Chương V Nghị định 34/2018/NĐ-CP: Chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, thông tin và báo cáo
Số hiệu: | 34/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 08/03/2018 | Ngày hiệu lực: | 08/03/2018 |
Ngày công báo: | 30/03/2018 | Số công báo: | Từ số 487 đến số 488 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thay đổi điều kiện cấp bảo lãnh tín dụng cho DN vừa và nhỏ
Chính phủ ban hành Nghị định 34/2018/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng (Quỹ BLTD) cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo đó, quy định mới về điều kiện cấp BLTD như sau:
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, có khả năng hoàn trả vốn vay.
- Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh được Quỹ BLTD thẩm định và quyết định bảo lãnh theo quy định của Nghị định này.
- Có phương án về vốn chủ sở hữu tối thiểu 20% (quy định cũ tối thiểu 15%) tham gia dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh tại thời điểm Quỹ BLTD thẩm định để xem xét cấp bảo lãnh.
- Tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, doanh nghiệp không có các khoản nợ thuế từ 01 năm trở lên.
Trường hợp nợ thuế do nguyên nhân khách quan, doanh nghiệp phải có xác nhận của cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
- Có biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh vay vốn theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.
Như vậy, quy định mới này đã bỏ yêu cầu đối tượng được bảo lãnh phải có tổng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại TCTD tối thiểu bằng 15% giá trị khoản vay.
Nghị định 34/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 08/3/2018 và thay thế Quyết định 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện chế độ tài chính, kế toán, chế độ báo cáo theo đúng quy định của Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Năm tài chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm.
1. Quỹ bảo lãnh tín dụng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tài chính năm, kế hoạch thu nhập, chi phí, kế hoạch mua sắm tài sản cố định để trình Chủ tịch Quỹ quyết định sau khi có ý kiến phê duyệt của chủ sở hữu.
2. Quy trình phê duyệt và ban hành kế hoạch tài chính năm như sau:
a) Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kế hoạch tài chính năm kế hoạch;
b) Trước ngày 30 tháng 3 năm kế hoạch, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt kế hoạch tài chính năm làm căn cứ để Quỹ bảo lãnh tín dụng triển khai, thực hiện.
Nguồn vốn hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng được hình thành từ các nguồn sau:
1. Vốn chủ sở hữu:
a) Vốn điều lệ của Quỹ bảo lãnh tín dụng do ngân sách địa phương cấp;
b) Vốn bổ sung từ kết quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định;
c) Vốn hình thành từ các khoản tài trợ, viện trợ, đóng góp không phải hoàn trả của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dành cho Quỹ bảo lãnh tín dụng;
d) Vốn nhà nước khác theo quy định của pháp luật;
đ) Các nguồn vốn khác thuộc vốn chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
2. Vốn huy động: vốn huy động từ các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của Quỹ bảo đảm phù hợp với khả năng hoàn trả của Quỹ.
3. Các khoản vốn khác gồm:
a) Vốn nhận ủy thác của chính quyền địa phương, các quỹ tài chính địa phương, các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước (bên ủy thác) để thực hiện yêu cầu của bên nhận ủy thác theo quy định của pháp luật và Nghị định này;
b) Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Vốn hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng phải được sử dụng theo nguyên tắc đúng mục đích, có hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn và tài sản, cụ thể:
a) Cấp bảo lãnh tín dụng cho các bên được bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này;
b) Đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng tối đa không quá 7% vốn điều lệ thực có của Quỹ bảo lãnh tín dụng. Chủ tịch Quỹ ban hành quy chế đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định đảm bảo chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này và quy định của Luật ngân sách nhà nước.
3. Vốn nhàn rỗi của Quỹ bảo lãnh tín dụng được sử dụng để đầu tư mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ quốc, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh, được gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng thuộc danh sách các tổ chức tín dụng được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trong từng thời kỳ theo nguyên tắc bảo toàn, phát triển vốn.
Quỹ bảo lãnh tín dụng áp dụng quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động, người quản lý quỹ theo quy định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phù hợp với tính chất và mô hình hoạt động của Quỹ theo quy định tại Nghị định này.
1. Kết quả tài chính hàng năm của Quỹ bảo lãnh tín dụng là số chênh lệch giữa tổng số thu nhập và tổng số chi phí phát sinh trong năm tài chính.
2. Sau khi nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định, trường hợp tổng thu nhập lớn hơn tổng chi phí, phần chênh lệch này được phân phối theo trình tự như sau:
a) Bù đắp các khoản kết quả tài chính âm lũy kế đến thời điểm quyết toán;
b) Trừ các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật thuộc trách nhiệm của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định của pháp luật;
c) Phần còn lại sau khi đã trừ các khoản quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này được trích theo thứ tự như sau:
- Trích lập quỹ đầu tư phát triển tối thiểu 30%.
- Trích quỹ dự phòng tài chính 20%; mức trích tối đa của quỹ này không vượt quá 25% vốn điều lệ của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
- Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi của người lao động, quỹ thưởng người quản lý theo chế độ áp dụng cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về điều kiện và mức trích các quỹ này.
- Số còn lại (nếu có) được bổ sung vào Quỹ đầu tư phát triển để bổ sung vốn điều lệ của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Mục đích sử dụng của các Quỹ
a) Quỹ đầu tư phát triển được dùng để bổ sung vốn điều lệ và thực hiện các dự án đầu tư phát triển của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
b) Quỹ dự phòng tài chính được dùng theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Để bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản, công nợ không đòi được xảy ra trong hoạt động;
- Xử lý rủi ro bảo lãnh tín dụng sau khi đã sử dụng hết quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh được trích lập từ chi phí theo quyết định của Chủ tịch Quỹ trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng;
c) Quỹ thưởng người quản lý:
- Được dùng để thưởng cho Chủ tịch, Kiểm soát viên, Giám đốc, các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của Quỹ bảo lãnh tín dụng như đối với Công ty trách nhiệm hữu một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Mức thưởng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao và hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng, trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng;
d) Quỹ khen thưởng được dùng để thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho cá nhân, tập thể của Quỹ bảo lãnh tín dụng có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, quy trình nghiệp vụ mang lại hiệu quả cao cho hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng; thưởng cho tập thể, cá nhân trong và ngoài Quỹ bảo lãnh tín dụng tham gia đóng góp hiệu quả vào quá trình hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
đ) Quỹ phúc lợi được sử dụng để chi cho các hoạt động thể thao, văn hóa, phúc lợi công cộng của tập thể cán bộ của Quỹ bảo lãnh tín dụng; chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho cán bộ Quỹ bảo lãnh tín dụng; chi đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
Chủ tịch, Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng phối hợp với Công đoàn của Quỹ bảo lãnh tín dụng quản lý, sử dụng quỹ này công khai, minh bạch.
4. Quỹ bảo lãnh tín dụng ban hành Quy chế quản lý và sử dụng các Quỹ theo quy định tại Nghị định này để áp dụng trong nội bộ của Quỹ bảo lãnh tín dụng, bảo đảm công khai, minh bạch sau khi có ý kiến thông qua của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Trường hợp tổng thu nhập nhỏ hơn tổng chi phí (trong năm tài chính Quỹ bảo lãnh tín dụng bị lỗ), Quỹ bảo lãnh tín dụng được chuyển lỗ sang năm sau, thời gian được chuyển lỗ tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. Trường hợp sau 05 năm nếu Quỹ bảo lãnh tín dụng không chuyển hết lỗ, Quỹ bảo lãnh tín dụng báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc giảm vốn hoặc cấp bù vốn hoạt động, tổ chức lại, giải thể hoặc phá sản Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
1. Quỹ bảo lãnh tín dụng có trách nhiệm:
a) Lập và gửi các báo cáo định kỳ 06 tháng về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài chính, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh nơi có Quỹ bảo lãnh tín dụng thành lập và hoạt động;
b) Lập và gửi báo cáo hàng năm về Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Các loại báo cáo định kỳ 06 tháng và hàng năm quy định tại khoản 1 Điều này, gồm:
a) Báo cáo tài chính, gồm: Bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả hoạt động; báo cáo lưu chuyển tiền tệ; báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu; bản thuyết minh báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật; Báo cáo tình hình thu chi tài chính; báo cáo tình hình phân phối chênh lệch thu, chi và sử dụng các quỹ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
b) Báo cáo hoạt động nghiệp vụ: Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động của các dự án được cấp bảo lãnh;
c) Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm.
3. Thời hạn gửi báo cáo:
a) Báo cáo 06 tháng gửi chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc 06 tháng;
b) Báo cáo năm được gửi chậm nhất là sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính; riêng báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm của Quỹ bảo lãnh tín dụng do tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện được gửi chậm nhất là sau 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
4. Trường hợp đột xuất, Quỹ bảo lãnh tín dụng có trách nhiệm, nghĩa vụ cung cấp thông tin, báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
5. Định kỳ hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tình hình hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng để Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát. Nội dung báo cáo gồm:
a) Tình hình hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng gồm: Doanh số, tổng dư nợ bảo lãnh, lĩnh vực bảo lãnh, nghĩa vụ trả nợ thay;
b) Tài chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng: Nguồn vốn hoạt động, thu - chi tài chính, trích lập dự phòng rủi ro;
c) Nhận xét, đánh giá và kiến nghị về hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
1. Báo cáo tài chính hàng năm của Quỹ bảo lãnh tín dụng phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập hoặc kiểm toán nhà nước và được công khai theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Hàng năm, Kiểm soát viên của Quỹ bảo lãnh tín dụng trình Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng lựa chọn một tổ chức kiểm toán độc lập thành lập và hoạt động tại Việt Nam để kiểm toán báo cáo tài chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
3. Kiểm soát viên của Quỹ bảo lãnh tín dụng tổ chức, kiểm tra, kiểm soát theo kế hoạch việc chấp hành chế độ tài chính kế toán tại Quỹ bảo lãnh tín dụng và báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm soát cho Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng.
FINANCE, ACCOUNTING AND AUDIT, INFORMATION AND REPORT
Article 38. Financial regime, accounting, report
1. The credit guarantee fund shall comply with their financial regime, perform accounting and reporting tasks in accordance with this Decree and guidelines from the Ministry of Finance.
2. Fiscal year of Credit Guarantee Fund begins on January 01 and ends on December 31 every calendar year.
Article 39. Making annual financial plans
1. The credit guarantee fund shall make annual financial plans, plans for revenues, expenditures, procurement of fixed assets and then submit them to the President for consideration after obtaining the approval from the owner.
2. Process of approval and issuance of annual financial plans:
a) Before December 31, the President of credit guarantee fund shall send a report on annual financial plan to the People's Committee of province;
b) Before March 30 of the planning year, the People's Committee of province shall consider approving the annual financial plan for further implementation.
Article 40. Operational capital of credit guarantee fund
Operating capital of the credit guarantee fund is acquired from the following sources:
1. Owner’s equity:
a) Charter capital of the credit guarantee fund allocated by the local government budget;
b) Supplementary capital generated from the operating outcome of credit guarantee fund in accordance with legal regulations;
c) Capital generated from non-refundable grants, aids, contributions from Vietnamese and foreign entities to the credit guarantee fund;
d) Other state capital as per the law;
dd) Other sources of funds from owner’s equity as per the law.
2. Called-up capital: Capital raised from Vietnamese and foreign financial institutions and credit institutions as per the law and internal regulations of the fund conformable with the repayment capacity of the fund.
3. Other capital:
a) Capital trusted by local governments, local financial funds, Vietnamese and foreign entities (the trust) to execute the requests of the trustee as per the law and this Decree;
b) Other legal capital sources as stipulated by applicable laws.
Article 41. Principles for the capital management and utilization of a credit guarantee fund
1. The utilization of operating capital of the Credit Guarantee Fund must be based on the principle that it will serve the right purpose, ensure efficiency, capital and asset safety as follows:
a) Extending the credit guarantee to obligors in accordance with the provisions laid down in this Decree;
b) Capital expenditures and procurement of fixed assets for the operation of credit guarantee fund at the investment rate of less than 7% of charter capital of credit guarantee fund. The President shall promulgate regulations on construction and procurement of fixed assets in accordance with laws on investment and construction management.
2. The People's Committee of province requests People’s Council of province to consider providing extra charter capital for the credit guarantee fund as prescribed in this Decree and the Law on State Budget.
3. Idle sums of credit guarantee fund shall be used to serve the purpose of purchasing government bonds, treasury bills, treasury bonds, national bonds, government-guaranteed bonds, or deposited to saving accounts at credit institutions approved by the President of People’s Committee of province in each period following the rules of capital maintenance and development.
Article 42. Salary and allowances
The credit guarantee fund applies regulations on management of employees, salaries, remunerations, bonuses to employees and managers for single-member limited liability companies whose charter capital is wholly held by the state and in conformity with the operation nature and model of the fund as prescribed in this Decree.
Article 43. Financial results and distribution
1. Annual financial result of the credit guarantee fund means the difference between the total revenue earned and total expense incurred in the fiscal year.
2. After paying taxes and amounts payable to State budget, if the total revenue is greater than total expense, this difference shall be distributed in the order below:
b) Cover cumulative negative amounts until the statement time;
b) Deduct fines for violations imposed on the credit guarantee fund as per the law;
c) The remaining amount after deductions prescribed in Point a and Point b Clause 2 of this Article shall be deducted in the order below:
- Set aside 30% to build up the development investment fund.
- Set aside 20% to build up the financial reserve fund; the maximum rate may not exceed 25% of the charter capital.
- Set aside an amount to build up the welfare fund for employees, reward fund for managers in accordance with regulations applied to single-member limited liability companies whose charter capital is wholly held by the state. The Ministry of Finance shall provide guidelines for conditions for building up these funds and rates thereof.
- The remaining amount (if any) shall be supplemented to the development investment fund for providing extra charter capital for the credit guarantee fund under a decision made by the President of People’s Committee of province.
3. Use purpose of aforementioned funds
a) The development investment fund shall be used to supplement to the charter capital and execute development investment projects of the credit guarantee fund;
b) The financial reserve fund shall be used in the order of priority as follows:
- To cover loss and damage in terms of property, debts that cannot be recovered;
- Deal with credit guarantee risks after using up the guarantee loss reserve which is built up from the guarantee fees according to the decision of the President upon the request of the Director;
c) Manager reward fund:
- shall be used to reward the President, controllers, Director, Deputy Directors, chief accountants of the credit guarantee fund in a similar way to single-member limited liability companies whose charter capital is held by the state.
- The People's Committee of province shall decide the amounts of rewards according to the performance of the credit guarantee fund, upon the proposal of the President of credit guarantee fund.
d) The reward fund shall be used to give regular or surprise awards to individuals or groups of the credit guarantee fund who have technical initiatives or practice process bringing about effective performance of the credit guarantee fund; give awards to entities inside and outside the credit guarantee fund who make effective contributions to the operation of the fund;
dd) The welfare fund shall be used to spend on sports, cultural, welfare activities of staff of the credit guarantee fund; give regular or surprise subsidies to staff in difficulties; spend on construction and repair of welfare works.
The President, Director of the credit guarantee fund shall cooperate with the trade union of the credit guarantee fund in managing this fund in a transparent manner.
4. The credit guarantee fund shall issue the Regulation on management and use of these funds in accordance with this Decree for their internal application. After the People's Committee of province ratifies the Regulation, it shall manage the funds in a transparent manner.
5. If the total revenue is less than total expense (credit guarantee fund suffers a loss in the financial year), the credit guarantee fund is entitled to carry the loss forward to the following year, the period for carrying loss may not exceed 5 years from the year succeeding the year of loss. If the credit guarantee fund fails to carry all of losses forward after 5 years, it shall request the President of People’s Committee of province to consider approving the capital reduction, operating capital allocation, restructuring, dissolution or bankruptcy of the credit guarantee fund as prescribed in this Decree and relevant laws.
Article 44. Communication and reporting regime
1. The credit guarantee fund shall:
a) Prepare and send biannual reports to the People's Committee of province, the Department of Finance, the branch of the State Bank of province where the credit guarantee fund operates;
b) Prepare and send annual reports to the Ministry of Finance, the State Bank of Vietnam and the Ministry of Planning and Investment.
2. Biannual and annual reports prescribed in Clause 1 of this Article, including:
a) Financial statements, including: balance sheets; performance reports; cash flow statements; equity fluctuation reports; notes to financial statements as per the law; revenue and expenditure reports; reports on distribution of revenues and expenditures and use of funds in accordance with instructions of the Ministry of Finance;
b) Professional operations reports: Financial performance reports of projects granted guarantees;
c) Annual financial audit reports.
3. Time limit for sending reports:
a) Biannual reports must be sent within 30 days from the end of the 6-month period;
b) The annual report must be sent within 90 days from the end of the fiscal year; the annual financial audit report of the credit guarantee fund made by the independent audit organization must be sent within 120 days from the end of the fiscal year.
4. In an ad hoc circumstance, the credit guarantee fund shall be responsible and obliged to provide information and reports for competent authorities upon requests.
5. On an annual basis, the People's Committee of province shall send a report on financial performance of the credit guarantee fund to the People’s Council of province for supervision. Contents of report:
a) Financial performance of the credit guarantee fund, including: turnover, total guaranteed debt, guarantee sector, debt repayment for the obligor;
b) Financial resources of the credit guarantee fund: operational sources of funds, revenues and expenditures, loan loss provision;
c) Evaluation and claims in terms of operation of the credit guarantee fund.
Article 45. Audit and financial statement disclosure
1. An annual financial report prepared by the credit guarantee fund must be audited by an independent auditor or state audit office and published in accordance with applicable laws.
2. Annually, the controller of credit guarantee fund shall request the President to select an independent audit organization incorporated and operating in Vietnam to make a financial audit of the credit guarantee fund.
3. The controller of the credit guarantee fund shall inspect and control the implementation of financial regulations by the credit guarantee fund as planned and send a report to the President of credit guarantee fund.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực