Chương VII Nghị định 34/2018/NĐ-CP: Cơ cấu lại, giải thể, phá sản quỹ bảo lãnh tín dụng
Số hiệu: | 34/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 08/03/2018 | Ngày hiệu lực: | 08/03/2018 |
Ngày công báo: | 30/03/2018 | Số công báo: | Từ số 487 đến số 488 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Căn cứ kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định:
1. Cơ cấu lại bộ máy tổ chức quản trị, điều hành và các hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng có tổ chức và hoạt động chưa tuân thủ các quy định tại Nghị định này và pháp luật hiện hành, hoạt động chưa hiệu quả.
2. Giải thể các Quỹ bảo lãnh tín dụng đã được cơ cấu lại theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng hoạt động không hiệu quả, không đúng mục tiêu thành lập Quỹ, hoạt động không đúng quy định của pháp luật và các trường hợp buộc phải giải thể theo quy định tại Điều 51 Nghị định này.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng tại địa phương trong các trường hợp sau đây:
1. Quỹ bảo lãnh tín dụng không có đủ vốn điều lệ tối thiểu theo quy định tại khoản 4 Điều 64 và khoản 6 Điều 6 Nghị định này.
2. Tỷ lệ dư nợ cấp bảo lãnh tín dụng trên vốn điều lệ thực có của Quỹ bảo lãnh tín dụng tại thời điểm 31 tháng 12 hàng năm thấp hơn 10% trong 05 năm liên tiếp kể từ khi Nghị định này có hiệu lực thi hành.
3. Tỷ lệ nợ xấu của Quỹ bảo lãnh tín dụng cao hơn 50% vốn điều lệ thực có của Quỹ trong 03 năm liên tiếp.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng giải thể để tổ chức việc thực hiện giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng. Hội đồng giải thể có chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về phương án giải thể và tổ chức thực hiện giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng.
2. Hội đồng giải thể gồm đại diện các cơ quan sau:
a) Chủ tịch Hội đồng giải thể là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Lãnh đạo Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại địa phương;
d) Chủ tịch, Kiểm soát viên của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
đ) Đại diện của các cơ quan liên quan (nếu cần thiết) theo quyết định của địa phương.
1. Trường hợp Quỹ bảo lãnh tín dụng phải giải thể theo quy định tại Nghị định này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng giải thể theo quy định tại Điều 52 Nghị định này. Hội đồng giải thể có trách nhiệm xây dựng phương án giải thể, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xin ý kiến Hội đồng nhân dân cùng cấp trước khi quyết định giải thể. Phương án giải thể bao gồm các nội dung sau:
a) Tổ chức kiểm toán độc lập để đánh giá thực trạng tài chính và xác định giá trị thực của vốn điều lệ, trừ trường hợp đã có báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập trong vòng 6 tháng trước thời điểm quyết định giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng;
b) Phương án thanh lý tài sản, xử lý nguồn vốn điều lệ, các khoản bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đang thực hiện và thanh toán các khoản nợ của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
c) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
d) Nội dung chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
2. Sau khi phương án giải thể được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng theo các nội dung quy định tại Điều 54 Nghị định này.
3. Sau khi có quyết định giải thể:
a) Quỹ bảo lãnh tín dụng có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều 55 Nghị định này.
b) Hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều 56 Nghị định này;
4. Hội đồng giải thể tự động chấm dứt hoạt động khi Quỹ bảo lãnh tín dụng đã hoàn tất các thủ tục giải thể theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
5. Thời gian giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng không quá 02 năm kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định gia hạn thời gian giải thể nhưng tối đa không quá 01 năm.
1. Quyết định giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng phải có các nội dung chủ yếu như sau:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng bị giải thể;
b) Lý do giải thể;
c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của Quỹ bảo lãnh tín dụng; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 01 năm, kể từ ngày có quyết định giải thể;
d) Thu hồi trước hạn hoặc chuyển giao các khoản đã trả nợ thay cho một đơn vị chuyên môn tiếp tục theo dõi, thu nợ vốn Quỹ đã trả nợ thay;
đ) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động.
2. Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định giải thể, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam biết và công bố rộng rãi việc giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và trung ương.
1. Kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực, Quỹ bảo lãnh tín dụng có trách nhiệm thực hiện triển khai các nhiệm vụ:
a) Chấm dứt hoạt động bảo lãnh tín dụng và các hoạt động có liên quan;
b) Khóa sổ kế toán; kiểm kê tài sản; đối chiếu công nợ phải thu, phải trả, lập báo cáo tài chính đến thời điểm quyết định giải thể có hiệu lực;
c) Lập danh sách các khoản tiền gửi tại các tổ chức tài chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng; nợ phải trả, danh sách khách hàng đang bảo lãnh tín dụng và số nợ gốc, lãi phải thu (chia ra nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi); các khoản vốn huy động của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
d) Gửi văn bản đề nghị cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của Quỹ.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi quyết định giải thể có hiệu lực, Quỹ bảo lãnh tín dụng phải bàn giao cho Hội đồng giải thể:
a) Báo cáo tài chính, sổ sách kế toán và các tài liệu liên quan đến việc giải thể của Quỹ; danh sách các khoản bảo lãnh tín dụng và trả nợ thay;
b) Toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng hợp pháp của Quỹ bảo lãnh tín dụng (kể cả tài sản chưa thu hồi được).
1. Sau khi có quyết định giải thể, Hội đồng giải thể có trách nhiệm:
a) Thu hồi con dấu của Quỹ bảo lãnh tín dụng để phục vụ việc giải thể;
b) Tổ chức giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng theo phương án được duyệt;
c) Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày kết thúc việc giải thể, Hội đồng giải thể báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kết quả giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng.
2. Hội đồng giải thể được sử dụng con dấu của Quỹ bảo lãnh tín dụng để phục vụ công tác giải thể và yêu cầu các cơ quan nhà nước có liên quan hỗ trợ việc thu hồi tài sản.
Việc phá sản Quỹ bảo lãnh tín dụng được thực hiện theo quy định của Luật phá sản và các văn bản hướng dẫn.
RESTRUCTURING, DISSOLUTION, AND BANKRUPTCY OF CREDIT GUARANTEE FUND
Article 50. Restructuring and dissolution of credit guarantee fund
According to the performance assessment of credit guarantee fund, the People's Committee of province shall decide:
1. restructuring of administration apparatus and operations of the credit guarantee fund whose organization and operation has not complied with this Decree and applicable laws and has not operated effectively.
2. Dissolution of the credit guarantee fund which has been restructured as prescribed in Clause 1 of this Article but has operated ineffectively, not in conformity with the establishment objectives, and not in accordance with laws and regulations and falls under the cases of compulsory dissolution prescribed in Article 51 of this Decree.
Article 51. Cases of compulsory dissolution
The People's Committee of province shall dissolve a local credit guarantee fund in any of the following cases:
1. It has not adequate minimum charter capital as prescribed in Clause 4 Article 64 and Clause 6 Article 6 of this Decree.
2. The ratio of outstanding credit guarantee to the actual charter capital of the credit guarantee fund on December 31 is less than 10% in 5 consecutive years from effective date of this Decree.
3. Nonperforming loan ratio of the credit guarantee fund to the actual charter capital is greater than 50% in 3 consecutive years.
Article 52. Dissolution council of credit guarantee fund
1. The People's Committee of province shall consider establishing a dissolution council to deal with the dissolution of the credit guarantee fund. The dissolution council shall advise the People's Committee of province on dissolution plan and dissolution of the credit guarantee fund.
2. The dissolution council is composed of:
a) President of dissolution council who is the Deputy President of People’s Committee of province;
b) Leaders of the Department of Finance, the Department of Planning and Investment, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs;
c) Leader of local branch of the State Bank of Vietnam;
d) The President, controllers of the credit guarantee fund;
dd) Representatives of relevant agencies (as deemed appropriate) subject to decision of the local government.
Article 53. Processes of dissolution of credit guarantee fund
1. If the credit guarantee fund must be dissolved as prescribed in this Decree, the People's Committee of province shall establish a dissolution council as prescribed in Article 52 of this Decree. The dissolution council shall formulate a dissolution plan, and request the People's Committee of province to send an advisory opinion request to People’s Council of province before dissolution decision. The dissolution plan shall contain:
a) The independent audit organization which evaluates financial situation and real value of charter capital, except for the case that there is a financial statement audited by an independent organization within 6 months before the dissolution decision;
b) Plan for liquidation of assets and actions against charter capital, credit guarantees which are granted to SMEs and repayment of debts incurred by the credit guarantee fund;
c) Plan for actions against obligations arising out of the labor contract;
d) Termination of all rights and interests of the credit guarantee fund.
2. After the dissolution plan is approved by the People’s Council of province, the People's Committee of province shall decide the dissolution of the fund as prescribed in Article 54 of this Decree.
3. After receiving such a dissolution decision:
a) The credit guarantee fund shall implement Article 55 of this Decree;
b) The dissolution council shall implement Article 56 of this Decree;
4. The dissolution council shall automatically terminates its operation when the credit guarantee fund completes procedures for dissolution as prescribed in this Decree and relevant laws.
5. The dissolution period of credit guarantee fund is up to 2 years from the effective date of the dissolution decision. In necessary cases, the People's Committee of province may give an extension of dissolution period up to 1 year.
Article 54. Dissolution decision of credit guarantee fund
1. Dissolution decision of credit guarantee fund must at least contain:
a) Name, headquarters of the dissolved credit guarantee fund;
b) Dissolution reasons;
c) Time limit, procedures for contract finalization and repayment of debts incurred by the credit guarantee fund; time limit for debt repayment and contract finalization is 1 year from the date on which the dissolution decision is made;
d) Recovery of debts repaid on behalf of obligors before due or transfer of these debts to specialized units for further monitoring and recovery;
dd) Plan for actions against obligations arising out of the labor contract.
2. Within a period of 15 working days that begins on the issuing date of dissolution decision, the People’s Committee of province shall notify the Ministry of Finance, the State bank of Vietnam and the Ministry of Planning and Investment as well as publicly announce the dissolution of Credit Guarantee Fund through locally and centrally-governed means of mass media.
Article 55. Responsibilities of credit guarantee fund after dissolution decision
1. From the effective date of the dissolution decision, the credit guarantee fund shall initiate the following tasks:
a) Terminate the credit guarantee and relevant activities;
b) Close accounting books; stocktaking of assets; reconciliation of receivable and payable debts, make financial statements to the effective date of dissolution decision;
c) Make a list of deposits at financial institutions of the credit guarantee fund; liabilities, a list of obligors and receivable principals and interests (classified as recoverable and irrecoverable debts); raised capital of the credit guarantee fund;
d) Send a request to the tax authority to confirm tax obligations which are discharged by the fund.
2. Within 30 days, from the effective date of the dissolution decision, the credit guarantee fund must hand over the dissolution council:
a) Financial statements, accounting records and relevant documents related to the dissolution; a list of credit guarantees and debt repayment on behalf of obligors;
b) All of assets under legal ownership, management and use of the fund (including assets which cannot be recovered).
Article 56. Responsibilities of dissolution council after receiving dissolution decision
1. After receiving a dissolution decision, the dissolution council must:
a) Revoke the fund’s seal for dissolution purpose;
b) Carry out the dissolution process according to the approved plan;
c) Within 7 days from the completion of dissolution, the dissolution council report on the dissolution result to the People's Committee of province.
2. The dissolution council shall be entitled to use the seal of the credit guarantee fund for dissolution purpose and request regulatory agencies to support it related to the forfeiture of assets.
Article 57. Bankruptcy of credit guarantee fund
The bankruptcy of credit guarantee funds are stipulated in the Law on Bankruptcy and its guiding documents.