Chương IV Nghị định 34/2018/NĐ-CP: Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng
Số hiệu: | 34/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 08/03/2018 | Ngày hiệu lực: | 08/03/2018 |
Ngày công báo: | 30/03/2018 | Số công báo: | Từ số 487 đến số 488 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Sau khi bên được bảo lãnh không trả được nợ vay cho bên nhận bảo lãnh theo Hợp đồng tín dụng đã ký, bên nhận bảo lãnh thông báo cho bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại Điều 30 Nghị định này.
2. Bên bảo lãnh thẩm định các hồ sơ bên nhận bảo lãnh đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.
3. Bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay trong trường hợp chấp thuận trả nợ thay và không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp không đồng ý trả nợ thay theo quy định tại Điều 32 Nghị định này.
4. Bên được bảo lãnh nhận nợ và hoàn trả bên bảo lãnh đối với nghĩa vụ nợ đã được bên bảo lãnh trả nợ thay.
5. Xử lý rủi ro trong trường hợp không thu hồi được nợ đã trả thay cho bên được bảo lãnh.
1. Khi đến hạn bên được bảo lãnh không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ cho bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng tín dụng đã ký, bên nhận bảo lãnh phải xác định rõ nguyên nhân không trả được nợ và có trách nhiệm áp dụng các biện pháp để thu hồi nợ theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo lãnh tín dụng, chứng thư bảo lãnh quy định tại Điều 23 và Điều 24 Nghị định này.
2. Trường hợp sau khi đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi nợ tại khoản 1 Điều này mà bên được bảo lãnh vẫn không trả được nợ, bên nhận bảo lãnh phải thông báo bằng văn bản cho bên bảo lãnh về tình hình không trả được nợ của bên được bảo lãnh và đề nghị bên bảo lãnh trả nợ thay theo hợp đồng bảo lãnh tín dụng và chứng thư bảo lãnh mà các bên đã ký kết, kèm theo các hồ sơ có liên quan chứng minh việc đã áp dụng các biện pháp thu hồi nợ mà bên được bảo lãnh vẫn không trả được nợ và hồ sơ liên quan đến khoản bảo lãnh do các bên thỏa thuận tại Hợp đồng bảo lãnh tín dụng, chứng thư bảo lãnh.
3. Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng trình Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng quy định cụ thể về thành phần hồ sơ đề nghị trả nợ thay của bên nhận bảo lãnh.
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị trả nợ thay của bên nhận bảo lãnh quy định tại Điều 30 Nghị định này, bên bảo lãnh phải thực hiện kiểm tra, thẩm định hồ sơ đề nghị trả nợ thay của bên nhận bảo lãnh. Nội dung thẩm định bao gồm:
a) Số tiền bên nhận bảo lãnh đề nghị bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay;
b) Tính hợp pháp việc giải ngân khoản vay của bên nhận bảo lãnh đối với bên được bảo lãnh trước và sau khi phát hành chứng thư bảo lãnh, đảm bảo đúng quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định có liên quan đối với khoản vay;
c) Việc bên nhận bảo lãnh chấp hành đầy đủ, đúng các cam kết tại các điều khoản tại chứng thư bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh tín dụng;
d) Giá trị thị trường của tài sản bảo đảm đối với trường hợp bên nhận bảo lãnh nắm giữ tài sản bảo đảm chung đối với khoản bảo lãnh và khoản vay theo quy định tại Nghị định này.
2. Trường hợp đủ điều kiện bảo lãnh theo thỏa thuận tại chứng thư bảo lãnh, trong thời hạn 10 ngày kể từ thời điểm thẩm định xong hồ sơ bên bảo lãnh phải có văn bản chấp thuận trả nợ thay, trong đó thông báo cụ thể về thời gian thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên nhận bảo lãnh đối với phần nghĩa vụ đã cam kết trong Chứng thư bảo lãnh.
3. Trường hợp không đủ điều kiện bảo lãnh theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo lãnh tín dụng, chứng thư bảo lãnh và thuộc các trường hợp bên bảo lãnh được quyền không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tại Điều 32 Nghị định này, bên bảo lãnh có văn bản thông báo cho bên nhận bảo lãnh việc không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình và nêu rõ nguyên nhân không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Bên bảo lãnh được quyền không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong các trường hợp sau:
1. Bên nhận bảo lãnh chưa thực hiện mọi biện pháp thu hồi nợ đối với bên được bảo lãnh theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định này.
2. Bên nhận bảo lãnh vi phạm quy định của pháp luật về quy chế cho vay của tổ chức cho vay đối với khách hàng trong quá trình cấp tín dụng cho bên được bảo lãnh, không thực hiện kiểm tra, giám sát hoặc kiểm tra, giám sát không kịp thời dẫn đến việc khách hàng sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay không đúng mục đích ghi trong hợp đồng tín dụng.
3. Các trường hợp khác do bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh thỏa thuận tại Hợp đồng bảo lãnh tín dụng và chứng thư bảo lãnh đã ký kết.
1. Sau khi gửi văn bản thông báo chấp thuận trả nợ thay cho bên nhận bảo lãnh quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định này, bên bảo lãnh sẽ thực hiện chuyển tiền cho bên nhận bảo lãnh theo thời gian tại văn bản chấp thuận trả nợ thay. Căn cứ tình hình tài chính, bên bảo lãnh có thể thỏa thuận với bên nhận bảo lãnh về việc chuyển toàn bộ số tiền bảo lãnh một lần hoặc chuyển nhiều lần.
2. Số tiền trả nợ thay bao gồm nghĩa vụ trả nợ gốc, nợ lãi theo thỏa thuận tại chứng thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh tín dụng.
3. Trước khi thực hiện chuyển tiền trả nợ thay, bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh phải hoàn thành thỏa thuận về việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp tài sản bảo đảm chung cho khoản vay và khoản được bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này.
1. Bên được bảo lãnh nhận nợ với bên bảo lãnh:
a) Sau khi Quỹ bảo lãnh tín dụng chuyển tiền trả nợ thay cho bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh có trách nhiệm nhận nợ bắt buộc và hoàn trả bên bảo lãnh số tiền bên bảo lãnh đã trả thay cho bên được bảo lãnh;
b) Bên được bảo lãnh phải trả nợ cho bên bảo lãnh gồm: Nợ gốc trả cho Quỹ bảo lãnh tín dụng (gồm nợ gốc và lãi tại tổ chức cho vay mà Quỹ bảo lãnh tín dụng đã trả nợ thay), nợ lãi nhận nợ bắt buộc tối đa bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn của bên nhận bảo lãnh tại thời điểm nhận nợ, chi phí bảo lãnh chưa thu hồi được, các chi phí khác mà bên bảo lãnh đã chi trả thay cho bên được bảo lãnh. Việc nhận nợ vay bắt buộc được thực hiện bằng Hợp đồng nhận nợ bắt buộc;
c) Căn cứ vào hợp đồng bảo lãnh tín dụng và chứng thư bảo lãnh, Quỹ bảo lãnh tín dụng quyết định thời hạn nhận nợ bắt buộc, kỳ hạn trả nợ, lãi suất nhận nợ bắt buộc áp dụng cho khoản trả nợ thay. Thời hạn nhận nợ bắt buộc không quá 1/3 thời hạn cho vay trong hạn của khoản vay được bảo lãnh.
2. Trường hợp đặc biệt, Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng báo cáo Chủ tịch Quỹ để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc miễn, giảm lãi suất nhận nợ bắt buộc đối với từng trường hợp cụ thể nêu tại điểm b khoản 1 Điều này. Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét ban hành Quy chế về mức lãi suất nhận nợ, miễn, giảm lãi suất nhận nợ bắt buộc để Quỹ triển khai thực hiện sau khi có ý kiến thấp thuận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Trường hợp bên được bảo lãnh không thanh toán được khoản nợ vay bắt buộc khi đến hạn, bên bảo lãnh được quyền áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro theo quy định tại Điều 37 Nghị định này.
Nghĩa vụ bảo lãnh vay vốn của bên bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp sau:
1. Bên được bảo lãnh đã thực hiện trả nợ đầy đủ đối với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng tín dụng đã ký.
2. Bên bảo lãnh đã thực hiện xong nghĩa vụ bảo lãnh theo hợp đồng bảo lãnh tín dụng hoặc chứng thư bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh.
3. Việc bảo lãnh vay vốn được hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác khi có thỏa thuận của các bên có liên quan.
4. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày phát hành chứng thư bảo lãnh mà không có khoản giải ngân nào của bên nhận bảo lãnh cho bên được bảo lãnh thì chứng thư bảo lãnh hết hiệu lực.
5. Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh vay vốn đã hết.
6. Bên nhận bảo lãnh đồng ý miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh hoặc nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt theo quy định của pháp luật.
7. Theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
1. Phân loại nợ: Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện phân loại nợ đối với các khoản đã trả nợ thay cho bên được bảo lãnh (khách hàng phải nhận nợ bắt buộc) theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng.
2. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh: Quỹ bảo lãnh tín dụng được trích lập Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh và được tính vào chi phí hoạt động của Quỹ như sau:
a) Trích lập dự phòng rủi ro chung bằng 0,75%/năm tính trên số dư cam kết bảo lãnh của Quỹ;
b) Trích lập dự phòng rủi ro cụ thể: Căn cứ kết quả phân loại nợ và kết quả thu chi tài chính hàng năm của Quỹ, Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cụ thể cho những khoản đã trả nợ thay cho bên được bảo lãnh, tỷ lệ trích không quá tỷ lệ trích tối đa theo từng nhóm nợ theo quy định đối với các tổ chức tín dụng.
3. Quỹ bảo lãnh tín dụng được sử dụng quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh để bù đắp các khoản nợ cho vay bắt buộc khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho khách hàng mà không thu hồi được nợ sau khi đã sử dụng các khoản bảo hiểm rủi ro (đối với các trường hợp mua bảo hiểm rủi ro). Cuối năm, nếu không sử dụng hết, số dư của quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh được chuyển sang năm tiếp theo để sử dụng.
Trường hợp quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh không đủ bù đắp những rủi ro bảo lãnh phát sinh trong năm thì sẽ lấy từ nguồn quỹ dự phòng tài chính theo quy định tại Điều 43 Nghị định này.
1. Nguyên tắc xử lý rủi ro: Việc xử lý rủi ro của Quỹ bảo lãnh tín dụng phải đảm bảo nguyên tắc:
a) Thực hiện đúng theo quy định của pháp luật;
b) Giảm thiệt hại tối đa cho nhà nước và gắn trách nhiệm của Quỹ bảo lãnh tín dụng, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh và các cơ quan liên quan trong việc bảo lãnh, thu hồi khoản trả nợ thay theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Các biện pháp xử lý rủi ro của Quỹ bảo lãnh tín dụng bao gồm: Cơ cấu nợ, khoanh nợ, xóa nợ (gốc, lãi), bán nợ và xử lý tài sản bảo đảm.
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định các biện pháp: Xoá nợ (gốc, lãi), bán nợ thấp hơn giá trị sổ sách của khoản nợ;
b) Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng quyết định các biện pháp khoanh nợ, xử lý tài sản bảo đảm;
c) Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng quyết định biện pháp cơ cấu nợ.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể cơ chế xử lý rủi ro của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
5. Số tiền thu hồi được từ các khoản bảo lãnh đã được xử lý rủi ro, kể cả số tiền thu hồi được từ việc xử lý tài sản bảo đảm được bổ sung vào quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
FULFILLMENT OF CREDIT GUARANTEE OBLIGATIONS
Article 29. Process to fulfill commitments to the credit guarantee
1. After the obligor defaults on the debt owned to the obligee under the signed credit contract, the obligee shall notify the guarantor of the fulfillment of guarantee obligations as prescribed in Article 30 of this Decree.
2. The guarantor shall assess documents in the request for fulfillment of guarantee obligations made by the obligee as prescribed in Article 31 of this Decree.
3. The guarantor shall repay debts on behalf of the obligor in case of approval and refuse to fulfill the guarantee obligations in case of disapproval as prescribed in Article 32 of this Decree.
4. The obligor shall undertake to be indebted and reimburse the guarantor the debts which are repaid by the guarantor.
5. Deal with risks of improbability to recover the debts repaid on behalf of the obligor.
Article 30. Notices of credit guarantee obligations
1. By the expiry date on which the debt repayment shall be due, if the obligor fails to repay or insufficiently repay their debts to the obligee under the signed credit contract, the obligee must clarify the reasons for this insolvency and apply regulated measures to collect debts under the credit guarantee contract, guarantee certificate prescribed in Article 23 and Article 23 of this Decree.
2. If the obligor is still unable to repay their debts after all of debt collection measures prescribed in Clause 1 of this Article are failed, the obligee must send a written notice of the obligor’s default to the guarantor and request the guarantor to repay debts on behalf of the obligor under the credit guarantee contract and guarantee certificate, enclosed with proof that debt collection measures are applied but the obligor still be unable to repay the debts and documents related to the guarantee mentioned in the credit guarantee contract, guarantee certificate.
3. The Director of credit guarantee fund request the President to specify required documents in the request for debt repayment on behalf of the obligor made by the obligee.
Article 31. Verification of request for debt repayment on behalf of the obligor made by the obligee
1. Within 15 days after receiving a duly completed request from the obligee as prescribed in Article 30 of this Decree, the guarantor shall verify the request. Matters to be verified:
a) The sum that the obligee requests the guarantor to repay debts on behalf of the obligor;
b) The legitimacy of loan disbursement made by the obligee to the obligor before and after the issuance of guarantee certificate, in accordance with the Law on credit institutions and relevant regulations on the loan;
c) The obligee’s observance to commitments in the guarantee certificate and credit guarantee contract;
d) The fair market value of the collateral in a case where the obligee holds the collateral together with the guarantee and the loan as prescribed in this Decree.
2. In case of qualified guarantee as agreed upon in the guarantee certificate, within 10 days from the completion of request verification, the guarantor must issue an approval for the debt repayment on behalf of the obligor, clarifying the time when the guarantor must repay the debt on behalf of the obligor as committed in the guarantee certificate.
3. In case of unqualified guarantee as agreed upon in the credit guarantee contract, guarantee certificate and the case that the guarantor is entitled not to fulfill the guarantee obligations prescribed in Article 32 of this Decree, the guarantor shall notify the obligee of non-fulfillment of guarantee obligation and clarify reasons thereof.
Article 32. Cases the guarantor entitled not to fulfill the guarantee obligations
The guarantor is entitled not to fulfill the guarantee obligations in the following cases:
1. The obligee has not applied all measures to collect debts from the obligor as prescribed in Clause 1 Article 30 of this Decree.
2. The obligee violates laws on lending regulations of the lender during the extending of credit to the obligor, or fails to inspect, supervise or inspect, supervise not in a timely manner, leading to the consequence that the obligor uses the loan or asset derived from the loan not for the purposes mentioned in the credit contract.
3. Other cases agreed by the guarantor, the obligee and the obligor in the credit guarantee contract and guarantee certificate.
Article 33. Fulfillment of credit guarantee obligations
1. After sending a notice of approval for debt repayment on behalf of the obligor to the obligee prescribed in Clause 2 Article 30 of this Decree, the guarantor shall transfer money to the obligee on schedule specified in this notice. According to the financial situation, the guarantor may deal with the obligee to transfer the guaranteed amount at one time or multiple times.
2. The repayment sum includes principal and interests as agreed upon in the guarantee certificate, credit guarantee contract.
3. Before transferring the money, the guarantor and the obligee must reach an agreement to dispose of the collateral if the collateral is both put up for the loan and the guarantee as prescribed in this Decree.
Article 34. Indebtedness and reimbursement of guaranteed debts
1. The obligor shall undertake to be in debt with the guarantor:
a) After the credit guarantee fund transfers money to repay debts to the obligee, the obligor is obliged to undertake to be indebted and reimburse the guarantor the amount the guarantor has paid on behalf of the obligor
b) The obligor must repay debts to the guarantor, including: the principal to be repaid to the credit guarantee fund (including principal and interests that the credit guarantee fund has repaid to the lender), the forced interests up to 150% of lending interest rates within the term of loan at the time that the debt is accepted, unpaid guarantee fee, other costs that the guarantor has paid on behalf of the obligor. The forced indebtedness shall be made in form of a forced indebtedness contract;
c) According to the credit guarantee contract and guarantee certificate, the credit guarantee fund shall decide the term and interests for forced indebtedness, applied to the debts that the guarantor has paid. The term of the forced indebtedness does not exceed one third of the term of the guaranteed loan.
2. In special circumstances, the Director of credit guarantee fund shall request the President to seek approval from the President of People’s Committee of province for the exemption from or reduction in forced indebtedness interests on a case-by-case basis prescribed in Point b Clause 1 of this Article. The President of credit guarantee fund shall consider issuing the Regulation on indebtedness interest rates, exemption from or reduction in forced indebtedness interests after obtaining the approval from the President of People’s Committee of province.
3. If the obligor is not capable of repaying the due forced loan, the guarantor is entitled to apply responses to risks as prescribed in Article 37 of this Decree.
Article 35. Termination of obligations to guarantee loans
The guarantor’s obligations to guarantee loans shall be terminated in the following cases:
1. The obligor has fulfilled their obligations to make a full payment on debts to the obligee under the credit contract.
2. The guarantor has discharged their guarantee obligations as agreed upon with the obligee in the credit guarantee contract or guarantee certificate.
3. The loan guarantee shall be cancelled or replaced by other guarantee methods if the mutual agreement entered into by interested parties is reached.
4. Within 60 days from the issuance of guarantee certificate, if there is no amount of disbursement from the obligee to the obligor, the guarantee certificate shall cease to be effective.
5. The term of loan guarantee has expired.
6. The obligee has agreed to exempt the guarantor from fulfilling their guarantee obligations, or the guarantee obligations have been terminated in accordance with laws.
7. Pursuant to the agreement signed by contracting parties in compliance with laws.
Article 36. Debt classification, building up guarantee loss reserves
1. Debt classification: The credit guarantee fund shall classify debts that have been repaid on behalf of the obligor (the obligor is forced to be indebted) as prescribed by the State bank of Vietnam.
2. Building up guarantee loss reserves: The credit guarantee fund may build up the guarantee loss reserves and have them deducted from the operational costs as follows:
a) Build up an annual general guarantee loss reserve equal to 0.75% of its guarantee balance;
b) Build up particular guarantee loss reserves: According to the debt classification and annual revenues and expenditures, the credit guarantee fund shall build up particular guarantee loss reserves for debts that have been repaid on behalf of the obligor, the rate of reserve may not exceed the maximum reserve rates by debt groups applied to credit institutions.
3. The credit guarantee fund shall be entitled to use the guarantee loss reserves to cover debts arising from guarantee obligations which cannot be recovered after using risk insurance (if any). At the end of the year, if the balance of the guarantee loss reserve remains positive, it will be carried forward to the following year for further use.
If the guarantee loss reserve is not enough to cover guarantee risks arising in that year, the financial reserve fund shall be taken as prescribed in Article 43 of this Decree.
1. Rules for dealing with risks: The dealing with risks of the credit guarantee fund must respect the following rules:
a) In accordance with laws and regulations;
b) Minimize damage to the state and involve the credit guarantee fund, the obligee, the obligor and relevant agencies taking responsibilities for the guarantee and recovery of the debts as prescribed in this Decree and relevant laws.
2. Responses to risks of credit guarantee fund: debt structuring, charge-off, write-off (principal and interests), debt purchase and disposal of collateral.
3. Power to deal with risks:
a) The President of People’s Committee of province shall decide on: write-off (principal and interests), debt purchase under the book value;
b) The President of credit guarantee fund shall decide on charge-off and disposal of collateral;
c) The Director of credit guarantee fund shall decide the debt structuring.
4. The Ministry of Finance shall provide guidelines for responses to risks of the credit guarantee fund.
5. The recovered amount from guarantees after dealing with risks, including the amount recovered from the disposal of collateral shall be transferred to the guarantee loss reserve of the credit guarantee fund.