- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (213)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (74)
- Phương tiện giao thông (62)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Mẫu đơn (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- VNeID (29)
- Giáo dục (28)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Cách tính lương cơ bản mới nhất 2025
1. Cách tính lương cơ bản mới nhất 2025
1.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang được tính dựa trên lương cơ sở và hệ số lương theo công thức sau:
Lương cơ bản = lương cơ sở x hệ số lương |
Hiện nay, mức lương cơ sở là 2.340.000 VNĐ/ tháng theo Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP. Hệ số lương theo từng công việc cụ thể được quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Xem thêm: Hệ số lương là gì? Hệ số lương cơ bản mới nhất 2025
Ví dụ: Anh M là hạ sĩ quan công an có hệ số lương là 3.2. Mức lương cơ bản (chưa tính phụ cấp) của anh M sẽ là:
2.340.000 x 3.2 = 7.488.000 VNĐ
1.1. Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
Lương cơ bản của người lao động làm việc cho doanh nghiệp, cá nhân sẽ là mức lương được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, chưa bao gồm phụ cấp, các khoản chi phí hỗ trợ. Theo đó thì lương cơ bản của người lao động sẽ được các bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do pháp luật quy định.
Lương cơ bản >= Mức lương tối thiểu vùng |
Mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP như sau:
Vùng |
Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) |
Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I |
4.960.000 |
23.800 |
Vùng II |
4.410.000 |
21.200 |
Vùng III |
3.860.000 |
18.600 |
Vùng IV |
3.450.000 |
16.600 |
Ví dụ: Chị X là nhân viên của doanh nghiệp Y có trụ sở tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Do trụ sở Công ty chị X nằm tại vùng I theo Phụ lục Nghị định 74/2024/NĐ-CP, nên mức lương cơ bản của chị tối thiểu phải bằng 4.960.000 VNĐ.
2. Năm 2025 có tăng lương cơ bản không? Mức tăng lương cơ bản là bao nhiêu?
2.1. Mức tăng lương cơ sở
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về mức tăng lương cơ sở năm 2025. Theo các văn bản hiện hành, năm 2025 mức lương cơ sở có thể giữ nguyên mức 2.340.000 VNĐ được áp dụng từ 01/07/2024.
Theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Kết luận 83-KL/TW năm 2024 của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024, Bộ Chính trị đã yêu cầu Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành đề xuất tiếp tục cải cách tiền lương sau 2026 để trình Trung ương xem xét. Nếu tình hình phù hợp và không có gì thay đổi thì sau năm 2026 sẽ thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp, cụ thể:
“5.2. Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị”.
Như vậy, theo tinh thần của kết luận trên, nhiều khả năng sau năm 2026 mới bãi bỏ mức lương cơ sở và thực hiện cải cách tiền lương. Do đó, năm 2025 mức lương cơ sở sẽ chưa được điều chỉnh thay cho mức 2,34 triệu đồng/tháng như hiện nay.
2.2. Mức tăng lương tối thiểu vùng
Mức lương tối thiểu vùng trong năm 2025 có thể được điều chỉnh theo hoạt động của Hội đồng Tiền lương Quốc gia dựa trên kết quả điều tra tình hình lao động, tiền lương trong doanh nghiệp trong năm 2024.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ra Quyết định 1225/QĐ-BLĐTBXH điều tra tình hình lao động, tiền lương trong doanh nghiệp trong năm 2024. Theo đó, việc điều tra sẽ được tiến hành trên phạm vi 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đại diện cho 8 vùng kinh tế của cả nước, có số lượng doanh nghiệp lớn, thị trường lao động phát triển. Việc điều tra cũng đồng thời, phục vụ công tác quản lý, công bố định kỳ mức tiền lương bình quân trên thị trường lao động, để doanh nghiệp, người lao động tham khảo, làm cơ sở thương lượng tiền lương.
Như vậy, mức lương tối thiểu vùng trong năm 2025 có thể được điều chỉnh theo hoạt động của Hội đồng Tiền lương Quốc gia dựa trên kết quả điều tra tình hình lao động, tiền lương trong doanh nghiệp trong năm 2024.
3. Bảng tổng hợp tăng lương cơ bản qua các năm
3.1. Mức tăng lương cơ sở qua các năm
Mức lương cơ sở nhà nước qua các năm được quy định như sau:
Thời điểm áp dụng |
Lương cơ sở (đồng/tháng) |
Mức tăng (đồng/tháng) |
Căn cứ pháp lý |
Từ 01/10/2004 - hết 30/9/2005 |
290.000 |
- |
Nghị định 203/2004/NĐ-CP |
Từ 01/10/2005 - hết 30/9/2006 |
350.000 |
60.000 |
Nghị định 118/2005/NĐ-CP |
Từ 01/10/2006 - hết 31/12/2007 |
450.000 |
100.000 |
Nghị định 94/2006/NĐ-CP |
Từ 01/01/2008 - hết 30/4/2008 |
540.000 |
90.000 |
Nghị định 166/2007/NĐ-CP |
Từ 01/5/2009 - hết 30/4/2009 |
650.000 |
110.000 |
Nghị định 33/2009/NĐ-CP |
Từ 01/5/2010 - hết 30/4/2011 |
730.000 |
80.000 |
Nghị định 28/2010/NĐ-CP |
Từ 01/5/2011 - hết 30/4/2012 |
830.000 |
100.000 |
Nghị định 22/2011/NĐ-CP |
Từ 01/5/2012 - 30/6/2013 |
1.050.000 |
220.000 |
Nghị định 31/2012/NĐ-CP |
Từ 01/7/2013 - hết 30/4/2016 |
1.150.000 |
100.000 |
Nghị định 66/2013/NĐ-CP |
Từ 01/5/2016 - hết 30/6/2017 |
1.210.000 |
60.000 |
Nghị định 47/2016/NĐ-CP |
Từ 01/7/2017 - hết 30/6/2018 |
1.300.000 |
90.000 |
Nghị định 47/2017/NĐ-CP |
Từ 01/7/2018 - hết 30/6/2019 |
1.390.000 |
90.000 |
|
Từ 01/7/2019 - hết 30/6/2023 |
1.490.000 |
100.000 |
|
Từ 01/7/2023 - hết 30/6/2024 |
1.800.000 |
310.000 |
|
Từ 01/7/2024 |
2.340.000 |
540.000 |
3.2. Mức tăng lương tối thiểu vùng qua các năm
Thời gian áp dụng |
Mức lương tối thiểu vùng I |
Mức lương tối thiểu vùng II |
Mức lương tối thiểu vùng III |
Mức lương tối thiểu vùng IV |
01/01/2009 - 31/12/2009 |
800.000 |
740.000 |
690.000 |
650.000 |
01/01/2010 - 31/12/2010 |
980.000 |
880.000 |
810.000 |
730.000 |
01/01/2011 (Vùng I); 01/07/2011 (Vùng II) - 04/10/2011 |
1.350.000 |
1.200.000 |
1.050.000 |
830.000 |
05/10/2011 - 31/12/2012 |
2.000.000 |
1.780.000 |
1.550.000 |
1.400.000 |
01/01/2013 - 31/12/ |
2.350.000 |
2.100.000 |
1.800.000 |
1.650.000 |
01/01/2014 - 31/12/2014 |
2.700.000 |
2.400.000 |
2.100.000 |
1.900.000 |
01/01/2015 - 31/12/ |
3.100.000 |
2.750.000 |
2.400.000 |
2.150.000 |
01/01/2016 - 31/12/2016 |
3.500.000 |
3.100.000 |
2.700.000 |
2.400.000 |
01/01/2017 - 31/12/2017 |
3.750.000 |
3.320.000 |
2.900.000 |
2.580.000 |
01/01/2018 - 31/12/2018 |
3.980.000 |
3.530.000 |
3.090.000 |
2.760.000 |
01/01/2019 - 31/12/2019 |
4.180.000 |
3.710.000 |
3.250.000 |
2.920.000 |
01/01/2020 - 31/12/2020 |
4.420.000 |
3.920.000 |
3.430.000 |
3.070.000 |
01/01/2021 - 30/6/2022 |
4.420.000 |
3.920.000 |
3.430.000 |
3.070.000 |
Từ 01/7/2022 - 30/6/2024 |
4.680.000 |
4.160.000 |
3.630.000 |
3.250.000 |
Từ 01/7/ 2024 |
4.960.000 |
4.410.000 |
3.860.000 |
3.450.000 |
4. Các câu hỏi thường gặp
4.1. Lương cơ bản năm 2025 được dự kiến tăng bao nhiêu?
Hiện nay chưa có dự thảo về tăng lương cơ bản năm 2025. Chính phủ có thể xem xét tăng mức lương cơ bản hàng năm để cải thiện đời sống người lao động, nhưng mức tăng cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh tế và quyết định của chính phủ vào thời điểm có quyết định tăng chính thức.
4.2. Mức lương cơ bản có áp dụng cho tất cả các ngành nghề không?
Không. Lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức dựa trên mức lương cơ sở; lương cơ bản của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dựa trên mức lương tối thiểu vùng.
4.3. Mức lương cơ bản có ảnh hưởng đến các khoản trợ cấp xã hội không?
Mức lương cơ bản là cơ sở để tính các khoản trợ cấp xã hội và bảo hiểm xã hội. Chẳng hạn, mức hưởng lương hưu thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức phải bằng mức lương cơ sở, hiện nay là 2.340.000 VNĐ.
4.4. Người lao động có thể nhận lương thấp hơn mức lương cơ bản không?
Theo quy định pháp luật Việt Nam, người lao động không được trả lương thấp hơn mức lương cơ bản do chính phủ quy định. Những trường hợp trả lương thấp hơn mức lương cơ bản là các trường hợp vi phạm pháp luật.
5.5. Mức lương cơ bản có áp dụng với các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam không?
Tất cả các doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp nước ngoài, đều phải tuân thủ quy định về mức lương cơ bản tối thiểu cho người lao động khi hoạt động tại Việt Nam.