Chương V Luật Bảo hiểm xã hội 2014: Quỹ bảo hiểm xã hội
Số hiệu: | 58/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 29/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1163 đến số 1164 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tổng hợp điểm nổi bật các Luật và Nghị quyết mới của QH
Trong tuần qua (từ ngày 08 – 13/12/2014), THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã cập nhật thêm 15 Luật, 9 Nghị quyết mới được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 – QH khóa XIII và nhiều văn bản quan trọng khác.
Theo đó, có những điểm mới nổi bật đáng chú ý sau:
1. Chế độ thai sản đối với nam
Từ ngày 01/01/2016, Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
+ 05 ngày làm việc với trường hợp sinh thường;
+ 07 ngày làm việc với trường hợp sinh phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
+ Trường hợp sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh 3 trở lên cứ thêm mỗi con thì nghỉ thêm 3 ngày làm việc;
+ Trong trường hợp sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Nội dung trên được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
2. Quyền tự quyết về con dấu doanh nghiệp
Luật doanh nghiệp 2014 ra đời với những quy định mới sẽ tạo ra được những thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong hoạt động của mình, một số quy định mới nổi bật như sau:
- Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp.
- Nguời đại diện theo pháp luật: Công ty TNHH, Công ty Cổ Phần được quyền có nhiều người đại diện theo pháp luật; điều lệ công ty sẽ quy định cụ thể số lượng, chức danh, quyền và nghĩa vụ của từng người đại diện.
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/7/2015.
3. Thẻ căn cước sẽ thay thế chứng minh nhân dân
Đây là quy định quan trọng trong Luật Căn cước công dân được Quốc Hội thông qua vào ngày 20/11/2014.
Theo đó, Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.
Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Thẻ Căn cước công dân phải được đổi 3 lần, khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày 01/01/2016 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.
Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.
Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
4. Tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
Từ ngày 01/01/2016, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ tăng đối với nhiều loại hàng hóa, dịch vụ. Đơn cử như sau:
- Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá: 70% (65% ở quy định cũ).
- Bia, Rượu từ 20 độ trở lên: 55% (50% ở quy định cũ).
- Dịch vụ kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng: 35% (30% ở quy định cũ).
Nội dung trên được quy định tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014.
5. Quy định thời hạn sử dụng của nhà chung cư
Thời hạn sử dụng của nhà chung cư được xác định dựa vào cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh.
Khi nhà chung cư hết niên hạn sử dụng hoặc bị hỏng nặng, có nguy cơ sụp đổ thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải tổ chức kiểm định chất lượng và xử lý như sau:
- Nếu nhà vẫn còn sử dụng được và bảo đảm an toàn thì cho tiếp tục sử dụng theo thời hạn trong kết quả kiểm định.
- Nếu nhà bị hư hỏng nặng, không bảo đảm an toàn thì phải báo cáo lên UBND cấp tỉnh để thông báo cho chủ sở hữu.
Trong trường hợp này chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại hoặc bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Nội dung nêu trên được quy định tại Luật nhà ở 2014 và có hiệu lực từ 01/07/2015.
6. Điều chỉnh tăng lương cho một số đối tượng từ 01/01/2015
Từ 01/01/2015, thực hiện điều chỉnh tăng 8% đối với lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống.
Nội dung trên được đề cập tại Nghị quyết 78/2014/QH13 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2015.
7. Quy định về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
Từ 01/07/2015, Nghị quyết 85/2014/QH13 về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn bắt đầu có hiệu lực.
Theo đó, Quốc hội, Hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ.
Việc đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm dựa trên các căn cứ gồm:
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
Việc lấy phiếu tín nhiệm thực hiện bằng cách bỏ phiếu kín; trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”.
8. Tăng thuế nhập khẩu mặt hàng xăng, dầu
Theo quy định tại thông tư 185/2014/TT-BTC, tăng thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng xăng, dầu thuộc nhóm 27.10 như sau:
- Xăng động cơ: RON 97 và cao hơn, loại có pha chì và không pha chì; RON 90 và cao hơn, nhưng dưới RON 97, loại có pha chì và không pha chì và các loại khác tăng từ 18% lên thành 27%;
- Nhiên liệu diesel cho ô tô và nhiên liệu diesel khác tăng từ 14% lên thành 23%;
- Dầu nhiên liệu tăng từ 15% lên thành 24%.
Thông tư 185 có hiệu lực từ ngày 06/12/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quỹ ốm đau và thai sản.
2. Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Quỹ hưu trí và tử tuất.
1. Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại Chương III và Chương IV của Luật này.
2. Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
3. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 90 của Luật này.
4. Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
5. Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định tại Điều 91 và Điều 92 của Luật này.
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này, mức đóng và phương thức đóng được quy định như sau:
a) Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Phương thức đóng được thực hiện 3 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về nước.
3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
4. Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
5. Người lao động hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
6. Việc xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu và trợ cấp tuất hằng tháng thì một năm phải tính đủ 12 tháng; trường hợp người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu tối đa 06 tháng thì người lao động được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động theo mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất.
7. Việc tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ được tính như sau:
a) Từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm;
b) Từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
3. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này.
4. Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này.
5. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
6. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết khoản 5 Điều 85 và khoản 5 Điều 86 của Luật này.
1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
a) Hằng tháng;
b) 03 tháng một lần;
c) 06 tháng một lần;
d) 12 tháng một lần;
đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau:
a) Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng;
b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
2. Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và các trường hợp khác tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
1. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội;
b) Cải cách thủ tục bảo hiểm xã hội, hiện đại hóa hệ thống quản lý; phát triển, quản lý người tham gia, người thụ hưởng bảo hiểm xã hội;
c) Tổ chức thu, chi trả bảo hiểm xã hội và hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp.
2. Nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này, hằng năm được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
Định kỳ 03 năm, Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định về mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội.
3. Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và thu hồi được vốn đầu tư.
1. Mua trái phiếu Chính phủ.
2. Gửi tiền, mua trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Cho ngân sách nhà nước vay.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
THE SOCIAL INSURANCE FUND
Article 82. Sources forming the social insurance fund
1. Premiums paid by employers under Article 86 of this Law.
2. Premiums paid by employees under Articles 85 and 87 of this Law.
3. Profits from activities of investment from the fund.
4. The State's supports.
5. Other lawful sources of revenues.
Article 83. Component funds of the social insurance fund
1. Sickness and maternity fund.
2. Occupational accident and occupational disease fund.
3. Retirement and survivorship allowance fund.
Article 84. Use of the social insurance fund
1. Payment of social insurance benefits for employees under Chapters III and IV of this Law.
2. Payment of health insurance premiums for pensioners or persons who are on leave and enjoy monthly occupational accident or occupational disease allowance or who are on leave and enjoy maternity allowance for childbirth or child adoption or who are on leave and enjoy sickness allowance, for employees suffering diseases on the Ministry of Health-issued list of diseases requiring long-term treatment.
3. Payment of social insurance management expenses under Article 90 of this Law.
4. Payment of charges for assessment of the working capacity decrease in case employees take assessment not as introduced by their employers and the assessment results show that these persons are eligible for social insurance benefits.
5. Investment to preserve and develop the fund under Articles 91 and 92 of this Law.
Article 85. Levels and methods of payment by employees covered by compulsory social insurance
1. Employees defined at Points a, b, c, d, dd and h, Clause 1, Article 2 of this Law shall monthly pay 8% of their monthly salary to the retirement and survivorship allowance fund.
Employees defined at Point i, Clause 1, Article 2 of this Law shall monthly pay an amount equal to 8% of the statutory pay rate to the retirement and survivorship allowance fund.
2. For employees defined at Point g, Clause 1, Article 2 of this Law, the levels and methods of payment are specified as follows:
a/ The monthly level of payment to the retirement and survivorship allowance fund must equal 22% of employees’ monthly salary on which social insurance premiums are based before they go abroad to work, for employees who have paid compulsory social insurance premiums in a certain period; 22% of 2 times the statutory pay rate, for employees who are not yet covered by compulsory social insurance or who have paid compulsory social insurance premiums and have already received a lump-sum social insurance allowance.
b/ Payment shall be made once every 3 months, every 6 months or every 12 months or in a lump sum within the time limit stated in the contracts on sending of employees to work abroad. Employees may make payment directly to social insurance agencies of localities where they reside before going abroad or via enterprises or non-business organizations that have sent them to work abroad.
In case the payment is made via enterprises or non-business organizations that have sent employees to work abroad, these enterprises or organizations shall collect and pay social insurance premiums for employees and register the method of payment with social insurance agencies.
Employees who have their contracts extended or sign new contracts in the host countries shall pay social insurance premiums according to the method specified in this Article or shall retrospectively pay social insurance premiums to social insurance agencies after they repatriate.
3. Employees who neither work nor receive salary for 14 working days or more in a month are not required to pay social insurance premiums in that month. This period shall not be counted for enjoyment of social insurance benefits, except cases of maternity leave.
4. An employee defined at Point a or b, Clause 1, Article 2 of this Law who signs labor contracts with many employers shall only pay social insurance premiums under Clause 1 of this Article for the first-signed labor contract.
5. Employees who enjoy product-based or piecework-based salaries at enterprises, cooperatives, individual business households or cooperative groups engaged in the fields of agriculture, forestry, fishery or salt making shall pay monthly social insurance premiums at the levels specified in Clause 1 of this Article; payment may be made every month, every 3 months or every 6 months.
6. The determination of the period of social insurance premium payment for enjoyment of pension and monthly survivorship allowance must adhere to the principle that one year has full 12 months; an employee who satisfies the age requirement for pension enjoyment but whose period of social insurance premium payment is short of 6 months at most may pay a lump-sum amount for these months with the monthly premium equal to the total premiums paid by him/her and his/her employer to the retirement and survivorship allowance fund, based on the monthly salary on which social insurance premiums were based before he/she ceases working.
7. The calculation of periods of social insurance premium payment with odd months for enjoyment of the retirement and survivorship allowance benefits must be as follows:
a/ A period of between 1 month to 6 months shall be counted as half year;
b/ A period of between 7 months to 12 months shall be counted as one year.
Article 86. Levels and methods of payment by employers
1. Employers shall make monthly payments calculated based on the salary funds on which social insurance premiums are based for employees defined at Points a, b, c, d, dd and h, Clause 1, Article 2 of this Law as follows:
a/ 3% to the sickness and maternity fund;
b/ 1% to the occupational accident and occupational disease fund;
c/ 14% to the retirement and survivorship allowance fund.
2. Employers shall make monthly payments calculated based on the statutory pay rate for each employee defined at Point e, Clause 1, Article 2 of this Law as follows:
a/ 1% to the occupational accident and occupational disease fund;
b/ 22% to the retirement and survivorship allowance fund.
3. Employers shall monthly pay an amount equal to 14% of the statutory pay rate to the retirement and survivorship allowance fund for employees defined at Point i, Clause 1, Article 2 of this Law.
4. Employers are not required to pay social insurance premiums for employees defined in Clause 3, Article 85 of this Law.
5. Employers being enterprises, cooperatives, household business households or cooperative groups engaged in agriculture, forestry, fishery or salt making that pay product-based or piecework-based salaries shall make monthly payments at the levels specified in Clause 1 of this Article; the payment may be made every month, every 3 months or every 6 months.
6. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall detail Clause 5, Article 85, and Clause 5, Article 86, of this Law.
Article 87. Levels and methods of payment by employees covered by voluntary social insurance
1. Employees defined in Clause 4, Article 2 of this Law shall monthly pay an amount equivalent to 22% of their monthly incomes as selected to the retirement and survivorship allowance fund; the monthly income on which social insurance premiums are based must at least equal the poverty threshold in rural areas and must not exceed 20 times the statutory pay rate.
The socio-economic development conditions and state budget capacity in each period shall be based on to determine the levels of support for payment of social insurance premiums for employees covered by voluntary social insurance, support beneficiaries, and the time for implementing the support policy.
2. Employees may select one of the following payment methods:
a/ Every month;
b/ Every 3 months;
c/ Every 6 months;
d/ Every 12 months;
d/ Lump-sum payment for many subsequent years at a level lower than the monthly payment or lump-sum payment for the insufficient years at a level higher than the monthly payment as specified in this Article.
3. The Government shall detail this Article.
Article 88. Suspension from payment of compulsory social insurance premiums
1. Suspension from payment to the retirement and survivorship allowance fund is specified as follows:
a/ In case employers meet with difficulties and have to suspend their production or business activities, making them and their employees unable to pay social insurance premiums, the payment to the retirement and survivorship allowance fund may be suspended for 12 months at most;
b/ Upon the expiration of the time limit for payment suspension specified at Point a of this Clause, employers and employees shall continue paying social insurance premiums and make supplementary payment for the suspension period. The supplementary amount paid for the suspension period is not subject to late- payment interest under Clause 3, Article 122 of this Law.
2. For employees covered by compulsory social insurance premiums who are put in temporary detention, they and their employers may suspend payment of social insurance premiums. In case competent agencies conclude that employees suffer a miscarriage of justice, supplementary payment shall be made for the detention period. The supplementary amount paid for the suspension period is not subject to late-payment interest under Clause 3, Article 122 of this Law.
3. The Government shall detail this Article and specify other cases of suspension from payment of compulsory social insurance premiums.
Article 89. Monthly salary on which compulsory social insurance premiums are based
1. For employees subject to the State-prescribed salary benefits, their monthly salary on which social insurance premiums are based is their rank- or grade-based salary plus position-based, extra-rank working seniority-based or occupation-based seniority allowance (if any).
For employees defined at Point i, Clause 1, Article 2 of this Law, their monthly salary on which social insurance premiums are based is the statutory pay rate.
2. For employees who pay social insurance premiums according to the employer-decided salary benefits, their monthly salary on which social insurance premiums are based is their salary plus salary-based allowance as prescribed in the labor law.
Since January 1, 2018, the monthly salary on which social insurance premiums are based will be the salary plus salary-based allowance and other amounts as prescribed in the labor law.
3. In case the monthly salary specified in Clause 1 or 2 of this Article exceeds 20 times the statutory pay rate, the monthly salary on which social insurance premiums are based must equal 20 times the statutory pay rate.
4. The Government shall stipulate in detail the retrospective collection and payment of monthly salaries on which compulsory social insurance premium are based for employees and employers, except the case specified in Clause 3, Article 122 of this Law.
Article 90. Social insurance management expenses
1. Social insurance management expenses shall be used to perform the following tasks:
a/ Propagating and disseminating policies and law on social insurance; providing professional training and retraining in social insurance;
b/ Reforming social insurance procedures and modernizing the social insurance management system; developing and managing social insurance participants and beneficiaries;
c/ Organizing the collection of social insurance premiums and payment of social insurance allowances; and operating the apparatus of social insurance agencies at all levels.
2. The funding source for performing the tasks specified in Clause 1 of this Article shall be annually deducted from the profits earned from investment activities of the fund;
Every 3 years, the Government shall report the levels of social insurance management expenses to the National Assembly Standing Committee for decision.
3. The Prime Minister shall detail Clause 1 of this Article.
Article 91. Investment principles
Investment activities of the social insurance fund must ensure safety, efficiency and capital recoverability.
1. Purchase of government bonds.
2. Making of deposits, or purchase of bonds, term bills or deposit certificates at well-performing commercial banks as rated by the State Bank of Vietnam.
3. Provision of loans to the state budget.
4. The Government shall detail this Article.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực