Thông tư 56/2017/TT-BYT về hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Số hiệu: | 56/2017/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Phạm Lê Tuấn |
Ngày ban hành: | 29/12/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2018 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Y tế, Bảo hiểm | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn cấp giấy tờ hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ
Bộ Y tế ban hành Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
Theo đó, hướng dẫn cấp một số loại giấy chứng nhận (GCN) hưởng chế độ thai sản sau đây:
- Cấp GCN nghỉ dưỡng thai, việc chứng nhận nghỉ dưỡng thai thực hiện như sau:
+ GCN nghỉ dưỡng thai đối với đối tượng là lao động nữ mang thai đã nghỉ việc trong trường hợp điều trị ngoại trú theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này;
+ GCN nghỉ việc hưởng BHXH đối với đối tượng là lao động nữ mang thai đang đóng BHXH bắt buộc trong trường hợp điều trị ngoại trú theo mẫu quy định tại Phụ lục 7;
+ Biên bản giám định y khoa thực hiện theo mẫu tại Phụ lục kèm theo Thông tư 52/2016/TT-BYT đối với trường hợp do Hội đồng Giám định y khoa cấp;
+ Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.
- Cấp GCN không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau khi nhận con do nhờ mang thai hộ.
Ngoài ra, Thông tư 56 cũng hướng dẫn hồ sơ khám giám định để xác định lao động nữ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ dưỡng thai.
Xem thêm chi tiết tại Thông tư 56/2017/TT-BYT (có hiệu lực từ ngày 01/3/2018).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này quy định về:
1. Bệnh, thẩm quyền xác định bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần.
2. Khám giám định mức suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) để hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động và thân nhân.
3. Việc cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, trích sao hồ sơ bệnh án, giấy xác nhận nghỉ dưỡng thai, giấy xác nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội và Điều 43 của Luật an toàn vệ sinh lao động.
2. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng; người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đà có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
3. Người đề nghị khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ tử tuất là thân nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (sau đây gọi tắt là thân nhân người lao động).
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thời gian nghỉ việc điều trị ngoại trú là thời gian người lao động không đủ sức khỏe để đi làm và được người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chỉ định điều trị ngoại trú.
2. Bản sao hợp lệ là bản sao do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính.
3. Trích sao hồ sơ bệnh án là bản tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Các bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần gồm:
1. Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS đồng thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
2. Các bệnh, tật ngoài các bệnh quy định tại khoản 1 Điều này có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
1. Hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động:
a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với người lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo mẫu quy định tại Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Mẫu hồ sơ bệnh án;
c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT- BLĐTBXH-BYT ngày 21 tháng 5 năm 2012 của liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động;
d) Giấy ra viện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.
đ) Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
2. Hồ sơ khám giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp:
a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người được giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người lao động không còn làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp mà phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm của bệnh, bao gồm cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng và người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
c) Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp của người lao động có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có).
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định.
d) Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động:
a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, Sổ khám bệnh, bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;
c) Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
4. Hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất:
a) Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, Sổ khám bệnh, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;
c) Một trong các giấy tờ quy định lại điểm d khoản 1 Điều này.
5. Hồ sơ khám giám định để xác định lao động nữ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ dưỡng thai:
a) Giấy đề nghị giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc nhiều các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án (Bệnh án sản khoa hoặc bệnh khác), Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, sổ khám bệnh, bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;
c) Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
6. Hồ sơ khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần:
a) Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc nhiều các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, sổ khám bệnh, bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;
c) Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
1. Hồ sơ khám giám định lại đối với trường hợp tái phát tổn thương do tai nạn lao động:
a) Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này hoặc Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này ghi rõ tổn thương tái phát.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.
c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ: Biên bản Giám định y khoa lần gần nhất kèm theo các Giấy chứng nhận thương tích ghi nhận các tổn thương được giám định trong Biên bản đó.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư này: Bản chính biên bản giám định y khoa lần gần nhất, trong đó phải ghi rõ kết luận về thời hạn đề nghị giám định lại.
d) Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
2. Hồ sơ khám giám định lại bệnh nghề nghiệp tái phát:
a) Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này hoặc Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này ghi rõ tổn thương tái phát.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị phải ghi rõ bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định.
d) Bản chính hoặc Bản sao hợp lệ biên bản giám định y khoa lần gần nhất.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này: Bản chính biên bản giám định y khoa lần gần nhất, trong đó phải ghi rõ kết luận về thời hạn đề nghị giám định lại.
đ) Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
1. Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người được giám định tổng hợp thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người lao động không còn làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp mà phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm của bệnh, bao gồm cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng và người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.
2. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản giám định y khoa lần gần nhất nếu đã được giám định.
3. Các giấy tờ khác theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 hoặc Điều 6 Thông tư này phù hợp với đối tượng và loại hình giám định.
4. Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
1. Giấy giới thiệu do Lãnh đạo cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa ký tên và đóng dấu theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.
2. Hồ sơ giám định theo quy định tại một trong các Điều 5, 6 hoặc 7 Thông tư này phù hợp từng đối tượng và loại hình khám giám định.
3. Biên bản giám định y khoa đối với trường hợp Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh đã khám giám định cho đối tượng hoặc văn bản họp Hội đồng Giám định y khoa xác định lý do vượt khả năng chuyên môn đối với trường hợp Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh chưa khám giám định cho đối tượng do lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng Giám định y khoa ký đóng dấu.
1. Văn bản đề nghị khám giám định phúc quyết của một trong các cơ quan sau đây:
a) Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế;
b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Sở Y tế;
d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
đ) Cơ quan Bảo hiểm xã hội từ cấp tỉnh trở lên;
e) Người sử dụng lao động;
g) Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh đối với trường hợp Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh đã giám định cho đối tượng nhưng đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng đó và đề nghị giám định phúc quyết. Văn bản đề nghị phải do lãnh đạo cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh nơi đã khám cho đối tượng ký và đóng dấu, trong đó phải ghi rõ đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng và đề nghị giám định phúc quyết đồng thời phải kèm theo Giấy đề nghị giám định phúc quyết của đối tượng đó theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao hợp lệ hồ sơ giám định y khoa theo quy định tại một trong các Điều 5, 6 hoặc 7 Thông tư này phù hợp với từng đối tượng và loại hình giám định.
3. Bản chính hoặc Bản sao hợp lệ Biên bản giám định y khoa của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh.
1. Văn bản đề nghị khám giám định phúc quyết lần cuối của một trong các cơ quan sau đây:
a) Bộ Y tế;
b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
d) Người sử dụng lao động;
đ) Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương đối với trường hợp Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương đã giám định cho đối tượng nhưng đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng và đề nghị giám định phúc quyết.
Văn bản đề nghị phải do lãnh đạo cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương nơi đã khám cho đối tượng ký và đóng dấu, trong đó phải ghi rõ đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng đồng thời phải kèm theo Giấy đề nghị giám định phúc quyết lần cuối của đối tượng đó.
2. Quyết định thành lập Hội đồng khám giám định phúc quyết lần cuối của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Hồ sơ giám định y khoa theo quy định tại Điều 8 hoặc Điều 9 Thông tư này phù hợp với từng đối tượng và loại hình khám giám định.
4. Biên bản giám định y khoa của Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương.
1. Người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa đối với các trường hợp sau đây:
a) Giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Giám định lần đầu để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng;
c) Giám định đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm mắc bệnh nghề nghiệp;
d) Giám định để xác định không đủ sức khỏe để nuôi con sau khi sinh, người lao động phải nghỉ dưỡng thai hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ dưỡng thai;
đ) Giám định đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động;
g) Giám định tái phát, bao gồm cả người lao động đã nghỉ việc đề nghị khám giám định tái phát;
h) Giám định tổng hợp đối với trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc nghỉ hưu.
Trường hợp người lao quy định tại Khoản này vì lý do sức khỏe mà không thể tự lập hồ sơ thì người sử dụng lao động hoặc thân nhân của người lao động có thể thay mặt người lao động đó lập hồ sơ khám giám định. Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này, trong đó phải có xác nhận về tình trạng nhân thân của Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã.
2. Thân nhân của người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa đối với đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này, trong đó phải có xác nhận về tình trạng nhân thân của Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi người đó cư trú.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa đối với các trường hợp sau đây:
a) Không thuộc quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều này;
b) Người lao động theo quy định tại Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
4. Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh có trách nhiệm lập hồ sơ giám định đối với trường hợp khám giám định phúc quyết.
5. Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương có trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định phúc quyết lần cuối.
1. Đối với các trường hợp giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thời hạn giám định lại ít nhất sau 02 năm (đủ 24 tháng), kể từ ngày người lao động được Hội đồng Giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gần nhất trước đó, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
2. Trường hợp xác định tổn thương do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tiếp tục tiến triển dần đến thay đổi mức độ tổn thương thì Hội đồng Giám định y khoa được kết luận thời hạn lần khám giám định tiếp theo ngắn hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đối với người đã được giám định ngoài đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này nhưng có Tóm tắt hồ sơ bệnh án mới hoặc Giấy ra viện mới trong đó thể hiện mắc thêm bệnh khác hoặc bệnh đã được giám định thay đổi mức độ nặng lên hoặc nhẹ đi so với tình trạng bệnh, tật được kết luận trong Biên bản Giám định y khoa lần gần nhất thì được đề nghị giám định trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày có Tóm tắt hồ sơ bệnh án mới hoặc Giấy ra viện mới.
1. Việc giải quyết hồ sơ giám định y khoa và trình tự khám giám định y khoa được thực hiện theo quy định của Thông tư số 52/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác và hoạt động của Hội đồng Giám định y khoa các cấp (sau đây gọi tắt là Thông tư số 52/2016/TT-BYT).
2. Nội dung khám giám định tai nạn lao động:
a) Nội dung khám giám định tai nạn lao động lần đầu theo tổn thương ghi nhận tại Giấy chứng nhận thương tích;
b) Nội dung khám giám định tai nạn lao động tái phát: Khám giám định lại toàn bộ các tổn thương ghi nhận tại Giấy chứng nhận thương tích và:
- Tổn thương tái phát được ghi nhận tại Tóm tắt hồ sơ bệnh án phù hợp với Giấy chứng nhận thương tích;
- Tổn thương không có khả năng điều trị ổn định ghi nhận tại bản Tóm tắt hồ sơ bệnh án đối với đối tượng quy định tại điểm c khoán 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động;
- Tổn thương do tai nạn lao động tiếp tục tiến triển được ghi nhận tại Biên bản giám định y khoa theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này;
c) Nội dung khám giám định tổng hợp nhiều tai nạn lao động theo điểm a và điểm b Khoản này phù hợp với từng trường hợp.
3. Nội dung khám giám định bệnh nghề nghiệp:
a) Nội dung khám giám định bệnh nghề nghiệp lần đầu theo Hồ sơ bệnh nghề nghiệp và tổn thương do bệnh nghề nghiệp còn trong thời gian bảo đảm theo quy định của pháp luật;
b) Nội dung khám giám định bệnh nghề nghiệp tái phát: Khám giám định lại toàn bộ các tổn thương ghi nhận tại Hồ sơ bệnh nghề nghiệp và:
- Tổn thương tái phát được ghi nhận tại Tóm tắt hồ sơ bệnh án phù hợp với Hồ sơ bệnh nghề nghiệp và Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp lần liền kề trước đó;
- Tổn thương không có khả năng điều trị ổn định ghi nhận tại bản Tóm tắt hồ sơ bệnh án đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động;
- Tổn thương do tai nạn lao động tiếp tục tiến triển được ghi nhận tại Biên bản giám định y khoa theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này;
c) Nội dung khám giám định tổng hợp nhiều bệnh nghề nghiệp theo điểm a và điểm b Khoản này phù hợp với từng trường hợp.
4. Nội dung khám giám định để hưởng chế độ hưu trí, chế độ tuất và nghỉ do không đủ sức khỏe để nuôi con sau khi sinh hoặc nghỉ dưỡng thai, nhận con nhờ mang thai hộ, khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần căn cứ theo các giấy tờ quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 5 và khoản 2 Điều 12 Thông tư này phù hợp với từng trường hợp.
Trường hợp đã có Biên bản khám giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc thương binh thì không thực hiện khám giám định lại các bệnh, thương tật đã ghi nhận trong Biên bản đó.
Trường hợp đã có Biên bản khám giám định y khoa đối với các tổn thương và tỷ lệ tổn thương cơ thể do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thương binh và không trùng với tổn thương do bệnh mới mắc thì tỷ lệ tổn thương cơ thể do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thương binh đã được xác định sẽ được cộng với tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật được đề nghị khám giám định.
Trường hợp khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần: Biên bản khám giám định y khoa phải thể hiện rõ các nội dung theo quy định của Điều 4 Thông tư này.
5. Nội dung khám giám định tổng hợp được thực hiện như sau:
a) Nội dung khám giám định tổng hợp theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này phù hợp với từng đối tượng;
b) Trường hợp đối tượng đã bị thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp nhưng mắc thêm thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp trùng lặp với tổn thương trước đây:
Thực hiện khám đúng, đủ thương tật, bệnh nghề nghiệp hiện có và căn cứ vào kết quả khám để xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động theo phương pháp quy định tại Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 9 năm 2013 của liên tịch Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH).
c) Trường hợp đối tượng đã bị thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp nay bị mắc thêm thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp gây tổn thương không trùng lặp với tổn thương trước đây:
Thực hiện khám đúng, đủ thương tật, bệnh nghề nghiệp của lần này và cộng với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động hoặc nghề nghiệp được kết luận trong Biên bản khám giám định y khoa của lần liền kề trước đó theo phương pháp quy định tại Thông tư số liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH.
d) Trường hợp đối tượng đã khám giám định do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 02 lần trở lên nhưng chưa tổng hợp tỷ lệ:
- Trường hợp đối tượng đã khám giám định do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 02 lần trở lên trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì Hội đồng Giám định y khoa cộng tỷ lệ tổn thương cơ thể của các biên bản giám định đó theo phương pháp quy định tại Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH và ban hành Biên bản giám định mới.
- Ngoài trường hợp nêu trên thì Hội đồng Giám định y khoa thực hiện khám giám định đối với toàn bộ các tổn thương được ghi nhận trong Biên bản giám định gần nhất và tổng hợp tỷ lệ tổn thương cơ thể với tỷ lệ tổn thương cơ thể được ghi nhận trong Biên bản giám định còn lại.
Biên bản giám định y khoa có giá trị đến khi có biên bản giám định liền kề sau đó với cùng nội dung và mục đích giám định.
1. Thẩm quyền cấp giấy ra viện: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép điều trị nội trú.
2. Mẫu và cách ghi giấy ra viện thực hiện theo quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp người bệnh được lưu tại Trạm y tế xã theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2014 của liên tịch Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế khi kết thúc điều trị, theo dõi tại Trạm y tế thì được cấp giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.
1. Thẩm quyền cấp giấy chứng sinh: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép thực hiện dịch vụ đỡ đẻ.
2. Thủ tục cấp, cấp lại, sửa đổi giấy chứng sinh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh và Thông tư số 34/2015/TT-BYT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Thông tư bổ sung Điều 2 Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh.
3. Mẫu và cách ghi giấy chứng sinh thực hiện theo quy định tại Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này.
Trường hợp trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ sẽ được cấp Giấy chứng sinh theo quy định tại Thông tư số 34/2015/TT-BYT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh.
1. Thẩm quyền cấp tóm tắt hồ sơ bệnh án: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép điều trị nội trú.
2. Mẫu và cách ghi tóm tắt hồ sơ bệnh án thực hiện theo quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp người bệnh được lưu tại Trạm y tế xã theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2014 của liên tịch Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế khi kết thúc điều trị, theo dõi tại Trạm y tế thì được cấp tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.
1. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai:
a) Bệnh viện đa khoa có khoa phụ sản hoặc bệnh viện chuyên khoa phụ sản đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh: được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý sản khoa;
b) Bệnh viện đa khoa đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và Hội đồng Giám định y khoa được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý toàn thân;
c) Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định lại điểm a và điểm b Khoản này được ký giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý sản khoa và bệnh lý toàn thân theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
2. Việc chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý toàn thân phải dựa trên cơ sở kết quả hội chẩn các chuyên khoa có liên quan đến tình trạng bệnh lý của người bệnh.
3. Việc chứng nhận nghỉ dưỡng thai thực hiện như sau:
a) Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này đối với đối tượng là lao động nữ mang thai đã nghỉ việc trong trường hợp điều trị ngoại trú;
b) Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này đối với đối tượng là lao động nữ mang thai đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong trường hợp điều trị ngoại trú;
c) Biên bản giám định y khoa thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư số 52/2016/TT-BYT đối với trường hợp do Hội đồng Giám định y khoa cấp;
d) Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.
4. Trường hợp giám định để nghỉ dưỡng thai thì trong biên bản bản giám định y khoa phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe hoặc ghi tên bệnh. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi mã bệnh; trường hợp chưa có mã bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh. Việc ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày.
Thời hạn nghỉ dưỡng thai thực hiện theo kết luận của Hội đồng Giám định y khoa: Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.
Việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám.
Ví dụ: Ngày khám là ngày 13 tháng 7 năm 2018 và phải nghỉ 30 ngày thì tại phần số ngày nghỉ để điều trị bệnh ghi là 30 ngày và ghi rõ là từ ngày 13 tháng 7 năm 2018 đến ngày 11 tháng 8 năm 2018).
Biên bản giám định y khoa để nghỉ dưỡng thai chỉ có giá trị trong việc giải quyết hưởng chế độ ốm đau và thai sản.
5. Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghĩ dưỡng thai. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.
6. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai:
a) Người đã cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai phải làm đơn đề nghị cấp bản sao giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai và gửi cho đơn vị nơi đã cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai bị mất;
b) Trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp bản sao giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, đơn vị nơi đã cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai có trách nhiệm cấp lại bản sao giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.
7. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai trong thời hạn từ ngày làm việc thứ 06 kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai: phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.
1. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau khi nhận con do nhờ mang thai hộ: Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh trở lên.
2. Biên bản giám định y khoa thực hiện theo quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư số 52/2016/TT-BYT, trong đó phần Kết luận phải ghi rõ là người mẹ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh.
3. Kết luận quy định tại khoản 2 Điều này chỉ có giá trị để giải quyết hưởng chế độ thai sản.
1. Việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;
b) Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.
Trường hợp người lao động trong cùng một thời gian được hai, ba chuyên khoa của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau khám và cùng cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.
Trường hợp khám nhiều chuyên khoa trong cùng một ngày tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì chỉ cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
3. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội; trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là pháp nhân thì người hành nghề phải đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan bảo hiểm xã hội.Bổ sung
1. Đối với trường hợp người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đã điều trị nội trú: Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.
Đối với trường hợp có chuyển viện trong quá trình điều trị thì có thêm bản sao hợp lệ giấy chuyển tuyến.
Đối với trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì không phải cấp giấy ra viện. Việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho khoảng thời gian người bệnh điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước khi tử vong được căn cứ vào thời gian ghi trên giấy báo tử theo mẫu TP/HT/1999-C1 quy định tại Quyết định số 1203-QĐ/1998/TP-HT ngày 26 tháng 12 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành biểu mẫu, sổ sách hộ tịch.
2. Đối với trường hợp người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đang điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này.
Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ số ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.
3. Mẫu và cách ghi giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này.
4. Kết luận về tình trạng sức khỏe quy định tại khoản 4 Điều này chỉ có giá trị trong thời gian 06 tháng kể từ ngày ghi trên giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai và chỉ có giá trị để giải quyết hưởng chế độ thai sản.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Cục Quản lý y, dược cổ truyền và Thanh tra Bộ:
1. Tổ chức triển khai thực hiện và sơ kết, tổng kết việc triển khai Thông tư này trên phạm vi toàn quốc.
2. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện Thông tư này theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan trong hệ thống bảo hiểm xã hội tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Chỉ đạo Bảo hiểm xã hội địa phương hướng dẫn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc đăng tải công khai trên Trang tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh danh sách các cơ sở được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cũng như phạm vi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội của cơ sở đó. Kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
1. Chủ trì trong việc tổ chức triển khai thực hiện và sơ kết, tổng kết việc triển khai Thông tư này trên địa bàn quản lý.
2. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết vướng mắc trong việc thực hiện Thông tư này theo quy định của pháp luật.
1. Cập nhật dữ liệu cấp các hồ sơ, giấy tờ, biên bản giám định y khoa vào cơ sở dữ liệu khám chữa bệnh quốc gia để liên thông với hệ thống dữ liệu của cơ quan bảo hiểm xã hội. Tạo lập chứng từ điện tử về khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị định số 166/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và lộ trình do Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác của chứng từ.
2. Cung cấp cho người được giám định sau khi hoàn thành việc giám định các giấy tờ sau đây:
a) Biên bản giám định;
b) Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định;
c) Bảng kê các nội dung giám định. Trường hợp nội dung giám định do cơ sở y tế khác thực hiện thì phải ghi rõ tên cơ sở y tế thực hiện nội dung giám định đó tại cột ghi chú.
1. Phổ biến, quán triệt nội dung của Thông tư này đến toàn bộ người hành nghề và nhân viên của cơ sở mình.
2. Cấp đầy đủ, kịp thời cho người lao động hồ sơ, giấy tờ làm căn cứ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Thông tư này; giám sát việc ghi nội dung trong các giấy tờ quy định tại Thông tư này của người hành nghề tại cơ sở của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của việc cấp các giấy tờ này.
3. Cập nhật dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh vào cơ sở dữ liệu khám chữa bệnh quốc gia để liên thông với hệ thống dữ liệu của cơ quan bảo hiểm xã hội. Tạo lập chứng từ điện tử về khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị định số 166/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và lộ trình do Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác của chứng từ.
4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển người bệnh đi có trách nhiệm cung cấp bản sao có đóng dấu treo giấy chuyển viện cho người bệnh khi có yêu cầu.
5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội có trách nhiệm:
a) Cấp lại giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau đây:
- Bị mất, bị hỏng;
- Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;
- Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;
- Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp cấp lại phải đóng dấu "Cấp lại" trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
b) Bổ sung, sửa đổi nội dung trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong trường hợp có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Sau khi bổ sung, sửa đổi nội dung phải đóng dấu treo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (dấu đã đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội) tại phần nội dung bổ sung, sửa đổi.
c) Thực hiện việc đăng ký mẫu dấu, mẫu chữ ký sử dụng trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như sau:
- Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là pháp nhân: đăng ký mẫu dấu thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này;
- Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là pháp nhân: đăng ký con dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và mẫu chữ ký của người hành nghề được phép ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thay đổi mẫu dấu hoặc thay đổi hoặc bổ sung người được ủy quyền ký thay thủ trưởng đơn vị tại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh hoặc cấp huyện (theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam) nơi cơ sở đó đặt trụ sở trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày có thay đổi.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã áp dụng chữ ký số thì thực hiện theo quy định của pháp luật về chữ ký số.
d) Thực hiện việc ủy quyền cho người được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Việc ủy quyền phải thực hiện bằng văn bản và được gửi cho cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi cơ sở đặt trụ sở. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại. Văn bản ủy quyền phải thể hiện các nội dung tối thiểu sau: Họ, tên và chức danh của người được ủy quyền; phạm vi ủy quyền (nêu rõ người được ủy quyền được ký tên, đóng dấu trong các trường hợp nào) và thời hạn ủy quyền.Bổ sung
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2018.
2. Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội thuộc lĩnh vực y tế hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
1. Giấy ra viện, Giấy chứng sinh, Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, Giấy chứng nhận thương tích, Giấy báo tử do các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp theo đúng thẩm quyền và quy chế chuyên môn do Bộ Y tế quy định trong thời gian kể từ 01 tháng 7 năm 2016 đến trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng cấp không đúng mẫu, ghi không đúng thời gian, không đóng dấu pháp nhân, đóng dấu không đúng chỗ, ký tên không đúng chỗ, không đủ chữ ký thì vẫn có giá trị dễ làm căn cứ giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
2. Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện, giấy chứng sinh đã phát hành trước ngày Thông tư này ban hành được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018.
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định được viện dẫn trong Thông tư này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) để xem xét, giải quyết./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC PHỤ LỤC
1. |
Phụ lục 1 |
Giấy giới thiệu |
2. |
Phụ lục 2 |
Giấy đề nghị khám giám định |
3. |
Phụ lục 3 |
Giấy ra viện |
4. |
Phụ lục 4 |
Tóm tắt hồ sơ bệnh án |
5. |
Phụ lục 5 |
Giấy chứng sinh |
6. |
Phụ lục 6 |
Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai |
7. |
Phụ lục 7 |
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội |
8. |
Phụ lục 8 |
Bản đăng ký mẫu dấu, mẫu chữ ký sẽ sử dụng để xác nhận trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội |
MẪU GIẤY GIỚI THIỆU ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỊNH
(Kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………../GGT |
…….1……, ngày ….. tháng ….. năm….. |
GIẤY GIỚI THIỆU
Kính gửi: Hội đồng Giám định y khoa……… 2……..
…………………………….3………………………………..…….. trân trọng giới thiệu:
Ông/ Bà:………………………………………… Sinh ngày…. tháng... năm…..
Chỗ ở hiện tại: ........................................................................................................
Giấy CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu số: …………Ngày cấp:…………… Nơi cấp:
Số Sổ BHXH/Mã số BHXH: …………………………4........................................
Nghề/công việc………………………………………5..........................................
Điện thoại liên hệ: ..................................................................................................
Là cán bộ/ nhân viên/ thân nhân của .................................................................
Được cử đến Hội đồng Giám định y khoa .........................................................
để giám định mức suy giảm khả năng lao động:
Đề nghị giám định: ……………………………….6..............................................
Loại hình giám định: ……………………………..7 .............................................
Nội dung giám định: ……………………………..8 ..............................................
Đang hưởng chế độ: …………………………….9 .............................................
Trân trọng cảm ơn.
|
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN/ĐƠN VỊ |
Ghi chú: Giấy giới thiệu có giá trị trong vòng ba tháng kể từ ngày ký giới thiệu.
_________________
1 Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở cơ quan, đơn vị giới thiệu đề nghị giám định
2 Tên Hội đồng Giám định y khoa nơi tổ chức đề nghị giám định
3 Tên cơ quan, đơn vị giới thiệu người lao động
4 Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông háo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
5 Trường hợp là thân nhân của người lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì không cần khai nội dung nghề/công việc
6 Ghi rõ một trong các hình thức khám giám định sau: lần đầu/tái phát/lại/tổng hợp/phúc quyết.
7 Ghi rõ một trong các nội dung khám giám định sau: tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tuất/hưởng BHXH một lần/hưởng chế độ thai sản
8 Ghi rõ bệnh, tật cần khám giám định theo các giấy tờ điều trị
9 Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể nếu có. Nếu chưa được hưởng chế độ thì ghi: chưa.
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
(Kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
Kính gửi:…………………………………………..
Tên tôi là ...................................................... Sinh ngày….. tháng….. năm……
Chỗ ở hiện tại: ........................................................................................................
Giấy CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu số: Ngày cấp: ………..Nơi cấp:………..
Số sổ BHXH/Mã số BHXH: ……………………………….. 1.............................
Nghề/công việc …………………………………………….. 2..............................
Điện thoại liên hệ: ..................................................................................................
Đề nghị được giám định mức độ suy giảm khả năng lao động:
Đề nghị giám định: ……………………………….3..............................................
Loại hình giám định: ……………………………..4 .............................................
Nội dung giám định: ……………………………..5 ..............................................
Đang hưởng chế độ: …………………………….6 .............................................
Xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã7 |
Người viết giấy đề nghị |
_____________________
1 Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
2 Ghi rõ hiện có đang làm việc trong môi trường có yếu tố gây bệnh nghề nghiệp được đề nghị khám hay không
Trường hợp là thân nhân của người lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì không cần khai nội dung nghề/công việc.
3 Ghi rõ một trong các hình thức khám giám định sau: lần đầu/tái phát/lại/ tổng hợp/phúc quyết.
4 Ghi rõ một trong các nội dung khám giám định sau: tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tuất/hưởng BHXH một lần/hưởng chế độ thai sản
5 Ghi rõ bệnh, tật cần khám giám định theo các giấy tờ điều trị
6 Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể nếu có. Nếu chưa được hưởng chế độ thì ghi: chưa.
7 Chỉ áp dụng đối với trường hợp thân nhân của người lao động là người chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị giám định
MẪU GIẤY RA VIỆN
(Kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
…………….. BV:…………. Khoa:……….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
MS: 01/BV-01 Số lưu trữ:……………….. Mã Y tế …../…./…./….. |
GIẤY RA VIỆN
- Họ tên người bệnh: ................................................ Tuổi: ………..Nam/Nữ…..
- Dân tộc: ………………………………….Nghề nghiệp: ...................................
- Mã số BHXH/Thẻ BHYT số: ..............................................................................
- Địa chỉ: ..................................................................................................................
- Vào viện lúc:………….giờ………phút, ngày……tháng……năm..................
- Ra viện lúc:………….giờ………phút, ngày……tháng……năm....................
- Chẩn đoán:............................................................................................................
- Phương pháp điều trị:..........................................................................................
- Ghi chú: .................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Ngày….. tháng….. năm…….. |
Ngày….. tháng….. năm…….. Họ tên………………………………. |
HƯỚNG DẪN GHI GIẤY RA VIỆN
I. Phần Mã số BHXH/Thẻ BHYT:
Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
II. Phần chẩn đoán:
- Phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe hoặc ghi tên bệnh. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi mã bệnh; trường hợp chưa có mà bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh. Việc ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày;
- Trường hợp đình chỉ thai nghén: Ghi rõ nguyên nhân đình chỉ thai nghén.
II. Phần phương pháp điều trị:
Ghi chỉ định điều trị. Trường hợp phải đình chỉ thai nghén:
- Dưới 22 tuần tuổi thì căn cứ tình trạng thực tế để ghi phương pháp điều trị theo một trong các trường hợp sau: Sảy thai, nạo thai, hút thai, mổ lấy thai, trừ trường hợp giảm thiểu thai trong quá trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm;
- Từ 22 tuần tuổi trở lên ghi rõ là đẻ thường, đẻ thủ thuật hay mổ đẻ.
Việc xác định tuần tuổi của thai dựa vào ngày có kinh cuối cùng hoặc kết quả siêu âm trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trường hợp người bệnh phải đình chỉ thai nghén vì lý do bệnh lý thì ghi rõ chẩn đoán theo hướng dẫn chuyên môn đồng thời ghi cụm từ "(phá thai bệnh lý)" ngay sau phần chẩn đoán. Ví dụ: Chửa ngoài tử cung (phá thai bệnh lý).
III. Phần ghi chú:
Ghi lời dặn của thầy thuốc, Cách ghi lời dặn của thầy thuốc trong một số trường hợp:
- Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị bệnh hoặc để ổn định sức khỏe sau khi điều trị nội trú: Ghi rõ số ngày mà người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện. Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày.
- Trường hợp lao động nữ cần nghỉ để dưỡng thai thì sau khi ghi số ngày nghỉ phải ghi rõ là "để dưỡng thai". Ví dụ: Số ngày nghỉ: 10 ngày để dưỡng thai. Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày.
- Trường hợp người có thai từ 22 tuần tuổi trở phải đình chỉ thai nghén thì ghi là đẻ non, con chết.
- Trường hợp đẻ non ghi rõ số con và tình trạng con sau sinh.
- Trong trường hợp người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trẻ em dưới 16 tuổi phải ghi đầy đủ họ, tên của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bệnh.
IV. Ngày, tháng, năm và chữ ký:
- Việc ghi ngày, tháng, năm tại phần chữ ký của Trưởng khoa điều trị phải trùng với ngày ra viện.
- Tại phần "Trưởng khoa": Trưởng khoa hoặc Phó trưởng khoa ký tên theo quy chế làm việc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Tại phần "Thủ trưởng đơn vị": Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ có 01 người có đủ thẩm quyền khám và ký giấy ra viện thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu vào phần người thủ trưởng đơn vị.
MẪU BẢN TÓM TẮT HỒ SƠ BỆNH ÁN
(Kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
…………………………….. |
TÓM TẮT HỒ SƠ BỆNH ÁN |
1. Họ và tên (In hoa):...................................................... 2. Năm sinh:………..
3. Giới: Nam □ Nữ □ 4. Dân tộc: .........................................................
5. Mã số BHXH/Thẻ BHYT số:...........................................................................
6. Nghề nghiệp: ....................................................................................................
7. Cơ quan/Đơn vị công tác: ............................................................................
8. Địa chỉ: Số nhà……….Thôn, tổ ……..Xã, phường, thị trấn ......................
Huyện (Quận): ………………………….Tỉnh, thành phố ..................................
9. Vào viện ngày………/……. /20…….; Ra viện ngày ……./….. /20…..;
10. Chẩn đoán lúc vào viện: .............................................................................
11. Chẩn đoán lúc ra viện: ................................................................................
12. Tóm tắt bệnh án:............................................................................................
a) Quá trình bệnh lý và diễn biến lâm sàng: .....................................................
b) Tóm tắt kết quả xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị chẩn đoán: ..............
c) Phương pháp điều trị: .......................................................................................
d) Tình trạng người bệnh ra viện: .......................................................................
13. Ghi chú:............................................................................................................
|
……ngày ….tháng …..năm….. |
Hướng dẫn ghi Tóm tắt hồ sơ bệnh án:
1. Việc ghi tóm tắt hồ sơ bệnh án phải bảo đảm tính thống nhất với hồ sơ bệnh án của người bệnh.
2. Trường hợp người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trẻ em dưới 16 tuổi phải ghi đầy đủ họ, tên của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bệnh tại phần ghi chú.
3. Trường hợp con chết sau khi sinh thì ghi ngày/tháng/năm sinh của con và ngày/tháng/năm con chết, số con bị chết tại phần tình trạng người bệnh ra viện.
4. Phần Mã số BHXH/Thẻ BHYT: Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
MẪU GIẤY CHỨNG SINH
(Kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Cơ sở KB, CB Số:…………………….. Quyển số: ……………. GIẤY CHỨNG SINH Họ và tên mẹ/Người nuôi dưỡng: ............................................. Năm sinh: ...................................................................................... Nơi đăng ký thường trú: .............................................................. ………………………………………………………………………………….. - Mã số BHXH/Thẻ BHYT số ...................................................... Giấy CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu số: ................................. Ngày cấp: ………./ ………./………….. Nơi cấp: ..................... Dân tộc: ......................................................................................... Họ và tên cha: .............................................................................. Đã sinh con vào lúc:...giờ...phút, ngày…. tháng….. năm ……………….. Tại:................................................................................................... Số con trong lần sinh này: .......................................................... Giới tính của con: ………………………..Cân nặng ................ Dự định đặt tên con là: ................................................................ Ghi chú: ......................................................................................... ……..,ngày... tháng.... năm ……
Lưu ý: - Giấy chứng sinh cấp lần đầu: Số: Quyển số: (nếu cấp lại) - Tên dự định đặt có thể được thay đổi khi đăng ký khai sinh. - Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha/mẹ hoặc người nuôi dưỡng phải đi khai sinh cho trẻ |
Cơ sở KB, CB Số:…………………….. Quyển số: ……………. GIẤY CHỨNG SINH Họ và tên mẹ/Người nuôi dưỡng: ............................................. Năm sinh: ...................................................................................... Nơi đăng ký thường trú: .............................................................. ......................................................................................................... - Mã số BHXH/Thẻ BHYT số ...................................................... Giấy CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu số: ................................. Ngày cấp: ………./ ………./………….. Nơi cấp: ..................... Dân tộc: ......................................................................................... Họ và tên cha: .............................................................................. Đã sinh con vào lúc:...giờ...phút, ngày…. tháng….. năm ………………. Tại:................................................................................................... Số con trong lần sinh này: .......................................................... Giới tính của con: ………………………..Cân nặng ................ Dự định đặt tên con là: ................................................................ Ghi chú: ......................................................................................... ……..,ngày... tháng.... năm ……
Lưu ý: - Giấy chứng sinh cấp lần đầu: Số: Quyển số: (nếu cấp lại) - Tên dự định đặt có thể được thay đổi khi đăng ký khai sinh. - Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha/mẹ hoặc người nuôi dưỡng phải đi khai sinh cho trẻ |
HƯỚNG DẪN CÁCH GHI GIẤY CHỨNG SINH
1. Họ và tên mẹ hoặc người nuôi dưỡng: Ghi tên mẹ theo Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc hộ khẩu bằng chữ in hoa, có dấu.
2. Năm sinh: Ghi năm sinh của mẹ hoặc người nuôi dưỡng theo năm dương lịch.
3. Nơi đăng ký thường trú, tạm trú: Ghi nơi đăng ký thường trú, tạm trú theo địa danh 4 cấp: Thôn/bản, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.
Trường hợp người nước ngoài có đăng ký thường trú, tạm trú tại Việt Nam thì ghi giống như người Việt Nam. Trường hợp người nước ngoài không đăng ký thường trú, tạm trú tại Việt Nam nhưng sinh sống ở vùng biên giới sang đẻ ở các cơ sở y tế của Việt Nam thì ghi tên tỉnh và nước nơi họ đang sinh sống.
4. Mã số BHXH/Thẻ BHYT số: Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
5. Số chứng minh nhân dân (CMND)/Hộ chiếu của mẹ hoặc người nuôi dưỡng: Ghi rõ số CMND đã được cấp, trong trường hợp không có giấy CMND mà có Hộ chiếu thì ghi số Hộ chiếu. Nếu không có CMND và Hộ chiếu thì bỏ trống. (Chỉ áp dụng quy định ghi số CMND hoặc số hộ chiếu đến khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số thẻ bảo hiểm y tế).
6. Dân tộc: Ghi rõ tên dân tộc của người mẹ hoặc người nuôi dưỡng như: Kinh, Tày, Nùng, Hoa hoặc các dân tộc khác.
7. Họ và tên cha: Ghi theo thông tin do người bệnh hoặc người nhà người bệnh cung cấp. Cơ sở y tế không phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin về họ và tên người cha.
8. Đã sinh con vào lúc: Ghi giờ, phút, ngày, tháng, năm mà đứa trẻ sinh ra theo năm dương lịch.
9. Tại: Ghi tại nơi trẻ được sinh ra, cụ thể:
a) Trường hợp trẻ em được sinh ra tại bệnh viện, thì ghi tên bệnh viện và địa danh hành chính nơi trẻ em được sinh ra (Ví dụ: bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định). Trường hợp trẻ em được sinh tại cơ sở y tế khác thì ghi tên cơ sở y tế và địa danh hành chính 3 cấp nơi trẻ em sinh ra (Ví dụ: Trạm y tế xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định);
b) Trường hợp trẻ em được sinh tại nhà thì ghi tại nhà và địa danh 3 cấp: cấp xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố (Ví dụ: tại nhà ở xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định);
c) Trường hợp trẻ em được sinh ra tại nơi khác, ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cũng ghi nơi trẻ em được sinh ra và địa danh 3 cấp hành chính (Ví dụ: đẻ trên đường đi, tại xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định);
d) Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì ghi rõ trẻ bị bỏ rơi, nơi nhặt được trẻ với địa danh 3 cấp hành chính (Ví dụ: đẻ bị bỏ rơi tại xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định);
10. Sinh lần thứ mấy: Ghi tất cả các lần sinh kể cả đẻ lần này, đẻ non, đẻ con chết.
11. Số con hiện sống: Ghi số con hiện đang sống, kể cả trẻ sinh ra sống lần này.
12. Số con trong lần đẻ này: Ghi số con đẻ lần này. Trong trường hợp đẻ sinh đôi hoặc sinh nhiều hơn thì ghi cụ thể số con và cấp Giấy chứng sinh riêng cho từng trẻ.
13. Giới tính của con: Ghi cụ thể trẻ em sinh ra sống là nam hay nữ. Trường hợp dị tật, không rõ là nam hay nữ thì ghi là không xác định.
14. Cân nặng: Ghi trọng lượng của trẻ đẻ ra được cân trong giờ đầu sau khi sinh theo đơn vị tính gram. (Ví dụ: trẻ sinh ra là 3500gram). Nếu không được cân thì bỏ trống.
15. Tình trạng của con: Ghi rõ tình trạng của trẻ tại thời điểm làm Giấy chứng sinh: khỏe mạnh, yếu, dị tật hoặc các biểu hiện liên quan đến sức khỏe khác (nếu có). Nếu dị tật, ghi cụ thể loại dị tật, kể cả khuyết tật về hình thái của trẻ nếu phát hiện được.
16. Dự kiến đặt tên con: Ghi tên dự kiến đặt cho trẻ. Tên dự kiến này có thể thay đổi khi đăng ký khai sinh.
17. Ghi chú: Trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc vừa sinh con dưới 32 tuần tuổi lại vừa phải phẫu thuật thì trong phần ghi chú phải ghi rõ một trong các nội dung sau "sinh con phải phẫu thuật" hoặc "sinh con dưới 32 tuần tuổi" hoặc "phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi".
18. Người đỡ đẻ: ký tên, ghi rõ chức danh và họ tên (đối với trường hợp đẻ tại cơ sở y tế). Trong trường hợp đẻ tại nhà thì ghi cụ thể tên và chức danh của người đỡ (nếu là nhân viên Y tế). Ví dụ: Cô đỡ thôn bản đỡ thì ghi Cô đỡ và họ tên cô đỡ. Trong trường hợp người đỡ không phải là cán bộ y tế thì chỉ ghi họ tên.
19. Ngày, tháng, năm ghi Giấy chứng sinh: Ghi theo ngày, tháng, năm dương lịch.
20. Người ghi phiếu: Ký tên, ghi rõ chức danh và họ tên.
21. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ có 01 người có đủ thẩm quyền khám và ký giấy ra viện thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu vào phần người thủ trưởng đơn vị.
Trường hợp đẻ tại nhà, trẻ đẻ bị bỏ rơi, đẻ nơi khác không phải cơ sở y tế...mà trạm y tế cấp Giấy chứng sinh thông qua nhân viên y tế thôn/bản thì trưởng trạm y tế ghi và xác nhận, ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên.
22. Xác nhận của cha, mẹ hoặc người thân thích: ký tên, ghi rõ họ tên, quan hệ với đứa trẻ.
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ DƯỠNG THAI
(Kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Tên cơ sở KB, CB |
Số Seri……………………………. |
GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ DƯỠNG THAI
I. Thông tin người bệnh
1. Họ và tên: ........................................................ ngày sinh……/ ……/………..
2. Mã số BHXH/Số thẻ BHYT: .............................................................................
3. Đơn vị làm việc: .................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
II. Chẩn đoán:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Số ngày cần nghỉ để điều trị bệnh: .....................................................................
(Từ ngày ……………..đến hết ngày…………………………. )
|
Ngày ……..tháng…….. năm …….. |
|
Xác nhận của thủ trưởng cơ quan đơn vị |
CÁCH GHI GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ DƯỠNG THAI
1. Phần mã số bảo hiểm xã hội/thẻ bảo hiểm y tế:
Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
2. Phần chẩn đoán:
Phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe hoặc ghi tên bệnh. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi mã bệnh; trường hợp chưa có mã bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh. Việc ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày;
3. Phần Số ngày nghỉ:
- Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.
- Việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám.
Ví dụ: Ngày khám là ngày 13 tháng 7 năm 2018 và phải nghỉ 30 ngày thì tại phần số ngày nghỉ để điều trị bệnh ghi là 30 ngày và ghi rõ là từ ngày 13 tháng 7 năm 2018 đến ngày 11 tháng 8 năm 2018).
- Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai thì việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ vẫn phải trùng với ngày người bệnh đến khám. Riêng phần ngày tháng năm cấp giấy phải ghi theo đúng thực tế.
Ví dụ: Ngày 14 tháng 7 năm 2018 chị Nguyễn Tuyết A đã được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai trong thời gian 30 ngày từ ngày 14 tháng 7 đến ngày 12 tháng 8 năm 2018.
Đến ngày 15 tháng 9 năm 2018, chị Nguyễn Tuyết A có văn bản đề nghị cấp lại giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai và ngày 16 tháng 9 năm 2018 cơ sở thực hiện việc cấp lại giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai thì việc ghi giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai được thực hiện như sau:
Phần chẩn đoán ghi rõ tên bệnh theo chẩn đoán;
Phần số ngày nghỉ để điều trị bệnh ghi là 30 ngày và ghi rõ là từ ngày 14 tháng 7 năm 2018 đến ngày 12 tháng 8 năm 2018)
Phần ngày tháng năm liền kề phía trên của cụm từ "Y, bác sỹ KCB" ghi là ngày 16 tháng 9 năm 2018.
4. Phần xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
(Kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Liên số 1 ……………………………. Mẫu Số:…………………….. Số:………………/KCB Số seri: …………………….. GIẤY CHỨNG NHẬN I. Thông tin người bệnh Họ và tên: ................................ ngày sinh ……./…… /……. Mã số BHXH/Số thẻ BHYT:................................................. ; Giới tính: .................................................................................. Đơn vị làm việc: ..................................................................... ................................................................................................... II. Chẩn đoán và phương pháp điều trị ................................................................................................... Số ngày nghỉ: ......................................................................... (Từ ngày ………………..đến hết ngày………………………..) III. Thông tin cha, mẹ (chỉ áp dụng đối với trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 7 tuổi) - Họ và tên cha: ...................................................................... - Họ và tên mẹ: .......................................................................
|
Liên số 2 ……………………………. Mẫu Số:…………………….. Số:………………/KCB Số seri: …………………….. GIẤY CHỨNG NHẬN I. Thông tin người bệnh Họ và tên: ................................ ngày sinh ……./…… /……. Mã số BHXH/Số thẻ BHYT:................................................. ; Giới tính: .................................................................................. Đơn vị làm việc: ..................................................................... ................................................................................................... II. Chẩn đoán và phương pháp điều trị ................................................................................................... Số ngày nghỉ: ......................................................................... (Từ ngày ………………..đến hết ngày………………………..) III. Thông tin cha, mẹ (chỉ áp dụng đối với trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 7 tuổi) - Họ và tên cha: ...................................................................... - Họ và tên mẹ: .......................................................................
|
HƯỚNG DẪN GHI GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
I. MỤC ĐÍCH:
Xác nhận số ngày nghỉ việc của người lao động để chăm con ốm hoặc để điều trị ngoại trú do ốm đau, thai sản, làm căn cứ tính trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội.
II. CÁCH GHI:
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội do bác sỹ, y sỹ làm việc trong các cơ sở y tế ghi và cấp cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội để nghỉ việc điều trị ngoại trú hoặc chăm con ốm.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải ghi đầy đủ, rõ ràng, không được tẩy xóa và ghi toàn bộ bằng tiếng Việt (nội dung trên 2 liên phải như nhau).
Góc trên bên trái: Ghi tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; ghi số khám bệnh vào dòng phía dưới tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (là số thứ tự khám do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp). Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có nhiều bộ phận khám bệnh thì ghi số khám bệnh theo bộ phận khám bệnh đó.
1. Phần Thông tin người bệnh
a) Dòng thứ nhất: Ghi đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh của người bệnh được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (chữ in hoa). Trường hợp chỉ có năm sinh thì ghi năm sinh;
b) Dòng thứ hai:
Mã số BHXH: Ghi đầy đủ mã số báo hiểm xã hội do Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp (Chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số thẻ bảo hiểm y tế).
Thẻ bảo hiểm y tế số: Ghi đầy đủ mã thẻ gồm phần chữ và phần số theo thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế của người bệnh, trong đó phần chữ viết in hoa (Chỉ áp dụng đến khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số thẻ bảo hiểm y tế).
c) Dòng thứ ba: ghi rõ giới tính.
d) Dòng thứ tư: Ghi rõ đơn vị nơi người bệnh làm việc và đóng bảo hiểm xã hội theo thông tin do người đến khám bệnh cung cấp; trường hợp con ốm thì ghi tên đơn vị mà người cha hoặc mẹ đang làm việc và đóng bảo hiểm xã hội theo thông tin do người đến khám bệnh cung cấp.
2. Phần Chẩn đoán và phương pháp điều trị
a) Nội dung chẩn đoán phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe hoặc ghi tên bệnh. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi mã bệnh; trường hợp chưa có mã bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh. Việc ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày;
- Trường hợp đình chỉ thai nghén: Ghi rõ nguyên nhân đình chỉ thai nghén và số tuần tuổi thai.
b) Nội dung phương pháp điều trị: Ghi chỉ định điều trị. Trường hợp phải đình chỉ thai nghén:
- Dưới 22 tuần tuổi thì căn cứ tình trạng thực tế để ghi phương pháp điều trị theo một trong các trường hợp sau: Sảy thai, nạo thai, hút thai, mổ lấy thai, trừ trường hợp giảm thiểu thai trong quá trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm;
- Từ 22 tuần tuổi trở lên ghi rõ là đẻ thường, đẻ thủ thuật hay mổ đẻ.
Việc xác định tuần tuổi của thai dựa vào ngày có kinh cuối cùng hoặc kết quả siêu âm trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trường hợp người bệnh phải đình chỉ thai nghén vì lý do bệnh lý thì ghi rõ chẩn đoán theo hướng dẫn chuyên môn đồng thời ghi cụm từ "(phá thai bệnh lý)" ngay sau phần chẩn đoán. Ví dụ: Chửa ngoài tử cung (phá thai bệnh lý).
c) Số ngày nghỉ: việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Riêng trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
Việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám.
3. Phần thông tin cha, mẹ
Ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên của cha và mẹ người bệnh (nếu có) trong trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 7 tuổi.
4. Phần xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó. Trường hợp người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu đồng thời là người khám bệnh thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu ở phần này và không phải ký tên ở Phần y, bác sỹ KCB nhưng vẫn phải ghi ngày, tháng, năm cấp.
MẪU BẢN ĐĂNG KÝ MẪU DẤU CỦA CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH VÀ CHỮ KÝ CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ
(Kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
……………1……………. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
…….2……, ngày … tháng … năm ……. |
Kính gửi: Cơ quan Bảo hiểm xã hội …………………..3 ………………
Căn cứ quy định của Thông tư số ……/2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội thuộc lĩnh vực y tế và giấy phép hoạt động số …………….4…………. , ………………5……………. gửi Quý cơ quan Bảo hiểm xã hội ……………………………………
1. Đăng ký với cơ quan Bảo hiểm xã hội đăng ký mẫu dấu sẽ sử dụng để xác nhận trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như sau:
2.6 Danh sách người hành nghề được phân công ký Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội tại ………………..7………………….., gồm:
TT |
HỌ VÀ TÊN |
SỐ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ |
PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN |
CHỮ KÝ |
1. |
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
….. |
|
|
|
|
|
Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu |
______________________
1 Ghi tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
2 Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở
3 Ghi tên quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nếu gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện; ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nếu gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh
4 Ghi đầy đủ số, ký hiệu giấy phép và ngày, tháng, năm cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
5 Ghi tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
6 Chỉ áp dụng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là pháp nhân.
7 Ghi tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
8 Ghi phạm vi hoạt động chuyên môn của từng người hành nghề theo chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người đó
MINISTRY OF HEALTH |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 56/2017/TT-BYT |
Hanoi, December 29, 2017 |
CIRCULAR
GUIDELINES FOR SOME ARTICLES ON HEALTH OF THE LAW ON SOCIAL INSURANCE AND THE LAW ON OCCUPATIONAL SAFETY AND HYGIENE
Pursuant to the Law on social insurance No. 58/2014/QH13 dated November 20, 2014;
Pursuant to the Law on occupational safety and hygiene No. 84/2015/QH13 dated June 25, 2015;
Pursuant to Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017 of the Government defining functions, tasks, powers and organizational structure of Ministry of Health;
At the request of Director of the Legal Department, Director of Medical Examination & Treatment Administration, Director of Mother and Child Health Department,
The Minister of Health promulgates a Circular providing guidelines for some articles on health of the Law on social insurance and the Law on occupational safety and hygiene.
GENERAL PROVISIONS
This Circular provides for:
1. Diseases, the authority to determine diseases eligible for lump-sum social insurance payout.
2. Medical assessment of work capacity reduction (whole person impairment) as the basis for workers and their relatives to receive social insurance payout.
3. Issuance of discharge notes, birth certificate, copies of medical records, confirmation of maternity leave, confirmation of poor postpartum health and confirmation of eligibility to receive social insurance benefits.
1. Workers participating in social insurance as specified in Clause 1 and Clause 4 Article 2 of the Law on social insurance and Article 43 of the Law on occupation safety and hygiene.
2. Workers specified in Clause 1 of this Article whose social insurance participation period is reserved or retired workers pending pension or monthly benefits; voluntary social insurance participants who have paid compulsory social insurance premiums for at least 20 years.
3. Relatives of workers who participated in social insurance applying for medical assessment of work capacity reduction to receive death benefits for the workers (hereinafter referred to as worker’s relative).
In this Circular, these terms are construed as follows:
1. “Sick leave” means a period of time over which a worker is not healthy enough to work and is required by a physician to take a sick leave.
2. “Valid copy” means a copy that is extracted from the original book or has been compared with the original by a competent authority.
3. “Medical record summary” means the summary of a medical record prescribed by regulations of law on medical examination and treatment.
DISEASES ELIGIBLE FOR LUMP-SUM SOCIAL INSURANCE PAYOUT AND DOCUMENTS OF MEDICAL ASSESSMENT FOR SOCIAL INSURANCE PAYOUT
Article 4. Diseases eligible for lump-sum social insurance payout
The diseases eligible for lump-sum social insurance payout include:
1. Cancer, polio, cirrhosis of the liver, leprosy, severe tuberculosis, HIV/AIDS and total loss of the worker’s functions, self-control or he/she is unable to move, dress, keep personal hygiene and complete other everyday tasks without other people watching, helping and taking care of him/her.
2. Diseases other than those specified in Clause 1 this Article that result in at least 81% of work capacity reduction or impairment level and total loss of the worker’s functions, self-control or he/she is unable to move, dress, keep personal hygiene and complete other everyday tasks without other people watching, helping and taking care of him/her.
Article 5. Documents of first medical assessment
1. Documents of first medical assessment due to an occupational accident:
a) Letter of introduction of the employer according to Annex 1 enclosed herewith in case the victim of occupational accidents is under the management of the employer at the time of medical assessment or the application for medical assessment according to Annex 2 enclosed herewith in case the victim is no longer under the management of the employer at the time of application for medical assessment;
b) Original copy or valid copy of the injury confirmation issued by the health facility (that provided treatment for the worker) in accordance with the template specified in Decision No. 4069/2001/QĐ-BYT dated September 28, 2001 of the Minister of Health;
c) Original copy or valid copy of the record of occupational accident investigation in accordance with Annex 7 enclosed together with Joint Circular No. 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT dated May 21, 2012 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health guiding the statement, investigation, statistics and reports on occupational accidents;
d) Discharge note as specified by the Minister of Health or the medical record summary. If the worker is not an outpatient or patient, papers of treatment for injury in conformity with the time of occurrence of the assessed occupational accident and injury.
In case the assessed person is one of the subjects specified in Point c Clause 1 Article 47 of the Law on occupational safety and hygiene: the medical record summary must clearly state that the injury from occupational accident cannot become stable after treatment.
dd) One of the following documents with photo: ID; Citizen Identification; passport that remains valid. If there are no abovementioned documents, a written confirmation with a photo bearing a seal issued by the police authority of the Commune within the last 03 months from the time of application for medical assessment.
2. Documents of first medical assessment of occupational diseases:
a) Letter of introduction of the employer according to Annex 1 enclosed herewith in case the person being assessed of occupational diseases for the first time is under the management of the employer at the time of medical assessment or the application for medical assessment according to Annex 2 enclosed herewith in case the worker is retired or no longer does the jobs posing risk of occupational diseases is detected any occupational disease within the coverage period of the disease, including workers whose social insurance participation period is reserved, retired workers pending pension or monthly benefits and workers on pensions or monthly benefits;
b) Original copy or valid copy of the occupational disease record;
c) Medical record summary of treatment for occupational diseases of the worker relevant to occupational diseases (if any).
In case the assessed person is one of the subjects specified in Point c Clause 1 Article 47 of the Law on occupational safety and hygiene: the medical record summary must clearly state that the occupational diseases cannot become stable after treatment.
d) One of the documents specified in Point dd Clause 1 this Article.
3. Documents of medical assessment as the basis for provision of pension for a worker:
a) Letter of introduction of the employer according to Annex 1 enclosed herewith in case the worker is paying compulsory social insurance or the application for medical assessment according to Annex 2 enclosed herewith in case of workers whose social insurance participation period is reserved and retired workers pending pension or monthly benefits;
b) Original copy or valid copy of at least one of the following medical documents: Medical record summary, disability confirmation, discharge note, prescriptions, copy of occupational disease record and assessment record of occupational diseases or occupational accidents in case the worker has been medically assessed occupational diseases or occupational accidents;
c) One of the documents specified in Point dd Clause 1 this Article.
4. Documents of medical assessment as the basis for provision of death benefits:
a) Application for medical assessment according to Annex 2 enclosed herewith;
b) Original copy or valid copy of at least one of the following medical documents: Medical record summary, disability confirmation, discharge note, prescriptions and assessment record of occupational diseases or occupational accidents in case the worker has been medically assessed occupational diseases or occupational accidents;
c) One of the documents specified in Point d Clause 1 this Article.
5. Documents of medical assessment for confirmation of inadequate postpartum health, inadequate health after receiving the child due to surrogacy or maternity leave;
a) Application for assessment according to Annex 2 enclosed herewith;
b) Original copy or valid copy of at least one of the following medical documents: Medical record summary (maternity record or other diseases), disability confirmation, discharge note, prescriptions, copy of occupational disease record and assessment record of occupational diseases or occupational accidents in case the worker has been medically assessed occupational diseases or occupational accidents;
c) One of the documents specified in Point dd Clause 1 this Article.
6. Documents of medical assessment for lump-sum social insurance payout:
a) Application for medical assessment according to Annex 2 enclosed herewith;
b) Original copy or valid copy of at least one of the following medical documents: Medical record summary, disability confirmation, discharge note, prescriptions, copy of occupational disease record and assessment record of occupational diseases or occupational accidents in case the worker has been medically assessed occupational diseases or occupational accidents;
c) One of the documents specified in Point dd Clause 1 this Article.
Article 6. Documents of re-assessment due to relapse
1. Documents of medical re-assessment due to relapse of injury from an occupational accident:
a) Application for medical assessment according to Annex 2 enclosed herewith;
b) Original copy or valid copy of medical record summary according to the template specified in Annex 4 enclosed herewith or discharge note according to the template specified in Annex 3 enclosed herewith which clearly specifies the injury relapse.
In case the assessed person is one of the subjects specified in Point c Clause 1 Article 47 of the Law on occupational safety and hygiene: the medical record summary must clearly state that the injury from occupational accident cannot become stable after treatment.
c) Original copy or valid copy of the latest medical assessment record enclosing with the injury confirmations which bears the injuries assessed in the record.
In case the assessed person is one of the subjects specified in Clause 2 Article 12 hereof: original copy of the latest medical assessment record, in which the conclusion about the time limit for re-assessment must be specified.
d) One of the documents specified in Point dd Clause 1 Article 5 this Circular.
2. Documents of medical re-assessment due to relapse of occupational diseases:
a) Application for medical assessment according to Annex 2 enclosed herewith;
b) Original copy or valid copy of the occupational disease record;
c) Original copy or valid copy of medical record summary according to the template specified in Annex 4 enclosed herewith or discharge note according to the template specified in Annex 3 enclosed herewith which clearly specifies the injury relapse.
In case the assessed person is one of the subjects specified in Point c Clause 1 Article 47 of the Law on occupational safety and hygiene: the medical record summary must clearly state that the occupational diseases cannot become stable after treatment.
d) Original copy or valid copy of the latest medical assessment record.
In case the assessed person is one of the subjects specified in Clause 2 Article 12 hereof: original copy of the latest medical assessment record, in which the conclusion about the time limit for re-assessment must be specified.
dd) One of the documents specified in Point dd Clause 1 Article 5 this Circular.
Article 7. Documents of general medical assessment
1. Letter of introduction of the employer according to Annex 1 enclosed herewith in case the person being generally assessed is under the management of the employer at the time of medical assessment or the application for medical assessment according to Annex 2 enclosed herewith in case the worker is retired or no longer does the jobs posing risk of occupational diseases is detected any occupational disease within the coverage period of the disease, including workers whose social insurance participation period is reserved, retired workers pending pension or monthly benefits and workers on pensions or monthly benefits.
2. Original copy or valid copy of the latest medical assessment record (if any).
3. Other documents as specified in Clause 1, Clause 2 Article 5 or Article 6 of this Circular in conformity with the subject and type of assessment.
4. One of the documents specified in Point dd Clause 1 Article 5 this Circular.
Article 8. Documents of reassessment by Central Medical Assessment Council if the case is beyond capacity
1. Letter of introduction prepared by the head of the governing organization of the Medical Assessment Council bearing the signature and seal as specified in Annex 1 enclosed herewith.
2. Documents of assessment as specified in Article 5, 6 or 7 this Circular in conformity with the subject and type of assessment.
3. Medical assessment record in case the provincial Medical Assessment Council has carried out the medical assessment of the subject or there are sealed and signed minutes of meeting of the Medical Assessment Council saying the case is beyond its capacity if no assessment has been carried out.
Article 9. Documents of reassessment by Central Medical Assessment Council at the request of organizations or individuals
1. Written request for reassessment by Central Medical Assessment Council of one of the following agencies:
a) The Medical Examination and Treatment Administration, the Ministry of Health;
b) The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs;
c) The Department of Health;
d) The Department of Labor, Invalids and Social Affairs;
dd) Social insurance authorities at provincial level or more;
e) Employers;
g) The provincial Medical Assessment Council in case the provincial Medical Assessment Council has carried out the medical assessment but the person disagrees with the conclusion given by the provincial Medical Assessment Council and requests the reassessment. The written request must bear the signature and seal of the head of the governing organization of the Medical Assessment Council assessing the person and must specify that the person disagrees with the conclusion given by the provincial Medical Assessment Council and requests the reassessment at the same time be enclosed with an application for reassessment by Central Medical Assessment Council prepared by such person in accordance with Annex 2 enclosed herewith.
2. Valid copy of the medical assessment record as specified in Article 5, 6 or 7 this Circular in conformity with each subject and type of assessment.
3. Original copy or valid copy of the medical assessment record of the provincial Medical Assessment Council.
Article 10. Documents of final medical reassessment
1. Written request for final reassessment by Central Medical Assessment Council of one of the following agencies:
a) The Ministry of Health;
b) The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs;
c) The Vietnam Social Security;
d) Employers;
dd) The Central Medical Assessment Council in case the Central Medical Assessment Council has carried out the medical assessment but the person disagrees with the conclusion given by the Central Medical Assessment Council and requests the reassessment.
The written request must bear the signature and seal of the head of the governing organization of the Central Medical Assessment Council assessing the person and must specify that the person disagrees with the conclusion given by the Council and at the same time be enclosed with an application for final reassessment by Central Medical Assessment Council prepared by such person.
2. Decision on establishment of the final Medical Assessment Council issued by the Minister of Health.
3. Medical assessment record as specified in Article 8 or 9 this Circular in conformity with each subject and type of medical assessment.
4. Medical assessment record of the Central Medical Assessment Council.
Article 11. Responsibility for preparing the documents of medical assessment
1. The worker shall prepare the documents of medical assessment and sent them to the Medical Assessment Council in the following cases:
a) The worker applies for assessment for lump-sum social insurance payout;
b) First assessment pending provision of pension for a worker whose social insurance participation period is reserved or a retired worker pending pension or monthly benefits;
c) Assessment of a retired worker or a worker suffering an occupational disease whose social insurance participation period is reserved;
d) Assessment for confirmation of inadequate postpartum health, inadequate health after receiving the child due to surrogacy or maternity leave;
dd) Assessment applied to the subjects specified in Point c Clause 1 Article 47 of the Law on occupational safety and hygiene;
g) Assessment of relapse, including retired workers applying for assessment of relapse;
h) General assessment of a worker whose social insurance participation period is reserved or a retired worker.
If the worker specified in this Clause cannot prepare the documents by himself/herself due to health problems, the employer or relatives of the worker may prepare the documents of medical assessment on behalf of the worker. The application for medical assessment must be in accordance with Annex 2 enclosed herewith, in which the confirmation on the worker’s personal status issued by the People’s Committee or police authority at the Commune must be included.
2. The relative of the worker shall prepare the documents of medical assessment and sent them to the Medical Assessment Council in case of request for medical assessment for monthly benefits. The application for medical assessment must be in accordance with Annex 2 enclosed herewith, in which the confirmation on the worker’s personal status issued by the People’s Committee or police authority at the Commune must be included.
3. The employer shall prepare the documents of medical assessment and sent them to the Medical Assessment Council in the following cases:
a) Cases not specified in Clause 1, 2, 4 and 5 this Article;
b) Workers specified in Article 47 of the Law on occupational safety and hygiene.
4. Governing organization of the Provincial Medical Assessment Council shall prepare the documents of reassessment by Central Medical Assessment Council.
5. Governing organization of the Central Medical Assessment Council shall prepare the documents of final reassessment.
Article 12. Time limit for reassessment
1. Reassessment of an occupational accident or occupational disease shall be carried out at least after 02 years (24 months) from the day on which the Medical Assessment Council gives a conclusion on the rate of work capacity reduction because of the latest occupational accident or occupational disease, except for cases specified in Point c Clause 1 Article 47 of the Law on occupational safety and hygiene.
2. In case of determination of continuously progressed injury from an occupational accident or occupational disease which leads to change in level of injury, the Medical Assessment Council may conclude the time limit for the next medical assessment shorter than the time limit prescribed in Clause 1 this Article.
3. An assessed person other than the subjects defined in Clauses 1 and 2 of this Article but have a new medical record summary or a new discharge note showing that they have other diseases or the assessed disease changes its level of illness compared to the status of the disease, disability concluded in the latest medical assessment record may be requested to be assessed in a period of 03 months from the issuance date of the new medical record summary or the new discharge note.
Article 13. Procedure and content of medical assessment
1. The processing of documents of medical assessment and procedure of medical assessment shall comply with Circular No. 52/2016/TT-BYT dated December 30, 2016 of the Minister of Health on tasks, rights, liaison and operation of Medical Assessment Council at all level (hereinafter referred to as Circular No. 52/2016/TT-BYT).
2. Content of medical assessment of an occupational accident:
a) Content of first medical assessment of an occupational accident according to the injuries recorded in the injury confirmation;
b) Content of medical assessment of relapse: carry out medical assessment of all injuries recorded in the injury confirmation and:
- Injury relapse recorded in the medical record summary in accordance with the injury confirmation;
- Injury which cannot become stable after treatment and is recorded in the medical record summary regarding the subjects specified in Point c Clause 1 Article 47 of the Law on occupational safety and hygiene;
- Continuously progressed injury from an occupational accident which is recorded in the medical record summary as specified in Clause 2 Article 12 this Circular;
c) Content of general medical assessment of many occupational accidents under Point a and b this Clause and in accordance with each case.
3. Content of medical assessment of occupational diseases:
a) Content of first medical assessment of occupational diseases under the occupational disease record and injuries due to occupational diseases within the occupational disease coverage period in accordance with law provisions;
b) Content of medical assessment of occupational disease relapse: carry out medical assessment of all injuries recorded in the occupational disease record and:
- Injury relapse recorded in the medical record summary in accordance with the latest occupational disease and assessment record of occupational disease;
- Injury which cannot become stable after treatment and is recorded in the medical record summary regarding the subjects specified in Point c Clause 1 Article 47 of the Law on occupational safety and hygiene;
- Continuously progressed injury from an occupational accident which is recorded in the medical record summary as specified in Clause 2 Article 12 this Circular;
c) Content of general medical assessment of many occupational diseases under Point a and b this Clause and in accordance with each case.
4. Contents of medical assessments to receive retirement benefits, death benefits, parental leave and lump-sum social insurance payout based on the documents specified in Clause 3 or 4 Article 5 and Clause 2 Article 12 this Circular in accordance with each case.
In case of assessment record of occupational accident, occupational disease or war invalid, the diseases and injuries recorded in such assessment record shall not be re-assessed.
In case there is a medical assessment record of injuries and rates of injuries from occupational accident, occupational disease or war invalid which are different from the newly caught disease, the determined rates of injuries from occupational accident, occupational disease or war invalid shall be added to the rates of injuries from diseases to be assessed.
In case of assessment to receive lump-sum social insurance payout: The medical assessment record shall specify the contents as specified in Article 4 this Circular.
5. The content of general medical assessment shall be implemented as follows:
a) Content of general medical assessment as specified in Clause 2, 3 this Article and in accordance with each case;
b) When a person who is already suffering from an injury or occupational disease catches another injury or occupational disease which causes the same disability:
The rate of work capacity reduction shall be determined based on results of examination of all current injuries and occupational diseases in accordance with Joint Circular No. 28/2013/TTLT-BYT-BLDTBXH dated September 27, 2013 of the Ministry of Health and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on ratings of impairments caused by injuries, illness, disability and occupational diseases (hereinafter referred to as Joint Circular No. 28/2013/TTLT-BYT-BLDTBXH).
c) When a person who is already suffering from an injury or occupational disease catches another injury or occupational disease which causes a different disability:
The rate of work capacity reduction caused by the new injury or occupational disease shall be aggregated with that of the previous occupational accident or occupational disease written in the previous medical assessment record in accordance with Joint Circular No. 28/2013/TTLT-BYT-BLDTBXH.
d) When a person has been carried out medical assessments due to occupational accidents or occupational diseases at least 2 times but the rate has not been aggregated:
- If the person has been carried out medical assessments due to occupational accidents or occupational diseases at least 2 times before the effective date of this Circular, the Medical Assessment Council shall aggregate the rate of injuries of such assessment records in accordance with Joint Circular No. 28/2013/TTLT-BYT-BLDTBXH and issue a new assessment record.
- Except for the abovementioned cases, the Medical Assessment Council shall carry out medical assessment to all injuries recorded in the latest assessment record and aggregate the injury rate with that of the remaining assessment record.
Article 14. Expiry date of a medical assessment record
A medical assessment record shall be unexpired until the issuance of the next medical assessment record with the same content and objective.
ISSUANCE OF DISCHARGE NOTES, BIRTH CERTIFICATE, SUMMARY OF MEDICAL RECORDS, CONFIRMATION OF MATERNITY LEAVE AND CONFIRMATION OF POOR POSTPARTUM HEALTH
Article 15. Issuance of discharge notes
1. Authority to issue discharge notes: Licensed health facilities providing inpatient treatment.
2. The discharge note template is provided in Annex 3 enclosed herewith.
3. If the patient stays at a commune-level Health station as specified in Point a Clause 4 Article 7 No. 41/2014/TTLT-BYT-BTC dated November 24, 2014 of the Ministry of Health and the Ministry of Finance guiding health insurance, the health station may issue a discharge note in accordance with the template specified in Annex 3 enclosed herewith when the patient is discharged from the health station.
Article 16. Issuance of birth certificates
1. Authority to issue birth certificates: Licensed health facilities providing midwifery service.
2. Procedures for issuance, reissuance and adjustment of birth certificates are specified in Circular No. 17/2012/TT-BYT and Circular No. 34/2015/TT-BYT.
3. The birth certificate template is provided in Annex 5 enclosed herewith.
The birth certificate of a child born from surrogacy shall be issued in accordance with Circular No. 34/2015/TT-BYT.
Article 17. Issuance of medical record summary
1. Authority to issue medical record summary: Licensed health facilities providing outpatient treatment.
2. The discharge note medical record summary template is provided in Annex 4 enclosed herewith.
3. If the patient stays at a commune-level Health station as specified in Point a Clause 4 Article 7 No. 41/2014/TTLT-BYT-BTC dated November 24, 2014 of the Ministry of Health and the Ministry of Finance guiding health insurance, the health station may issue a medical record summary in accordance with the template specified in Annex 4 enclosed herewith when the patient is discharged from the health station.
Article 18. Issuance of maternity leave confirmation
1. Authority to issue maternity leave confirmations:
a) Any licensed general hospital having an obstetrics department or maternity hospital may issue maternity leave confirmations due to obstetric diseases;
b) Any licensed general hospital or Medical Assessment Council may issue maternity leave confirmations due to sickness;
c) Practitioners at a health facility specified in Point a or b of this Clause may issue maternity leave confirmations due to obstetric diseases or sickness as authorized by the head of such facility.
2. The confirmation of maternity leave shall be based on the result of consultation held by departments relevant to the patient’s sickness.
3. The confirmation of maternity leave shall be carried out as follows:
a) The template specified in Annex 6 enclosed herewith shall be applied to pregnant workers who resigned and receive outpatient treatment;
b) The confirmation of eligibility to receive social insurance benefits in accordance with Annex 7 enclosed herewith shall be applied to pregnant workers paying compulsory social insurance who receive outpatient treatment;
c) The medical assessment record in accordance with the Annex enclosed in Circular No. 52/2016/TT-BYT in case the maternity leave is issued by the Medical Assessment Council;
d) The medical record summary according to the template specified in Annex 4 enclosed herewith or discharge note according to the template specified in Annex 4 enclosed herewith.
4. The medical assessment record must describe in detail the health status or name of the disease in case of assessment for maternity leave. In case of illness requiring long-term treatment, the disease code shall be inscribed; if the disease code is not available, the full name of the disease shall be written. The recording of the disease code and name shall comply with the provisions of Circular No. 46/2016/TT-BYT.
Term of maternity leave is based on the conclusions of the Medical Assessment Council: The decision on the number of days of leave must be based on the patient's medical condition, but must not exceed 30 days for an issuance of maternity leave confirmation.
The start date of leave must coincide with the day the patient visits the hospital.
Example: The date of doctor’s visit is July 13, 2018 and must go on a leave for 30 days. The “days absence from work” part must be written as 30 days from July 13, 2018, to August 11, 2018.
The medical assessment record for maternity leave is only valid in the granting of illness and maternity benefits.
5. Only one maternity leave confirmation shall be issued each doctor visit. In cases the patient needs to rest for more than 30 days or when the term of leave inscribed on the granted maternity leave confirmation is almost over, the patient must be conducted a follow-up examination so that the practitioner can consider and decide.
6. In case the maternity leave confirmation is lost within 05 working days from the issuance date:
a) The person granted the maternity leave confirmation shall prepare a written request for issuance of a copy of the maternity leave confirmation and send it to the authority issuing the lost maternity leave confirmation;
b) Within 02 working days from the receipt of the written request for issuance of the copy of the maternity leave confirmation, the authority issuing the lost maternity leave confirmation shall grant such person the copy of the maternity leave confirmation.
7. In case the maternity leave confirmation is lost as from the 6th working day after the issuance date: the person must carry out the procedure for request of issuance of maternity leave confirmation again.
Article 19. Issuance of confirmation or poor postpartum health or poor health after receiving the child from surrogacy
1. The authority to issue confirmations or poor postpartum health or poor health after receiving the child from surrogacy: Provincial Medical Assessment Councils and above.
2. The medical assessment record shall be prepared in accordance with the Annex enclosed in Circular No. 52/2016/TT-BYT in which shall specifies that the mother is not healthy enough to provide care for her newborn child.
3. The conclusion specified in Clause 2 this Article is only used for grant of maternity benefits.
ISSUANCE AND MANAGEMENT OF CONFIRMATION OF ELIGIBILITY TO RECEIVE SOCIAL INSURANCE BENEFITS
Article 20. Rules for issuance of confirmation of eligibility to receive social insurance benefits
1. The issuance of confirmation of eligibility to receive social insurance benefits shall comply with the following regulations:
a) Be issued by a licensed health facility. Practitioners at such health facility may sign the confirmation of eligibility to receive social insurance benefits as authorized by the head of such facility;
b) Be appropriate with the scope of operation of the health facility that issues the confirmation which is approved by a competent authority;
c) Be appropriate with the patient’s medical condition and professional instructions of the Minister of Health.
2. Only one confirmation of eligibility to receive social insurance benefits shall be issued each doctor visit. In cases the patient needs to rest for more than 30 days or when the term of leave inscribed on the granted confirmation of eligibility to receive social insurance benefits is almost over, the patient must be conducted a follow-up examination so that the practitioner can consider and decide.
If a worker is issued with more than one confirmations of eligibility to receive social insurance benefits by various departments of different health facilities, the one with the longest duration shall apply.
If a worker is treated at various departments of a health facility in a day, only one confirmations of eligibility to receive social insurance benefits shall be issued.
3.Practitioners at such health facility may sign the confirmation of eligibility to receive social insurance benefits as authorized by the head of such facility; if the health facility is not a juridical person, the practitioner must register his/her signature with the social insurance authority.
Article 21. Forms of issuance of confirmations of eligibility to receive social insurance benefits and guidance for the contents of confirmations of eligibility to receive social insurance benefits
1. The medical record summary according to the template specified in Annex 3 enclosed herewith shall be used for workers or children aged under 7 of workers receiving impatient treatment.
If the person transfers to another health facility during the treatment, a valid copy of the outward referral form shall be provided.
If the victim passed away at a health facility, such health facility is not required to issue a discharge note. The implementation of social insurance benefits during the treatment period of the victim at the health facility before his/her death shall be based on the date recorded in the death certificate prepared in accordance to form TP/HT/1999-C1 specified in Decision No. 1203-QĐ/1998/TP-HT.
2. The confirmation of eligibility to receive social insurance benefits according to the template specified in Annex 7 enclosed herewith shall be used for workers or children aged under 7 of workers receiving outpatient treatment.
If a patient needs to take a leave for outpatient treatment after discharged from the hospital, the social insurance authority shall provide social insurance benefits according to the leave duration (days) written on the discharge note.
3. The confirmation of eligibility to receive social insurance benefits template is provided in Annex 7 enclosed herewith.
4. The conclusion on the health condition specified in Clause 4 this Article is valid for 6 months from the date written on the confirmation of maternity leave and only used for grant of maternity benefits.
IMPLEMENTATION RESPONSIBILITIES
Article 22. Responsibilities of affiliates of the Ministry of Health
The Medical Examination & Treatment Administration shall take charge and cooperate with the Mother and Child Health Department, the Traditional Medicine Administration and Ministry Inspectorate in:
1. Organizing the implementation and reviews of implementation of this Circular nationwide.
2. Carrying out inspections, dealing with violations and handling issues arising during the implementation of this Circular in accordance with effective law provisions.
Article 23. Responsibilities of Vietnam Social Security
1. Provide instructions for social insurance authorities on implementation of this Circular.
2. Direct Social Securities at the provinces to provide instructions for health facilities on posting the list of facilities entitled to issue confirmation of eligibility to receive social insurance benefits on the websites of Vietnam Social Security and provincial social insurance authorities. Inspect the issuance of confirmation of eligibility to receive social insurance benefits by health facilities.
Article 24. Responsibilities of Provincial Departments of Health
1. Organize reviews of the implementation of this Circular within their provinces.
2. Carrying out inspections, dealing with violations and handling issues arising during the implementation of this Circular in accordance with effective law provisions.
Article 25. Responsibilities of Medical Assessment Councils
1. Update data about dossiers, documents, medical assessment record on the national medical examination and treatment database in order to connect to the data of social insurance authorities. Make electronic documents of medical examination and treatment covered by health insurance as specified in Decree No. 166/2016/NĐ-CP and take responsibilities for the legality and accuracy thereof.
2. Provide the following documents to the assessed person after the assessment is completed:
a) Assessment record;
b) Assessment bill and invoice;
c) List of assessment contents. In case the assessment contents are carried out by another health facility, the name of such health facility must be written in the “note” column.
Article 26. Responsibility of health facilities
1. Disseminate the content of this Circular among their practitioners and employees.
2. Provide documents for workers as the basis for receipt of social insurance benefits in accordance with this Circular; examine the content of documents specified in this Circular prepared by their practitioners and take legal responsibility for the accuracy and truthfulness thereof.
3. Update data about medical examination and treatment on the national medical examination and treatment database in order to connect to the data of social insurance authorities. Make electronic documents of medical examination and treatment covered by health insurance as specified in Decree No. 166/2016/NĐ-CP and take responsibilities for the legality and accuracy thereof.
4. Transferring health facilities shall provide copies of referral notes bearing their seals on request.
5. Health facilities issuing discharge notes, birth certificate, confirmation of maternity leave, confirmation of poor postpartum health and confirmation of eligibility to receive social insurance benefits shall:
a) Re-issue the discharge notes, birth certificate, confirmation of maternity leave, confirmation of poor postpartum health and confirmation of eligibility to receive social insurance benefits in the following cases:
- It is lost or broken;
- The person signing the confirmations is ultra-vires;
- The seals appended on the confirmations are invalid;
- Information recorded on the discharge notes, birth certificate, confirmation of maternity leave, confirmation of poor postpartum health or confirmation of eligibility to receive social insurance benefits is incorrect.
In case of re-issuance, a “re-issuance’ seal shall be appended on the discharge notes, birth certificate, confirmation of maternity leave, confirmation of poor postpartum health and confirmation of eligibility to receive social insurance benefits.
b) Supplement the contents of the discharge notes, birth certificate, confirmation of maternity leave, confirmation of poor postpartum health or confirmation of eligibility to receive social insurance benefits if the information recorded on the discharge notes, birth certificate, confirmation of maternity leave, confirmation of poor postpartum health or confirmation of eligibility to receive social insurance benefits is incorrect.
After the supplementation, such documents must bear the seal of the health facilities (the seal which is registered with the social insurance authority) where it is supplemented.
c) Register seal and signature samples which are used on the confirmation of eligibility to receive social insurance benefits as follows:
- Register seal samples in accordance with Annex 8 enclosed herewith if the health facility is a juridical person;
- Register seal and signature samples of the practitioners authorized to sign the confirmation of eligibility to receive social insurance benefits in accordance with Annex 8 enclosed herewith if the health facility is not juridical person.
In case the health facility changes the seal sample or the person authorized to sign the confirmation of eligibility to receive social insurance benefits on behalf of the organization head, the health facility must send a written notice to the provincial or district-level social insurance authority (as prescribed by the Vietnam Social Security) where its head office is located within 05 working days from the date of change.
The appliance of electronic signature shall comply with law provisions on electronic signature.
d) Authorize a person to sign on the confirmation of eligibility to receive social insurance benefits.
The authorization must be in writing and be sent to the provincial social insurance authority where the facility’s head office is located. The authorized person shall not re-authorize. The written authorization shall specify the following contents: Full name and position of the authorized person; scope of authorization (the authorized person may sign or seal on the documents on which case) and period of authorization.
IMPLEMENTATION CLAUSE
1. This Circular takes effect from March 01, 2018.
2. Circular No. 14/2016/TT-BYT dated May 12, 2016 of the Minister of Health providing guidelines for some Articles on health of the Law on social insurance shall be annulled from the effective date of this Circular.
Article 28. Grandfather clause
1. Discharge notes, birth certificates, confirmations of eligibility to receive social insurance benefits, injury confirmations and death certificates issued by the health facilities within their powers and professional regulations prescribed by the Ministry of Health from July 01, 2016 to before the effective date of this Circular but their forms, dates, seals or signatures are incorrect, they shall remain valid for granting social insurance benefits.
2. The templates of the confirmation of eligibility to receive social insurance benefits, discharge note and birth certificate issued before the promulgation date of this Circular are effective until December 31, 2018.
Article 29. Terms of reference
In case the legislative documents and regulations cited in this Circular are changed or replaced, the newer ones shall apply.
Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Health (via the Medical Examination & Treatment Administration) for consideration./.
|
PP MINISTER |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 7. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự
Điều 4. Bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần
Điều 5. Hồ sơ khám giám định lần đầu
Điều 6. Hồ sơ khám giám định lại do tái phát
Điều 12. Thời hạn giám định lại
Điều 13. Trình tự, nội dung khám giám định
Điều 20. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội