- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (107)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Tra cứu mã số thuế (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Hàng hóa (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Kinh doanh (14)
- Đầu tư (14)
- Phụ cấp (13)
- Ly hôn (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Thường trú (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Hộ kinh doanh (12)
- Khiếu nại (12)
Đóng bảo hiểm hưu trí tự nguyện thì có được giảm trừ thuế TNCN ?
Việc đóng bảo hiểm hưu trí tự nguyện không chỉ là một cách để đảm bảo tài chính cho tuổi già mà còn mang lại những lợi ích về thuế đối với người lao động. Trong bối cảnh chi phí sinh hoạt ngày càng tăng cao và nhu cầu an tâm về tài chính khi nghỉ hưu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, việc hiểu rõ các quy định liên quan đến bảo hiểm hưu trí tự nguyện và khả năng được giảm trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là điều cần thiết. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết về việc đóng bảo hiểm hưu trí tự nguyện và làm rõ liệu việc này có thể giúp người lao động hưởng lợi từ việc giảm trừ thuế TNCN hay không, đồng thời hướng dẫn cách thức thực hiện để đảm bảo quyền lợi tối ưu cho người tham gia.
1. Thế nào là bảo hiểm hưu trí?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 115/2013/TT-BTC (Được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 130/2015/TT-BTC) định nghĩa bảo hiểm hưu trí như sau:
“Bảo hiểm hưu trí
1. Bảo hiểm hưu trí là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ do doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nhằm cung cấp thu nhập bổ sung cho người được bảo hiểm khi hết tuổi lao động.
2. Bảo hiểm hưu trí bao gồm bảo hiểm hưu trí cho từng cá nhân và bảo hiểm hưu trí cho nhóm người lao động. Trường hợp bảo hiểm hưu trí cho nhóm người lao động (sau đây gọi là bảo hiểm hưu trí nhóm), bên mua bảo hiểm là chủ sử dụng lao động, người lao động sẽ được nhận toàn bộ quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm sau một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa các bên và được ghi nhận tại hợp đồng bảo hiểm.
3. Trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm, người được bảo hiểm bắt đầu nhận quyền lợi bảo hiểm hưu trí khi đạt đến tuổi theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, nhưng không dưới 55 (năm mươi lăm) tuổi đối với nữ và 60 (sáu mươi) tuổi đối với nam, trường hợp pháp luật có quy định khác về độ tuổi nghỉ hưu thì thực hiện theo quy định tại văn bản pháp luật đó về độ tuổi nghỉ hưu.
4. Quyền lợi bảo hiểm cơ bản bao gồm quyền lợi hưu trí định kỳ và quyền lợi bảo hiểm rủi ro.
5. Mỗi người được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm hưu trí cá nhân hay hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm có một tài khoản bảo hiểm hưu trí riêng theo quy định tại Thông tư này.”
Như vậy, bảo hiểm hưu trí là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ do doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nhằm cung cấp thu nhập bổ sung cho người được bảo hiểm khi hết tuổi lao động.
2. Đóng bảo hiểm hưu trí tự nguyện thì có được giảm trừ thuế TNCN ?
Theo điểm b khoản 2 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bổ sung bởi Điều 15 Thông tư 92/2015/TT-BTC được quy định như sau: Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá một (01) triệu đồng/tháng đối với người lao động tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng (nếu có), kể cả trường hợp tham gia nhiều quỹ. Căn cứ xác định thu nhập được trừ là bản chụp chứng từ nộp tiền (hoặc nộp phí) do quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm cấp.
Như vậy, trường hợp mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện tuân thủ theo các quy định của Bộ tài chính và được Bộ Tài chính phê chuẩn triển khai thì sẽ được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế. Mức giảm trừ như sau:
- Nếu đóng góp vào quỹ bảo hiểm hưu trí tự nguyện là 900.000 đồng/tháng (tương ứng với 10,8 triệu đồng/năm) thì mức giảm trừ khỏi thu nhập chịu thuế là 10,8 triệu đồng;
- Nếu đóng góp quỹ bảo hiểm hưu trí tự nguyện là 02 triệu đồng/tháng (tương ứng với 24 triệu đồng/năm) thì mức giảm trừ khỏi thu nhập chịu thuế là 12 triệu đồng.
Ngoài ra, các khoản tiền sau đây cũng được trừ ra khỏi phần thu nhập tính thuế:
- Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học: không được vượt quá thu nhập của người nộp thuế (Điều 13 Nghị định 65/2013/NĐ-CP);
- Các trường hợp được giảm thuế khác: Người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp (Điều 5 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007); và
- Các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng khác không tính vào thuế TNCN tại điểm g khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC).