- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (213)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (74)
- Phương tiện giao thông (62)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Mẫu đơn (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- VNeID (29)
- Giáo dục (28)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Lương cơ bản là gì? Quy định mức lương cơ bản mới nhất 2025
1. Lương cơ bản là gì?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định nào định nghĩa hoặc đưa ra khái niệm về lương cơ bản.
Trên thực tế, có thể hiểu rằng lương cơ bản là thuật ngữ được dùng để mô tả mức lương thấp nhất mà người lao động nhận được khi làm việc tại một vị trí nào đó, phụ thuộc vào trình độ, yêu cầu năng lực của người lao động. Lương cơ bản không bao gồm các khoản tiền phụ cấp, hỗ trợ của người sử dụng lao động dành cho người lao động.
Do đó, lương cơ bản hiện nay sẽ được chia ra thành 02 nhóm đối tượng như sau:
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức
Lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức được tính dựa trên lương cơ sở và hệ số lương theo công thức sau:
Lương cơ bản = lương cơ sở x hệ số lương |
- Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cho các doanh nghiệp, cá nhân
Lương cơ bản của người lao động làm việc cho doanh nghiệp, cá nhân sẽ là mức lương được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, chưa bao gồm phụ cấp, các khoản chi phí hỗ trợ. Theo đó thì lương cơ bản của người lao động sẽ được các bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do pháp luật quy định.
2. Quy định về mức lương cơ bản mới nhất 2025
2.1. Lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức
Lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức hiện nay là 3.159.000 đồng/tháng.
Tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở hiện nay là 2.340.000 đồng/tháng.
Theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP, hệ số lương công chức thấp nhất là 1.35 (tương ứng mức tiền lương là 3.159.000 đồng/tháng) và hệ số lương cao nhất là 8.00 (tương ứng mức tiền lương là 18.720.000 đồng/tháng).
2.2. Lương cơ bản của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
Mức lương cơ bản tối thiểu từng vùng theo quy định hiện nay như sau:
- Vùng I: 4.960.000 VNĐ/1 tháng; tương ứng 23.800 VNĐ/1h
- Vùng II: 4.410.000 VNĐ/1 tháng; tương ứng 21.200 VNĐ/1h
- Vùng III: 3.860.000 VNĐ/1 tháng; tương ứng 18.600 VNĐ/1h
- Vùng IV: 3.450.000 VNĐ/1 tháng; tương ứng 16.600 VNĐ/1h
Lương cơ bản sẽ có mức thấp nhất là bằng mức lương tối thiểu vùng. Mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP như sau:
Vùng |
Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) |
Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I |
4.960.000 |
23.800 |
Vùng II |
4.410.000 |
21.200 |
Vùng III |
3.860.000 |
18.600 |
Vùng IV |
3.450.000 |
16.600 |
3. Bảng tổng hợp lương cơ bản qua các năm
3.1. Bảng tổng hợp lương cơ sở nhà nước qua các năm
Mức lương cơ sở nhà nước qua các năm được quy định như sau:
Thời điểm áp dụng |
Lương cơ sở (đồng/tháng) |
Mức tăng (đồng/tháng) |
Căn cứ pháp lý |
Từ 01/10/2004 - hết 30/9/2005 |
290.000 |
- |
Nghị định 203/2004/NĐ-CP |
Từ 01/10/2005 - hết 30/9/2006 |
350.000 |
60.000 |
Nghị định 118/2005/NĐ-CP |
Từ 01/10/2006 - hết 31/12/2007 |
450.000 |
100.000 |
Nghị định 94/2006/NĐ-CP |
Từ 01/01/2008 - hết 30/4/2008 |
540.000 |
90.000 |
Nghị định 166/2007/NĐ-CP |
Từ 01/5/2009 - hết 30/4/2009 |
650.000 |
110.000 |
Nghị định 33/2009/NĐ-CP |
Từ 01/5/2010 - hết 30/4/2011 |
730.000 |
80.000 |
Nghị định 28/2010/NĐ-CP |
Từ 01/5/2011 - hết 30/4/2012 |
830.000 |
100.000 |
Nghị định 22/2011/NĐ-CP |
Từ 01/5/2012 - 30/6/2013 |
1.050.000 |
220.000 |
Nghị định 31/2012/NĐ-CP |
Từ 01/7/2013 - hết 30/4/2016 |
1.150.000 |
100.000 |
Nghị định 66/2013/NĐ-CP |
Từ 01/5/2016 - hết 30/6/2017 |
1.210.000 |
60.000 |
Nghị định 47/2016/NĐ-CP |
Từ 01/7/2017 - hết 30/6/2018 |
1.300.000 |
90.000 |
Nghị định 47/2017/NĐ-CP |
Từ 01/7/2018 - hết 30/6/2019 |
1.390.000 |
90.000 |
|
Từ 01/7/2019 - hết 30/6/2023 |
1.490.000 |
100.000 |
|
Từ 01/7/2023 - hết 30/6/2024 |
1.800.000 |
310.000 |
|
Từ 01/7/2024 |
2.340.000 |
540.000 |
3.2. Bảng tổng hợp mức lương cơ bản vùng qua các năm
Lương cơ bản vùng qua các năm tối thiểu bằng mức lương tối thiểu vùng. Mức lương tối thiểu vùng qua các năm quy định như sau:
Thời gian áp dụng |
Mức lương tháng tối thiểu vùng I |
Mức lương tháng tối thiểu vùng II |
Mức lương tháng tối thiểu vùng III |
Mức lương tháng tối thiểu vùng IV |
01/01/2009 - 31/12/2009 |
800.000 |
740.000 |
690.000 |
650.000 |
01/01/2010 - 31/12/2010 |
980.000 |
880.000 |
810.000 |
730.000 |
01/01/2011 (Vùng I); 01/07/2011 (Vùng II) - 04/10/2011 |
1.350.000 |
1.200.000 |
1.050.000 |
830.000 |
05/10/2011 - 31/12/2012 |
2.000.000 |
1.780.000 |
1.550.000 |
1.400.000 |
01/01/2013 - 31/12/ |
2.350.000 |
2.100.000 |
1.800.000 |
1.650.000 |
01/01/2014 - 31/12/2014 |
2.700.000 |
2.400.000 |
2.100.000 |
1.900.000 |
01/01/2015 - 31/12/ |
3.100.000 |
2.750.000 |
2.400.000 |
2.150.000 |
01/01/2016 - 31/12/2016 |
3.500.000 |
3.100.000 |
2.700.000 |
2.400.000 |
01/01/2017 - 31/12/2017 |
3.750.000 |
3.320.000 |
2.900.000 |
2.580.000 |
01/01/2018 - 31/12/2018 |
3.980.000 |
3.530.000 |
3.090.000 |
2.760.000 |
01/01/2019 - 31/12/2019 |
4.180.000 |
3.710.000 |
3.250.000 |
2.920.000 |
01/01/2020 - 31/12/2020 |
4.420.000 |
3.920.000 |
3.430.000 |
3.070.000 |
01/01/2021 - 30/6/2022 |
4.420.000 |
3.920.000 |
3.430.000 |
3.070.000 |
Từ 01/7/2022 - 30/6/2024 |
4.680.000 |
4.160.000 |
3.630.000 |
3.250.000 |
Từ 01/7/ 2024 |
4.960.000 |
4.410.000 |
3.860.000 |
3.450.000 |
4. Lương cơ bản có phải là lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không?
Lương cơ bản không phải là lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội, vì tiền lương đóng BHXH còn phụ thuộc vào các khoản phụ cấp.
Căn cứ vào Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này”.
Theo như quy định trên thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức sẽ là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cho cá nhân, doanh nghiệp sẽ là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Như đã phân tích, mức lương cơ bản sẽ không bao gồm các khoản phụ cấp, hỗ trợ. Do đó, lương cơ bản không phải là lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội.
5. Các câu hỏi thường gặp
5.1. Lương cơ bản năm 2025 được dự kiến tăng bao nhiêu?
Hiện nay chưa có dự thảo về tăng lương cơ bản năm 2025. Chính phủ có thể xem xét tăng mức lương cơ bản hàng năm để cải thiện đời sống người lao động, nhưng mức tăng cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh tế và quyết định của chính phủ vào thời điểm có quyết định tăng chính thức.
5.2. Mức lương cơ bản có áp dụng cho tất cả các ngành nghề không?
Không. Lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức dựa trên mức lương cơ sở; lương cơ bản của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dựa trên mức lương tối thiểu vùng.
5.3. Mức lương cơ bản có ảnh hưởng đến các khoản trợ cấp xã hội không?
Mức lương cơ bản là cơ sở để tính các khoản trợ cấp xã hội và bảo hiểm xã hội. Chẳng hạn, mức hưởng lương hưu thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức phải bằng mức lương cơ sở, hiện nay là 2.340.000 VNĐ.
5.4. Người lao động có thể nhận lương thấp hơn mức lương cơ bản không?
Theo quy định pháp luật Việt Nam, người lao động không được trả lương thấp hơn mức lương cơ bản do chính phủ quy định. Những trường hợp trả lương thấp hơn mức lương cơ bản là các trường hợp vi phạm pháp luật.
5.5. Mức lương cơ bản có áp dụng với các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam không?
Tất cả các doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp nước ngoài, đều phải tuân thủ quy định về mức lương cơ bản tối thiểu cho người lao động khi hoạt động tại Việt Nam