Chương III Nghị định 47/2021/NĐ-CP: Doanh nghiệp nhà nước và nhóm công ty
Số hiệu: | 47/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/04/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2021 |
Ngày công báo: | 20/04/2021 | Số công báo: | Từ số 551 đến số 552 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thêm Nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2020
Ngày 01/4/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 47/2021 về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp 2020.
Cụ thể, Nghị định 47 quy định chi tiết về doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp nhà nước, nhóm công ty, doanh nghiệp QP-AN và công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước.
Trong đó, quy định việc sở hữu chéo giữa các công ty trong nhóm công ty như sau:
- Việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 195 Luật doanh nghiệp bao gồm trường hợp sau:
+ Cùng góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới.
+ Cùng mua phần vốn góp, mua cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập.
+ Cùng nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của các thành viên, cổ đông của doanh nghiệp đã thành lập.
- Doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn Nhà nước theo khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên.
Nghị định 47/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày ký; thay thế và bãi bỏ Quyết định 35/2013/QĐ-TTg , Nghị định 81/2015/NĐ-CP , Nghị định 93/2015/NĐ-CP và Nghị định 96/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Công ty mẹ quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 88 Luật Doanh nghiệp không là công ty con trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty và nhóm công ty mẹ - công ty con khác.
2. Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết do Nhà nước nắm giữ tại doanh nghiệp là tổng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, cổ phần có quyền biểu quyết của các cơ quan đại diện chủ sở hữu nắm giữ tại doanh nghiệp đó.
3. Công ty độc lập quy định tại Điều 88 Luật Doanh nghiệp là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước sở hữu vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết và không thuộc nhóm công ty mẹ - công ty con.
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu thành lập một đơn vị chuyên trách hoặc giao nhiệm vụ cho một đơn vị hoặc cá nhân thuộc cơ quan đại diện chủ sở hữu làm đầu mối theo dõi, giám sát, đánh giá, tổng hợp và xử lý các công việc liên quan đến hoạt động, quản lý, chế độ chính sách của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên.
2. Tiền lương, thù lao, tiền thưởng, điều kiện làm việc, định mức chi phí công tác và các chi phí hoạt động khác của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định, tối thiểu bằng thành viên Hội đồng thành viên hoặc Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc) tại doanh nghiệp; được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và được lập thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của doanh nghiệp.
3. Kiểm soát viên được hưởng chế độ phúc lợi, ưu đãi và tham gia các hoạt động xã hội, đoàn thể của doanh nghiệp như cán bộ, nhân viên và người lao động của doanh nghiệp.
Ban Kiểm soát, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 104 Luật Doanh nghiệp và các quy định sau:
1. Xây dựng Kế hoạch công tác hằng năm, trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt, ban hành trong quý I; thực hiện theo Kế hoạch công tác năm được phê duyệt.
Đối với những trường hợp cần phải kiểm tra, giám sát đột xuất nhằm phát hiện sớm những sai sót của doanh nghiệp, Ban kiểm soát, Kiểm soát viên chủ động thực hiện, đồng thời báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu.
2. Giám sát thực hiện các dự án đầu tư lớn có giá trị lớn hơn 30% vốn chủ sở hữu hoặc lớn hơn mức vốn của dự án nhóm B theo phân loại quy định tại Luật Đầu tư công, hợp đồng, giao dịch mua, bán, giao dịch kinh doanh có giá trị lớn hơn 10% vốn chủ sở hữu hoặc theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu; giao dịch kinh doanh bất thường của công ty.
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp ban hành Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên.
2. Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước và là công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp ban hành Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp.
3. Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty của Công ty mẹ là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ban hành Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ.
4. Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên bao gồm các nội dung sau đây:
a) Phạm vi, nội dung thực hiện các quyền, nghĩa vụ và nhiệm vụ được giao của Ban Kiểm soát, Kiểm soát viên;
b) Cơ chế phối hợp; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp đối với hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên;
c) Cơ chế phối hợp, báo cáo, xin ý kiến giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu và Ban kiểm soát, Kiểm soát viên trong thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao;
d) Cơ chế phối hợp giữa Ban kiểm soát, Kiểm soát viên với doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp và người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại doanh nghiệp khác trong thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên đối với doanh nghiệp, công ty con, công ty có phần vốn góp hoặc công ty liên kết của doanh nghiệp.
đ) Cơ chế đánh giá việc thực hiện quyền, nghĩa vụ và nhiệm vụ của Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên;
e) Tiền lương, thù lao, tiền thưởng, điều kiện làm việc, định mức chi phí công tác, chi phí hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên;
g) Nội dung khác theo quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
1. Điều lệ công ty cổ phần phải quy định cụ thể thời gian và tổng số phiếu biểu quyết hoặc một tỷ lệ biểu quyết tương ứng với từng cổ phần ưu đãi biểu quyết.
2. Tổ chức được Chính phủ ủy quyền quy định tại khoản 1 Điều 116 Luật Doanh nghiệp là các cơ quan đại diện chủ sở hữu, thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết.
3. Thời hạn ưu đãi biểu quyết đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết của công ty cổ phần do cổ đông sáng lập nắm giữ là 03 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trừ trường hợp là cổ phần ưu đãi biểu quyết do tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ.
1. Việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp bao gồm trường hợp sau:
a) Cùng góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới.
b) Cùng mua phần vốn góp, mua cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập.
c) Cùng nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của các thành viên, cổ đông của doanh nghiệp đã thành lập.
2. Doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn Nhà nước theo khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên.
3. Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị của công ty chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ đúng quy định tại Điều 195 Luật Doanh nghiệp khi đề xuất, quyết định góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty khác và cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho công ty khi vi phạm quy định tại khoản này.
4. Cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông công ty nếu trong quá trình thụ lý hồ sơ phát hiện việc góp vốn, mua cổ phần thành lập doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp liên quan vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp.
STATE-OWNED ENTERPRISES AND GROUPS OF COMPANIES
Article 7. State-owned enterprises and determination of ratio of charter capital or total voting shares held by the State in enterprises
1. The parent company prescribed in Point a Clause 2 and Point a Clause 3 Article 88 of the Law on Enterprises must not be a subsidiary company in a another business group, corporation or group of parent company - subsidiary companies.
2. The ratio of charter capital or total voting shares held by the State in an enterprise means the total ratio of charter capital or voting shares held by the state ownership representative bodies in that enterprise.
3. An independent company mentioned in Article 88 of the Law on Enterprises is a joint stock company or limited liability company whose charter capital or total voting shares are held by the State and does not belong to any group of parent company - subsidiary companies
Article 8. Board of Controllers, Controllers at wholly state-owned enterprises
1. The state ownership representative body shall establish a dedicated unit or assign a unit or individual in the state ownership representative body to monitor, assess, perform the tasks relevant to the operation, management, benefits of the Board of Controllers and Controllers.
2. Salaries, remunerations, bonuses, working conditions, costs of business trip and other operating costs of the Board of Controllers and Controllers shall be decided by the state ownership representative body, at least equal to those of the Board of Members or Deputy General Director/Deputy Director of the enterprise; will be included in the enterprise’s business costs and presented in a separate section in the enterprise’s annual financial statement.
3. Controllers shall have the same benefits and incentives when participating in social and collective activities of the enterprises as those enjoyed by the enterprises’ employees.
Article 9. Duties of the Board of Controllers, Controllers at a wholly state-owned enterprise
The Board of Controllers and Controllers at an enterprise 100% charter capital of which is held by the State (hereinafter referred to as “wholly state-owned enterprise”) shall fulfill the obligations in Article 104 and the following regulations:
1. Prepare the annual work plan and submit it to the state ownership representative body for approval and promulgation within the first quarter; implement the approved work plan.
In the cases where unscheduled inspects are necessary for early detection of errors of the enterprise, the Board of Controllers and the Controllers shall proactively take actions and report to the state ownership representative body.
2. Supervise the execution of major investment projects whose value exceeds 30% of equity or capital of Group B projects according to the Law on Public Investment, contracts, sales, purchases, business transactions whose value exceeds 10% of equity or at the request of the state ownership representative body; unusual business transactions of the company.
Article 10. Operating regulations of the Board of Controllers and Controllers
1. The state ownership representative bodies of wholly state-owned enterprises prescribed in Point a Clause 1 Article 88 of the Law on Enterprises shall promulgate operating regulations of the Board of Controllers and Controllers.
2. The Board of Members of multiple-member limited liability companies that are state-owned enterprises and subsidiary companies of state-owned enterprises prescribed in Clause 1 Article 88 of the Law on Enterprises shall promulgate operating regulations of the Board of Controllers and Controllers at the enterprises.
3. The Board of Members, Presidents of parent companies that are state-owned enterprises shall promulgate operating regulations of the Board of Controllers and Controllers of the single-member limited liability companies that are wholly owned by the parent companies.
4. Operating regulations of the Board of Controllers and Controllers shall include:
a) The scope, contents of rights, obligations and duties of the Board of Controllers and the Controllers;
b) The mechanism form cooperation; rights, obligations and responsibilities of the enterprise and its executives to operation of the Board of Controllers and the Controllers;
c) The mechanism for cooperation, reporting, seeking opinions between the state ownership representative body, the Board of Controllers and the Controllers regarding their rights and duties;
d) The mechanism for cooperation between the Board of Controllers, the Controllers, the enterprise’s executives, the representative of the direct owner, the representative of state capital in the enterprise, the representative of the enterprise’s capital in other enterprises in performance of rights and obligations of the Board of Controllers and the Controllers to the enterprise, the subsidiary companies, the subsidiary companies with stakes or associate companies of the enterprise.
dd) Scope, contents of rights, obligations and duties of the Board of Controllers and the Controllers;
e) Salaries, remunerations, bonuses, working conditions, costs of business trip and other operating costs of the Board of Controllers and the Controllers;
g) Other contents decided by the state ownership representative body.
Article 11. Super-voting shares
1. The charter of the joint stock company shall specify the time and total number of votes or the number of votes of each super-voting share.
2. The organizations authorized by the Government as prescribed in Clause 1 Article 116 of the Law on Enterprises are the state ownership representative bodies and shall perform the state’s rights and obligations to the super-voting shares.
3. The period of voting preference of the super-voting shares being held by founding shareholders is 03 years from the issuance date of the Certificate of Enterprise Registration, except super-voting shares held by the organizations authorized by the Government.
Article 12. Cross ownership between companies in a group of companies
1. Contribution of capital, purchase of shares of other enterprises or for establishment of a new enterprise as prescribed in Clause 3 Article 195 of the Law on Enterprises include:
a) Joint contribution of capital to establish a new enterprise.
b) Joint purchase of stakes/shares of existing enterprises.
c) Joint acquisition of stakes/shares from members, shareholders of existing enterprises.
2. An enterprise within at least 65% state capital mentioned in Clause 3 Article 195 of the Law on Enterprises is a state-owned enterprise at least 65% of charter capital or voting shares of which are held by the State.
3. The president of the company, the Board of Members, the Board of Directors shall be responsible for ensuring conformity with Article 195 of the Law on Enterprises when proposing, deciding capital contribution, purchase of shares/stakes of other companies, and jointly responsible for paying compensation for the damage incurred by the company due to the violations against this Clause.
4. The business registration authority shall reject registration of change of the company’s members/shareholders if violations against Clause 2 and Clause 3 Article 195 of the Law on Enterprises are found while processing the application.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực