
dd) Provide information and periodic or spontaneous reports for regulatory authorities in accordance with laws;
e) Other obligations agreed by contracting parties in accordance with legal regulations.
Article 27. Rights and obligations of the obligee
1. Obligee shall be vested with the right to:
a) Request the guarantor to fulfill their obligations as agreed upon with the obligor and the obligee as well as other relevant agreements in accordance with the guarantee certificate, credit guarantee contract, this Decree and relevant laws;
b) Request the guarantor to dispose of the right to receive and deal with assets being held as a security for the grant of guarantee in case obligor defaults on the debt owned to the guarantor and the obligee;
c) Initiate legal proceedings against those who default on terms and conditions agreed in the contract;
d) Request the guarantor to take on their guarantee obligations if the obligor does not pay or insufficiently pay their debts as prescribed in this Decree;
dd) Exercise other rights agreed by contracting parties in accordance with legal regulations.
2. Obligee's obligations:
a) Take on the obligations of a credit institution who grant loans to consumers and to the guarantor in accordance with the Law on credit institutions, Civil Code, this Decree and other applicable legal documents;
b) Take on obligations of the obligee prescribed in guarantee certificate as follows:
- obligations arising out of the obligee.
- written notices of the loan taken out by the obligor made by the obligee to the credit guarantee fund.
- If the obligee holds the collateral, the obligee must preserve it; transfer all collateral to the credit guarantee fund when the credit guarantee fund fulfill the guarantee obligations.
- Other obligations prescribed in the credit guarantee certificate.
c) Examine and supervise the utilization of loans, assets acquired from loans, repayment of loans made by obligors as an assurance about the loan utilization, assets acquired from loans used for the right purpose and loan repayment made under contractual terms and conditions agreed in the credit contract;
d) Provide all necessary documentary evidences for the loan disbursement for the guarantor; examine and supervise the loan utilization and assets acquired from the obligor’s loan whenever the discharge of guarantee obligations is required by the guarantor;
dd) Rigorously monitor the receipts of the obligor in order to speed up the loan collection;
e) Provide information, periodic or spontaneous reports on facts about secured loans for competent authorities;
g) Other obligations agreed by contracting parties in accordance with legal regulations.
Article 28. Rights and obligations of the obligor
1. Obligor shall be vested with the right:
a) Request the guarantor, obligee to secure their obligations as agreed upon in the credit guarantee contract and guarantee certificate;
b) Other rights agreed by contracting parties in accordance with legal regulations.
2. The obligor assumes the following obligations:
a) Provide sufficient information and supporting documents about the provision of guarantee at the request of the guarantor, obligor as well as bear responsibility for ensuring accuracy and legitimacy of such information and documents;
b) Be inspected and supervised by the guarantor, the obligee and the obligor;
c) Fulfill their commitments as agreed upon in the credit guarantee contract, and use the loan to serve the right purpose;
d) Pay fees for the credit guarantee to the guarantor in a sufficient and timely manner as prescribed in this Decree;
dd) If there is any change between the obligor and the obligee that affects obligation to the guarantee of the credit guarantee fund, the obligor shall give a written notice to the credit guarantee fund;
e) Reimburse the guarantor for the debts that the guarantor has paid on behalf of the obligor;
g) Other obligations agreed by contracting parties in accordance with legal regulations.