Doanh nghiệp xã hội là gì? Những điều cần biết về doanh nghiệp xã hội.
Doanh nghiệp xã hội là gì? Những điều cần biết về doanh nghiệp xã hội.

1. Doanh nghiệp xã hội là gì?

Hiện nay, địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội được quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 và các vãn bản hướng dẫn thi hành của đạo luật này.

Luật doanh nghiệp năm 2020 không đưa ra định nghĩa về doanh nghiệp xã hội nhưng có các tiêu chí để xác định doanh nghiệp xã hội. Từ quy định này, chúng ta có thể hiểu, doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp, với mục đích hoạt động nhằm giải quyết vẩn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng, trong đó sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.

Doanh nghiệp xã hội là gì?
Doanh nghiệp xã hội là gì?

2. Đặc điểm của doanh nghiệp xã hội

Các đặc điểm dưới đây cũng là các tiêu chí của doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam:

2.1 Thành lập doanh nghiệp xã hội

Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020

Luật doanh nghiệp năm 2020 không coi doanh nghiệp xã hội là một loại hình doanh nghiệp đặc thù riêng mà cũng giống như doanh nghiệp thông thường. Doanh nghiệp xã hội vẫn tổ chức và hoạt động theo một trong các loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân . Vì cũng là một doanh nghiệp nên để thành lập doanh nghiệp xã hội, doanh nhân xã hội (người bỏ vốn để thành lập doanh nghiệp xã hội được các tác giả sử dụng thuật ngữ “doanh nhân xã hội”) phải thực hiện các thủ tục pháp lý thông thường để thành lập một doanh nghiệp ưong số các loại hình doanh nghiệp đã được Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định. Tiêu chí này thể hiện một trong những đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp xã hội, tương tự doanh nghiệp thông thường, đó là có hoạt động kinh doanh.

2.2 Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp xã hội

Doanh nghiệp xã hội có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng:

Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp xã hội có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. Các vấn đề xã hội, môi trường và cộng đồng như bảo vệ môi trường, bảo vệ và đáp ứng các quyền cơ bản của con người thông qua các hoạt động tạo công ăn việc làm cho những nhóm người khó hòa nhập, dễ bị tổn thương, cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, cung cấp nước sạch, xử lý rác thải, ô nhiễm... Chính các mục tiêu xã hội này ,trở thành động lực thôi thúc các doanh nhân xã hội thành lập doanh nghiệp xã hội và sử dụng phương án kinh doanh để giải quyết các vấn đề xã hội.

Thông qua hành vi pháp lý này, một doanh nghiệp thông thường sẽ khoác lên mình “chiếc áo” doanh nghiệp xã hội, từ đó Nhà nước và xã hội có thể nhận biết được địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội, kèm theo đó là các quyền và nghĩa vụ cùa doanh nghiệp xã hội.

3. Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội như sau:

"1. Doanh nghiệp xã hội phải duy trì mục tiêu xã hội, môi trường, mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư và nội dung khác ghi tại Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trong suốt quá trình hoạt động. Trừ trường hợp chấm dứt mục tiêu xã hội, môi trường trước thời hạn đã cam kết, doanh nghiệp xã hội phải hoàn lại toàn bộ các ưu đãi, khoản viện trợ, tài trợ mà doanh nghiệp xã hội đã tiếp nhận để thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã đăng ký nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường và mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư."

Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội
Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội

4. Doanh nghiệp xã hội có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Căn cứ Điều 7, Điều 8khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội như sau:

4.1 Quyền của doanh nghiệp xã hội

-Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.

- Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

- Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.

- Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

- Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

- Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

- Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

- Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.

- Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

- Quyền khác theo quy định của pháp luật.

- Chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;

- Được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp;

4.2 Nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

- Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

- Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

- Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này trong suốt quá trình hoạt động;

- Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;

- Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Địa chỉ Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM ở đâu?

Quy định pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC)

Khi nào doanh nghiệp cần báo giảm lao động?