Chương III Thông tư 56/2017/TT-BYT: Cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, tóm tắt hồ sơ bệnh án, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh
Số hiệu: | 56/2017/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Phạm Lê Tuấn |
Ngày ban hành: | 29/12/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2018 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Y tế, Bảo hiểm | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn cấp giấy tờ hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ
Bộ Y tế ban hành Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
Theo đó, hướng dẫn cấp một số loại giấy chứng nhận (GCN) hưởng chế độ thai sản sau đây:
- Cấp GCN nghỉ dưỡng thai, việc chứng nhận nghỉ dưỡng thai thực hiện như sau:
+ GCN nghỉ dưỡng thai đối với đối tượng là lao động nữ mang thai đã nghỉ việc trong trường hợp điều trị ngoại trú theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này;
+ GCN nghỉ việc hưởng BHXH đối với đối tượng là lao động nữ mang thai đang đóng BHXH bắt buộc trong trường hợp điều trị ngoại trú theo mẫu quy định tại Phụ lục 7;
+ Biên bản giám định y khoa thực hiện theo mẫu tại Phụ lục kèm theo Thông tư 52/2016/TT-BYT đối với trường hợp do Hội đồng Giám định y khoa cấp;
+ Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.
- Cấp GCN không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau khi nhận con do nhờ mang thai hộ.
Ngoài ra, Thông tư 56 cũng hướng dẫn hồ sơ khám giám định để xác định lao động nữ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ dưỡng thai.
Xem thêm chi tiết tại Thông tư 56/2017/TT-BYT (có hiệu lực từ ngày 01/3/2018).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thẩm quyền cấp giấy ra viện: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép điều trị nội trú.
2. Mẫu và cách ghi giấy ra viện thực hiện theo quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp người bệnh được lưu tại Trạm y tế xã theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2014 của liên tịch Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế khi kết thúc điều trị, theo dõi tại Trạm y tế thì được cấp giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.
1. Thẩm quyền cấp giấy chứng sinh: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép thực hiện dịch vụ đỡ đẻ.
2. Thủ tục cấp, cấp lại, sửa đổi giấy chứng sinh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh và Thông tư số 34/2015/TT-BYT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Thông tư bổ sung Điều 2 Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh.
3. Mẫu và cách ghi giấy chứng sinh thực hiện theo quy định tại Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này.
Trường hợp trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ sẽ được cấp Giấy chứng sinh theo quy định tại Thông tư số 34/2015/TT-BYT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh.
1. Thẩm quyền cấp tóm tắt hồ sơ bệnh án: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép điều trị nội trú.
2. Mẫu và cách ghi tóm tắt hồ sơ bệnh án thực hiện theo quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp người bệnh được lưu tại Trạm y tế xã theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2014 của liên tịch Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế khi kết thúc điều trị, theo dõi tại Trạm y tế thì được cấp tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.
1. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai:
a) Bệnh viện đa khoa có khoa phụ sản hoặc bệnh viện chuyên khoa phụ sản đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh: được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý sản khoa;
b) Bệnh viện đa khoa đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và Hội đồng Giám định y khoa được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý toàn thân;
c) Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định lại điểm a và điểm b Khoản này được ký giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý sản khoa và bệnh lý toàn thân theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
2. Việc chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý toàn thân phải dựa trên cơ sở kết quả hội chẩn các chuyên khoa có liên quan đến tình trạng bệnh lý của người bệnh.
3. Việc chứng nhận nghỉ dưỡng thai thực hiện như sau:
a) Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này đối với đối tượng là lao động nữ mang thai đã nghỉ việc trong trường hợp điều trị ngoại trú;
b) Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này đối với đối tượng là lao động nữ mang thai đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong trường hợp điều trị ngoại trú;
c) Biên bản giám định y khoa thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư số 52/2016/TT-BYT đối với trường hợp do Hội đồng Giám định y khoa cấp;
d) Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.
4. Trường hợp giám định để nghỉ dưỡng thai thì trong biên bản bản giám định y khoa phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe hoặc ghi tên bệnh. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi mã bệnh; trường hợp chưa có mã bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh. Việc ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày.
Thời hạn nghỉ dưỡng thai thực hiện theo kết luận của Hội đồng Giám định y khoa: Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.
Việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám.
Ví dụ: Ngày khám là ngày 13 tháng 7 năm 2018 và phải nghỉ 30 ngày thì tại phần số ngày nghỉ để điều trị bệnh ghi là 30 ngày và ghi rõ là từ ngày 13 tháng 7 năm 2018 đến ngày 11 tháng 8 năm 2018).
Biên bản giám định y khoa để nghỉ dưỡng thai chỉ có giá trị trong việc giải quyết hưởng chế độ ốm đau và thai sản.
5. Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghĩ dưỡng thai. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.
6. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai:
a) Người đã cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai phải làm đơn đề nghị cấp bản sao giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai và gửi cho đơn vị nơi đã cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai bị mất;
b) Trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp bản sao giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, đơn vị nơi đã cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai có trách nhiệm cấp lại bản sao giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.
7. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai trong thời hạn từ ngày làm việc thứ 06 kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai: phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.
1. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau khi nhận con do nhờ mang thai hộ: Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh trở lên.
2. Biên bản giám định y khoa thực hiện theo quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư số 52/2016/TT-BYT, trong đó phần Kết luận phải ghi rõ là người mẹ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh.
3. Kết luận quy định tại khoản 2 Điều này chỉ có giá trị để giải quyết hưởng chế độ thai sản.
ISSUANCE OF DISCHARGE NOTES, BIRTH CERTIFICATE, SUMMARY OF MEDICAL RECORDS, CONFIRMATION OF MATERNITY LEAVE AND CONFIRMATION OF POOR POSTPARTUM HEALTH
Article 15. Issuance of discharge notes
1. Authority to issue discharge notes: Licensed health facilities providing inpatient treatment.
2. The discharge note template is provided in Annex 3 enclosed herewith.
3. If the patient stays at a commune-level Health station as specified in Point a Clause 4 Article 7 No. 41/2014/TTLT-BYT-BTC dated November 24, 2014 of the Ministry of Health and the Ministry of Finance guiding health insurance, the health station may issue a discharge note in accordance with the template specified in Annex 3 enclosed herewith when the patient is discharged from the health station.
Article 16. Issuance of birth certificates
1. Authority to issue birth certificates: Licensed health facilities providing midwifery service.
2. Procedures for issuance, reissuance and adjustment of birth certificates are specified in Circular No. 17/2012/TT-BYT and Circular No. 34/2015/TT-BYT.
3. The birth certificate template is provided in Annex 5 enclosed herewith.
The birth certificate of a child born from surrogacy shall be issued in accordance with Circular No. 34/2015/TT-BYT.
Article 17. Issuance of medical record summary
1. Authority to issue medical record summary: Licensed health facilities providing outpatient treatment.
2. The discharge note medical record summary template is provided in Annex 4 enclosed herewith.
3. If the patient stays at a commune-level Health station as specified in Point a Clause 4 Article 7 No. 41/2014/TTLT-BYT-BTC dated November 24, 2014 of the Ministry of Health and the Ministry of Finance guiding health insurance, the health station may issue a medical record summary in accordance with the template specified in Annex 4 enclosed herewith when the patient is discharged from the health station.
Article 18. Issuance of maternity leave confirmation
1. Authority to issue maternity leave confirmations:
a) Any licensed general hospital having an obstetrics department or maternity hospital may issue maternity leave confirmations due to obstetric diseases;
b) Any licensed general hospital or Medical Assessment Council may issue maternity leave confirmations due to sickness;
c) Practitioners at a health facility specified in Point a or b of this Clause may issue maternity leave confirmations due to obstetric diseases or sickness as authorized by the head of such facility.
2. The confirmation of maternity leave shall be based on the result of consultation held by departments relevant to the patient’s sickness.
3. The confirmation of maternity leave shall be carried out as follows:
a) The template specified in Annex 6 enclosed herewith shall be applied to pregnant workers who resigned and receive outpatient treatment;
b) The confirmation of eligibility to receive social insurance benefits in accordance with Annex 7 enclosed herewith shall be applied to pregnant workers paying compulsory social insurance who receive outpatient treatment;
c) The medical assessment record in accordance with the Annex enclosed in Circular No. 52/2016/TT-BYT in case the maternity leave is issued by the Medical Assessment Council;
d) The medical record summary according to the template specified in Annex 4 enclosed herewith or discharge note according to the template specified in Annex 4 enclosed herewith.
4. The medical assessment record must describe in detail the health status or name of the disease in case of assessment for maternity leave. In case of illness requiring long-term treatment, the disease code shall be inscribed; if the disease code is not available, the full name of the disease shall be written. The recording of the disease code and name shall comply with the provisions of Circular No. 46/2016/TT-BYT.
Term of maternity leave is based on the conclusions of the Medical Assessment Council: The decision on the number of days of leave must be based on the patient's medical condition, but must not exceed 30 days for an issuance of maternity leave confirmation.
The start date of leave must coincide with the day the patient visits the hospital.
Example: The date of doctor’s visit is July 13, 2018 and must go on a leave for 30 days. The “days absence from work” part must be written as 30 days from July 13, 2018, to August 11, 2018.
The medical assessment record for maternity leave is only valid in the granting of illness and maternity benefits.
5. Only one maternity leave confirmation shall be issued each doctor visit. In cases the patient needs to rest for more than 30 days or when the term of leave inscribed on the granted maternity leave confirmation is almost over, the patient must be conducted a follow-up examination so that the practitioner can consider and decide.
6. In case the maternity leave confirmation is lost within 05 working days from the issuance date:
a) The person granted the maternity leave confirmation shall prepare a written request for issuance of a copy of the maternity leave confirmation and send it to the authority issuing the lost maternity leave confirmation;
b) Within 02 working days from the receipt of the written request for issuance of the copy of the maternity leave confirmation, the authority issuing the lost maternity leave confirmation shall grant such person the copy of the maternity leave confirmation.
7. In case the maternity leave confirmation is lost as from the 6th working day after the issuance date: the person must carry out the procedure for request of issuance of maternity leave confirmation again.
Article 19. Issuance of confirmation or poor postpartum health or poor health after receiving the child from surrogacy
1. The authority to issue confirmations or poor postpartum health or poor health after receiving the child from surrogacy: Provincial Medical Assessment Councils and above.
2. The medical assessment record shall be prepared in accordance with the Annex enclosed in Circular No. 52/2016/TT-BYT in which shall specifies that the mother is not healthy enough to provide care for her newborn child.
3. The conclusion specified in Clause 2 this Article is only used for grant of maternity benefits.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực