Chương II Nghị định 34/2018/NĐ-CP: Thành lập, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của quỹ bảo lãnh tín dụng
Số hiệu: | 34/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 08/03/2018 | Ngày hiệu lực: | 08/03/2018 |
Ngày công báo: | 30/03/2018 | Số công báo: | Từ số 487 đến số 488 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thay đổi điều kiện cấp bảo lãnh tín dụng cho DN vừa và nhỏ
Chính phủ ban hành Nghị định 34/2018/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng (Quỹ BLTD) cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo đó, quy định mới về điều kiện cấp BLTD như sau:
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, có khả năng hoàn trả vốn vay.
- Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh được Quỹ BLTD thẩm định và quyết định bảo lãnh theo quy định của Nghị định này.
- Có phương án về vốn chủ sở hữu tối thiểu 20% (quy định cũ tối thiểu 15%) tham gia dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh tại thời điểm Quỹ BLTD thẩm định để xem xét cấp bảo lãnh.
- Tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, doanh nghiệp không có các khoản nợ thuế từ 01 năm trở lên.
Trường hợp nợ thuế do nguyên nhân khách quan, doanh nghiệp phải có xác nhận của cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
- Có biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh vay vốn theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.
Như vậy, quy định mới này đã bỏ yêu cầu đối tượng được bảo lãnh phải có tổng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại TCTD tối thiểu bằng 15% giá trị khoản vay.
Nghị định 34/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 08/3/2018 và thay thế Quyết định 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Vốn điều lệ thực có tối thiểu tại thời điểm thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng là 100 (một trăm) tỷ đồng do ngân sách cấp tỉnh cấp.
2. Có Đề án thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình và được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. Đề án phải bao gồm các nội dung cơ bản quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
3. Có dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng phù hợp với quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên quan.
4. Danh sách các thành viên dự kiến của Quỹ bảo lãnh tín dụng gồm: Chủ tịch, Kiểm soát viên, Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng Quỹ bảo lãnh tín dụng gồm những người đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 12 và Điều 13 Nghị định này.
1. Khi có nhu cầu thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng Đề án thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng, trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. Đề án thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Sự cần thiết thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng, khả năng đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; quy mô, phạm vi, nội dung hoạt động và tác động của việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương;
b) Phương án và nguồn vốn hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng, trong đó nêu rõ về nguồn đóng góp vốn điều lệ đã được bố trí trong nguồn chi đầu tư phát triển của ngân sách địa phương (thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt) đảm bảo theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này;
c) Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng phù hợp với quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật liên quan;
d) Danh sách các thành viên dự kiến là Chủ tịch, Kiểm soát viên, Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng Quỹ bảo lãnh tín dụng, đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Nghị định này;
đ) Thuyết minh cụ thể về cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này;
e) Phương án tổ chức điều hành hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;
g) Phương án tài chính và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng dự kiến trong vòng 05 năm sau khi thành lập và hiệu quả hoạt động dự kiến của Quỹ để chứng minh tính khả thi của việc thành lập.
2. Trường hợp đủ điều kiện thành lập và việc thành lập là khả thi, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt các nội dung về thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng gồm: vốn điều lệ và nguồn hình thành vốn điều lệ, vốn huy động, mô hình và cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động và các nội dung khác liên quan đến Quỹ bảo lãnh tín dụng theo yêu cầu quản lý của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
3. Căn cứ Đề án thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng quy định tại khoản 1 Điều này đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành Quyết định thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi thông báo cho Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kèm theo Quyết định thành lập và Quyết định ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
5. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành Quyết định thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng, Quỹ bảo lãnh tín dụng có trách nhiệm thông báo công khai việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
6. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ban hành Quyết định thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng, ngân sách địa phương có trách nhiệm cấp đủ vốn điều lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này.
Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, phê duyệt và bao gồm các nội dung cơ bản sau:
1. Tên và nơi đặt trụ sở chính.
2. Địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân, đại diện pháp luật.
3. Nội dung và phạm vi hoạt động.
4. Thời hạn hoạt động.
5. Vốn điều lệ của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
6. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm và nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch, Kiểm soát viên, Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này.
7. Việc tuyển dụng lao động, quy hoạch và bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo khác của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
8. Nguyên tắc quản lý tài chính đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng.
9. Thủ tục sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
10. Quan hệ giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng với các cơ quan quản lý nhà nước, các bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh.
11. Xử lý tranh chấp, cơ cấu lại, giải thể, phá sản đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
12. Các nội dung khác theo yêu cầu quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Nghị định này và pháp luật liên quan.
1. Trách nhiệm của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
a) Thực hiện cấp bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo đúng đối tượng và đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định này;
b) Sử dụng vốn đúng mục đích để thực hiện bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
c) Thực hiện chế độ kế toán, thống kê và báo cáo tài chính theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
d) Chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
đ) Cung cấp số liệu, công bố công khai về quy chế hoạt động, cơ chế tài chính, kế hoạch tài chính, kết quả hoạt động của Quỹ và báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
e) Mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm rủi ro hoạt động bảo lãnh tín dụng và các loại bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn cho Quỹ bảo lãnh tín dụng;
g) Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các quy định khác có liên quan đến hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
2. Quyền hạn của Quỹ bảo lãnh tín dụng
a) Tổ chức và hoạt động phù hợp với mục tiêu và phạm vi hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định của Nghị định này;
b) Được lựa chọn các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để quyết định cấp bảo lãnh tín dụng;
c) Được tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo lao động và sử dụng lao động theo quy định tại Nghị định này, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng và các quy định của pháp luật có liên quan;
d) Được từ chối mọi yêu cầu của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào về việc cung cấp thông tin và các nguồn lực của Quỹ bảo lãnh tín dụng nếu yêu cầu đó trái với quy định của pháp luật và trái với Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
Cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng gồm có:
1. Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng.
2. Kiểm soát viên.
3. Ban điều hành gồm: Giám đốc Quỹ, các Phó giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc.
1. Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm và hoạt động chuyên trách trong trường hợp Quỹ tổ chức bộ máy điều hành độc lập theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
2. Tiêu chuẩn, điều kiện được bổ nhiệm Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng
a) Là công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật;
b) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có đủ sức khỏe để đảm đương nhiệm vụ;
c) Có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm ít nhất 05 năm là người quản lý, điều hành trong các lĩnh vực về kinh tế, tài chính, ngân hàng, luật, kế toán, kiểm toán, chứng khoán, bảo hiểm;
d) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
đ) Các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo yêu cầu quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
3. Quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng
a) Quyết định chiến lược, kế hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính hàng năm, trung và dài hạn của Quỹ bảo lãnh tín dụng sau khi có ý kiến chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Quyết định phê duyệt báo cáo tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hàng năm của Quỹ bảo lãnh tín dụng sau khi có ý kiến thẩm định của Kiểm soát viên và ý kiến chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Quyết định phương án tổ chức hoạt động, biên chế, tổ chức bộ máy quản lý Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng và pháp luật liên quan sau khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận về chủ trương;
d) Quyết định ban hành các Quy chế cấp bảo lãnh tín dụng, Quy chế quản lý tài chính và huy động vốn, Quy chế quản lý và sử dụng các quỹ, Quy chế xử lý rủi ro và các văn bản quản lý nội bộ khác quy định tại Nghị định này và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng sau khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
đ) Quyết định việc quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật đối với các chức danh quản lý Quỹ bảo lãnh tín dụng thuộc thẩm quyền quy định tại Nghị định này và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
e) Quyết định hoặc ủy quyền cho Giám đốc Quỹ quyết định phương án huy động vốn, đầu tư, xây dựng, mua bán tài sản cố định và các hoạt động khác theo thẩm quyền quy định tại Nghị định này, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng và pháp luật có liên quan;
g) Thực hiện các quyền hạn và trách nhiệm khác theo yêu cầu quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại Nghị định này và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
1. Kiểm soát viên Quỹ bảo lãnh tín dụng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm soát việc tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý, điều hành của Chủ tịch và Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng và các nội dung khác có liên quan.
2. Tiêu chuẩn, điều kiện được bổ nhiệm Kiểm soát viên:
a) Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a, điểm b, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 10 Nghị định này;
b) Có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm ít nhất 03 năm là người quản lý, điều hành trong các lĩnh vực về kinh tế, tài chính, ngân hàng, luật, kế toán, kiểm toán, chứng khoán, bảo hiểm.
3. Chế độ hoạt động, trách nhiệm và quyền hạn, việc bổ nhiệm của Kiểm soát viên Quỹ bảo lãnh tín dụng, mối quan hệ giữa Kiểm soát viên với các tổ chức, cá nhân có liên quan và các nội dung khác thực hiện theo Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên Quỹ bảo lãnh tín dụng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành, phù hợp với các quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
1. Tiêu chuẩn, điều kiện được bổ nhiệm Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
2. Quyền hạn và trách nhiệm của Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng
a) Tổ chức điều hành mọi hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng; thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện các quyết định của Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Quỹ bảo lãnh tín dụng; quyết định phương án đầu tư, huy động vốn, sử dụng vốn, phương án mua, bán, cho thuê, thanh lý tài sản và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
c) Đề xuất, xây dựng trình Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng quyết định theo thẩm quyền về chiến lược hoạt động, kế hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính dài hạn, trung hạn và kế hoạch hàng năm, kế hoạch nhân sự, tiền lương của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ; tổ chức thực hiện các kế hoạch này sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Ban hành các văn bản quản lý nội bộ và các quy định khác liên quan đến hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
đ) Trình Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng quyết định việc quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với các chức danh quản lý Quỹ theo quy định tại Nghị định này và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
e) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo yêu cầu quản lý của Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại Nghị định này và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
1. Phó Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng
a) Phó Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng giúp Giám đốc điều hành Quỹ bảo lãnh tín dụng theo phân công và ủy quyền của Giám đốc Quỹ; chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền. Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng quyết định cơ cấu, số lượng Phó giám đốc theo quy mô và đặc điểm hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng trong quá trình hoạt động sau khi có ý kiến phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Tiêu chuẩn, điều kiện được bổ nhiệm Phó giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này.
2. Kế toán trưởng Quỹ bảo lãnh tín dụng
a) Kế toán trưởng Quỹ bảo lãnh tín dụng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo phân công và ủy quyền của Giám đốc và phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán và pháp luật có liên quan; giúp Giám đốc Quỹ giám sát hoạt động tài chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân công hoặc ủy quyền;
b) Ngoài tiêu chuẩn, điều kiện được bổ nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này, Kế toán trưởng Quỹ bảo lãnh tín dụng phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 53, Điều 54 Luật kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015.
3. Bộ máy giúp việc của Quỹ bảo lãnh tín dụng gồm các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Chủ tịch và Giám đốc Quỹ điều hành, quản lý Quỹ bảo lãnh tín dụng.
1. Việc tổ chức điều hành hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng được thực hiện theo một trong hai phương thức sau:
a) Thành lập bộ máy tổ chức quản lý điều hành độc lập Quỹ bảo lãnh tín dụng tại địa phương;
b) Ủy thác cho Quỹ tài chính nhà nước tại địa phương tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
2. Trường hợp hoạt động theo mô hình ủy thác tại điểm b khoản 1 Điều này:
a) Quỹ bảo lãnh tín dụng phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định này;
b) Việc ủy thác cho Quỹ tài chính địa phương tổ chức quản lý điều hành Quỹ bảo lãnh tín dụng phải thực hiện thông qua văn bản ủy thác giữa hai bên, trong đó nêu rõ các nội dung: Phạm vi ủy thác, tổ chức bộ máy (trong đó quy định rõ các nhân sự của Quỹ gồm: Chủ tịch, Giám đốc và Kiểm soát viên); nội dung ủy thác; quy trình ủy thác; trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác, rủi ro phát sinh, trách nhiệm của các bên và các nội dung khác có liên quan.
3. Căn cứ tình hình thực tế tại từng địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn phương thức tổ chức, hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng tại địa phương và nội dung văn bản ủy thác theo quy định tại Điều này cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả, đúng quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
ESTABLISHMENT, FUNCTIONS, TASKS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF CREDIT GUARANTEE FUND
Article 5. Conditions for establishment of credit guarantee fund
1. Actually have at least VND 100 billion of charter capital at the time of establishment allocated by the provincial budget.
2. Have the scheme for establishment of credit guarantee fund submitted by the People's Committee of province and approved by the People’s Council of province. The scheme must at least contain contents prescribed in Clause 1 Article 6 hereof.
3. Have a draft of charter of organization and operation of credit guarantee fund in conformity with this Decree and other relevant laws.
4. Have a list of expected members of credit guarantee fund including: President, Controller, Director, Deputy Director and Chief Accountant of credit guarantee fund who are qualified as prescribed in Articles 10, 11, 12 and 13 of this Decree.
Article 6. Processes of establishment of credit guarantee fund
1. When there is a need to establish a credit guarantee fund, the People's Committee of province shall formulate a scheme for establishment of credit guarantee fund and then submit it to People’s Council of province for approval. The scheme for establishment of credit guarantee fund shall at least contain:
a) The need for establishment of credit guarantee fund, its contribution to the provincial socio-economic development; scale, scope, operation and its impact on provincial socio-economic development;
b) Its operational plan and sources of funds, representing sources of charter capital allocated in the capital expenditures of local government budget (in the mid-term public investment plan approved by the competent authority) in accordance with Clause 1 Article 5 hereof;
c) Have a draft of charter of organization and operation of credit guarantee fund in conformity with this Decree and other relevant laws;
d) Have a list of expected members including President, Controller, Director, Deputy Director and Chief Accountant of credit guarantee fund who are qualified as prescribed in this Decree;
dd) Demonstration of organizational structure and operating mechanism of credit guarantee fund as stipulated in this Decree;
e) Operation plan of credit guarantee fund prescribed in Article 14 of this Decree;
g) Financial and operational plan of credit guarantee fund for 5 years since establishment and estimated performance to prove the feasibility of the establishment.
2. If the establishment conditions are satisfied and the establishment is considered feasible, the People’s Council of province shall consider the following matters related to the establishment of credit guarantee fund: charter capital and sources of charter capital, called-up capital, model and organizational apparatus and other matters related to the credit guarantee fund under requirements of the People’s Council of province.
3. According to the scheme for establishment of credit guarantee fund prescribed in Clause 1 hereof approved by the People’s Council of province, the People's Committee of province issues an establishment decision and a decision on approval for charter of organization and operation of the credit guarantee fund.
4. Within 30 days from issuance of the decision on establishment of credit guarantee fund, the People's Committee of province shall give notices to the Ministry of Finance, the State Bank of Vietnam, the Ministry of Planning and Investment together with the establishment decision and the decision on approval for charter of organization and operation of the credit guarantee fund.
5. Within 30 days from issuance of the decision on establishment of credit guarantee fund, the credit guarantee fund shall publish its establishment on means of mass media.
6. Within 90 days from issuance of establishment decision of credit guarantee fund, the local government budget shall allocate full charter capital as prescribed in Clause 1 Article 5 of this Decree.
Article 7. Charter for the organization and operation of Credit Guarantee Fund
The Charter for the organization and operation of credit guarantee fund shall be approved by the President of the People’s Committee of province, at least containing:
1. Name and address of main office.
2. Legal status, legal representative.
3. Content and scope of operation.
4. Term of operation.
5. Charter capital of credit guarantee fund.
6. Qualifications for appointment and tasks and powers of the President, Controller, Director, Deputy Director and chief accountant of credit guarantee fund as prescribed in this Decree.
7. The recruitment, planning and appointment of other leader titles of the credit guarantee fund.
8. Principles of financial management, applied to the credit guarantee fund.
9. Procedures for any amendment to the charter of credit guarantee fund.
10. Partnership of credit guarantee fund with regulatory authorities, obligees and obligors.
11. Approaches to dispute, restructuring, dissolution, bankruptcy to be taken by the credit guarantee fund as prescribed in this Decree and relevant laws.
12. Other matters as required by the People's Committee of province in accordance with this Decree and relevant laws.
Article 8. Responsibilities and entitlement of credit guarantee fund
1. Responsibilities of credit guarantee fund.
a) Extend credit guarantees to eligible SMEs meeting conditions prescribed in this Decree;
b) Use capital with proper purposes to extend credit guarantees to SMEs;
c) Apply regulations on accounting, statistics and financial statements prescribed in this Decree and relevant laws;
d) Be subject to inspection and audit of competent authorities as per the law;
dd) Provide data and publish its operation regulations, financial regime, financial plans, performance and annual financial statements that are audited as prescribed in this Decree and relevant laws;
e) Buy property insurance, risk insurance in credit guarantee activities and other types of insurance as prescribed in law to maintain the safety of the credit guarantee fund;
g) Strictly comply with laws of the state and relevant laws on operation of credit guarantee funds.
2. Entitlements of credit guarantee fund
a) Operate in conformity with its objectives and scope as prescribed in this Decree;
b) Choose investment projects, business plans which are deemed feasible and efficient and conformable with the socio-economic development plan of the People's Committee of province and meet statutory conditions to extend credit guarantees;
c) Recruit, employ and train employees as prescribed in this Decree, the charter of organization and operation of credit guarantee fund and relevant laws;
d) Refuse any request for information disclosure and provision of resources made by any individual or organization if this request is in contravention of laws and regulations and charter of organization and operation of the credit guarantee fund.
Article 9. Organization and operation of credit guarantee fund
The management and operation of credit guarantee fund shall be structured with the inclusion of
1. President of credit guarantee fund.
2. Controllers.
3. Board of Management composed of: Director, Deputy Directors, chief accountant and assisting apparatus.
Article 10. President of credit guarantee fund
1. The President of credit guarantee fund who is appointed by the President of People’s Committee of province shall work as a full-time job if the Fund organizes an independent executive apparatus as prescribed in Point a Clause 1 Article 14 hereof.
2. Qualifications for appointment as a President of credit guarantee fund
a) Be a Vietnamese citizen as per the law;
b) Have full legal capacity and attain fitness to work;
c) Obtain a bachelor’s degree or higher, have at least 5 years’ managerial experience in economics, finance, banking, law, accounting, audit, securities, or insurance sector;
d) Be not spouse, natural parent, adoptive parent, natural child, natural sibling, brother or sister in-law of the President, Deputy President of the President of People’s Committee of province; Director, Deputy Director and chief accountant of the credit guarantee fund;
dd) Other qualifications as required by the People's Committee of province in accordance with charter of organization and operation of credit guarantee fund.
3. Responsibilities and entitlements of President of credit guarantee fund
a) Decide annual, medium and long-term strategies, operational plans, and financial plans of the credit guarantee fund with the consent of the People's Committee of province;
b) Approve financial statements, profit sharing, build up annual funds of the credit guarantee fund with the appraisal issued by controllers and the consent of the People's Committee of province;
c) Decide operational plans, payroll, organizational apparatus of the credit guarantee fund as prescribed in this Decree, charter of organization and operation of the credit guarantee fund and relevant laws after receiving the People's Committee of province’s approval;
d) Promulgate regulations on extending of credit guarantees, regulations on financial management and capital mobilization, regulations on management and use of funds, regulations on risk handling and other internal documents prescribed herein and charter of organization and operation of the credit guarantee fund with approval of the People's Committee of province;
dd) Decide the planning, appointment, dismissal, conclusion and termination of contracts, commendation, disciplinary actions of managerial positions in the credit guarantee fund within their competence prescribed in this Decree and charter of organization and operation of credit guarantee fund
e) Decide or authorize the Director to decide plan for fundraising, investment, construction, sale/purchase of fixed assets and other activities within their competence prescribed in prescribed in this Decree and charter of organization and operation of credit guarantee fund and relevant laws;
g) Exercise other entitlements and fulfill other responsibilities as required by the People's Committee of province prescribed in prescribed in this Decree and charter of organization and operation of credit guarantee fund.
Article 11. Controllers of credit guarantee fund
1. Controllers of credit guarantee fund who are appointed by the People's Committee of province to assist the People's Committee of province to control the management and administration of the President and Director of credit guarantee fund and other matters.
2. Qualifications for appointment as a controller:
a) He/she meets qualifications prescribed in Points a, b, d and dd Clause 2 Article 10 hereof;
b) He/she obtains a bachelor’s degree or higher, has at least 3 years’ managerial experience in economics, finance, banking, law, accounting, audit, securities, or insurance sector.
3. Working regulations, responsibilities and entitlements, appointment of controllers, relationship between controller and relevant entities and other matters shall be regulated by the operation regulation of controllers of credit guarantee fund issued by the People's Committee of province, in accordance with this Decree and relevant laws.
Article 12. Director of credit guarantee fund
1. Qualifications for appointment as a Director of credit guarantee fund as prescribed in Clause 2 Article 10 hereof.
2. Responsibilities and entitlements of Director of credit guarantee fund
a) Administer all activities of the credit guarantee fund; implement and evaluate the implementation of decisions made by the President of credit guarantee fund and the President of People’s Committee of province;
b) Deal with daily issues of the credit guarantee fund; decide plans for investment, fundraising, fund use, plans for purchase, sale, renting, liquidation of assets and other matters within his/her competence as prescribed in this Decree and charter of organization and operation of credit guarantee fund;
c) Propose long or medium-term strategies, operational plans, financial plans and formulate annual plans, staff and pay plans and then submit them to President of credit guarantee fund for consideration as prescribed in prescribed in this Decree and charter of organization and operation of credit guarantee fund; and then implement these plans after they are approved by competent authorities;
d) Issue internal documents and other regulations relevant to operation of the credit guarantee fund as prescribed in this Decree and charter of organization and operation of credit guarantee fund;
dd) Request President of credit guarantee fund to decide the planning, appointment, dismissal, commendation, disciplinary actions of managerial positions in the credit guarantee fund prescribed in this Decree and charter of organization and operation of credit guarantee fund;
e) Exercise other entitlements and fulfill other responsibilities as required by the President of credit guarantee fund and the President of People's Committee of province prescribed in prescribed in this Decree and charter of organization and operation of credit guarantee fund.
Article 13. Deputy Director, chief accountant and assisting apparatus of credit guarantee fund
1. Deputy Director of credit guarantee fund
a) Deputy Director of the credit guarantee fund assists the Chief Executive as designated and authorized by the Director; be held accountable to Director and the law in terms of their designated and authorized duties. The President of credit guarantee fund shall decide the composition and number of Deputy Directors according to the scale and operation characteristics of the credit guarantee fund during its operation after receiving the approval from the People's Committee of province;
b) Qualifications for appointment as a Deputy Director of credit guarantee fund as prescribed in Clause 2 Article 11 hereof.
2. Chief accountant of credit guarantee fund
a) The chief accountant of credit guarantee fund shall carry out accounting and statistics tasks as designated and authorized by the Director in accordance with laws and regulations on accounting and relevant laws; assist the Director to supervise the financial activities of the credit guarantee fund as prescribed in law on finance and accounting; be held accountable to Director and President of credit guarantee fund and the law in terms of performance of tasks and entitlements;
b) Apart from the qualifications for appointment prescribed in Clause 2 Article 11 hereof, the chief accountant must meet the qualifications prescribed in Article 53, Article 54 of the Law on accounting dated November 20, 2015.
3. The assisting apparatus of credit guarantee fund consists of specialized departments and divisions which advise and assist the President and Director to manage the credit guarantee fund.
Article 14. Administration of credit guarantee fund’s operations
1. Administration of credit guarantee fund’s operations shall be carried out through the application of one of the following methods:
a) Establish an independent management apparatus of credit guarantee fund at the locality;
b) Delegate the local state financial funds to manage operation of the credit guarantee fund.
2. If the apparatus operates under delegation model as prescribed in Point Clause 1 hereof:
a) The credit guarantee fund must be established by the People's Committee of province as prescribed in Article 5 and Article 6 of this Decree;
b) The local financial fund manages the credit guarantee fund under a delegation agreement between two parties, indicating: scope of delegation, organizational apparatus (composed of: President, Director and controller); detailed delegation; delegation process; responsibilities, duties and entitlements between the delegator and the entrusted party and relevant contents.
3. Depending on the circumstances in provinces, the People's Committee of province shall select the proper and effective method of operation of credit guarantee fund and the written delegation as prescribed in this Article in accordance with this Decree and relevant laws.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực