Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp
Số hiệu: | 47/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/04/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2021 |
Ngày công báo: | 20/04/2021 | Số công báo: | Từ số 551 đến số 552 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp về doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp nhà nước, nhóm công ty, doanh nghiệp quốc phòng an ninh và công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước.
2. Nghị định này áp dụng đối với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 2 Luật Doanh nghiệp.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp quốc phòng an ninh là doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh hoặc kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh quy định tại Khoản 5 Điều 217 Luật Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định này.
3. Nhóm công ty mẹ - công ty con bao gồm các công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác.
4. Cổng thông tin doanh nghiệp là Cổng thông tin điện tử có tên miền http://www.business.gov.vn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý và vận hành.
5. Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước là tập hợp dữ liệu về các thông tin cơ bản của doanh nghiệp nhà nước được xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác trên Cổng thông tin doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin về doanh nghiệp nhà nước và phục vụ lợi ích xã hội.
6. Người được ủy quyền công bố thông tin là cá nhân được doanh nghiệp ủy quyền thực hiện công bố thông tin; có thẩm quyền ký, đóng dấu theo quy định nội bộ của doanh nghiệp.
1. Doanh nghiệp xã hội phải duy trì mục tiêu xã hội, môi trường, mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư và nội dung khác ghi tại Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trong suốt quá trình hoạt động. Trừ trường hợp chấm dứt mục tiêu xã hội, môi trường trước thời hạn đã cam kết, doanh nghiệp xã hội phải hoàn lại toàn bộ các ưu đãi, khoản viện trợ, tài trợ mà doanh nghiệp xã hội đã tiếp nhận để thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã đăng ký nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường và mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn và đối tượng có liên quan là cổ đông đối với công ty cổ phần, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng Giám đốc ở nhiệm kỳ hoặc thời gian có liên quan chịu trách nhiệm liên đới đối với các thiệt hại phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp xã hội vi phạm Khoản 1 Điều này.
1. Doanh nghiệp xã hội tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường theo quy định của pháp luật về tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
2. Doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam như sau:
a) Doanh nghiệp lập Văn bản tiếp nhận tài trợ gồm các nội dung: Thông tin về cá nhân, tổ chức tài trợ, loại tài sản, giá trị tài sản hoặc tiền tài trợ, thời điểm thực hiện tài trợ; yêu cầu đối với doanh nghiệp tiếp nhận tài trợ và họ, tên và chữ ký của người đại diện của bên tài trợ (nếu có).
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tài trợ, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính về việc tiếp nhận tài trợ; kèm theo thông báo phải có bản sao Văn bản tiếp nhận tài trợ.
1. Cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện được dùng toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ để chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan đã cấp giấy phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
2. Doanh nghiệp xã hội sau khi chuyển đổi theo khoản 1 Điều này kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện chấm dứt hoạt động kể từ ngày doanh nghiệp xã hội được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chuyển đổi từ Cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội thực hiện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và quy định của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
1. Doanh nghiệp xã hội thực hiện chia, tách doanh nghiệp; hợp nhất, sáp nhập với doanh nghiệp xã hội hoặc doanh nghiệp khác theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp.
2. Trường hợp chấm dứt mục tiêu xã hội, môi trường trước thời hạn đã cam kết và giải thể doanh nghiệp xã hội, số dư tài sản hoặc tài chính còn lại đối với nguồn tài sản, tài chính mà doanh nghiệp xã hội đã nhận phải trả lại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã viện trợ, tài trợ; chuyển cho các doanh nghiệp xã hội khác, tổ chức khác có mục tiêu xã hội tương tự hoặc chuyển giao cho Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự.
3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể doanh nghiệp xã hội được thực hiện theo Luật Doanh nghiệp và quy định của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
1. Công ty mẹ quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 88 Luật Doanh nghiệp không là công ty con trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty và nhóm công ty mẹ - công ty con khác.
2. Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết do Nhà nước nắm giữ tại doanh nghiệp là tổng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, cổ phần có quyền biểu quyết của các cơ quan đại diện chủ sở hữu nắm giữ tại doanh nghiệp đó.
3. Công ty độc lập quy định tại Điều 88 Luật Doanh nghiệp là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước sở hữu vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết và không thuộc nhóm công ty mẹ - công ty con.
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu thành lập một đơn vị chuyên trách hoặc giao nhiệm vụ cho một đơn vị hoặc cá nhân thuộc cơ quan đại diện chủ sở hữu làm đầu mối theo dõi, giám sát, đánh giá, tổng hợp và xử lý các công việc liên quan đến hoạt động, quản lý, chế độ chính sách của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên.
2. Tiền lương, thù lao, tiền thưởng, điều kiện làm việc, định mức chi phí công tác và các chi phí hoạt động khác của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định, tối thiểu bằng thành viên Hội đồng thành viên hoặc Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc) tại doanh nghiệp; được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và được lập thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của doanh nghiệp.
3. Kiểm soát viên được hưởng chế độ phúc lợi, ưu đãi và tham gia các hoạt động xã hội, đoàn thể của doanh nghiệp như cán bộ, nhân viên và người lao động của doanh nghiệp.
Ban Kiểm soát, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 104 Luật Doanh nghiệp và các quy định sau:
1. Xây dựng Kế hoạch công tác hằng năm, trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt, ban hành trong quý I; thực hiện theo Kế hoạch công tác năm được phê duyệt.
Đối với những trường hợp cần phải kiểm tra, giám sát đột xuất nhằm phát hiện sớm những sai sót của doanh nghiệp, Ban kiểm soát, Kiểm soát viên chủ động thực hiện, đồng thời báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu.
2. Giám sát thực hiện các dự án đầu tư lớn có giá trị lớn hơn 30% vốn chủ sở hữu hoặc lớn hơn mức vốn của dự án nhóm B theo phân loại quy định tại Luật Đầu tư công, hợp đồng, giao dịch mua, bán, giao dịch kinh doanh có giá trị lớn hơn 10% vốn chủ sở hữu hoặc theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu; giao dịch kinh doanh bất thường của công ty.
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp ban hành Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên.
2. Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước và là công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp ban hành Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp.
3. Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty của Công ty mẹ là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ban hành Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ.
4. Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên bao gồm các nội dung sau đây:
a) Phạm vi, nội dung thực hiện các quyền, nghĩa vụ và nhiệm vụ được giao của Ban Kiểm soát, Kiểm soát viên;
b) Cơ chế phối hợp; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp đối với hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên;
c) Cơ chế phối hợp, báo cáo, xin ý kiến giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu và Ban kiểm soát, Kiểm soát viên trong thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao;
d) Cơ chế phối hợp giữa Ban kiểm soát, Kiểm soát viên với doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp và người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại doanh nghiệp khác trong thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên đối với doanh nghiệp, công ty con, công ty có phần vốn góp hoặc công ty liên kết của doanh nghiệp.
đ) Cơ chế đánh giá việc thực hiện quyền, nghĩa vụ và nhiệm vụ của Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên;
e) Tiền lương, thù lao, tiền thưởng, điều kiện làm việc, định mức chi phí công tác, chi phí hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên;
g) Nội dung khác theo quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
1. Điều lệ công ty cổ phần phải quy định cụ thể thời gian và tổng số phiếu biểu quyết hoặc một tỷ lệ biểu quyết tương ứng với từng cổ phần ưu đãi biểu quyết.
2. Tổ chức được Chính phủ ủy quyền quy định tại khoản 1 Điều 116 Luật Doanh nghiệp là các cơ quan đại diện chủ sở hữu, thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết.
3. Thời hạn ưu đãi biểu quyết đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết của công ty cổ phần do cổ đông sáng lập nắm giữ là 03 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trừ trường hợp là cổ phần ưu đãi biểu quyết do tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ.
1. Việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp bao gồm trường hợp sau:
a) Cùng góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới.
b) Cùng mua phần vốn góp, mua cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập.
c) Cùng nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của các thành viên, cổ đông của doanh nghiệp đã thành lập.
2. Doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn Nhà nước theo khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên.
3. Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị của công ty chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ đúng quy định tại Điều 195 Luật Doanh nghiệp khi đề xuất, quyết định góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty khác và cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho công ty khi vi phạm quy định tại khoản này.
4. Cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông công ty nếu trong quá trình thụ lý hồ sơ phát hiện việc góp vốn, mua cổ phần thành lập doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp liên quan vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp.
Doanh nghiệp được xác định là doanh nghiệp quốc phòng, an ninh trong các trường hợp sau:
1. Đảm bảo đồng thời các điều kiện sau:
a) Là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp.
b) Có ngành, lĩnh vực và địa bàn hoạt động quy định tại Phụ lục 1 về Danh mục ngành, lĩnh vực hoặc địa bàn trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh kèm theo Nghị định này.
c) Được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh bằng nguồn lực của Nhà nước hoặc nguồn lực của doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu đầu tư, thành lập doanh nghiệp.
2. Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh từng thời kỳ.
Doanh nghiệp quốc phòng, an ninh có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 9 Luật Doanh nghiệp và các quy định sau:
1. Được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an bảo đảm đủ nguồn lực, đầu tư đủ vốn điều lệ để thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được giao.
2. Được sử dụng các nguồn lực được giao để hoạt động kinh doanh bổ sung ngoài thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khi bảo đảm các điều kiện sau:
a) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chấp thuận bằng văn bản;
b) Hoạt động kinh doanh bổ sung có mục đích để kết hợp hỗ trợ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc để phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được giao;
c) Không làm giảm năng lực và ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được giao;
d) Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.
3. Tiến hành quản lý nguồn lực được giao để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo các quy định hiện hành về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị vũ trang nhân dân và quy định của pháp luật có liên quan.
4. Chấp hành quyết định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về việc chuyển giao phần vốn hoặc tài sản phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong trường hợp cần thiết. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong trường hợp chuyển giao phần vốn hoặc tài sản phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp.
5. Thay đổi hoặc bổ sung ngành, nghề kinh doanh sau khi có sự chấp thuận của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
6. Chấp hành các quy định pháp luật về hợp tác quốc tế và của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an khi thực hiện các hoạt động liên kết với tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
1. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và các quy định pháp luật liên quan.
2. Tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật đối với các chức danh quản lý của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
1. Doanh nghiệp quốc phòng, an ninh được áp dụng các chính sách sau:
a) Được miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất đối với diện tích đất được giao quản lý, sử dụng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh phù hợp với quy định tại Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành;
b) Được Nhà nước đảm bảo các khoản chi phí gồm: quân trang cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng, hạ sỹ quan, công nhân công an; chi cho nhiệm vụ diễn tập, huấn luyện chiến đấu, huấn luyện dự bị động viên; các khoản chi cho công tác quốc phòng, an ninh, công tác phục vụ quốc phòng, quan hệ quân dân. Trường hợp ngân sách nhà nước không đảm bảo đủ thì được hạch toán các khoản chi phí này vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được loại trừ các chi phí này khi thực hiện đánh giá, xếp loại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ;
c) Được Nhà nước cấp kinh phí cho việc duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa vận hành các dây chuyền sản xuất quốc phòng, an ninh trong trường hợp tạm ngừng sản xuất mà không có khả năng tự bù đắp chi phí;
d) Được Nhà nước hỗ trợ 02 quỹ khen thưởng và phúc lợi bằng 02 tháng lương thực hiện trong trường hợp không đủ nguồn để trích lập;
đ) Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí nhà trẻ, giáo dục tại địa bàn chưa có trường lớp theo hệ thống giáo dục công lập; kinh phí y tế đối với những nơi do điều kiện đặc biệt phải duy trì bệnh xá;
e) Được tính khấu hao đối với những tài sản cố định là dây chuyền đầu tư sản xuất vũ khí, khí tài, trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ quốc phòng an ninh có vốn đầu tư lớn theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Người lao động trong doanh nghiệp quốc phòng, an ninh được áp dụng các chế độ, chính sách sau:
a) Tiền lương của lao động là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan được tính phù hợp với quy định về chế độ, chính sách của pháp luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan và căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, người lao động nếu bị thương hoặc bị chết mà đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì được xem xét, xác nhận là người có công theo quy định của pháp luật về người có công; người lao động bị tai nạn lao động thì xét hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
c) Nhà nước đảm bảo kinh phí trả lương, đóng bảo hiểm xã hội cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong thời gian chuẩn bị nghỉ hưu; thanh toán các khoản chi ra quân, xuất ngũ, phục viên, thôi việc theo chế độ hiện hành; hỗ trợ trả lương cho số lượng người lao động tối thiểu cần phải duy trì để doanh nghiệp vận hành các dây chuyền sản xuất quốc phòng an ninh trong trường hợp tạm ngừng sản xuất mà không có khả năng tự bù đắp chi phí.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh trên cơ sở đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư định kỳ 05 năm.
2. Tổ chức thực hiện công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng an ninh theo các quy định sau:
a) Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và 06 tháng trước kỳ phải công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an rà soát các doanh nghiệp đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định này để xây dựng Hồ sơ đề nghị công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh; gửi 03 bộ Hồ sơ đề nghị công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh quy định tại Điều 18 Nghị định này đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, lấy ý kiến Bộ Tài chính và Bộ quản lý ngành (trong trường hợp cần thiết) kể từ ngày nhận đủ Hồ sơ. Bộ Tài chính, Bộ quản lý ngành có ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến thẩm định đối với Hồ sơ đề nghị công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh để gửi Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan. Trường hợp có ý kiến khác nhau về Hồ sơ đề nghị công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hợp với các cơ quan liên quan để thống nhất các nội dung thẩm định.
d) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; hoàn thiện Hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
3. Doanh nghiệp thành lập mới theo quy định của pháp luật đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định này là doanh nghiệp quốc phòng an ninh và không phải thực hiện công nhận doanh nghiệp quốc phòng an ninh. Văn bản phê duyệt chủ trương hoặc quyết định thành lập mới doanh nghiệp của Thủ tướng Chính phủ có giá trị thay thế quyết định công nhận doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
4. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định đưa ra khỏi danh sách doanh nghiệp quốc phòng, an ninh sau khi lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với doanh nghiệp đã được công nhận là doanh nghiệp quốc phòng an ninh nhưng không đáp ứng đồng thời các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định này.
5. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp không được công nhận, công nhận lại là doanh nghiệp quốc phòng, an ninh phải thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn theo các quy định của pháp luật.
Hồ sơ đề nghị công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh gồm những nội dung sau:
1. Tên doanh nghiệp; ngành, lĩnh vực, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp; các sản phẩm, dịch vụ và nhiệm vụ quốc phòng, an ninh do doanh nghiệp thực hiện trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đề nghị xét duyệt.
2. Đánh giá thực trạng hoạt động của doanh nghiệp trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đề nghị xét duyệt (cung cấp số liệu về vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế, nộp ngân sách, tổng số nợ phải trả, tổng số lao động).
3. Báo cáo về tình hình sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đặt hàng, giao kế hoạch trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đề nghị xét duyệt.
4. Mục tiêu, kế hoạch phát triển của doanh nghiệp trong 05 năm tiếp theo kể từ thời điểm đề nghị xét duyệt.
5. Những nội dung khác liên quan đến việc công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh (nếu có); các tài liệu, văn bản liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng doanh nghiệp thực hiện.
1. Việc giao nhiệm vụ, đặt hàng cho doanh nghiệp quốc phòng, an ninh; giá, đơn giá hoặc chi phí để sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Trước ngày 31 tháng 8 hàng năm, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về tổng hợp tình hình hoạt động của doanh nghiệp do mình quản lý trong năm trước liền kề gồm: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; tình hình thực hiện sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; kết quả triển khai chính sách đối với doanh nghiệp và người lao động tại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh quy định tại Nghị định này.
1. Việc công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch về hoạt động của doanh nghiệp; bảo đảm tính hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động quản lý và giám sát của cơ quan nhà nước và xã hội.
2. Việc công bố thông tin do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện. Trường hợp thực hiện công bố thông tin thông qua người được ủy quyền, doanh nghiệp phải gửi Giấy ủy quyền theo mẫu quy định tại Biểu số 1 Phụ lục II kèm theo Nghị định này đến cơ quan đại diện chủ sở hữu và Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đồng thời công khai nội dung này trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền công bố thông tin chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, kịp thời, trung thực và chính xác của thông tin được công bố.
3. Báo cáo công bố thông tin được xây dựng theo đúng mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này và được chuyển sang dữ liệu dưới dạng điện tử (định dạng file là PDF, Word, Exel). Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại báo cáo nêu tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này. Ngôn ngữ thực hiện công bố thông tin là tiếng Việt.
4. Báo cáo công bố thông tin qua mạng điện tử của doanh nghiệp có giá trị pháp lý như bản giấy, là cơ sở đối chiếu, so sánh, xác thực thông tin phục vụ cho công tác thu thập, tổng hợp thông tin; kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.
5. Báo cáo công bố thông tin phải được duy trì trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đại diện chủ sở hữu và Cổng thông tin doanh nghiệp tối thiểu 05 năm. Doanh nghiệp công bố thông tin thực hiện việc bảo quản, lưu trữ thông tin đã báo cáo, công bố theo quy định của pháp luật.
1. Hình thức công bố thông tin gồm văn bản và dữ liệu điện tử.
2. Các phương tiện báo cáo, công bố thông tin bao gồm:
a) Trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.
b) Cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
c) Cổng thông tin doanh nghiệp.
3. Trường hợp thời điểm thực hiện công bố thông tin trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định pháp luật, doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công bố thông tin vào ngày làm việc đầu tiên ngay sau ngày nghỉ, ngày lễ kết thúc.
4. Việc công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng khác do cơ quan đại diện chủ sở hữu quy định.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thiết lập và hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký tài khoản công bố thông tin. Doanh nghiệp sử dụng tài khoản công bố thông tin để cập nhật thông tin cơ bản của doanh nghiệp và đăng tải báo cáo trên Cổng thông tin doanh nghiệp.
2. Tài khoản công bố thông tin của doanh nghiệp trên Cổng thông tin doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:
a) Thông tin về người đại diện theo pháp luật: Họ và tên, số chứng minh nhân dân/số thẻ căn cước công dân; số điện thoại; thư điện tử; chức vụ.
b) Thông tin cơ bản về doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp; mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, điện thoại, thư điện tử, trang thông tin điện tử; cơ quan đại diện chủ sở hữu; tỷ lệ vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp phải đổi mật khẩu trong vòng 01 đến 03 ngày làm việc kể từ ngày được cung cấp tài khoản và có trách nhiệm bảo quản tài khoản, mật khẩu; thông báo kịp thời cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư nếu tài khoản, mật khẩu bị mất, đánh cắp hoặc phát hiện có người sử dụng trái phép tài khoản.
1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải định kỳ công bố các thông tin sau đây:
a) Thông tin cơ bản về doanh nghiệp và Điều lệ công ty;
b) Mục tiêu tổng quát, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch kinh doanh hằng năm đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt theo nội dung quy định tại Biểu số 2 Phụ lục II kèm theo Nghị định này; thời hạn công bố trước ngày 31 tháng 3 của năm thực hiện;
c) Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm theo nội dung quy định tại Biểu số 3 Phụ lục II kèm theo Nghị định này; thời hạn công bố trước ngày 30 tháng 6 của năm liền sau năm thực hiện;
d) Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích được giao theo kế hoạch hoặc đấu thầu (nếu có) và trách nhiệm xã hội khác theo nội dung quy định tại Biểu số 4 Phụ lục II kèm theo Nghị định này; thời hạn công bố trước ngày 30 tháng 6 của năm liền sau năm thực hiện;
đ) Báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức 06 tháng của doanh nghiệp theo nội dung quy định tại Biểu số 5 Phụ lục II kèm theo Nghị định này; thời hạn công bố trước ngày 31 tháng 7 hằng năm;
e) Báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức hằng năm của doanh nghiệp theo nội dung quy định tại Biểu số 6 Phụ lục II kèm theo Nghị định này; thời hạn công bố trước ngày 30 tháng 6 của năm liền sau năm thực hiện;
g) Báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính giữa năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập, bao gồm báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có) theo quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp; thời hạn công bố trước ngày 31 tháng 7 hàng năm;
h) Báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính hằng năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập, bao gồm báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có) theo quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp; thời hạn công bố trong vòng 150 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thực hiện công bố thông tin theo quy định tại điểm a, c, đ, e, h khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp phải công bố trên trang thông tin điện tử, ấn phẩm (nếu có) và niêm yết công khai tại trụ sở chính, địa điểm kinh doanh của công ty; Cổng thông tin doanh nghiệp và gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu về các thông tin bất thường trong thời hạn 36 giờ kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện quy định tại khoản 1 Điều 110 Luật Doanh nghiệp.
1. Doanh nghiệp thực hiện báo cáo và đăng tải các thông tin quy định tại Điều 23, Điều 24 Nghị định này trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, Cổng thông tin doanh nghiệp đúng thời hạn; đồng thời gửi báo cáo tới cơ quan đại diện chủ sở hữu. Đối với nội dung quan trọng, liên quan hoặc ảnh hưởng đến bí mật và an ninh quốc gia, bí mật kinh doanh, doanh nghiệp báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định nội dung cần hạn chế công bố thông tin.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu đăng tải trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan các thông tin phải công bố định kỳ của doanh nghiệp trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của doanh nghiệp. Cơ quan đại diện chủ sở hữu rà soát, đánh giá, quyết định việc hạn chế công bố thông tin các nội dung quan trọng, liên quan hoặc ảnh hưởng đến bí mật và an ninh quốc gia, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, giám sát.
1. Doanh nghiệp báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu về việc tạm hoãn công bố thông tin trong trường hợp việc công bố thông tin không thể thực hiện đúng thời hạn vì lý do bất khả kháng hoặc cần sự chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối những nội dung cần hạn chế công bố thông tin.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định việc tạm hoãn công bố thông tin và thông báo bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Doanh nghiệp phải công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp việc tạm hoãn công bố thông tin, đồng thời phải thực hiện công bố thông tin ngay sau khi sự kiện bất khả kháng được khắc phục hoặc sau khi có ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với các nội dung cần hạn chế công bố thông tin.
1. Việc xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo theo các yêu cầu sau đây:
a) Nội dung phù hợp, chính xác, kịp thời, hiệu quả;
b) Tận dụng nguồn dữ liệu sẵn có; hạn chế tối đa việc thu thập lại cùng một nguồn dữ liệu;
c) Ưu tiên mục tiêu sử dụng dài hạn; đáp ứng nhiều mục đích khác nhau.
2. Thiết kế cấu trúc hệ thống của Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước phải đáp ứng tiêu chuẩn về cơ sở dữ liệu và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ thông tin và định mức kinh tế - kỹ thuật; có tính tương thích, khả năng tích hợp, chia sẻ thông tin thông suốt và an toàn giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước; khả năng mở rộng các trường dữ liệu trong thiết kế hệ thống và phần mềm ứng dụng.
3. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước được thu thập, cập nhật từ các báo cáo công bố thông tin định kỳ, bất thường của doanh nghiệp và dữ liệu tổng hợp trên Cổng thông tin doanh nghiệp.
1. Thông tin của doanh nghiệp được cung cấp công khai trên Cổng thông tin doanh nghiệp bao gồm: Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, cơ quan đại diện chủ sở hữu, tỷ lệ vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tên người đại diện theo pháp luật, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và các báo cáo công bố thông tin định kỳ và bất thường của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp có quyền khai thác thông tin, dữ liệu tổng hợp tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước thông qua tài khoản công bố thông tin của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1. Kinh phí xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước được sử dụng từ các nguồn sau:
a) Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cấp;
b) Nguồn vốn viện trợ, tài trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí để xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, pháp luật về đấu thầu, quy định của nhà tài trợ và các quy định pháp luật có liên quan.
1. Xây dựng Quy chế công bố thông tin của doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này bao gồm các nội dung về thẩm quyền, trách nhiệm, phân công nhiệm vụ của các cá nhân, bộ phận liên quan.
2. Lập trang thông tin điện tử trong vòng 03 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực. Trang thông tin điện tử của doanh nghiệp phải hiển thị thời gian đăng tải thông tin và các thông tin cơ bản về doanh nghiệp; các báo cáo, thông tin công bố định kỳ, bất thường theo quy định tại Nghị định này.
3. Hoàn thành kê khai và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin cập nhật tại các mẫu biểu điện tử trên Cổng thông tin doanh nghiệp khi đăng tải báo cáo công bố thông tin.
Doanh nghiệp quốc phòng, an ninh có trách nhiệm cập nhật các mẫu biểu điện tử trên Cổng thông tin doanh nghiệp các thông tin về tình hình tài chính và kết quả sản xuất, kinh doanh của năm trước liền kề trước ngày 30 tháng 6 hằng năm gồm: Vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, tổng doanh thu, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, thuế và các khoản đã nộp Nhà nước, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài, đầu tư tài chính, tổng nợ phải trả, tổng số lao động, tổng quỹ lương, mức lương trung bình.
4. Tuân thủ quy định và yêu cầu kiểm tra, giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu và các cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật.
1. Xây dựng chuyên mục riêng về công bố thông tin của doanh nghiệp trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan; bảo đảm kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc nguồn vốn hợp pháp khác để nâng cấp, duy trì, vận hành cổng hoặc trang thông tin điện tử để thực hiện công bố thông tin doanh nghiệp theo quy định của Nghị định này.
2. Phê duyệt nội dung Báo cáo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23 Nghị định này trước ngày 20 tháng 3 hằng năm và thực hiện đăng tải báo cáo công bố thông tin định kỳ của doanh nghiệp trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan.
3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công bố thông tin của các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Nghị định này.
1. Bảo đảm cơ sở hạ tầng thông tin, các thiết bị có liên quan để quản lý, duy trì, vận hành Cổng thông tin doanh nghiệp liên tục, ổn định, đảm bảo an toàn và dễ tiếp cận đối với các thông tin do doanh nghiệp công bố.
2. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện công bố thông tin, quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước.
3. Tổng hợp tình hình thực hiện công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước, rà soát, công khai danh sách các doanh nghiệp không thực hiện công bố thông tin trên Cổng thông tin doanh nghiệp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo cho cơ quan đại diện chủ sở hữu để các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định.
4. Xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước trên Cổng thông tin doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu truy cập, sử dụng có hiệu quả thông tin, phục vụ lợi ích xã hội.
5. Chủ trì tích hợp, chia sẻ, kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước với cơ sở dữ liệu doanh nghiệp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức khác để khai thác, sử dụng, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.
6. Định kỳ rà soát, đề xuất phương án nâng cấp, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của Cổng thông tin doanh nghiệp. Lập dự toán kinh phí thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất nhằm bảo đảm kinh phí cho việc vận hành, nâng cấp Cổng thông tin doanh nghiệp.
1. Doanh nghiệp vi phạm các quy định về công bố thông tin theo quy định tại Nghị định này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ theo thẩm quyền đánh giá, xếp loại người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định hiện hành về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong trường hợp vi phạm các quy định sau:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng thời hạn các quy định về công bố thông tin tại Nghị định này;
b) Nội dung công bố thông tin không chính xác, trung thực.
3. Cơ quan đại diện chủ sở hữu chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm đôn đốc, giám sát, kiểm tra các nội dung về công bố thông tin của doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này;
b) Không đăng tải công khai, kịp thời trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan về các thông tin công bố định kỳ của doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Nghị định này thay thế và bãi bỏ các văn bản sau:
a) Nghị định số 81/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước.
b) Nghị định số 93/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức, quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
c) Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.
d) Quyết định số 35/2013/QĐ-TTg ngày 07 tháng 06 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Doanh nghiệp đã được công nhận là doanh nghiệp quốc phòng, an ninh theo Nghị định số 93/2015/NĐ-CP được thực hiện chính sách quy định tại Điều 16 Nghị định này trong thời hạn 3 năm kể từ ngày có quyết định công nhận doanh nghiệp quốc phòng an ninh. Hết thời hạn 03 năm, doanh nghiệp phải thực hiện các quy định về công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh quy định tại Nghị định này.
4. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã thực hiện góp vốn, mua cổ phần trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 có quyền mua bán, chuyển nhượng, tăng, giảm phần vốn góp, số cổ phần nhưng không được làm tăng thêm tỷ lệ sở hữu chéo so với thời điểm trước ngày 01 tháng 7 năm 2015.
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn thực hiện quy định tại Điều 16 Nghị định này.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo, công bố thông tin, kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp quốc phòng, an ninh; tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật đối với các chức danh quản lý của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin về doanh nghiệp nhà nước với Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đối tượng áp dụng của Nghị định chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 47/2021/ND-CP |
Hanoi, April 01, 2021 |
ELABORATION OF SOME ARTICLES OF THE LAW ON ENTERPRISES
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015 and the Law dated November 22, 2019 on amendments to the Law on Government Organization;
Pursuant to the Law on Enterprises dated June 17, 2020;
Pursuant to the Law on Management and Use of State Capital Invested in Business Operation at Enterprises dated November 26, 2014;
Pursuant to the Law on Information Technology dated June 29, 2006;
At the request of the Minister of Planning and Investment;
The Government Promulgates a Decree on elaboration of some Articles of the Law on Enterprises.
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Decree elaborates some Articles of the Law on Enterprises on social enterprises, state-owned enterprises, groups of companies, defense and security enterprises and disclosure of information of state-owned enterprises.
2. This Decree applies to the enterprises, organizations and individuals specified in Article 2 of the Law on Enterprises.
For the purpose of his Decree, the terms below are construed as follows:
1. “social enterprise” means an enterprise that satisfies the criteria specified in Clause 1 Article 10 of the Law on Enterprises.
2. “defense and security enterprise” means a state-owned enterprise that directly serves defense and security or combines business operation with defense and security as prescribed in Clause 5 Article 217 of the Law on Enterprises and satisfies the conditions specified in Article 13 of this Decree.
3. “group of companies” means a group of companies that are related to one another by ownership of shares/stakes or other forms of association.
4. “Enterprise information portal” means the website www.business.gov.vn, which is managed and operated by the Ministry of Planning and Investment.
5. “National State-owned Enterprise Database” means the collection of data about basic information of state-owned enterprise and is developed, updated, managed and operated on www.business.gov.vn in order to provide information about state-owned enterprise and serve social interests.
6. “person authorized to disclose information” means an individual who is authorized by the enterprise to disclose information; has the power to append signatures and seals according to the enterprise’s rules and regulations.
Article 3. Responsibility of social enterprises and owners of sole proprietorships, members, shareholders of social enterprises
1. Social enterprises shall maintain pursue of social and environmental objectives, retained earnings for re-investment and other contents in the commitment to pursue social and environmental objectives throughout their operation. Unless the social and environmental objectives are terminated ahead of schedule, the social enterprise shall return all incentives, aids and sponsorships it received to pursue social and environmental objectives if it fails to fulfill the commitment to pursue social and environmental objectives and maintain retained earnings for re-investment.
2. Owners of sole proprietorships, general partners of partnerships, members of limited liability companies and related entities that are shareholders of joint stock companies, members of the Board of Directors, the Director/General Director holding office or within a specific period of time shall be jointly responsible for the damage caused by the social enterprise’s violations as prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 4. Receipt of aids and sponsorships
1. Social enterprises may receive foreign non-governmental aids to pursue their social and environmental objectives in accordance with regulations of law on receiving foreign non-governmental aids.
2. Social enterprises may receive sponsorships in the form of property, finance or technical assistance to pursue their social and environmental objectives from domestic organizations and individuals and foreign organizations that have registered their operation in Vietnam as follows:
a) The enterprise shall prepare a document about receipt of sponsorship which specifies: information about the sponsors, types of property, value of property or money, time of sponsorship; requirements to be satisfied by the recipient; full name and signature of the sponsor’s representative (if any).
b) Within 10 working days from the receipt of the sponsorship, the enterprise shall send a notification to the authority in charge of management of aids and sponsorships affiliated to the People’s Committee of the province where the enterprise is headquartered. The notification shall be enclosed with a copy of the document about receipt of sponsorship.
Article 5. Conversion of social protection establishments, social funds and charitable funds into social enterprises
1. A social protection establishment, social fund or charitable fund may use all of its property, rights and obligations for conversion into a social enterprise after obtaining the written approval from the authority that issued the license for establishment.
2. After conversion, the social enterprise shall inherit all lawful rights, interests, debts (including tax debts), employment contracts and other obligations of the social protection establishment, social fund or charitable fund. The social protection establishment, social fund or charitable fund is shut down from the day on which the social enterprise is granted the Certificate of Enterprise Registration.
3. Documentation and procedures for conversion from social protection establishments, social funds and charitable funds into social enterprises shall comply with the Law on Enterprises and regulations of the Government on enterprise registration.
Article 6. Full division, partial division, consolidation, merger, dissolution of social enterprises
1. Social enterprises shall be fully divided, partially divided; consolidated, merged with other social enterprises or other enterprises as prescribed by corresponding regulations of the Law on Enterprises.
2. In case of premature termination of social and environmental objectives and dissolution of a social enterprise, the remaining assets or finance received by the social enterprise shall be returned to the providers, transferred to other social enterprises or organizations with similar social objectives or transferred to the State as prescribed by the Civil Code.
3. Documentation and procedures for full division, partial division, consolidation, merger, dissolution of social enterprises shall comply with the Law on Enterprises and regulations of the Government on enterprise registration.
STATE-OWNED ENTERPRISES AND GROUPS OF COMPANIES
Article 7. State-owned enterprises and determination of ratio of charter capital or total voting shares held by the State in enterprises
1. The parent company prescribed in Point a Clause 2 and Point a Clause 3 Article 88 of the Law on Enterprises must not be a subsidiary company in a another business group, corporation or group of parent company - subsidiary companies.
2. The ratio of charter capital or total voting shares held by the State in an enterprise means the total ratio of charter capital or voting shares held by the state ownership representative bodies in that enterprise.
3. An independent company mentioned in Article 88 of the Law on Enterprises is a joint stock company or limited liability company whose charter capital or total voting shares are held by the State and does not belong to any group of parent company - subsidiary companies
Article 8. Board of Controllers, Controllers at wholly state-owned enterprises
1. The state ownership representative body shall establish a dedicated unit or assign a unit or individual in the state ownership representative body to monitor, assess, perform the tasks relevant to the operation, management, benefits of the Board of Controllers and Controllers.
2. Salaries, remunerations, bonuses, working conditions, costs of business trip and other operating costs of the Board of Controllers and Controllers shall be decided by the state ownership representative body, at least equal to those of the Board of Members or Deputy General Director/Deputy Director of the enterprise; will be included in the enterprise’s business costs and presented in a separate section in the enterprise’s annual financial statement.
3. Controllers shall have the same benefits and incentives when participating in social and collective activities of the enterprises as those enjoyed by the enterprises’ employees.
Article 9. Duties of the Board of Controllers, Controllers at a wholly state-owned enterprise
The Board of Controllers and Controllers at an enterprise 100% charter capital of which is held by the State (hereinafter referred to as “wholly state-owned enterprise”) shall fulfill the obligations in Article 104 and the following regulations:
1. Prepare the annual work plan and submit it to the state ownership representative body for approval and promulgation within the first quarter; implement the approved work plan.
In the cases where unscheduled inspects are necessary for early detection of errors of the enterprise, the Board of Controllers and the Controllers shall proactively take actions and report to the state ownership representative body.
2. Supervise the execution of major investment projects whose value exceeds 30% of equity or capital of Group B projects according to the Law on Public Investment, contracts, sales, purchases, business transactions whose value exceeds 10% of equity or at the request of the state ownership representative body; unusual business transactions of the company.
Article 10. Operating regulations of the Board of Controllers and Controllers
1. The state ownership representative bodies of wholly state-owned enterprises prescribed in Point a Clause 1 Article 88 of the Law on Enterprises shall promulgate operating regulations of the Board of Controllers and Controllers.
2. The Board of Members of multiple-member limited liability companies that are state-owned enterprises and subsidiary companies of state-owned enterprises prescribed in Clause 1 Article 88 of the Law on Enterprises shall promulgate operating regulations of the Board of Controllers and Controllers at the enterprises.
3. The Board of Members, Presidents of parent companies that are state-owned enterprises shall promulgate operating regulations of the Board of Controllers and Controllers of the single-member limited liability companies that are wholly owned by the parent companies.
4. Operating regulations of the Board of Controllers and Controllers shall include:
a) The scope, contents of rights, obligations and duties of the Board of Controllers and the Controllers;
b) The mechanism form cooperation; rights, obligations and responsibilities of the enterprise and its executives to operation of the Board of Controllers and the Controllers;
c) The mechanism for cooperation, reporting, seeking opinions between the state ownership representative body, the Board of Controllers and the Controllers regarding their rights and duties;
d) The mechanism for cooperation between the Board of Controllers, the Controllers, the enterprise’s executives, the representative of the direct owner, the representative of state capital in the enterprise, the representative of the enterprise’s capital in other enterprises in performance of rights and obligations of the Board of Controllers and the Controllers to the enterprise, the subsidiary companies, the subsidiary companies with stakes or associate companies of the enterprise.
dd) Scope, contents of rights, obligations and duties of the Board of Controllers and the Controllers;
e) Salaries, remunerations, bonuses, working conditions, costs of business trip and other operating costs of the Board of Controllers and the Controllers;
g) Other contents decided by the state ownership representative body.
Article 11. Super-voting shares
1. The charter of the joint stock company shall specify the time and total number of votes or the number of votes of each super-voting share.
2. The organizations authorized by the Government as prescribed in Clause 1 Article 116 of the Law on Enterprises are the state ownership representative bodies and shall perform the state’s rights and obligations to the super-voting shares.
3. The period of voting preference of the super-voting shares being held by founding shareholders is 03 years from the issuance date of the Certificate of Enterprise Registration, except super-voting shares held by the organizations authorized by the Government.
Article 12. Cross ownership between companies in a group of companies
1. Contribution of capital, purchase of shares of other enterprises or for establishment of a new enterprise as prescribed in Clause 3 Article 195 of the Law on Enterprises include:
a) Joint contribution of capital to establish a new enterprise.
b) Joint purchase of stakes/shares of existing enterprises.
c) Joint acquisition of stakes/shares from members, shareholders of existing enterprises.
2. An enterprise within at least 65% state capital mentioned in Clause 3 Article 195 of the Law on Enterprises is a state-owned enterprise at least 65% of charter capital or voting shares of which are held by the State.
3. The president of the company, the Board of Members, the Board of Directors shall be responsible for ensuring conformity with Article 195 of the Law on Enterprises when proposing, deciding capital contribution, purchase of shares/stakes of other companies, and jointly responsible for paying compensation for the damage incurred by the company due to the violations against this Clause.
4. The business registration authority shall reject registration of change of the company’s members/shareholders if violations against Clause 2 and Clause 3 Article 195 of the Law on Enterprises are found while processing the application.
DEFENSE AND SECURITY ENTERPRISES
Article 13. Identification of defense and security enterprises
An enterprise will be identified as a defense and security enterprise in the following cases:
1. All of the following conditions are satisfied:
a) The enterprise is a single-member limited liability company in which state ownership is represented by the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security.
b) The enterprise’s sector and location is included in the List of sectors and areas directly serving defense and security in Appendix 1 of this Decree.
c) The enterprise is assigned by the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security to produce, supply defense and security-related products and services or perform defense and security tasks using resources of the State of the enterprise that are suitable for the objectives of the enterprise.
2. Other cases decided by the Prime Minister to meet defense and security requirements at the time.
Article 14. Rights and obligations of defense and security enterprises
Defense and security enterprises have the rights and obligations prescribed in Article 9 of the Law on Enterprises and the following regulations:
1. Defense and security enterprise shall be provided by the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security with adequate resources and charter capital to perform assigned defense and security tasks.
2. Defense and security enterprises may use the provided resources to engage in additional business activities other than defense and security tasks when the following conditions are satisfied:
a) These activities are approved in writing by the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security;
b) These business activities are meant to support defense and security tasks or improve efficiency of property after the assigned defense and security tasks have been fulfilled;
c) These activities do not cause reduction in capacity or affect the performance of assigned defense and security tasks;
d) Taxes are fully paid as prescribed by law.
3. Manage the use of provided resources for performance of defense and security tasks in accordance with applicable regulations on the management and use of state property in the people’s armed forces and relevant laws.
4. Comply with decisions of the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security on transfer of capital or assets serving performance of defense and security tasks of the enterprise to other enterprises for performance of defense and security tasks where necessary. In this case, the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security shall be responsible for the debts and other liabilities of the enterprise.
5. Changes or addition of business lines are subject to approval by the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security.
6. Comply with regulations of law on international cooperation and regulations of the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security during association with foreign organizations and individuals in performance of defense and security tasks.
Article 15. Organizational structure and managerial positions of defense and security enterprises
1. Organizational structure of defense and security enterprises shall comply with regulations of the Law on Enterprises and relevant laws.
2. The standards, conditions, procedures for designation, dismissal, removal from office, commendation, disciplining of people holding managerial positions in defense and security enterprises shall comply with regulations of the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security.
Article 16. Benefits of defense and security enterprises and employees thereof
1. A defense and security enterprise shall be entitled to:
a) Exemption, reduction of land rents, land levy and tax on use of land assigned for performance of defense and security tasks according to the Law on Land and its guiding documents;
b) Have the following costs covered by the State: military equipment for commissioned officers, career military personnel, defense workers, non-commissioned officers, police workers; drills, combat training; payment for defense and security works. In case state budget cannot fully cover these costs, they may be recorded as operating costs of the enterprise, which can be deducted during assessment and ranking of enterprises according to regulations of the Government;
b) Be provided with funding by the State for maintenance, repair, operation of production lines serving defense and security in case of production suspension without being able to cover the costs;
b) Be provided with 02 reward and benefit funds equal to 02 months’ salaries in case the enterprise’s funds are not adequate;
dd) Be provided with financial assistance in construction of kindergartens and education in areas without public schools; healthcare in areas where medical stations have to be maintained;
e) Depreciate the fixed assets that are expensive productions lines for weapons, military vehicles, equipment serving defense and security according to instructions of the Ministry of Finance.
2. Employees of a defense and security enterprise shall be entitled to the following benefits:
a) Salaries for employees who are commissioned officers, career military personnel, non-commissioned officers shall be calculated according to regulations of law on benefits of commissioned officers, career military personnel, non-commissioned officers and business performance of the enterprise.
b) Employees who are injured or die during performance of defense and security tasks will be considered for recognitions as meritorious persons if eligible; employees having occupational accidents will be considered for occupational accident benefits as prescribed by labor laws.
c) The State shall provide adequate funding to pay salaries and social insurance for commissioned officers and career military personnel during retirement preparation time; payments for discharge, resignation according to applicable regulations; provide assistance in paying salaries to essential employees that have to be maintained to operate defense and security production lines in case of production suspension without being able to cover the costs.
Article 17. Recognition, re-recognition of defense and security enterprises
1. The Prime Minister shall decide recognition and re-recognition of defense and security enterprises on the basis of the request of the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security and validation by the Ministry of Planning and Investment every 05 years.
2. Recognition, re-recognition of defense and security enterprises shall be organized as follows:
a) Within 01 year from the effective date of this Decree and 06 months before the periodic re-recognition of defense and security enterprises, the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall review the enterprises that satisfy the conditions specified in Article 13 of this Decree to prepare applications for recognition and re-recognition of defense and security enterprises: send 03 sets of applications for recognition/re-recognition of the defense and security enterprise as prescribed in Article 18 of this Decree to the Ministry of Planning and Investment for validation.
b) The Ministry of Planning and Investment shall seek opinions from the Ministry of Finance and relevant Ministries where necessary after receiving the satisfactory application. The Ministry of Finance and enquired Ministries shall offer their opinions about within 15 working days from the receipt of the enquiry from the Ministry of Finance.
c) The Ministry of Planning and Investment shall validate applications for recognition and re-recognition of defense and security enterprises and send responses to the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security within 10 working days from the day on which opinions from relevant authorities are received. In case of dissenting opinions about the applications, the Ministry of Planning and Investment shall hold a meeting with the relevant authorities.
d) The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall send their responses to the Ministry of Planning and Investment; complete their applications and submit them to the Prime Minister for recognition and re-recognition of defense and security enterprises.
3. A new enterprise that satisfies the conditions specified in Article 13 of this Decree will be recognized as a defense and security enterprise without undergoing the recognition process. The written approval or decision on establishment of the enterprise issued by the Prime Minister can replace the decision on recognition of defense and security enterprise.
4. The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall request the Prime Minister to consider removing enterprises that do not fully satisfy the conditions specified in Article 13 of this enterprise from the list of defense and security enterprises after obtaining opinions from the Ministry of Planning and Investment.
5. Single-member limited liability companies in which state ownership is represented by the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security that are not recognized or re-recognized as defense and security enterprises shall undergo ownership transfer, rearrangement and capital withdraw as prescribed by law.
Article 18. Application for recognition/re-recognition of defense and security enterprise
An application for recognition/re-recognition of defense and security enterprise shall have the following contents:
1. The enterprise’s name; sectors, business lines, location; defense and security tasks, products and services provided by the enterprise over the last 05 years before application date.
2. Assessment of the enterprise’s performance over the last 05 years (charter capital, equity, post-tax profit, payment to state budget; total debts payable, total employees).
3. The enterprise’s name; sectors, business lines, location; defense and security tasks, products and services provided by the enterprise over the last 05 years before application date.
4. Objectives, plan for enterprise development in the next 05 years from the application date.
5. Other contents relevant to the recognition/re-recognition of defense and security enterprise (if any); documents relevant to defense and security tasks assigned or ordered by the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security.
Article 19. Assigning defense and security tasks, ordering defense and security products and services, inspection and supervision of defense and security enterprises
1. Assigning defense and security tasks, ordering defense and security products and services; prices, unit prices or costs of production, provision of defense and security products and services and performance of defense and security tasks shall comply with regulations of law.
2. Before August 31 every year, the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall submit reports to the Prime Minister, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance on performance of enterprises under their management in the preceding year. Such a report shall specify: the enterprise’s business performance; production, provision of defense and security products and services; performance of defense and security tasks; provision of benefits for the enterprise’s employees.
DISCLOSURE OF INFORMATION OF STATE-OWNED ENTERPRISES AND NATIONAL STATE-OWNED ENTERPRISE DATABASE
Section 1. DISCLOSURE OF INFORMATION OF STATE-OWNED ENTERPRISES
Article 20. Information disclosure principles
1. The disclosure of information of state-owned enterprises shall be adequate, accurate and timely as prescribed by law in order to ensure openness and transparency of the enterprises’ operation, ensure effectiveness of management and supervision by state authorities and the society.
2. Information shall be disclosed by the enterprise’s legal representative or the person authorized to disclose information. In the latter case, the enterprise shall send the power of attorney (Form No. 01 in Appendix II hereof) to the state ownership representative body and the Ministry of Planning and Investment and publishing this information on the enterprise’s website.
The enterprise’s legal representative or the person authorized to disclose information shall be responsible for the adequacy, timeliness, truthfulness and accuracy of the information disclosed.
3. The report on information disclosure shall be prepared according to the form in Appendix II hereof and converted into an electronic file (pdf, Word, Excel). The filename shall match the type of report as specified in Appendix II hereof. Information shall be disclosed in Vietnamese language.
4. An online information disclosure report has the same legal value as that of a physical report and is the basis for comparison and verification of information serving information collection; inspection, supervision as prescribed by law.
5. The online information disclosure report shall remain on the website of the enterprise or the state ownership representative body and the www.business.gov.vn for at least 05 years. The enterprises shall retain the disclosed information as prescribed by law.
Article 21. Methods and means of information disclosure
1. Information may be disclosed in the form of physical documents and electronic data.
2. Means of information disclosure include:
a) The enterprise’s website.
b) The state ownership representative body’s website.
c) www.business.gov.vn.
3. In case the information disclosure date is a day off or public holiday prescribed by law, the enterprise shall disclose information on the day succeeding the day off or public holiday.
4. information disclosure on means of mass media shall be regulated by state ownership representative bodies.
Article 22. Information disclosure accounts on www.business.gov.vn
1. The Ministry of Planning and Investment shall instruct enterprises to register information disclosure accounts. Enterprises shall use these accounts to update basic information about them and upload reports to www.business.gov.vn.
2. An information disclosure account on www.business.gov.vn shall have the following contents:
a) Information about the legal representative: full name, ID number; phone number, email address; position.
b) Basic information about the enterprise: The enterprise’s name, enterprise ID number, headquarters address, phone number, email address, website; state ownership representative body; ratio of state capital in the enterprise.
3. The enterprise must change its password within 01– 03 working days from the day on which the account is created; protect the account and password; promptly inform the Ministry of Planning and Investment if the account or password is lost or stolen or used by an unauthorized person.
Article 23. Periodically disclosed information
1. A wholly state-owned enterprise shall periodically disclose the following information:
a) Basic information about the enterprise and its charter;
b) Overall objectives, specific objectives and targets of the annual business plan approved by the state ownership representative body according to Form No. 2 in Appendix II hereof; this information shall be disclosed before March 31 of the execution year;
b) Report on implementation of the annual business plan according to Form No. 3 in Appendix II hereof; this information shall be disclosed before June 30 of the year preceding the succeeding year;
d) Report on performance of assigned public interest tasks assigned under the plan or awarded contract (in case of bidding) according to Form No. 4 in Appendix II hereof; this information shall be disclosed before June 30 of the year succeeding the execution year;
dd) 6-month report on administration and organizational structure of the enterprise according to Form No. 5 in Appendix II hereof; this information shall be disclosed before July 31 every year;
e) Annual report on administration and organizational structure of the enterprise according to Form No. 6 in Appendix II hereof; this information shall be disclosed before June 30 of the execution year;
g) The mid-year financial statements and summaries thereof audited by an independent audit organization, including the financial statement of the parent company and the consolidated financial statement (if any) as prescribed by regulations of law on corporate accounting; this information shall be disclosed before July 31 every year;
h) The annual financial statements and summaries thereof audited by an independent audit organization, including the financial statement of the parent company and the consolidated financial statement (if any) as prescribed by regulations of law on corporate accounting; this information shall be disclosed within 150 days from the end of the fiscal year.
2. Enterprises over 50% charter capital or voting shares are held by the State shall disclose information in accordance with Points a, c, dd, e, h Clause 1 of this Article.
Article 24. Ad-hoc information disclosure
The enterprise shall disclose information on its website or printed matter (if any) and posted at the headquarters, business location, www.business.gov.vn and send a notification to the state ownership representative body within 36 hours from the occurrence of any of the events specified in Clause 1 Article 110 of the Law on Enterprises.
Article 25. Disclosing information
1. The enterprise shall publish the information specified in Article 23 and Article 24 of this Decree on its website and www.business.gov.vn on schedule; and concurrently send a report to the state ownership representative body. For information that is important, relevant to or affecting national secrets and security, business secrets, the enterprise shall request the state ownership representative body to decide which information should be restricted from disclosure.
2. The state ownership representative body shall publish on its website the information to be periodically disclosed by the enterprise within 05 working days from the day on which the enterprise’s report is received. The state ownership representative body shall decide restriction of disclosure of information that is important, relevant to or affecting national secrets and security, the enterprise’s business secrets, and submit a report to the Ministry of Planning and Investment for monitoring.
Article 26. Delaying information disclosure
1. The enterprise shall submit a report to the state ownership representative body in case information cannot be disclosed on schedule due to force majeure or the disclosure of which is subject to approval by the state ownership representative body.
2. The state ownership representative body shall consider delaying information disclosure and send a written notification to the Ministry of Planning and Investment.
3. The enterprise shall announce the delay on its website and disclose information after the force majeure event has been dealt with or after the state ownership representative body offers its opinion about information restricted from disclosure.
Section 2. NATIONAL STATE-OWNED ENTERPRISE DATABASE
Article 27. Rules for development, update, management and utilization of National State-owned Enterprise Database
1. The development, update, management and utilization of National State-owned Enterprise Database shall satisfy the following requirements:
a) The contents are appropriate, accurate, timely and effective;
b) Existing data are utilized; reuse of the same sources of data is avoided;
c) Long-term use is prioritized with an aim to achieve multiple objectives.
2. The structural design of the National State-owned Enterprise Database shall comply with standards for databases, technical regulations and standards, information technology and economic – technical norms; have compatibility, ability to integrate and share information continuously and safely between state agencies and state-owned enterprises; be able to open data fields in the structure and software.
3. Information in National State-owned Enterprise Database shall be collected, updated from reports on periodic and ad-hoc information disclosures of enterprises and data on www.business.gov.vn.
Article 28. Management and utilization of National State-owned Enterprise Database
1. The following information about an enterprise may be published on www.business.gov.vn: The enterprise’s name, enterprise ID number, headquarters address, phone number, email address, website; state ownership representative body; ratio of state capital in the enterprise, the enterprise’s legal representative, business lines, periodic and ad-hoc information disclosure reports.
2. Enterprises are entitled to use information and data on National State-owned Enterprise Database using their information disclosure accounts.
3. The management and utilization of National State-owned Enterprise Database shall comply with guidance of the Ministry of Planning and Investment.
Article 29. Funding for development, update, management and utilization of National State-owned Enterprise Database
1. The funding for development, update, management and utilization of National State-owned Enterprise Database shall be provided from:
a) The state budget;
b) Aids, sponsorships and other lawful sources of funding.
2. The management and use of funding for development, update, management and utilization of National State-owned Enterprise Database shall comply with regulations of the Law on State Budget, bidding laws, regulations of sponsors and relevant laws.
Section 3. RESPONSIBILITIES OF RELAVANT ORGANIZATIONS AND HANDLING VIOLATIONS
Article 30. Responsibilities of enterprises
1. Establish regulations on information disclosure in accordance with this Decree, including authority, responsibility, tasks of relevant individuals and units.
2. Build a website within 03 months from the effective date of this Decree. The website shall display the time of upload of the information and basic information about the enterprise; periodic and ad-hoc information disclosure reports prescribed by this Decree.
3. Declare and take responsibility for the accuracy of information updated in electronic forms on www.business.gov.vn when uploading information disclosure reports.
Defense and security enterprises shall update electronic forms to www.business.gov.vn, information about finance and business performance of the preceding year before June 30 every year, including: charter capital, equity, total assets, total revenue, pre-tax and post-tax profits, taxes and other amounts paid to the State, total outward investment, financial investment, total liability, total number of employees, salary fund, average salary.
4. Comply with regulations; facility inspection and supervision by state ownership representative bodies and relevant authorities as prescribed by law.
Article 31. Responsibilities of state ownership representative bodies
1. Develop a separate column on information disclosure by enterprises on the state ownership representative body’s website; provide adequate funding form state budget or other lawful sources to upgrade, maintain, operate the state ownership representative body’s website serving information disclosure by enterprises as prescribed by this Decree.
2. Approve contents of reports prescribed in Point b Clause 1 Article 23 of this Decree before March 20 every year and upload periodic information disclosure reports to the state ownership representative body’s website.
3. Inspect and supervise information disclosure by enterprises under the state ownership representative body’s management in accordance with this Decree.
Article 32. Responsibilities of the Ministry of Planning and Investment
1. Ensure information infrastructure and necessary devices for management, maintenance, operation of www.business.gov.vn; ensure continuity, stability, safety and accessibility of information disclosed by enterprises.
2. Organize training; provide guidance on information disclosure, management and use of National State-owned Enterprise Database.
3. Supervise information disclosure by state-owned enterprises; publish the list of enterprises that fail to disclose information on www.business.gov.vn and submit reports to the Prime Minister and their state ownership representative bodies.
4. Develop, update, manage, use National State-owned Enterprise Database on www.business.gov.vn to ensure access and effective use of information serving social interests.
5. Preside over the integration, sharing, connection of National State-owned Enterprise Database with enterprise database of Ministries, ministerial agencies, governmental agencies, the People’s Committees of provinces and other organizations to facilitate the Government’s administration.
6. Periodically review and propose upgrades to information technology infrastructure of www.business.gov.vn. Prepare periodic or ad-hoc estimates of regular expenditures to ensure adequate budget for operation and upgrade of www.business.gov.vn.
Article 33. Handling violations
1. Enterprises that violate regulations on this Decree on information disclosure shall face administrative penalties for violations against regulations on planning and investment according to regulations of the Government.
2. Te state ownership representative body shall assess and rank executives, representatives of state capital in enterprises in accordance with applicable regulations on management of people holding positions and representatives of state capital in enterprises in case the commit the following violations:
a) Regulations on information disclosure of this Decree are not implemented or fully and punctually implemented;
b) Disclosed information is not truthful and accurate.
3. The state ownership representative body shall be responsible to the Government for:
a) Failure to supervise and inspect information disclosure by enterprises in accordance with this Decree;
b) Failure to publicly and punctually upload the information disclosed by enterprises under its management to its website.
Article 34. Effect and transition clauses
1. This Decree comes into force from the day on which it is signed.
2. This Decree replaces and annuls the following documents:
a) The Government’s Decree No. 81/2015/ND-CP dated September 18, 2015 on information disclosure by state-owned enterprises.
b) The Government’s Decree No. 93/2015/ND-CP dated October 15, 2915 on organization, management and operation of defense and security enterprises.
c) The Government’s Decree No. 96/2015/ND-CP dated October 19, 2015 elaborating some Articles of the Law on Enterprises.
d) The Prime Minister’s Decision No. 35/2013/QD-TTg dated June 07, 2013 promulgating operating regulations of the Board of Controllers and Controllers of wholly state-owned single-member limited liability companies.
3. Enterprises recognized as defense and security enterprises under Decree No. 93/2015/ND-CP are entitled to the benefits specified in Article 16 of this Decree for 3 years from the issuance date of the decisions on recognition of defense and security enterprise. After this 3-year period, they shall implement the regulations of this Decree on re-reorganization of defense and security enterprises.
4. Except the cases specified in Clause 3 Article 195 of the Law on Enterprises, the enterprises that contributed capital or purchased shares before June 01, 2015 may buy, sell, transfer, increase, decrease the stakes/shares but must not increase the cross ownership ratio before July 01, 2015.
Article 35. Responsibility for implementation
1. The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs, the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security in providing guidelines for implementation of Article 16 of this Decree.
2. The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall provide guidelines for implementation of regulations on reporting information disclosure, inspection supervision of defense and security enterprises; standards, conditions, procedures for designation, dismissal, removal from office, commendation, disciplining of people holding managerial positions in defense and security enterprises prescribed in Clause 2 Article 15 of this Decree.
3. Ministries, ministerial agencies, governmental agencies, the People’s Committees of provinces, relevant organizations and individuals are responsible for connection, integration, sharing information about state-owned enterprises with National State-owned Enterprise Database as instructed by the Ministry of Planning and Investment.
4. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of provinces and the entities regulated by this Decree are responsible for the implementation of this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 19. Đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.
Điều 10. Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên.
Điều 11. Cổ phần ưu đãi biểu quyết.
Điều 12. Sở hữu chéo giữa các công ty trong nhóm công ty.
Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
Điều 19. Đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.
Điều 13. Điều kiện xác định doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
Điều 15. Cơ cấu tổ chức và chức danh quản lý của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
Điều 17. Công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
Điều 18. Hồ sơ đề nghị công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
Điều 23. Các thông tin công bố định kỳ.
Điều 30. Trách nhiệm của doanh nghiệp.