- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (109)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Nhà ở (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Tra cứu mã số thuế (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Đầu tư (14)
- Kinh doanh (14)
- Thường trú (13)
- Phụ cấp (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Ly hôn (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Y tế (12)
- Quyền sử dụng đất (12)
Khi nào doanh nghiệp cần báo giảm lao động?
1. Các trường hợp cần báo giảm lao động
Căn cứ theo quy định tại Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội.
Theo nội dung hướng dẫn về quy trình báo giảm lao động được quy định tại Thủ tục 1.3 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021, doanh nghiệp phải báo giảm lao động trong những trường hợp sau đây:
1.1. Người lao động chuyển đi hoặc nghỉ việc
Khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, doanh nghiệp cần thông báo kịp thời để tránh các vấn đề phát sinh liên quan đến việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các loại bảo hiểm khác.
1.2. Người lao động nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
Các trường hợp người lao động nghỉ hưởng chế độ hưu trí, bảo lưu bảo hiểm xã hội, nghỉ ốm đau dài hạn, hoặc thai sản đều phải được báo giảm để điều chỉnh số lượng lao động tham gia bảo hiểm.
1.3. Người lao động nghỉ không lương hoặc tạm hoãn hợp đồng
Khi người lao động nghỉ không lương từ 14 ngày trở lên hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động, doanh nghiệp cần báo giảm lao động. Điều này đảm bảo việc không phải đóng bảo hiểm cho những tháng nghỉ và tránh ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hiểm của người lao động.
2. Hồ sơ cần chuẩn bị khi báo giảm lao động:
Theo hướng dẫn tại Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021, doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-LT).
- Bảng kê thông tin tham gia bảo hiểm xã hội (Mẫu D01-TS).
3. Thủ tục thực hiện báo giảm lao động
Doanh nghiệp có thể thực hiện báo giảm lao động thông qua các hình thức nộp hồ sơ như sau:
- Nộp hồ sơ điện tử qua Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN.
- Gửi qua bưu chính.
- Nộp trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công.
- Thời gian giải quyết: Hồ sơ báo giảm lao động sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết trong thời gian không quá 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
4. Thời hạn báo giảm lao động
Căn cứ theo quy định tại điểm 2.1 khoản 2 Điều 50 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 490/QĐ-BHXH năm 2023, Doanh nghiệp cần báo giảm lao động ngay trong tháng phát sinh việc thay đổi, cụ thể là trước ngày cuối cùng của tháng đó. Nếu chậm trễ, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho các tháng báo giảm muộn, và thẻ BHYT của người lao động sẽ có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Người lao động có đóng bù bảo hiểm xã hội tự nguyện được không?