- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Bảo hiểm xã hội (322)
- Cư trú (234)
- Biển số xe (229)
- Lỗi vi phạm giao thông (227)
- Tiền lương (198)
- Bảo hiểm y tế (178)
- Phương tiện giao thông (166)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (143)
- Hộ chiếu (133)
- Mức lương theo nghề nghiệp (118)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Biên bản (100)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Thuế thu nhập cá nhân (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Thuế (92)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Định danh (84)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Giáo dục (71)
- Độ tuổi lái xe (66)
- Bảo hiểm nhân thọ (63)
- Lương hưu (60)
- Tiền tệ (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Thể thức văn bản (55)
- Biển báo giao thông (55)
- Mức đóng BHXH (52)
- Mẫu đơn (50)
- Đường bộ (50)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thi bằng lái xe (39)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Bằng lái xe (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Tra cứu mã số thuế (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Ủy quyền (34)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Di chúc (32)
- Xử phạt hành chính (32)
- Mã định danh (32)
- Phòng cháy chữa cháy (31)
- Nhà ở (30)
Mua bán ngoại tệ là gì? Mức phạt mua bán ngoại tệ trái phép mới nhất 2025
Mục lục bài viết
- 1. Mua bán ngoại tệ là gì? Mức phạt mua bán ngoại tệ trái phép mới nhất 2025
- 1.1. Mua bán ngoại tệ là gì?
- 1.2. Mức phạt mua bán ngoại tệ trái phép mới nhất 2025
- 2. Ngoại tệ là gì? Ngoại hối và ngoại tệ khác gì nhau?
- 2.1. Ngoại tệ là gì?
- 2.2. Ngoại hối và ngoại tệ khác gì nhau?
- 3. Kinh doanh ngoại tệ là gì? Kinh doanh ngoại tệ gồm những hoạt động nào?
- 4. Các câu hỏi thường gặp
- 4.1. Kinh doanh ngoại tệ có thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không?
- 4.2. Có được mang ngoại tệ vào Việt Nam không?
- 4.3. Trường hợp nào cá nhân được sử dụng ngoại tệ?
- 4.4. Phương tiện thanh toán, các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ là những loại nào?

1. Mua bán ngoại tệ là gì? Mức phạt mua bán ngoại tệ trái phép mới nhất 2025
1.1. Mua bán ngoại tệ là gì?
Mua bán ngoại tệ được giải thích tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 20/2022/TT-NHNN thì mua bán ngoại tệ là việc người cư trú là tổ chức, cá nhân dùng đồng Việt Nam để mua, bán ngoại tệ tại ngân hàng được phép để chuyển hoặc mang ra nước ngoài cho các mục đích quy định tại Thông tư này.
1.2. Mức phạt mua bán ngoại tệ trái phép mới nhất 2025
Theo Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động ngoại hối như sau:
Điều 23. Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối
"1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
b) Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
....
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
b) Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
…
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
h) Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
i) Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
....
5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 đôla Mỹ trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
g) Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 đôla Mỹ trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
h) Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 100.000 đôla Mỹ trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
...
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu số ngoại tệ, đồng Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, các điểm h, i, k khoản 3, điểm h khoản 4, các điểm e, g, h khoản 5, điểm b khoản 6 Điều này;
…"
Như vậy, mức xử vi phạm hành chính đối với cá nhân mua bán ngoại tệ trái pháp luật như sau:
Lỗi |
Dưới 1.000 đôla Mỹ |
Từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ |
Từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ |
Từ 100.000 đôla Mỹ trở lên |
- Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau - Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ |
Phạt cảnh cáo |
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng |
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng |
Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng |
Đồng thời có thể phạt bổ sung tịch thu số ngoại tệ.
2. Ngoại tệ là gì? Ngoại hối và ngoại tệ khác gì nhau?

Ngoại tệ là gì? Ngoại hối và ngoại tệ khác gì nhau?
2.1. Ngoại tệ là gì?
Theo điểm a khoản 1 Pháp lệnh Ngoại hối 2005, khoản 1 Điều 2 Thông tư 07/2012/TT-NHNN, ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực.
2.2. Ngoại hối và ngoại tệ khác gì nhau?
Có thể so sánh ngoại hối và ngoại tệ thông qua các tiêu chí sau:
Tiêu chí |
Ngoại hối (Foreign Exchange) |
Ngoại tệ (Foreign Currency) |
Định nghĩa |
Là thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các hình thức tiền tệ nước ngoài và công cụ tài chính liên quan đến trao đổi, mua bán hoặc thanh toán quốc tế. |
Là tiền tệ nước ngoài, được sử dụng hoặc công nhận ngoài lãnh thổ quốc gia phát hành |
Phạm vi |
Bao gồm ngoại tệ, các công cụ tài chính và hoạt động giao dịch tiền tệ |
Chỉ giới hạn ở tiền tệ cụ thể (như USD, EUR, JPY) |
Tính chất |
Mang tính động, liên quan đến quá trình giao dịch và biến động tỷ giá trên thị trường |
Mang tính tĩnh, chỉ đơn thuần là một loại tiền cụ thể |
Ứng dụng |
Dùng trong thương mại quốc tế, đầu tư tài chính, dự trữ quốc gia, và quản lý kinh tế vĩ mô |
Dùng để thanh toán, tích trữ hoặc trao đổi trực tiếp |
Mức độ phức tạp |
Phức tạp hơn, liên quan đến thị trường tài chính toàn cầu và các công cụ phái sinh |
Đơn giản, chỉ là một phần nhỏ trong hệ thống ngoại hối |
Thời gian giao dịch |
Hoạt động liên tục 24 giờ |
Không có thời gian giao dịch cố định |
Loại hình thị trường |
Thị trường phi tập trung, có thể giao dịch trực tiếp mà không cần đến sàn giao dịch |
Thị trường tập trung hoặc không chính thức, thường diễn ra qua ngân hàng, quầy đổi tiền,... |
Mức độ rủi ro |
Rủi ro cao do biến động tỷ giá liên tục, phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế toàn cầu |
Rủi ro thấp hơn, ít chịu ảnh hưởng từ đầu cơ tài chính |
3. Kinh doanh ngoại tệ là gì? Kinh doanh ngoại tệ gồm những hoạt động nào?
Cụ thể theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 07/2012/TT-NHNN quy định:
Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực.
Bên cạnh đó, theo điểm a khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối 2005 quy định:
1. Ngoại hối bao gồm:
a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);
...
Như vậy, kinh doanh ngoại tệ được hiểu là hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối nhằm kiếm lời dựa trên sự chênh lệch tỷ giá giữa các ngoại tệ.
4. Các câu hỏi thường gặp
4.1. Kinh doanh ngoại tệ có thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không?
Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng được quy định khoản 8 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013) như sau:
Điều 5. Đối tượng không chịu thuế
...
8. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán sau đây:
a) Dịch vụ cấp tín dụng bao gồm: cho vay; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác; bảo lãnh; cho thuê tài chính; phát hành thẻ tín dụng; bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế; hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật;
b) Dịch vụ cho vay của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng;
c) Kinh doanh chứng khoán bao gồm: môi giới chứng khoán; tự doanh chứng khoán; bảo lãnh phát hành chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký chứng khoán; quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán; dịch vụ tổ chức thị trường của sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán; hoạt động kinh doanh chứng khoán khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
d) Chuyển nhượng vốn bao gồm: chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất, kinh doanh, chuyển nhượng chứng khoán; hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật;
đ) Bán nợ;
e) Kinh doanh ngoại tệ;
g) Dịch vụ tài chính phái sinh bao gồm: hoán đổi lãi suất; hợp đồng kỳ hạn; hợp đồng tương lai; quyền chọn mua, bán ngoại tệ; dịch vụ tài chính phái sinh khác theo quy định của pháp luật;
h) Bán tài sản bảo đảm của khoản nợ của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
....
Như vậy, kinh doanh ngoại tệ là một trong dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
4.2. Có được mang ngoại tệ vào Việt Nam không?
Theo Điều 9 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013 quy định về mang ngoại tệ, đồng Việt Nam và vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh; xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ
Điều 9. Mang ngoại tệ, đồng Việt Nam và vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh; xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ
"1. Người cư trú, người không cư trú là cá nhân khi nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt và vàng trên mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải khai báo hải quan cửa khẩu.
2. Người cư trú, người không cư trú là cá nhân khi xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt và vàng trên mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải khai báo hải quan cửa khẩu và xuất trình giấy tờ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Người cư trú là tổ chức tín dụng được phép thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt của tổ chức tín dụng được phép."
Như vậy, khi nhập cảnh vào Việt Nam thì cá nhân được mang theo ngoại tệ nhưng ở mức cho phép, nếu trên mức quy định thì phải khai báo hải quan cửa khẩu.
Lưu ý: 1. Mức ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt cá nhân phải khai báo Hải quan cửa khẩu là trên 5.000 USD (Năm nghìn Đô la Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và trên 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam). (Theo Công văn 6521/NHNN-QLNH năm 2011).
4.3. Trường hợp nào cá nhân được sử dụng ngoại tệ?
Theo Điều 13 Nghị định 70/2014/NĐ-CP quy định về sử dụng ngoại tệ tiền mặt của cá nhân như sau:
Điều 13. Sử dụng ngoại tệ tiền mặt của cá nhân
"1. Người cư trú, người không cư trú là cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được quyền cất giữ, mang theo người, cho, tặng, thừa kế, bán cho tổ chức tín dụng được phép, chuyển, mang ra nước ngoài theo các quy định tại Nghị định này, thanh toán cho các đối tượng được phép thu ngoại tệ tiền mặt.
2. Người cư trú là công dân Việt Nam được sử dụng ngoại tệ tiền mặt để gửi tiết kiệm ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép, được rút tiền gốc, lãi bằng đồng tiền đã gửi."
Như vậy, trong trường hợp người cư trú, người không cư trú là cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được quyền cất giữ, mang theo người, cho, tặng, thừa kế, bán cho tổ chức tín dụng được phép, chuyển, mang ra nước ngoài theo các quy định tại Nghị định này, thanh toán cho các đối tượng được phép thu ngoại tệ tiền mặt.
Người cư trú là công dân Việt Nam được sử dụng ngoại tệ tiền mặt để gửi tiết kiệm ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép, được rút tiền gốc, lãi bằng đồng tiền đã gửi.
4.4. Phương tiện thanh toán, các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ là những loại nào?
Điểm b, c khoản 1 Pháp lệnh Ngoại hối 2005 quy định:
- Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
- Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Quy định chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam mới nhất 2025
- Tiền công là gì? Tiền công và tiền lương khác gì nhau?
- Tiền công tính theo sản phẩm được quy định thế nào mới nhất 2025?
- Kinh doanh ngoại tệ là gì? Kinh doanh ngoại tệ gồm những hoạt động nào?
- Mẫu giấy xác nhận mang ngoại tệ ra nước ngoài hợp quy chuẩn mới nhất 2025
- Mẫu phiếu chi tiền mặt hợp quy chuẩn Thông tư 133 mới nhất 2025
- Mẫu phiếu chi tiền mặt hợp quy chuẩn Thông tư 200 mới nhất 2025
- Ngoại tệ là gì? Ngoại hối và ngoại tệ khác gì nhau?
- Mẫu C1-02/NS Giấy nộp tiền vào NSNN chuẩn Thông tư 84/2016/TT-BTC mới nhất 2025
- Chuyển tiền về Việt Nam tối đa bao nhiêu mới nhất 2025?
Tags
# Tiền tệTin cùng chuyên mục
Mức xử phạt vi phạm về chơi hụi, họ, biêu, phường mới nhất 2025

Mức xử phạt vi phạm về chơi hụi, họ, biêu, phường mới nhất 2025
Chơi hụi (hay còn gọi là họ, biêu, phường) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên. Vậy Mức xử phạt vi phạm về chơi hụi, họ, biêu, phường mới nhất 2025. Bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề này. 01/04/2025Điều kiện làm chủ hụi, thành viên hụi quy định mới nhất 2025

Điều kiện làm chủ hụi, thành viên hụi quy định mới nhất 2025
Chơi hụi (hay còn gọi là họ, biêu, phường) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên. Vậy Điều kiện làm chủ hụi, thành viên hụi quy định mới nhất 2025 Bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề này. 01/04/2025Phụ cấp nhà ở có phải đóng BHXH không? Mức tối đa phụ cấp nhà ở là bao nhiêu?

Phụ cấp nhà ở có phải đóng BHXH không? Mức tối đa phụ cấp nhà ở là bao nhiêu?
Phụ cấp nhà ở có phải đóng BHXH không? Mức tối đa phụ cấp nhà ở là bao nhiêu? Bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề này. 01/04/2025Hồ sơ tiền hỗ trợ nhà trọ đầy đủ gồm những gì?

Hồ sơ tiền hỗ trợ nhà trọ đầy đủ gồm những gì?
Để nhận được tiền hỗ trợ nhà trọ, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định. Việc thiếu giấy tờ có thể khiến quá trình xét duyệt kéo dài hoặc bị từ chối. Vậy hồ sơ cần những gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết. 01/04/2025Ai được gửi tiền tiết kiệm? Tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn khác gì nhau?

Ai được gửi tiền tiết kiệm? Tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn khác gì nhau?
Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền được người gửi tiền gửi tại tổ chức tín dụng theo nguyên tắc được hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận với tổ chức tín dụng. Vậy Ai được gửi tiền tiết kiệm? Tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn khác gì nhau? Bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề này. 01/04/20256 mẫu biên lai thu tiền thường dùng hợp quy chuẩn mới nhất 2025

6 mẫu biên lai thu tiền thường dùng hợp quy chuẩn mới nhất 2025
Biên lai là một loại chứng từ thường được nhắc đến thường xuyên trong hoạt động thu phí, lệ phí. Vậy 6 mẫu biên lai thu tiền thường dùng hợp quy chuẩn mới nhất 2025. bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề này. 01/04/2025Tiền hụi là gì? Chơi hụi có hợp pháp không?

Tiền hụi là gì? Chơi hụi có hợp pháp không?
Chơi hụi (hay còn gọi là họ, biêu, phường) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên. Vậy Tiền hụi là gì? Chơi hụi có hợp pháp không? Bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề này. 01/04/2025Ai được tiền hỗ trợ nhà trọ? Mức hỗ trợ tiền thuê nhà trọ mới nhất 2025 bao nhiêu?

Ai được tiền hỗ trợ nhà trọ? Mức hỗ trợ tiền thuê nhà trọ mới nhất 2025 bao nhiêu?
Nhiều người lao động quan tâm đến chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà trọ nhưng chưa rõ ai được nhận và mức hỗ trợ là bao nhiêu. Vậy đối tượng nào đủ điều kiện hưởng chính sách này? Năm 2025, mức hỗ trợ cụ thể ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết. 01/04/2025Mẫu phiếu chi tiền mặt hợp quy chuẩn Thông tư 200 mới nhất 2025

Mẫu phiếu chi tiền mặt hợp quy chuẩn Thông tư 200 mới nhất 2025
Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước là một trong các loại chứng từ nhằm xác thực việc cá nhân, doanh nghiệp đã nộp đầy đủ những khoản tiền theo quy định. Vậy Mẫu phiếu chi tiền mặt hợp quy chuẩn Thông tư 200 mới nhất 2025. Bài viết sau đấy sẽ làm rõ vấn đề này. 28/03/2025Mẫu phiếu chi tiền mặt hợp quy chuẩn Thông tư 133 mới nhất 2025
