Thông tư 52/2016/TT-BYT quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác và hoạt động của Hội đồng Giám định y khoa các cấp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Số hiệu: | 52/2016/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Viết Tiến |
Ngày ban hành: | 30/12/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2017 |
Ngày công báo: | 01/03/2017 | Số công báo: | Từ số 161 đến số 162 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/04/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 52/2016/TT-BYT quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Giám định y khoa; hoạt động của Hội đồng Giám định y khoa; thành phần Hội đồng Giám định y khoa; Giám định viên Hội đồng Giám định y khoa.
1. Tổ chức Hội đồng giám định y khoa các cấp
Theo Thông tư số 52/2016, Hội đồng giám định y khoa được tổ chức ở cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp Bộ và Hội đồng Giám định y khoa phúc quyết lần cuối. Cụ thể:
- Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương: Do Bộ Y tế thành lập, có nhiệm kỳ hoạt động 05 năm và thành phần gồm có Hội đồng giám định y khoa Trung ương I, Hội đồng giám định y khoa Trung ương II và Hội đồng giám định y khoa Trung ương III. Cơ quan thường trực Hội đồng là Viện Giám định y khoa thuộc Bệnh viện Bạch Mai, Phòng hoặc Trung tâm GĐYK thuộc Bệnh viện C Đà Nẵng và Phòng hoặc Trung tâm GĐYK thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy.
- Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh: Do Sở Y tế các tỉnh thành lập, cũng có nhiệm kỳ 05 năm và thành phần Hội đồng gồm có 05 người (1 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và 02 Ủy viên). Cơ quan thường trực Hội đồng là Trung tâm giám định y khoa cấp tỉnh.
- Hội đồng giám định y khoa cấp Bộ: Được tổ chức tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải. Riêng Hội đồng giám định y khoa thuộc Bộ Giao thông vận tải có nhiệm kỳ 05 năm và cơ quan thường trực là Trung tâm giám định y khoa Giao thông vận tải. Với 02 Bộ còn lại tự quy định cơ cấu, vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng giám định y khoa.
- Hội đồng giám định y khoa phúc quyết lần cuối: Thông tư 52/BYT quy định do Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập để khám giám định theo vụ việc và giải thể sau khi ban hành biên bản giám định y khoa.
2. Hoạt động của Hội đồng giám định y khoa
- Thông tư 52/2016 quy định thời gian tổ chức phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa do Chủ tịch hoặc người được ủy quyền điều hành phiên họp quyết định. Thời điểm, số lượng phiên họp sẽ do Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa đề xuất.
- Thành phần tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa được Thông tư số 52/2016/BYT quy định gồm:
+ Thành viên Hội đồng: Phải bảo đảm có ít nhất 3/5 trong số thành viên chính thức của Hội đồng giám định y khoa.
+ Đối tượng giám định;
+ Bác sỹ thụ lý hồ sơ.
- Hội đồng giám định y khoa làm việc theo chế độ tập thể và kết luận của Hội đồng phải được sự nhất trí của ít nhất 2/3 số thành viên chính thức có mặt tại phiên họp Hội đồng.
- Theo Thông tư 52/TT-BYT, trình tự của một lần giám định y khoa được thực hiện qua các bước sau:
+ Kiểm tra đối chiếu;
+ Khám tổng quát;
+ Khám chuyên khoa;
+ Hội chẩn chuyên môn;
+ Họp Hội đồng giám định y khoa;
+ Ban hành biên bản giám định y khoa;
+ Lưu trữ hồ sơ khám giám định y khoa.
Thông tư 52/2016/TT-BYT quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác và hoạt động của Hội đồng Giám định y khoa các cấp có hiệu lực ngày 01/3/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/2016/TT-BYT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH Y KHOA CÁC CẤP
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác và hoạt động của Hội đồng Giám định y khoa các cấp.
Thông tư này quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác và hoạt động của Hội đồng Giám định y khoa (sau đây viết tắt là Hội đồng GĐYK) các cấp, bao gồm:
1. Hội đồng GĐYK cấp Trung ương bao gồm: Hội đồng GĐYK Trung ương I, Hội đồng GĐYK Trung ương II, Hội đồng GĐYK Trung ương III.
2. Hội đồng GĐYK cấp tỉnh: Hội đồng GĐYK của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Hội đồng GĐYK các Bộ: Hội đồng GĐYK Bộ Quốc phòng, Hội đồng GĐYK Bộ Công an, Hội đồng GĐYK Bộ Giao thông vận tải.
4. Hội đồng GĐYK phúc quyết lần cuối.
1. Hội đồng GĐYK các cấp, Hội đồng GĐYK các Bộ và Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK.
2. Giám định viên Hội đồng GĐYK các cấp, các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, các tổ chức, cơ quan, đơn vị và cá nhân có quan hệ làm việc với Hội đồng GĐYK các cấp và Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khám giám định lần đầu là lần đầu thực hiện khám giám định cho đối tượng, không phân biệt nội dung yêu cầu giám định, kể cả những đối tượng đã khám xác định mức độ khuyết tật ở Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp Xã hoặc đã khám sức khỏe ở Hội đồng khám tuyển nghĩa vụ quân sự mà đối tượng hoặc tổ chức, cơ quan, đơn vị có liên quan không đồng ý với kết quả khám đó.
2. Khám giám định lại là khám giám định từ lần thứ hai trở đi theo yêu cầu của cơ quan quản lý đối tượng hoặc của bản thân đối tượng đã được khám giám định lần đầu.
3. Khám giám định phúc quyết là khám giám định trong trường hợp đã khám giám định lần đầu hoặc khám giám định lại tại Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc Hội đồng GĐYK các Bộ do Hội đồng GĐYK cấp Trung ương thực hiện.
4. Khám giám định phúc quyết lần cuối (còn gọi là khám giám định đặc biệt) là khám giám định cho các đối tượng đã khám giám định phúc quyết ở Hội đồng GĐYK cấp Trung ương do Hội đồng GĐYK phúc quyết lần cuối thực hiện.
5. Bác sĩ thụ lý hồ sơ là viên chức thuộc biên chế cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK, được Thủ trưởng cơ quan thường trực giao nhiệm vụ lập hồ sơ khám giám định.
6. Giám định viên GĐYK (sau đây viết tắt là GĐV) là người được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm làm GĐV, thực hiện khám giám định lâm sàng hoặc cận lâm sàng theo yêu cầu của Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK.
1. Cơ cấu tổ chức, vị trí pháp lý, tư cách pháp nhân của hội đồng GĐYK cấp Trung ương:
a) Hội đồng GĐYK cấp Trung ương là tổ chức bao gồm những thành viên làm việc kiêm nhiệm, có trình độ chuyên môn về y tế, do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập;
b) Hội đồng GĐYK cấp Trung ương có con dấu riêng để sử dụng trong việc xác nhận Biên bản GĐYK của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương sau mỗi phiên họp của Hội đồng theo thẩm quyền quy định tại Thông tư này. Hội đồng GĐYK cấp Trung ương không có tư cách pháp nhân, không có tài khoản riêng;
c) Nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương là 05 (năm) năm, kể từ ngày ký quyết định thành lập. Thành phần tham gia trong nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng có thể được thay đổi do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định.
2. Thành phần Hội đồng GĐYK cấp Trung ương
a) Thành phần Hội đồng GĐYK Trung ương I gồm có 05 (năm) người, trong đó:
- Chủ tịch là Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai;
- 01 Phó Chủ tịch là Lãnh đạo Viện GĐYK, thuộc Bệnh viện Bạch Mai;
- 01 Ủy viên thường trực là viên chức của Viện GĐYK đã được bổ nhiệm làm GĐV;
- 02 Ủy viên chuyên môn là GĐV của Hội đồng GĐYK Trung ương I.
b) Thành phần Hội đồng GĐYK Trung ương II gồm có 05 (năm) người, trong đó:
- Chủ tịch là Lãnh đạo Bệnh viện C Đà Nẵng;
- 01 Phó Chủ tịch là Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng (Phòng hoặc Trung tâm GĐYK, thuộc Bệnh viện C Đà Nẵng);
- 01 Ủy viên thường trực là viên chức của Cơ quan thường trực Hội đồng đã được bổ nhiệm làm GĐV.
- 02 Ủy viên chuyên môn là GĐV của Hội đồng GĐYK Trung ương II.
c) Thành phần Hội đồng GĐYK Trung ương III gồm có 05 (năm) người, trong đó:
- Chủ tịch là Lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy;
- 01 Phó Chủ tịch là Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng (Phòng hoặc Trung tâm GĐYK thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy);
- 01 Ủy viên thường trực là viên chức của Cơ quan thường trực Hội đồng đã được bổ nhiệm làm GĐV;
- 02 Ủy viên chuyên môn là GĐV của Hội đồng GĐYK Trung ương III.
Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng GĐYK cấp Trung ương có thể mời GĐV thuộc danh sách GĐV của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương đã khám giám định cho đối tượng tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng GĐYK và được coi là Ủy viên chuyên môn của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương trong phiên họp đó.
3. Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK cấp Trung ương:
a) Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK Trung ương I là Viện Giám định y khoa thuộc Bệnh viện Bạch Mai, người làm việc trong Cơ quan thường trực thuộc biên chế của Bệnh viện Bạch Mai và chuyên trách thực hiện công tác GĐYK;
b) Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK Trung ương II là Phòng hoặc Trung tâm GĐYK thuộc Bệnh viện C Đà Nẵng, người làm việc trong Cơ quan thường trực thuộc biên chế của Bệnh viện C Đà Nẵng và chuyên trách thực hiện công tác GĐYK;
c) Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK Trung ương III là Phòng hoặc Trung tâm GĐYK thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy, người làm việc trong Cơ quan thường trực thuộc biên chế của Bệnh viện Chợ Rẫy và chuyên trách thực hiện công tác GĐYK.
1. Cơ cấu tổ chức, vị trí pháp lý:
a) Mỗi tỉnh, thành phố thành lập 01 (một) Hội đồng GĐYK do Giám đốc Sở Y tế quyết định thành lập;
b) Hội đồng GĐYK cấp tỉnh là tổ chức không có biên chế riêng, bao gồm những thành viên làm việc kiêm nhiệm có trình độ chuyên môn y tế;
c) Hội đồng GĐYK cấp tỉnh có con dấu riêng sử dụng trong việc xác nhận Biên bản GĐYK sau khi Hội đồng GĐYK cấp tỉnh đã họp kết luận. Hội đồng GĐYK cấp tỉnh không có tư cách pháp nhân, không có tài khoản riêng;
d) Nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh là 05 (năm) năm, kể từ ngày ký quyết định thành lập Hội đồng.
2. Thành phần Hội đồng GĐYK cấp tỉnh gồm có 05 (năm) người, trong đó:
a) Chủ tịch là Lãnh đạo Sở Y tế;
b) 02 Phó Chủ tịch:
- 01 Phó Chủ tịch Thường trực là Lãnh đạo Trung tâm GĐYK cấp tỉnh;
- 01 Phó Chủ tịch Chuyên môn là Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh.
c) 01 Ủy viên thường trực là viên chức Trung tâm GĐYK tỉnh, thành phố và đã được bổ nhiệm làm GĐV.
d) 01 Ủy viên chuyên môn là GĐV của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh.
Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng GĐYK cấp tỉnh có thể mời GĐV thuộc danh sách GĐV của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh đã khám giám định cho đối tượng trước đó tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng GĐYK và được coi là Ủy viên chuyên môn của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh trong phiên họp đó.
3. Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK cấp tỉnh là Trung tâm GĐYK tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1. Hội đồng GĐYK Bộ Quốc phòng:
Cơ cấu tổ chức, vị trí pháp lý, thành phần, số lượng thành viên và cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng và quy định tại Thông tư này.
2. Hội đồng GĐYK Bộ Công an:
Cơ cấu tổ chức, vị trí pháp lý, thành phần, số lượng thành viên và cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng và quy định tại Thông tư này.
3. Hội đồng GĐYK Bộ Giao thông vận tải:
a) Hội đồng GĐYK của Bộ Giao thông vận tải (sau đây viết tắt là Bộ GTVT) do Bộ trưởng Bộ GTVT ký Quyết định thành lập, kiện toàn, bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề xuất của các cơ quan tham mưu theo quy định của Bộ GTVT. Hội đồng GĐYK của Bộ GTVT không có tư cách pháp nhân, không có tài khoản riêng;
b) Hội đồng GĐYK Bộ GTVT có con dấu riêng, sử dụng trong việc xác nhận Biên bản GĐYK sau khi Hội đồng GĐYK Bộ đã họp kết luận theo thẩm quyền và các văn bản liên quan đến hoạt động chuyên môn của Hội đồng do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng ký. Con dấu của Hội đồng GĐYK do Trung tâm GĐYK Giao thông vận tải quản lý;
c) Mô hình tổ chức, thành phần và số lượng thành viên Hội đồng GĐYK do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng và quy định tại Thông tư này;
d) Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK Bộ GTVT là Trung tâm GĐYK Giao thông vận tải;
đ) Nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng GĐYK của Bộ GTVT là 05 (năm) năm, kể từ ngày ký quyết định thành lập.
1. Cơ cấu tổ chức, vị trí pháp lý:
a) Hội đồng GĐYK phúc quyết lần cuối là Hội đồng khám GĐYK cuối cùng cho đối tượng giám định. Hội đồng GĐYK phúc quyết lần cuối do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập để khám giám định theo vụ việc, trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế và tự giải thể sau khi ban hành Biên bản GĐYK;
b) Hội đồng GĐYK phúc quyết lần cuối có con dấu riêng để sử dụng trong việc xác nhận Biên bản GĐYK của Hội đồng GĐYK phúc quyết lần cuối sau mỗi phiên họp hội đồng theo thẩm quyền quy định tại Thông tư này. Hội đồng GĐYK phúc quyết lần cuối không có tư cách pháp nhân, không có tài khoản riêng. Con dấu của Hội đồng GĐYK phúc quyết lần cuối do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế quản lý.
2. Thành phần của Hội đồng, cơ quan thường trực của Hội đồng GĐYK phúc quyết lần cuối do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định tùy thuộc vào địa bàn phân công khám giám định phúc quyết của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
1. Hội đồng GĐYK cấp Trung ương thực hiện khám giám định, khám giám định phúc quyết đối với các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc Hội đồng GĐYK các Bộ;
b) Cá nhân hoặc tổ chức không đồng ý với kết quả khám giám định của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc Hội đồng GĐYK các Bộ và có đề nghị khám giám định phúc quyết;
c) Theo yêu cầu của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Phân công địa bàn khám giám định của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương:
a) Hội đồng GĐYK Trung ương I khám giám định, khám giám định phúc quyết các đối tượng giám định thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hòa Bình, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và các đối tượng giám định của các Bộ: Công an, Quốc phòng, Giao thông vận tải theo đề nghị của cơ quan quản lý đối tượng của các Bộ này, tùy thuộc vào nơi cư trú hoặc công tác;
b) Hội đồng GĐYK Trung ương II khám giám định, khám giám định phúc quyết các đối tượng giám định thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau: Quảng Bình Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và các đối tượng giám định của các Bộ: Công an, Quốc phòng, Giao thông vận tải theo đề nghị của cơ quan quản lý đối tượng của các Bộ này, tùy thuộc vào nơi cư trú hoặc công tác;
c) Hội đồng GĐYK Trung ương III khám giám định, khám giám định phúc quyết cho các đối tượng giám định thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Đăk Nông, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và các đối tượng giám định của các Bộ: Công an, Quốc phòng, Giao thông vận tải theo đề nghị của cơ quan quản lý đối tượng của các Bộ này, tùy thuộc vào nơi cư trú hoặc công tác.
1. Khám giám định lần đầu và khám giám định lại theo quy định của pháp luật cho các đối tượng đang làm việc hoặc cư trú, sinh sống tại tỉnh, thành phố thuộc địa bàn.
2. Không giám định lại các trường hợp đã được Hội đồng GĐYK cấp Trung ương kết luận với cùng một nội dung giám định.
Khám giám định lần đầu và khám giám định lại cho các đối tượng thuộc Bộ quản lý, phân cấp theo quy định của pháp luật.
Hội đồng GĐYK có nhiệm vụ khám phúc quyết lần cuối cho các đối tượng đã được Hội đồng GĐYK cấp Trung ương khám giám định phúc quyết và thực hiện nhiệm vụ khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
1. Bộ Y tế:
Bộ trưởng Bộ Y tế ký Quyết định thành lập, kiện toàn, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên của Hội đồng GĐYK trên cơ sở đề xuất của Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK cấp Trung ương và Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế và chỉ đạo hoạt động của Hội đồng GĐYK Trung ương.
2. Các Bệnh viện có Cơ quan thường trực Hội đồng và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập khác:
a) Hội đồng GĐYK Trung ương và các Bệnh viện có Cơ quan thường trực Hội đồng và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập khác có trách nhiệm phối hợp thực hiện nhiệm vụ về khám GĐYK;
b) Các Bệnh viện có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để Hội đồng GĐYK và Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK cấp Trung ương được sử dụng trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất của bệnh viện trong việc thực hiện khám giám định cho đối tượng giám định theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp Trung ương:
Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK cấp Trung ương có trách nhiệm thực hiện các hoạt động liên quan đến nhiệm vụ của Hội đồng như sau:
a) Rà soát bảo đảm hồ sơ giám định đúng quy định của pháp luật;
b) Là đầu mối tổ chức phiên khám giám định, tổ chức phiên họp kết luận của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương bảo đảm theo quy định tại Chương IV Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
c) Tiếp nhận, giải quyết các công việc liên quan đến khám giám định và nội dung kiến nghị, thắc mắc liên quan đến việc khám giám định của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương;
d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác tổ chức, nhân lực bảo đảm Hội đồng GĐYK cấp Trung ương có đủ thành viên theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này;
đ) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về GĐYK đối với cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK cấp tỉnh và Hội đồng GĐYK các Bộ theo phân công địa bàn khám giám định phúc quyết quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này;
e) Quản lý con dấu của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương;
g) Bảo đảm kinh phí cho các hoạt động của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương và thực hiện quy định của pháp luật về phí, lệ phí GĐYK;
h) Lưu hồ sơ GĐYK theo quy định của pháp luật.
4. Mối quan hệ công tác của các Hội đồng GĐYK cấp Trung ương
Hội đồng GĐYK Trung ương I, Hội đồng GĐYK Trung ương II, Hội đồng GĐYK Trung ương III là mối quan hệ ngang cấp, không chịu sự chỉ đạo lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về khám giám định y khoa.
5. Mối quan hệ của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương với Hội đồng GĐYK cấp tỉnh:
Hội đồng GĐYK cấp Trung ương là Hội đồng khám giám định phúc quyết đối với đối tượng đã được Hội đồng GĐYK tỉnh khám giám định.
1. Mối quan hệ công tác của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh với Hội đồng GĐYK cấp Trung ương theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Thông tư này.
2. Mối quan hệ công tác của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh với Sở Y tế:
a) Giám đốc Sở Y tế ra Quyết định thành lập, kiện toàn, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng GĐYK cấp tỉnh trên cơ sở đề xuất của Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK tỉnh và Phòng Tổ chức cán bộ, Sở Y tế;
b) Sở Y tế quản lý nhà nước về công tác GĐYK đối với Hội đồng GĐYK cấp tỉnh.
3. Mối quan hệ công tác của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh với Cơ quan thường trực Hội đồng
Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK cấp tỉnh là Trung tâm GĐYK cấp tỉnh và có trách nhiệm thực hiện các hoạt động liên quan đến nhiệm vụ của Hội đồng GĐYK, cụ thể:
a) Rà soát bảo đảm hồ sơ giám định đúng quy định của pháp luật;
b) Là đầu mối giúp Hội đồng GĐYK cấp tỉnh tổ chức phiên khám giám định và phiên họp kết luận của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh bảo đảm theo quy định tại Chương IV Thông tư này;
c) Giải quyết các công việc có liên quan đến phiên khám giám định và các nội dung kiến nghị, thắc mắc liên quan đến việc khám giám định của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh. Các văn bản giải quyết công việc này do cấp có thẩm quyền của Trung tâm GĐYK tỉnh ký và đóng dấu của Trung tâm GĐYK. Dấu của Trung tâm GĐYK cấp tỉnh không được sử dụng trong Biên bản GĐYK;
d) Làm đầu mối đề xuất công tác tổ chức, chuyên môn nghiệp vụ GĐYK của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác tổ chức, nhân lực, bảo đảm Hội đồng GĐYK cấp tỉnh có đủ thành phần theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này;
đ) Quản lý con dấu của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh;
e) Lưu hồ sơ GĐYK theo quy định của pháp luật;
g) Bảo đảm kinh phí cho hoạt động của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh và thực hiện quy định của pháp luật về phí và lệ phí GĐYK.
4. Mối quan hệ công tác của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh với với Hội đồng GĐYK Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải:
Thực hiện giám định đối với những đối tượng thuộc quyền quản lý của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải khi cơ quan quản lý đối tượng thuộc Bộ đó có văn bản đề nghị.
1. Mối quan hệ công tác của Hội đồng GĐYK các Bộ với Hội đồng Giám định y khoa cấp Trung ương:
Hội đồng GĐYK cấp Trung ương là cấp cao hơn Hội đồng GĐYK của các Bộ. Kết luận khám giám định phúc quyết của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương thay thế kết luận khám giám định đối với cùng một đối tượng với cùng nội dung, mục đích giám định của Hội đồng GĐYK các Bộ theo quy định tại Thông tư này.
2. Mối quan hệ công tác của Hội đồng GĐYK các Bộ với Hội đồng GĐYK cấp tỉnh:
Trường hợp Hội đồng GĐYK các Bộ không thực hiện khám giám định cho đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý thì giới thiệu đối tượng đến Hội đồng GĐYK cấp tỉnh nơi đối tượng cư trú hoặc công tác để khám giám định.
1. Bộ Y tế:
a) Bộ trưởng Bộ Y tế ký Quyết định thành lập Hội đồng GĐYK phúc quyết lần cuối theo đề nghị của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, thực hiện nhiệm vụ cụ thể do Bộ trưởng Bộ Y tế giao tại Quyết định thành lập Hội đồng;
b) Chỉ đạo toàn diện đối với Hội đồng GĐYK phúc quyết lần cuối.
2. Mối quan hệ công tác của Hội đồng GĐYK phúc quyết lần cuối với Hội đồng GĐYK cấp Trung ương:
a) Kết quả khám giám định của Hội đồng GĐYK phúc quyết lần cuối thay thế cho kết quả khám giám định phúc quyết đối với đối tượng do Hội đồng GĐYK cấp Trung ương thực hiện;
b) Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK phúc quyết lần cuối là Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK Trung ương I hoặc Hội đồng GĐYK Trung ương II hoặc Hội đồng GĐYK Trung ương III theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với từng trường hợp và có nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Rà soát hồ sơ giám định phúc quyết lần cuối theo quy định;
- Là đầu mối giúp việc cho Hội đồng GĐYK phúc quyết lần cuối tổ chức phiên khám giám định, tổ chức phiên họp kết luận của Hội đồng GĐYK phúc quyết lần cuối bảo đảm theo quy định tại Thông tư này;
- Bảo đảm kinh phí cho hoạt động của Hội đồng GĐYK phúc quyết lần cuối và thực hiện quy định của pháp luật về phí, lệ phí GĐYK;
- Lưu hồ sơ GĐYK phúc quyết lần cuối theo quy định của pháp luật.
1. Thời gian một phiên họp kết luận của Hội đồng do Chủ tịch hoặc người được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền điều hành phiên họp quyết định.
2. Thời điểm, số lượng phiên họp của Hội đồng GĐYK và số đối tượng giám định trong mỗi phiên họp của Hội đồng do Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK đề xuất trên cơ sở số lượng hồ sơ khám giám định của đối tượng giám định và thực trạng nhân lực, trang bị y tế của Cơ quan thường trực Hội đồng.
1. Thành viên Hội đồng
Số lượng thành viên Hội đồng GĐYK tham dự họp kết luận phải bảo đảm có ít nhất 3/5 trong số thành viên chính thức của Hội đồng được cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Đối tượng giám định
Đối tượng giám định phải có mặt trong phiên họp của Hội đồng để Hội đồng kiểm tra tình trạng thương tật, bệnh, tật. Nếu đối tượng giám định không có mặt thì Hội đồng không kết luận đối với trường hợp đó, trừ các trường hợp sau đây:
a) Đối tượng giám định đang trong tình trạng thương tật, bệnh, tật nặng không thể đến Hội đồng GĐYK để khám giám định và đã được Cơ quan thường trực Hội đồng tổ chức khám giám định tại chỗ theo Giấy đề nghị của tổ chức có liên quan, thân nhân hoặc người giám hộ, được Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng GĐYK phê duyệt. Quá trình khám giám định tại chỗ đối với đối tượng này phải được ghi hình và âm thanh, để trình chiếu trong các phiên họp hội chẩn chuyên môn và phiên họp kết luận của Hội đồng. Thân nhân hoặc người giám hộ của đối tượng theo quy định của pháp luật có thể tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng trong trường hợp này;
b) Đối tượng giám định đã có mặt tại phiên họp Hội đồng trước đó, được Hội đồng GĐYK chỉ định bổ sung khám lâm sàng và/hoặc cận lâm sàng, nay đã có kết quả khám bổ sung.
3. Bác sỹ thụ lý hồ sơ
Bác sỹ đã thụ lý hồ sơ của đối tượng giám định có trách nhiệm tham dự để báo cáo với Hội đồng GĐYK về hồ sơ giám định, trừ trường hợp vắng mặt có lý do. Trong trường hợp này, Thủ trưởng cơ quan thường trực Hội đồng cử người báo cáo thay.
1. Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng GĐYK chủ trì phiên họp theo sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng. Việc ủy quyền này phải được thực hiện bằng văn bản.
2. Hội đồng họp kết luận về tình trạng thương tật, bệnh, tật, tỷ lệ phần trăm (%) tổn thương cơ thể (nếu có) của đối tượng giám định trên cơ sở hồ sơ khám GĐYK và thực chứng đối tượng hoặc hình ảnh khám đối với đối tượng giám định được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Thông tư này và ghi vào Sổ họp Hội đồng, hồ sơ khám giám định y khoa.
3. Kết luận của Hội đồng phải bảo đảm có sự nhất trí của ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên chính thức có mặt tại phiên họp Hội đồng.
4. Kết luận của Hội đồng GĐYK được lập dưới hình thức Biên bản GĐYK theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản phải do Chủ tịch Hội đồng hoặc người được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền chủ trì phiên họp Hội đồng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của Hội đồng GĐYK.
5. Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc, kể từ khi Hội đồng có kết luận, Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK có trách nhiệm phát hành Biên bản GĐYK.
1. Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời hạn quy định của pháp luật.
2. Trường hợp không khám giám định, trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK phải có văn bản trả lời cơ quan giới thiệu và/hoặc đối tượng giám định, trong đó nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về việc không tổ chức khám giám định của Hội đồng.
3. Trường hợp vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh:
a) Trường hợp Hội đồng GĐYK cấp tỉnh chưa khám giám định thì trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ theo quy định, căn cứ hồ sơ GĐYK của đối tượng giám định và điều kiện của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh, Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK báo cáo Chủ tịch Hội đồng tổ chức họp để kết luận về vượt khả năng chuyên môn và chuyển hồ sơ, giới thiệu đối tượng lên Hội đồng GĐYK cấp Trung ương để khám giám định phúc quyết và ghi nội dung này vào Sổ họp Hội đồng;
b) Trường hợp Hội đồng GĐYK cấp tỉnh đã khám giám định và kết luận vượt khả năng chuyên môn thì trong thời gian 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày họp Hội đồng, Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK có trách nhiệm hoàn thiện Biên bản, ghi rõ kết luận vượt khả năng chuyên môn, chuyển hồ sơ và giới thiệu đối tượng giám định lên Hội đồng GĐYK cấp Trung ương để khám giám định phúc quyết.
4. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền không đồng ý với kết luận của Hội đồng GĐYK, thì có văn bản đề nghị Cục Quản lý Khám, chữa bệnh tổ chức khám giám định phúc quyết, khám phúc quyết lần cuối theo quy định.
Trong thời gian 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK đã khám giám định cho đối tượng phải hoàn thiện và chuyển hồ sơ khám giám định của đối tượng đến Hội đồng GĐYK để khám giám định phúc quyết hoặc khám phúc quyết lần cuối theo quy định.
5. Trường hợp cá nhân hoặc tổ chức không đồng ý với kết luận trong Biên bản GĐYK của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương:
a) Trong thời gian 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày ban hành Biên bản GĐYK, cá nhân hoặc tổ chức không đồng ý với kết luận trong Biên bản GĐYK của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương có văn bản gửi Hội đồng GĐYK nơi đã khám giám định cho đối tượng, nêu rõ lý do không đồng ý. Quá thời hạn nêu trên, Hội đồng GĐYK không xem xét giải quyết;
b) Trong thời gian 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cá nhân hoặc tổ chức, Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK đã khám giám định cho đối tượng có trách nhiệm xem xét, giải quyết và trả lời đối tượng:
- Nếu cá nhân hoặc tổ chức vẫn không đồng ý với kết luận của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh, Hội đồng GĐYK các Bộ thì Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK cấp tỉnh, Hội đồng GĐYK các Bộ hoàn thiện, chuyển hồ sơ và giới thiệu đối tượng lên Hội đồng GĐYK cấp Trung ương theo quy định về phạm vi phân công khám giám định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 8 Thông tư này để khám giám định phúc quyết;
- Nếu cá nhân hoặc tổ chức không đồng ý với kết luận của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương thì Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK cấp Trung ương đã khám giám định cho đối tượng hoàn thiện, chuyển hồ sơ và báo cáo Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để xem xét khám giám định phúc quyết lần cuối.
6. Một số trường hợp khác:
a) Trường hợp Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK đã gửi giấy mời 03 (ba) lần nhưng đối tượng giám định không đến khám giám định hoặc không tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng GĐYK mà không có lý do, Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK gửi trả hồ sơ của đối tượng giám định về nơi đã giới thiệu đối tượng đi giám định;
b) Trường hợp thu hồi để hủy bỏ hoặc thay thế Biên bản GĐYK:
- Hội đồng GĐYK chịu trách nhiệm về việc thu hồi để hủy bỏ hoặc ban hành Biên bản GĐYK mới.
- Hội đồng GĐYK có quyền thu hồi để hủy bỏ hoặc thay thế Biên bản GĐYK thuộc thẩm quyền ban hành khi Hội đồng phát hiện Biên bản GĐYK của mình không phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm khám giám định và ban hành Biên bản GĐYK mới để thay thế, cụ thể:
+ Trường hợp không thay đổi kết luận về tỷ lệ % tổn thương cơ thể (sau đây viết tắt là TTCT) trong Biên bản GĐYK bị thu hồi hoặc bãi bỏ (Biên bản cũ) thì Hội đồng ban hành Biên bản GĐYK mới và vẫn sử dụng số, ngày, tháng, năm ban hành của Biên bản GĐYK cũ;
+ Trường hợp có thay đổi kết luận về tỷ lệ % TTCT trong Biên bản cũ của Hội đồng GĐYK, Hội đồng GĐYK có văn bản báo cáo với cơ quan quản lý trực tiếp xin ý kiến chỉ đạo của cơ quan quản lý trực tiếp. Khi có ý kiến chỉ đạo cần ban hành Biên bản mới thì phải lấy số, ngày, tháng, năm ban hành Biên bản GĐYK mới theo phiên họp kết luận của Hội đồng GĐYK để điều chỉnh nội dung kết luận trước đó của Hội đồng GĐYK.
- Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK thông báo bằng văn bản về việc thu hồi hoặc bãi bỏ, sau đó ban hành Biên bản GĐYK gửi đến các tổ chức, cá nhân liên quan. Các văn bản, nội dung liên quan đến việc thu hồi, bãi bỏ và Biên bản GĐYK được lưu cùng với hồ sơ giám định của đối tượng giám định và được ghi trong Sổ họp Hội đồng GĐYK;
c) Trường hợp đã chuyển hồ sơ lên Hội đồng GĐYK cấp trên để khám giám định phúc quyết hoặc khám giám định phúc quyết lần cuối thì Biên bản GĐYK đã ban hành đương nhiên không còn hiệu lực pháp lý để thực hiện chế độ, quyền lợi đối với đối tượng giám định. Chế độ, quyền lợi đối với đối tượng giám định chỉ được thực hiện khi có kết quả (Biên bản) giám định của Hội đồng GĐYK có thẩm quyền theo qui định của pháp luật.
1. Kiểm tra đối chiếu
Người thực hiện khám GĐYK có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu người khám giám định với một trong các giấy tờ của người đó: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú có dán ảnh chân dung của đối tượng chụp trên nền trắng cỡ ảnh 4 cm nhân với (x) 6 cm, cách ngày lập hồ sơ không quá 06 (sáu) tháng và đóng dấu giáp lai.
2. Khám tổng quát
Bác sỹ Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK được giao thụ lý hồ sơ có trách nhiệm lập hồ sơ giám định, khám tổng quát và trình Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK duyệt chỉ định khám chuyên khoa (khám lâm sàng, cận lâm sàng) phù hợp với hồ sơ giám định do tổ chức hoặc cá nhân người khám giám định đề nghị.
3. Khám chuyên khoa
Giám định viên chuyên khoa thực hiện khám và kết luận về những nội dung theo chỉ định của Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK. Trường hợp cần thiết phải hội chẩn chuyên môn (chuyên khoa).
4. Hội chẩn chuyên môn
Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK là thành viên Hội đồng chịu trách nhiệm tổ chức, chủ trì hội chẩn trước khi Hội đồng GĐYK họp. Trường hợp cần thiết, Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK mời đối tượng và các GĐV chuyên khoa đã khám cho đối tượng tham dự.
5. Họp Hội đồng GĐYK
Thực hiện theo trình tự phiên họp kết luận của Hội đồng quy định tại Điều 21 Thông tư này.
6. Ban hành Biên bản GĐYK
Biên bản GĐYK do Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư này.
7. Lưu trữ hồ sơ khám GĐYK
a) Hồ sơ khám GĐYK được quản lý, lưu trữ tại Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK theo quy định của pháp luật về lưu trữ là 70 (bảy mươi) năm;
b) Trường hợp khám giám định đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 thì phải lưu thêm 01 (một) ảnh của đối tượng giám định trong hồ sơ khám GĐYK.
1. Bác sĩ thụ lý hồ sơ giám định của đối tượng nào có trách nhiệm báo cáo tóm tắt kết quả khám giám định trong hồ sơ giám định của đối tượng đó, gồm: dự kiến tình trạng thương tật, bệnh, tật và tỷ lệ % TTCT của từng đối tượng giám định. Hồ sơ chỉ được trình Hội đồng khi đã được thông qua tại cuộc họp hội chẩn chuyên môn do Cơ quan thường trực Hội đồng tổ chức.
2. Đại diện thành viên tham dự phiên họp Hội đồng thực chứng tình trạng thương tật, bệnh, tật của đối tượng giám định.
3. Đối tượng giám định hoặc thân nhân hoặc người giám hộ của đối tượng giám định phát biểu ý kiến (nếu có) trước toàn thể Hội đồng.
4. Hội đồng thảo luận và biểu quyết kết luận:
a) Tình trạng thương tật, bệnh, tật, tỷ lệ % TTCT và/hoặc kết luận khác phù hợp với quy định của pháp luật và đề nghị khám giám định của cá nhân, tổ chức;
b) Trường hợp chưa đủ căn cứ kết luận, Hội đồng có thể chỉ định bổ sung khám lâm sàng và/hoặc cận lâm sàng và/hoặc điều trị và/hoặc tham khảo hồ sơ bệnh án đã điều trị và các văn bản liên quan khác để giúp Hội đồng có thêm căn cứ kết luận đối với đối tượng giám định;
c) Trường hợp các cơ sở y tế trong tỉnh hoặc trong khu vực không đủ điều kiện để thực hiện khám chuyên khoa (khám lâm sàng hoặc cận lâm sàng) thì Hội đồng có thể gửi đối tượng giám định tới cơ sở y tế công lập có đủ điều kiện để khám chuyên khoa, làm cơ sở để Hội đồng GĐYK tham khảo, xem xét, kết luận tình trạng thương tật, bệnh, tật và tỷ lệ % TTCT đối với đối tượng giám định.
5. Các thành viên Hội đồng và người tham dự phiên họp phát biểu ý kiến. Trường hợp có ý kiến chưa nhất trí với đa số thành viên Hội đồng thì được bảo lưu và ghi vào sổ họp Hội đồng.
6. Các thành viên chính thức của Hội đồng tham dự phiên họp có trách nhiệm ký tên trong sổ họp Hội đồng. Người ghi Sổ họp Hội đồng do Thủ trưởng Cơ quan thường trực Hội đồng phân công.
7. Biên bản GĐYK được bác sỹ thụ lý hồ sơ hoàn thiện theo mẫu và trình Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng phê duyệt trước khi trình Người có thẩm quyền ký, đóng dấu theo qui định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư này.
1. Chủ trì, điều hành phiên họp kết luận của Hội đồng GĐYK hoặc ủy quyền bằng văn bản cho Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì, điều hành phiên họp trong trường hợp không thể tham gia phiên họp kết luận của Hội đồng GĐYK.
2. Kết luận giám định của từng đối tượng giám định trên cơ sở ý kiến thống nhất của ít nhất 2/3 số thành viên chính thức có mặt tham dự phiên họp của Hội đồng GĐYK.
3. Cùng các thành viên trong Hội đồng GĐYK chịu trách nhiệm về kết luận của Hội đồng GĐYK trong phiên họp mà cá nhân tham dự.
4. Ký Sổ họp Hội đồng GĐYK, Biên bản GĐYK trong phiên chủ trì điều hành.
5. Tham gia ý kiến và được bảo lưu ý kiến về nội dung liên quan đến GĐYK được ghi nhận trong Sổ họp Hội đồng GĐYK để Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK thực hiện hoặc đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét.
6. Chủ trì giải quyết các vấn đề phát sinh trong phiên họp Hội đồng GĐYK.
7. Chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan đến GĐYK theo đề nghị của Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK.
1. Điều hành họp hội chẩn chuyên môn và hội chẩn chuyên khoa (nếu có).
2. Chủ trì, điều hành phiên họp kết luận của Hội đồng GĐYK khi được Chủ tịch Hội đồng GĐYK ủy quyền và thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng GĐYK trong phiên họp Hội đồng GĐYK được ủy quyền.
3. Chịu trách nhiệm về hồ sơ khám GĐYK.
4. Chịu trách nhiệm chính về kết luận chuyên môn, nghiệp vụ GĐYK của Hội đồng GĐYK và cùng các thành viên trong Hội đồng GĐYK chịu trách nhiệm về kết luận của Hội đồng GĐYK trong phiên họp mà cá nhân tham dự.
5. Ký Sổ họp Hội đồng GĐYK trong phiên họp mà cá nhân tham dự; ký Biên bản GĐYK khi được ủy quyền chủ trì điều hành phiên họp Hội đồng.
6. Tham gia ý kiến và được bảo lưu ý kiến về nội dung liên quan đến GĐYK được ghi nhận trong sổ họp Hội đồng GĐYK để Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK thực hiện hoặc đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét.
7. Tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh trong phiên họp Hội đồng GĐYK theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng GĐYK.
8. Tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến GĐYK theo đề nghị của Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK.
9. Ngoài các nhiệm vụ nêu trên, Phó Chủ tịch Chuyên môn của Hội đồng GĐYK tỉnh có trách nhiệm chính về bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực để khám chuyên khoa cho các đối tượng giám định và tham dự phiên họp hội chẩn chuyên môn, hội chẩn chuyên khoa, phiên họp kết luận của Hội đồng (không chủ trì, điều hành phiên họp kết luận của Hội đồng).
1. Chịu trách nhiệm về kết quả khám giám định chuyên khoa do mình thực hiện và cùng các thành viên trong Hội đồng GĐYK chịu trách nhiệm về kết luận của Hội đồng GĐYK trong phiên họp mà cá nhân tham dự.
2. Tham gia đầy đủ phiên họp của Hội đồng GĐYK theo đề nghị của Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK. Trường hợp không tham dự được phải có văn bản báo cáo Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng.
3. Ký Sổ họp Hội đồng GĐYK trong phiên họp mà người đó tham dự.
4. Tham gia ý kiến và được bảo lưu ý kiến cá nhân về nội dung có liên quan đến khám giám định chuyên khoa được ghi nhận trong Sổ họp Hội đồng GĐYK để Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK xem xét thực hiện.
5. Tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh trong phiên họp Hội đồng GĐYK theo yêu cầu của người chủ trì điều hành phiên họp Hội đồng GĐYK.
6. Tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến GĐYK theo đề nghị của Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK.
7. Ngoài các nhiệm vụ được quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này, Ủy viên Thường trực còn thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng.
1. Trình độ chuyên môn là bác sỹ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sỹ y khoa đang công tác tại các các cơ sở y tế công lập tuyến Trung ương và có thời gian làm việc trong lĩnh vực chuyên khoa tối thiểu 05 (năm) năm, kể cả thời gian theo học chuyên khoa đó.
2. Không vi phạm quy chế chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Có đủ sức khỏe để công tác, thực hiện nhiệm vụ.
3. Trường hợp chưa đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK cấp Trung ương và Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề xuất với Bộ trưởng Bộ Y tế để xem xét, quyết định.
1. Trình độ chuyên môn là bác sỹ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sỹ y khoa trở lên, đang công tác tại các các cơ sở y tế công lập thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (bao gồm cả Trung tâm GĐYK) hoặc thuộc Bộ Y tế quản lý, đã có thời gian làm việc trong lĩnh vực chuyên khoa tối thiểu 03 (ba) năm, kể cả thời gian theo học chuyên khoa đó.
2. Không vi phạm quy chế chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Có đủ sức khỏe để công tác, thực hiện nhiệm vụ.
3. Trường hợp chưa đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK cấp tỉnh đề xuất với Giám đốc Sở Y tế để xem xét, quyết định.
Tiêu chuẩn GĐV Hội đồng GĐYK của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ GTVT do Bộ trưởng các Bộ quyết định hoặc phân cấp quyết định, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng GĐYK và quy định về tiêu chuẩn GĐV quy định tại Điều 26 Thông tư này.
1. Số lượng GĐV của Hội đồng GĐYK cấp nào do Chủ tịch Hội đồng GĐYK cấp đó quyết định, tùy thuộc vào yêu cầu, nhiệm vụ của Hội đồng GĐYK. Mỗi chuyên khoa phải có ít nhất 02 (hai) GĐV.
2. Trường hợp Hội đồng GĐYK không có bác sĩ chuyên khoa: Tim mạch, Hô hấp, Tiết niệu, Tiêu hóa, Cơ xương khớp, Huyết học - Truyền máu, Nội tiết, Miễn dịch thì có thể bổ nhiệm bác sĩ chuyên khoa Nội tổng hợp thay thế. Trong trường hợp này chỉ phân công mỗi GĐV chịu trách nhiệm khám giám định nhiều nhất không quá 02 (hai) chuyên khoa để bảo đảm chất lượng khám giám định.
1. Giám định viên thuộc Hội đồng GĐYK cấp Trung ương do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định bổ nhiệm, trên cơ sở đề xuất của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế.
2. Giám định viên thuộc Hội đồng GĐYK cấp tỉnh của tỉnh nào do Giám đốc Sở Y tế tỉnh đó ký quyết định bổ nhiệm, trên cơ sở đề nghị của Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK cấp tỉnh và Phòng Tổ chức cán bộ, Sở Y tế.
3. Giám định viên Hội đồng GĐYK của Bộ nào do Thủ trưởng Cơ quan y tế của Bộ đó quyết định bổ nhiệm, trên cơ sở đề nghị của Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK của Bộ đó.
4. Thời hạn một nhiệm kỳ GĐV là 05 (năm) năm, kể từ ngày quyết định bổ nhiệm có hiệu lực.
5. Bổ nhiệm bổ sung: Trong thời gian thuộc nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng GĐYK, nếu thấy cần thiết thì Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét bổ nhiệm bổ sung GĐV.
6. Bổ nhiệm lại: Không hạn chế số lần bổ nhiệm lại đối với mỗi GĐV.
1. Miễn nhiệm Giám định viên: Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm GĐV khi GĐV có một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm quy chế chuyên môn, nghiệp vụ GĐYK, đạo đức nghề nghiệp;
b) Không đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện công tác GĐYK;
c) Không đủ sức khỏe để làm việc;
d) Có đơn đề nghị không tiếp tục tham gia GĐV.
2. Trong nhiệm kỳ, nếu người được bổ nhiệm là GĐV nghỉ hưu theo chế độ hoặc chuyển công tác ra ngoài cơ sở y tế công lập thì người đó đương nhiên không còn là GĐV kể từ thời điểm nghỉ hoặc chuyển công tác.
3. Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm GĐV cũng là cấp có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm GĐV.
1. Nhiệm vụ của Giám định viên:
a) Thực hiện khám giám định chuyên khoa theo nội dung yêu cầu ghi trên Phiếu khám chuyên khoa của Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK gửi. Sau khi khám xong thì gửi trả kết quả về Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK, đồng thời lưu kết quả khám vào sổ khám chuyên khoa tại nơi GĐV công tác.
b) Tham gia họp hội chẩn chuyên khoa theo nội dung yêu cầu của Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK.
c) Giám định viên hoạt động kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khám giám định chuyên khoa do cá nhân thực hiện.
d) Tham gia phiên họp kết luận của Hội đồng GĐYK với vị trí Ủy viên chuyên môn của Hội đồng GĐYK trong phiên họp đó khi được Hội đồng mời theo quy định tại khoản 2 Điều 4 hoặc khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
2. Quyền hạn của Giám định viên:
a) Được tham dự các khóa đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ về GĐYK.
b) Được hưởng quyền lợi, chế độ khi tham gia các hoạt động khám giám định chuyên khoa, hội chẩn chuyên môn, họp Hội đồng theo quy định của pháp luật và của Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK.
c) Có quyền đề nghị không làm hoặc thôi làm GĐV.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2017.
2. Thông tư liên bộ số 377/TT-LB ngày 21 tháng 3 năm 1977 của liên Bộ Y tế - Thương binh và Xã hội về việc kiện toàn hệ thống tổ chức giám định y khoa ở địa phương và Thông tư liên bộ số 25/LB-TT ngày 29 tháng 8 năm 1979 của liên Bộ Y tế - Thương binh và Xã hội và Lao động về việc kiện toàn Hội đồng Giám định y khoa Trung ương và Hội đồng Giám định y khoa các ngành thuộc Trung ương và các quy định trái với quy định tại Thông tư này hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
1. Hội đồng GĐYK được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành vẫn tiếp tục hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, Hội đồng GĐYK các cấp phải thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
2. Giám định viên Hội đồng GĐYK đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì vẫn tiếp tục thực hiện cho đến hết nhiệm kỳ đã bổ nhiệm. Trường hợp bổ nhiệm lại hoặc bổ nhiệm mới kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực phải thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
3. Mẫu Biên bản GĐYK đã được ban hành kèm theo các văn bản hướng dẫn khám giám định của mỗi nhóm đối tượng trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành vẫn được thực hiện cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017.
1. Trách nhiệm của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của Hội đồng GĐYK và Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK trong phạm vi cả nước.
b) Kiểm tra, thanh tra hoạt động liên quan đến công tác khám GĐYK của Hội đồng GĐYK và Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK trên phạm vi toàn quốc theo quy định của pháp luật; đình chỉ hoặc kiến nghị đình chỉ hoạt động hoặc xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với các Hội đồng GĐYK và Cơ quan thường trực của GĐYK.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh
Chỉ đạo Sở Y tế và các cơ quan liên quan giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động của Hội đồng GĐYK và Trung tâm GĐYK cấp tỉnh theo đúng quy định tại Thông tư này.
3. Trách nhiệm của Sở Y tế
a) Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động khám GĐYK của Hội đồng GĐYK và Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK thuộc thẩm quyền quản lý.
b) Kiểm tra, thanh tra hoạt động khám GĐYK của Hội đồng GĐYK và Cơ quan thường trực hội đồng theo quy định, đình chỉ hoặc kiến nghị đình chỉ hoạt động khám GĐYK của Hội đồng và Cơ quan thường trực hội đồng GĐYK hoặc xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với Hội đồng GĐYK và Cơ quan thường trực hội đồng GĐYK theo quy định của pháp luật và của Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân, gửi về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
MẪU BIÊN BẢN GIÁM ĐỊNH Y KHOA
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 52/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../GĐYK-(1)……… |
…………., ngày……tháng……năm……… |
BIÊN BẢN GIÁM ĐỊNH Y KHOA
Khám giám định: ………………………………….. (2)
Hội đồng Giám định y khoa …………………………………..(3) ……………………………
Đã họp ngày: …….tháng …. Năm ………….. để khám giám định đối với
Ông/Bà: …………………………….…………………….. Sinh ngày……tháng…..năm ……..
Chỗ ở hiện tại: …………………………………..…………………………………………………
Giấy CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu số:…………(4)….... Ngày...../..../……. Nơi cấp: ……
Số sổ BHXH (nếu có): …………………………………..…………………………………………
Khám giám định theo đề nghị/giới thiệu của …………………………………..………………..
Giấy giới thiệu/ văn bản đề nghị số:……………… ngày……tháng…..năm ………..(nếu có)
Đối tượng khám giám định:…………………………………..………………………………. (5)
Đang hưởng chế độ ………… (Thương tích, bệnh tật, bệnh nghề nghiệp...) tỷ lệ …..% (6)
KẾT QUẢ KHÁM HIỆN TẠI
(Ghi rõ tiền sử bệnh, tật, dị dạng, dị tật, thương tích, bệnh nghề nghiệp, thời gian bị thương hoặc bị TNLĐ, điều trị, kết quả khám giám định lần trước nếu cần. Các kết quả khám giám định hiện tại về lâm sàng, cận lâm sàng có giá trị để Hội đồng GĐYK kết luận)
KẾT LUẬN
Căn cứ Thông tư số..(7)..ngày... tháng...năm...và Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27/9/2013 của Bộ Y tế và Bộ LĐTBXH, Hội đồng Giám định Y khoa kết luận:
Ông (bà): ……..……………………………………………..……………………………………
Được xác định: ………………………………….. (8) ………………………………………….
Tỷ lệ tổn thương cơ thể là : ………… %; (ghi bằng chữ ………………………..………. %)
Tổng hợp với tỷ lệ % TTCT đã có thì tỷ lệ % TTCT là: ...(9)…. % (ghi bằng chữ ....(9)….%)
Đề nghị: ……..……………………………………………..………………………………………
|
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (10) |
Ghi chú:
(1), (5). Ghi rõ đối tượng khám giám định, ví dụ: Thương binh (TB), Bệnh binh (BB), Chất độc hóa học (CĐHH), Bệnh nghề nghiệp (BNN), Giám định tổng hợp (TH), Tai nạn lao động (TNLĐ), Nghỉ hưu trước tuổi và tuất (KNLĐ), Người khuyết tật (NKT), Khám tuyển nghĩa vụ quân sự (NVQS) ...
(2) Ghi rõ: Khám giám định Lần đầu/Khám phúc quyết (vượt KNCM, đối tượng không đồng ý, theo đề nghị của Cục QLKCB/Cục NCC/BHXH)/Khám phúc quyết lần cuối.
(3). Tên Hội đồng GĐYK tổ chức cuộc họp.
(4). Trường hợp chưa có CMNN/Thẻ căn cước/ Hộ chiếu thì ghi giấy tờ tùy thân hợp lệ khác (Giấy khai sinh, giấy xác nhận của công an cấp xã nơi ĐTGĐ cư trú kèm theo ảnh của ĐTGĐ có đóng dấu giáp lai trên ảnh).
(6). Ghi rõ đang hưởng chế độ gì (theo Quyết định mà đối tượng đang được hưởng chế độ trợ cấp).
(7). Ghi tên Thông tư làm căn cứ khám giám định phù hợp với đối tượng giám định.
(8). Ghi rõ kết luận theo yêu cầu giám định của tổ chức, cá nhân.
(9). Chỉ ghi trong trường hợp khám giám định tổng hợp.
(10). Trường hợp Phó Chủ tịch HĐ được Chủ tịch HĐ ủy quyền chủ trì phiên họp kết luận của Hội đồng thì ký thay Chủ tịch Hội đồng tại ô (10): “KT. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG - PHÓ CHỦ TỊCH”.
- Riêng đối với khám giám định Người khuyết tật thì trước Mục “Đề nghị” trong phần Kết luận, bổ sung thêm 01 dòng để ghi nội dung “Mức độ khuyết tật”.
MINISTRY OF HEALTH |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 52/2016/TT-BYT |
Hanoi, December 30, 2016 |
CIRCULAR
PRESCRIBING TASKS, POWERS, WORKING RELATIONSHIP AND OPERATION OF MEDICAL ASSESSMENT COUNCILS OF ALL LEVELS
Pursuant to the Government’s Decree No. 63/2012/ND-CP dated August 31, 2012 defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;
At the request of the Director of the Department of Medical Service Administration;
The Minister of Health promulgates a Circular prescribing tasks, powers, working relationship and operation of Medical Assessment Councils of all levels.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
This Circular introduces regulations on tasks, powers, working relationship and operation of Medical Assessment Councils of all levels, including:
1. Central Medical Assessment Councils, including: Central Medical Assessment Council No. I, Central Medical Assessment Council No. II, and Central Medical Assessment Council No. III.
2. Provincial Medical Assessment Councils, including: Medical Assessment Councils of 63 provinces and central-affiliated cities.
3. Ministerial Medical Assessment Councils, including: Medical Assessment Council of the Ministry of National Defence, Medical Assessment Council of the Ministry of Public Security, and Medical Assessment Council of the Ministry of Transport.
4. Medical Assessment Council for special reassessment.
Article 2. Regulated entities
1. Medical Assessment Councils of all levels, Ministerial Medical Assessment Councils, standing agencies of Medical Assessment Councils.
2. Assessors of Medical Assessment Councils of all levels and Ministerial Medical Assessment Councils, heads of specialized agencies, organizations, authorities, units and individuals having working relationship with Medical Assessment Councils of all levels and standing agencies of Medical Assessment Councils.
Article 3. Definitions
For the purposes of this Circular, the terms below shall be construed as follows:
1. “first assessment” means the first assessment of a person, regardless of the assessment matters, including cases where a person has received disability level assessment from a communal disability assessment council or medical examination from a military medical examination council but that person or another relevant organization or authority disagrees with such assessment or examination results.
2. “reassessment” means the assessment from the second time onwards carried out at the request of a person who has undergone the first assessment or his/her managing agency.
3. “final reassessment” means an assessment carried out by a Central Medical Assessment Council of a person who has received the first assessment or reassessment from a Provincial or Ministerial Medical Assessment Council.
4. “special reassessment” means an assessment carried out by a Medical Assessment Council for special reassessment of a person who has received a final reassessment from a Central Medical Assessment Council.
5. “handling physician” means an official who is working at a standing agency of a Medical Assessment Council and is assigned by the head of the standing agency to prepare medical assessment case documents.
6. “assessor” means a person appointed by a competent authority to act as an assessor in charge of carrying out clinical or subclinical examination at the request of a standing agency of the Medical Assessment Council.
Chapter II
ORGANIZATION OF MEDICAL ASSESSMENT COUNCILS OF ALL LEVELS
Article 4. Central Medical Assessment Councils
1. Organizational structure, legal position and juridical person status of a Central Medical Assessment Council:
a) A Central Medical Assessment Council shall be established under the Minister of Health’s decision and composed of members who work under the dual office holding regime and have qualifications in health sector;
b) The Central Medical Assessment Council shall use its own seal for certifying the medical assessment reports given after its meetings within its jurisdiction as prescribed in this Circular. A Central Medical Assessment Council shall have neither juridical person status nor its own account;
c) The term of operation of a Central Medical Assessment Council shall be 05 (five) years from the day on which its establishment decision is signed. The Council’s members may be replaced during its term of operation according to the Minister of Health’s decision.
2. Composition of a Central Medical Assessment Council:
a) A Central Medical Assessment Council No. I is composed of 05 (five) members, including:
- The Council’s Chairperson who is a senior representative of Bach Mai Hospital;
- 01 Deputy Chairperson who is a senior representative of the Medical Assessment Institute affiliated to Bach Mai Hospital;
- 01 Standing Member who is an official of the Medical Assessment Institute and has been appointed as an assessor;
- 02 specialized members who are assessors of the Central Medical Assessment Council No. I.
b) A Central Medical Assessment Council No. II is composed of 05 (five) members, including:
- The Council’s Chairperson who is a senior representative of Da Nang C Hospital;
- 01 Deputy Chairperson who is a senior representative of the Council’s standing agency (Medical Assessment Department or Center affiliated to Da Nang C Hospital);
- 01 Standing Member who is an official of the Council’s standing agency and has been appointed as an assessor;
- 02 specialized members who are assessors of the Central Medical Assessment Council No. II.
c) A Central Medical Assessment Council No. III is composed of 05 (five) members, including:
- The Council’s Chairperson who is a senior representative of Cho Ray Hospital;
- 01 Deputy Chairperson who is a senior representative of the Council’s standing agency (Medical Assessment Department or Center affiliated to Cho Ray Hospital);
- 01 Standing Member who is an official of the Council’s standing agency and has been appointed as an assessor;
- 02 specialized members who are assessors of the Central Medical Assessment Council No. III.
A Central Medical Assessment Council may invite assessors included in the list of assessors of the Central Medical Assessment Council that previously carried out an assessment of the person to be assessed (hereinafter referred to as "patient") to its conclusion meeting, if necessary. In such case, the invested assessors shall be considered as the Council’s specialized members in that meeting.
3. Standing agencies of Central Medical Assessment Councils:
a) The standing agency of Central Medical Assessment Council No. I is the Medical Assessment Institute affiliated to Bach Mai Hospital. Persons working at this standing agency shall be regular employees in charge of medical assessment tasks of Bach Mai Hospital;
b) The standing agency of Central Medical Assessment Council No. II is the Medical Assessment Department or Center affiliated to Da Nang C Hospital. Persons working at this standing agency shall be regular employees in charge of medical assessment tasks of Da Nang C Hospital;
c) The standing agency of Central Medical Assessment Council No. III is the Medical Assessment Department or Center affiliated to Cho Ray Hospital. Persons working at this standing agency shall be regular employees in charge of medical assessment tasks of Cho Ray Hospital.
Article 5. Provincial Medical Assessment Councils
1. Organizational structure and legal position:
a) Each province or city shall have a Medical Assessment Council established according to a decision issued by the Director of the Department of Health of that province or city;
b) A Provincial Medical Assessment Council shall not have its own permanent staff but be composed of members who work under the dual office holding regime and have qualifications in health sector;
c) The Provincial Medical Assessment Council shall use its own seal for certifying medical assessment reports given after its conclusion meetings. A Provincial Medical Assessment Council shall have neither juridical person status nor its own account;
d) The term of operation of a Provincial Medical Assessment Council shall be 05 (five) years from the day on which its establishment decision is signed.
2. A Provincial Medical Assessment Council is composed of 05 (five) members, including:
a) The Council’s Chairperson who is a senior representative of the Provincial Department of Health;
b) 02 Deputy Chairpersons, including:
- 01 Standing Deputy Chairperson who is a senior representative of the Provincial Medical Assessment Center;
- 01 Specialized Deputy Chairperson who is a senior representative of the provincial general hospital.
c) 01 Standing Member who is an official of the Provincial Medical Assessment Center and has been appointed as an assessor.
d) 01 specialized member who is an assessor of the Provincial Medical Assessment Council.
A Provincial Medical Assessment Council may invite assessors included in the list of assessors of the Provincial Medical Assessment Council that previously carried out an assessment of the patient to its conclusion meeting, if necessary. In such case, the invested assessors shall be considered as the Council’s specialized members in that meeting.
3. The Standing Agency of a Provincial Medical Assessment Council shall be the Medical Assessment Center of that province or central-affiliated city.
Article 6. Ministerial Medical Assessment Councils
1. The Medical Assessment Council of the Ministry of National Defence:
The Minister of National Defense shall consider deciding the organizational structure, legal position, composition, number of members, and standing agency of the Medical Assessment Council on the basis of the Council’s functions and tasks, and the provisions of this Circular.
2. The Medical Assessment Council of the Ministry of Public Security:
The Minister of Public Security shall consider deciding the organizational structure, legal position, composition, number of members, and standing agency of the Medical Assessment Council on the basis of the Council’s functions and tasks, and the provisions of this Circular.
3. The Medical Assessment Council of the Ministry of Transport:
a) Decisions on establishment, strengthening, appointment and dismissal of members of the Medical Assessment Council of the Ministry of Transport shall be signed by the Minister of Transport on the basis of suggestions of advisory agencies and regulations of the Ministry of Transport. The Medical Assessment Council of the Ministry of Transport shall have neither juridical person status nor its own account;
b) The Medical Assessment Council of the Ministry of Transport shall use its own seal for certifying medical assessment reports given after its conclusion meetings held within its jurisdiction, and other documents, relating to professional operations of the Council, which bear the signatures of the Council's Chairperson or Deputy Chairperson. The seal of the Medical Assessment Council shall be managed by the Transport Medical Assessment Center;
c) The Minister of Transport shall consider deciding the organizational model, composition and number of members of the Medical Assessment Council on the basis of the Council’s functions and tasks, and the provisions of this Circular;
d) The Standing Agency of the Medical Assessment Council shall be the Transport Medical Assessment Center;
dd) The term of operation of the Central Medical Assessment Council of the Ministry of Transport shall be 05 (five) years from the day on which its establishment decision is signed.
Article 7. Medical Assessment Council for special reassessment
1. Organizational structure and legal position:
a) The Medical Assessment Council for special reassessment is the Medical Assessment Council carrying out the final assessment of the patient. The Medical Assessment Council for special reassessment is established under the Minister of Health’s decision to take charge of each assessment case at the request of the Director of the Department of Medical Service Administration affiliated to the Ministry of Health, and shall be automatically dissolved after issuing the medical assessment report;
b) The Medical Assessment Council for special reassessment shall use its own seal for certifying the medical assessment reports given after its meetings within its jurisdiction as prescribed in this Circular. The Medical Assessment Council for special reassessment shall have neither juridical person status nor its own account. The seal of the Medical Assessment Council for special reassessment shall be managed by the Department of Medical Service Administration affiliated to the Ministry of Health.
2. The Minister of Health shall decide the composition and standing agency of the Medical Assessment Council for special reassessment depending on the area at which the Central Medical Assessment Council is assigned to carry out final reassessment as prescribed in Clause 2 Article 8 of this Circular.
Chapter III
TASKS, POWERS AND WORKING RELATIONSHIP OF MEDICAL ASSESSMENT COUNCILS
Section 1. TASKS AND POWERS OF MEDICAL ASSESSMENT COUNCILS
Article 8. Tasks and powers of Central Medical Assessment Councils
1. Central Medical Assessment Councils shall carry out assessment and final reassessment in the following cases:
a) The assessment case is beyond the specialized capacity of Provincial or Ministerial Medical Assessment Councils;
b) The relevant individual or organization disagrees with the conclusion given by the Provincial or Ministerial Medical Assessment Council and requests for a final reassessment;
c) The assessment is carried out at the request of the Department of Medical Service Administration and to serve other tasks according to the Minister of Health’s decision.
2. Division of operating provinces of Central Medical Assessment Councils:
a) Central Medical Assessment Council No. I shall take charge of assessment and final reassessment of patients living in the following provinces or central-affiliated cities: Ha Noi, Hai Phong, Quang Ninh, Ha Giang, Lang son, Tuyen Quang, Lao Cai, Cao Bang, Yen Bai, Lai Chau, Dien Bien, Son La, Phu Tho, Vinh Phuc, Bac Can, Thai Nguyen, Bac Giang, Bac Ninh, Hai Duong, Hung Yen, Hoa Binh, Ninh Binh, Nam Dinh, Ha Nam, Thai Binh, Thanh Hoa, Nghe An, Ha Tinh and patients of the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defence, and the Ministry of Transport at the request of managing agencies of such patients, depending on their places of residence or working;
b) Central Medical Assessment Council No. II shall take charge of assessment and final reassessment of patients living in the following provinces or central-affiliated cities: Quang Binh, Quang Tri, Thua Thien Hue, Da Nang, Quang Nam, Quang Ngai, Binh Dinh, Phu Yen, Kon Tum, Gia Lai, Dak Lak, and patients of the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defence, and the Ministry of Transport at the request of managing agencies of such patients, depending on their places of residence or working;
c) Central Medical Assessment Council No. III shall take charge of assessment and final reassessment of patients living in the following provinces or central-affiliated cities: Khanh Hoa, Ninh Thuan, Binh Thuan, Tay Ninh, Binh Duong, Binh Phuoc, Dong Nai, Dak Nong, Lam Dong, Ba Ria - Vung Tau, Ho Chi Minh City, Long An, Tien Giang, Ben Tre, Vinh Long, Can Tho, Tra Vinh, Hau Giang, Soc Trang, An Giang, Dong Thap, Kien Giang, Bac Lieu, Ca Mau, and patients of the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defence, and the Ministry of Transport at the request of managing agencies of such patients, depending on their places of residence or working.
Article 9. Tasks and powers of Provincial Medical Assessment Councils
1. Provincial Medical Assessment Councils shall carry out the first assessment and reassessment of patients who are working, residing or staying in their provinces.
2. A Provincial Medical Assessment Council shall not carry out reassessment of a person who has been given assessment conclusion from a Central Medical Assessment Council in respect of the same matter of assessment.
Article 10. Tasks and powers of Ministerial Medical Assessment Councils
A Ministerial Medical Assessment Council shall carry out the first assessment and reassessment of patients under the management of such Ministry as prescribed by law.
Article 11. Tasks and powers of Medical Assessment Council for special reassessment
Provide special assessment of patients who have received final assessment from Central Medical Assessment Councils, and perform other tasks according to the Minister of Health’s decision.
Section 2. WORKING RELATIONSHIP OF MEDICAL ASSESSMENT COUNCILS OF ALL LEVELS
Article 12. Working relationship of Central Medical Assessment Councils
1. Ministry of Health:
The Minister of Health shall sign decisions on establishment, strengthening, appointment or dismissal of members of Central Medical Assessment Councils at the request of the Standing Agencies of Central Medical Assessment Councils and the Department of Medical Service Administration affiliated to the Ministry of Health, and direct all operations of Central Medical Assessment Councils.
2. Hospitals of which Departments are Standing Agencies of Medical Assessment Councils and other public health facilities:
a) Central Medical Assessment Councils and Hospitals of which Departments are Standing Agencies of Medical Assessment Councils and other public health facilities shall cooperate in performing medical assessment tasks;
b) Hospitals shall facilitate Central Medical Assessment Councils and their Standing Agencies’ use of their medical devices and facilities for carrying out medical assessment in accordance with regulations of law.
3. Standing agencies of Central Medical Assessment Councils:
Standing agencies of Central Medical Assessment Councils shall perform activities to fulfill the Council’s tasks as follows:
a) Review to ensure the compliance of assessment documents with regulations of laws;
b) Act as contact points in charge of organizing assessment sessions and conclusion meetings of Central Medical Assessment Councils in accordance with Chapter IV of this Circular and other relevant legislative documents;
c) Receive and handle works relating medical assessment and proposals or queries about the medical assessment given by Central Medical Assessment Councils;
d) Play the leading role and cooperate with relevant agencies in performing organizational structure and personnel-related tasks so as to ensure that a Central Medical Assessment Council shall have adequate members as prescribed in Clause 2 Article 4 of this Circular;
dd) Provide professional and specialized instructions about medical assessment for Standing Agencies of Provincial and Ministerial Medical Assessment Councils in their assigned operating provinces as prescribed in Clause 2 Article 8 of this Circular;
e) Manage the seals of Central Medical Assessment Councils;
g) Ensure funding for covering operating costs of Central Medical Assessment Councils and fulfilling liabilities as prescribed in regulations of law on medical assessment fees and charges;
h) Retain medical assessment case documents as prescribed by law.
4. Working relationship of Central Medical Assessment Councils:
Central Medical Assessment Council No. I, Central Medical Assessment Council No. II and Central Medical Assessment Council No. III maintain the same-level relationship and must not bear the direction from each other in performing their medical assessment tasks and powers.
5. Relationship between a Central Medical Assessment Council and a Provincial Medical Assessment Council:
The Central Medical Assessment Council shall take charge of carrying out final reassessment of patients who have received assessment from the Provincial Medical Assessment Council.
Article 13. Working relationship of Provincial Medical Assessment Councils
1. Provincial Medical Assessment Councils shall maintain working relationship with Central Medical Assessment Councils as prescribed in Clause 5 Article 12 of this Circular.
2. Working relationship between a Provincial Medical Assessment Council and the Department of Health of that province or city:
a) Director of the Provincial Department of Health shall issue decisions on establishment, strengthening, appointment and dismissal of members of the Provincial Medical Assessment Council at the request of the heads of the Council's Standing Agency and the Personnel and Organization Division of the Provincial Department of Health;
b) The Provincial Department of Health shall be responsible for state management of medical assessment tasks performed by the Provincial Medical Assessment Council.
3. Working relationship between Provincial Medical Assessment Councils and their Standing Agencies:
The Standing Agency of a Provincial Medical Assessment Council shall be the Provincial Medical Assessment Center and perform activities to fulfill the Council’s tasks as follows:
a) Review to ensure the compliance of assessment documents with regulations of laws;
b) Act as the contact point that shall assist the Provincial Medical Assessment Council in organizing medical assessment sessions and conclusion meetings according to the provisions of Chapter IV of this Circular;
c) Handle works relating medical assessment sessions and proposals or queries about the medical assessment given by the Provincial Medical Assessment Council. Handling result reports on these works shall bear the signature of a competent person and the seal of the Provincial Medical Assessment Center. The seal of Provincial Medical Assessment Center shall not be used for certifying medical assessment reports;
d) Act as the contact point in proposing organization and performance of medical assessment tasks by the Provincial Medical Assessment Council. Play the leading role and cooperate with relevant agencies in performing organizational structure and personnel-related tasks so as to ensure that the Provincial Medical Assessment Council shall have adequate members as prescribed in Clause 2 Article 5 of this Circular;
dd) Manage the seal of the Provincial Medical Assessment Council;
e) Retain medical assessment case documents as prescribed by law;
g) Ensure funding for covering operating costs of the Provincial Medical Assessment Council and fulfilling liabilities as prescribed in regulations of law on medical assessment fees and charges.
4. Working relationship between Provincial Medical Assessment Councils and Medical Assessment Councils of Ministry of Public Security, Ministry of National Defence, and Ministry of Transport:
Carry out assessment of patients under the management of the Ministry of Public Security, Ministry of National Defence, or Ministry of Transport at the written request of managing agencies of such patients.
Article 14. Working relationship of Ministerial Medical Assessment Councils
1. Working relationship between Ministerial Medical Assessment Councils and Central Medical Assessment Councils:
Central Medical Assessment Councils have higher authority than Ministerial Medical Assessment Councils. The final reassessment conclusion given by a Central Medical Assessment Council shall replace the assessment conclusion given by a Ministerial Medical Assessment Council in respect of the same patient and assessment contents/purposes according to provisions of this Circular.
2. Working relationship between Ministerial Medical Assessment Councils and Provincial Medical Assessment Councils:
If a Ministerial Medical Assessment Council refuses to carry out assessment of a patient under its management, it shall introduce that patient to the Provincial Medical Assessment Council of the province or city where he/she is living or working.
Article 15. Working relationship of Medical Assessment Councils for special reassessment
1. Ministry of Health:
a) The Minister of Health shall take charge of signing the Decision on establishment of the Medical Assessment Council for special reassessment at the request of the Department of Medical Service Administration to perform specific tasks specified in the Minister of Health’s establishment decision;
b) Give comprehensive direction to the Medical Assessment Council for special reassessment.
2. Working relationship between a Medical Assessment Council for special reassessment and a Central Medical Assessment Council:
a) The conclusion given by the Medical Assessment Council for special reassessment shall replace the final reassessment conclusion given by the Central Medical Assessment Council to the same patient;
b) The Standing Agency of the Medical Assessment Council for special reassessment is the Standing Agency of either the Central Medical Assessment Council No. I or the Central Medical Assessment Council No. II, or the Central Medical Assessment Council No. III according to the decision issued by the Minister of Health in each specific assessment case, and shall perform the following tasks:
- Review the special reassessment documents as prescribed;
- Act as the contact point that shall assist the Medical Assessment Council for special reassessment in organizing its assessment sessions and conclusion meetings in accordance with the provisions of this Circular;
- Ensure funding for covering operating costs of the Medical Assessment Council for special reassessment and fulfilling liabilities as prescribed in regulations of law on medical assessment fees and charges;
- Retain special reassessment case documents in accordance with regulations of law.
Chapter IV
OPERATION OF MEDICAL ASSESSMENT COUNCILS
Article 16. Length and number of conclusion meetings
1. Length of time of a conclusion meeting of the Medical Assessment Council shall be decided by the Council’s Chairperson or the person who is authorized by the Council’s Chairperson to chair the meeting.
2. Time and number of meetings of a Medical Assessment Council, and number of patients in each meeting shall be proposed by the Standing Agency of the Medical Assessment Council on the basis of applications for assessment and actual conditions of its personnel and medical devices.
Article 17. Participants in a conclusion meeting
1. The Council’s members:
The number of members of the Medical Assessment Council participating in the conclusion meeting must be at least 3/5 of the number of official members of the Council which is decided by a competent authority.
2. Patients
Patients must be present at the meeting in order to receive assessment of his/her injury, disease or disability from the Council. The Council shall not draw any conclusions about the patient who fails to present at the meeting, except for the following cases:
a) The patient is suffering from serious injury or disease or has a server disability so that he/she is unable to receive direct assessment from the Medical Assessment Council and has received on-the-spot assessment from the Council’s Standing Agency upon the written request of the relevant organization, or his/her relative or guardian, with the approval of the Council’s Chairperson or Deputy Chairperson. Audio and video recordings of on-the-spot assessment of this patient are required and shall be used at the medical consultation and conclusion meetings of the Council. In such case, the patient's relative or guardian as defined by law may participate in the conclusion meeting of the Council;
b) The patient has been present at the previous meeting of the Medical Assessment Council and has been requested by the Council to undergo clinical and/or subclinical examinations of which the results will be considered at this meeting.
3. Handling physicians
The physician who has handled the patient's documents is required to participate in the meeting and present his/her reports on assessment documents to the Medical Assessment Council, unless he/she has given legitimate reasons for his/her absence. In this case, the head of the Council’s Standing Agency shall appoint another person to present reports on behalf of the absent physician.
Article 18. Medical Assessment Council’s working principles at its conclusion meetings
1. A Medical Assessment Council shall work on a collegial basis. The Chairperson of the Medical Assessment Council shall directly or authorize the Council’s Deputy Chairperson to chair the Council’s meetings. Such authorization must be made in writing.
2. The Council shall meet to reach the conclusion about the injury, disease, disability and whole person impairment rate (%) of the patient on the basis of medical assessment documents and actual examination or images of examination of the patient as prescribed in Point a Clause 2 Article 17 of this Circular, and enter that conclusion into the Council’s register of meetings and medical assessment records.
3. The conclusion given by the Council must be unanimously approved by at least 2/3 (two-thirds) of its official members who are present at the meeting.
4. The conclusion given by the Council shall be specified in the medical assessment report which is made using the template in the Appendix enclosed herewith. The medical assessment report shall bear the signature and full name of the Council’s Chairperson or the person who is authorized by the Council’s Chairperson to chair the meeting, and the seal of the Council.
5. Within 10 (ten) working days from the day on which the conclusion is given by the Council, the Council’s Standing Agency shall complete the medical assessment report.
Article 19. Processing of applications for medical assessment
1. Based on the application for medical assessment received from the patient, the Standing Agency of the Medical Assessment Council shall examine the received application and organize the medical assessment within the time limit prescribed by law.
2. If an application is refused, within 10 (ten) working days from the receipt of the application, the Standing Agency of the Medical Assessment Council shall give written response, in which reasons for refusal must be specified, to the introducing agency and/or the patient, and assume responsibility for its refusal.
3. In case an application is beyond the specialized capacity of a Provincial Medical Assessment Council:
a) In case the Provincial Medical Assessment Council does not yet carry out the medical assessment, within 10 (ten) working days from the receipt of the application, the Standing Agency of the Provincial Medical Assessment Council shall, based on the received application and conditions of the Council, report the case to the Council’s Chairperson to hold a meeting to reach the conclusion on the assessment case beyond its specialized capacity, transfer the application and letter of introduction of the patient to the Central Medical Assessment Council for carrying out the final reassessment, and enter the Council’s conclusion into the Council’s Register of meetings;
b) In case the Provincial Medical Assessment Council has carried out the medical assessment and reached the conclusion that the case is beyond its specialized capacity, within 07 (seven) working days from the date of the Council’s meeting, the Standing Agency of the Provincial Medical Assessment Council shall complete the medical assessment report, in which the conclusion that the case is beyond the Council’s specialized capacity must be specified, and transfer the received application and letter of introduction of the patient to the Central Medical Assessment Council for carrying out the final reassessment.
4. In case a competent authority disagrees with the conclusion given by the Medical Assessment Council, it shall send a written request to the Department of Medical Service Administration for final or special reassessment as prescribed.
Within 07 (seven) working days from the receipt of the request from the Department of Medical Service Administration, the Standing Agency of the Medical Assessment Council that has carried out assessment of patient must complete and transfer the medical assessment documents of that patient to the Medical Assessment Council for carrying out final or special reassessment as prescribed.
5. In case an entity disagrees with the conclusion given by a Provincial or Central Medical Assessment Council:
a) Within 60 (sixty) days from the day on which the medical assessment report is issued, the disagreeing entity shall provide reasons for its disagreement in writing for the Provincial or Central Medical Assessment Council that has carried out assessment of the patient. Any reasons provided after the abovementioned time limit shall not be accepted;
b) Within 07 (seven) working days from the receipt of the request from the disagreeing entity, the Standing Agency of the Medical Assessment Council that has carried out assessment of the patient shall consider the case and respond to the patient:
- If the requesting entity still disagrees with the conclusion given by the Provincial or Ministerial Medical Assessment Council, the Standing Agency of that Provincial or Ministerial Medical Assessment Council shall complete and transfer the medical assessment documents and letter of introduction of the patient to the Central Medical Assessment Council in accordance with regulations on division of operating provinces specified in Points a, b and c Clause 2 Article 8 of this Circular for carrying out the final reassessment;
- If the requesting entity still disagrees with the conclusion given by the Central Medical Assessment Council, the Standing Agency of the Central Medical Assessment Council that has carried out assessment of the patient shall complete and transfer the medical assessment documents and a report on the case to the Ministry of Health (via the Department of Medical Service Administration) for carrying out the special reassessment.
6. Some other cases:
a) In case a patient fails to receive the medical assessment or participate in the conclusion meeting without giving legitimate reasons after the Standing Agency of the Medical Assessment Council has sent 03 (three) letters of invitation to the patient, the Standing Agency of the Medical Assessment Council shall return the patient’s documents to the introducing organization;
b) Revocation of medical assessment report for invalidation or replacement:
- The Medical Assessment Council shall assume responsibility to revoke the issued medical assessment report for invalidating or issuing a new one.
- The Medical Assessment Council is entitled to invalidate or replace a medical assessment report issued within its jurisdiction when it finds that the medical assessment report has been issued inconsistently with regulations of laws in force at the time of the medical assessment, and replace it with a new medical assessment report. To be specific:
+ If the whole person impairment rate (%) specified in the revoked or invalidated medical assessment report (the former report) is kept unchanged, the Medical Assessment Council shall issue a new medical assessment report using the number and date of the former report;
+ If the whole person impairment rate (%) specified in the former report is changed, the Medical Assessment Council shall report the case to its supervisory authority for direction. If a new medical assessment report is issued according to the direction of the supervisory authority, the number and date of the new report shall be specified according to the conclusion meeting of the Medical Assessment Council which is held to modify the former conclusion.
- The Standing Agency of the Medical Assessment Council shall give a written notification of revocation or invalidation of a medical assessment report, and then issue and send the new medical assessment report to relevant entity. Documents concerning the revocation or invalidation of the medical assessment report, and the revoked or invalidated medical assessment report shall be kept together with the assessment documents of the patient and entered into the Council’s Register of meetings;
c) If the case has been transferred to the superior Medical Assessment Council for carrying out final reassessment or special reassessment, the issued medical assessment report shall implicitly have no legal validity for paying benefits to the patient. Benefits shall be paid to the patient only after the conclusion (or medical assessment report) has been given by the competent Medical Assessment Council in accordance with regulations of law.
Article 20. Medical assessment procedures
1. Comparison:
The person who carries out the medical assessment shall check and compare information about the patient with one of his/her documents: ID card, citizen’s identity card, passport or confirmation given by the police department of the commune, ward or town where he/she permanently or temporarily resides which bears the patient’s picture (the picture must have been taken on a white background, of a 4 cm x 6 cm size, within no more than 06 months before the date of application submission, and must bear the seal of the police department).
2. Overall examination:
A physician of the Standing Agency of the Medical Assessment Council who is assigned to handle the assessment case shall prepare assessment documents, carry out the overall examination and request the head of the Standing Agency of the Medical Assessment Council to prescribe specialist examinations (clinical and/or subclinical examinations) according to the received application for medical assessment.
3. Specialist examinations:
A specialist assessor shall carry out examination and draw the conclusion according to the prescriptions of the Standing Agency of the Medical Assessment Council. Where necessary, medical consultations may be held.
4. Medical consultation
The head of the Standing Agency of the Medical Assessment Council who is also a member of the Council shall organize and chair the consultation before the meeting of the Council. Where necessary, the Standing Agency of the Medical Assessment Council shall invite the patient and specialist assessors to the meeting.
5. Meeting of the Medical Assessment Council
Follow procedures of the conclusion meeting of the Council prescribed in Article 21 of this Circular.
6. Issuance of medical assessment report
The medical assessment report shall be given by the Standing Agency of the Medical Assessment Council according to Clause 4 Article 18 of this Circular.
7. Retention of medical assessment documents
a) Medical assessment documents shall be managed and retained at the Standing Agency of the Medical Assessment Council for 70 (seventy) years in accordance with regulations of law on document retention.
b) In case of medical assessment of the patient prescribed in Point a Clause 2 Article 17, 01 photo of the patient must be kept together with the medical assessment documents.
Article 21. Procedures of Council’s conclusion meeting
1. The physician who handles the medical assessment documents of the patient shall present the summary report on examination results specified in the medical assessment documents of that patient, including anticipated results of injury, disease or disability and whole person impairment rate of the patient. Medical assessment documents shall be submitted to the Medical Assessment Council only after they have been approved at the medical consultation held by the Council’s Standing Agency.
2. Representative of members participating in the Council’s meeting shall directly examine the patient to verify his/her injury, disease or disability status.
3. The patient or his/her relative or guardian shall state their opinions (if any) before the Council.
4. The Council shall discuss and vote for the conclusion:
a) The conclusion about the injury, disease, disability, whole person impairment rate and/or other conclusion given according to regulations of law and the application for medical assessment;
b) In case of insufficient grounds for the conclusion, the Council may prescribe additional clinical and/or subclinical examinations and/or treatment and/or reference to medical records and other relevant documents to have more grounds for reaching the conclusion;
c) In case provincial or regional health facilities are not capable of carrying out specialist examinations (clinical or subclinical examinations), the Council may send the patient to a qualified public health facility to receive specialist examinations of which results shall be used as the basis for the Council to consider and reach conclusion on the injury, disease, disability, and whole person impairment rate of the patient.
5. Members of the Council and participants in the meeting shall express their opinions. Dissenting opinions shall be recorded and entered into the Council’s Register of meetings.
6. Official members of the Council participating in the meeting shall append their signatures to the Council’s Register of meetings. The person in charge of the Council’s Register of meetings shall be appointed by the Council’s Standing Agency.
7. The handling physician shall complete the medical assessment report and submit it to the Council’s Standing Agency for approval before it is signed and sealed by the competent person as prescribed in Clause 4 Article 18 of this Circular.
Chapter V
MEMBERS OF MEDICAL ASSESSMENT COUNCIL
Article 22. Tasks and powers of Council’s Chairperson
1. Chair or authorize the Council’s Deputy Chairperson to chair the conclusion meeting of the Medical Assessment Council in case he/she cannot participate in the meeting.
2. Give the conclusion to each patient which must be voted for by at least 2/3 of the Council’s official members participating in the meeting.
3. Assume the joint responsibility with other members of the Council for the conclusions drawn at the meetings in which he/she participates.
4. Append his/her signature to the Council’s Register of meetings and the medical assessment report issued at the meeting which he/she chairs.
5. Give and have his/her opinions about the medical assessment contents recorded in the Council’s Register of meetings which shall be then performed or proposed by the Council’s Standing Agency to competent authorities for consideration.
6. Play the leading role in settling issues arising during the Council’s meeting.
7. Direct settlement of medical assessment-related issues at the request of the head of the Council’s Standing Agency.
Article 23. Tasks and powers of Council’s Deputy Chairperson
1. Chair medical consultations (if any).
2. Chair the conclusion meetings of the Council with authorization of the Council’s Chairperson and perform tasks of the Council’s Chairperson at the authorized meetings.
3. Assume responsibility for medical assessment documents.
4. Assume primary responsibility for professional and specialized conclusions given by the Medical Assessment Council and assume the joint responsibility with other members of the Council for conclusions given at the meetings in which he/she participates.
5. Append his/her signature to the Council’s Register of meetings in respect of the meetings in which he/she participates; sign the medical assessment reports issued at the meetings which he/she is authorized to chair.
6. Give and have his/her opinions about the medical assessment contents recorded in the Council’s Register of meetings which shall be then performed or proposed by the Council’s Standing Agency to competent authorities for consideration.
7. Engage in settlement of issues arising during the Council’s meeting at the request of the Council’s Chairperson.
8. Engage in settlement of medical assessment-related issues at the request of the head of the Council’s Standing Agency.
9. In addition to the abovementioned tasks, the Specialized Deputy Chairperson of the Provincial Medical Assessment Council shall assume the primary responsibility to ensure material facilities, equipment and personnel for carrying out specialist examinations and attend medical consultations, and conclusion meetings of the Council (without chairing such conclusion meetings).
Article 24. Specialized Members and Standing Members
A Specialized Member or Standing Member of a Medical Assessment Council shall have the following tasks and powers:
1. Assume responsibility for results of specialist examinations which he/she carries out and assume the joint responsibility with other members of the Council for conclusions given at the meetings in which he/she participates.
2. Participate in all meetings of the Council at the request of the head of the Council’s Standing Agency. If a Specialized Member or Standing Member cannot attend the Council’s meeting, he/she must provide written reasons to the head of the Council’s Standing Agency.
3. Append his/her signature to the Council’s Register of meetings in respect of the meetings in which he/she participates.
4. Give and have his/her opinions about the specialist examination contents recorded in the Council’s Register of meetings which shall be then considered by the Council’s Standing Agency.
5. Engage in settlement of issues arising during the Council’s meeting at the request of the chair of the meeting.
6. Engage in settlement of medical assessment-related issues at the request of the head of the Council’s Standing Agency.
7. In addition to the tasks specified in Clause 1 through 6 of this Article, a Standing Member shall also perform other tasks as assigned by the Council's Chairperson or Deputy Chairperson.
Chapter VI
ASSESSORS OF MEDICAL ASSESSMENT COUNCIL
Article 25. Standards of assessors of Central Medical Assessment Councils
An assessor of a Central Medical Assessment Council is required to meet the following standards:
1. He/she must be a specialist level II physician or doctor of medicine working at a central-level public health facility and have at least 05 (five) years of working experience in his/her specialty, including training period in such specialty.
2. He/she has never violated specialized regulations and code of professional ethics. He/she is fit to work and perform tasks.
3. If an assessor fails to meet the standards set out in Clause 1 of this Article, the Standing Agency of the Central Medical Assessment Council and the Department of Medical Service Administration shall submit the case to the Minister of Health for consideration.
Article 26. Standards of assessors of Provincial Medical Assessment Councils
An assessor of a Provincial Medical Assessment Council is required to meet the following standards:
1. He/she must be a specialist level I physician or master of medicine, or higher, working at a provincial-level public health facility (including Medical Assessment Center) or a public health facility under the management of the Ministry of Health, and have at least 03 (three) years of working experience in his/her specialty, including training period in such specialty.
2. He/she has never violated specialized regulations and code of professional ethics. He/she is fit to work and perform tasks.
3. If an assessor fails to meet the standards set out in Clause 1 of this Article, the Standing Agency of the Provincial Medical Assessment Council shall submit the case to the Director of the Provincial Department of Health for consideration.
Article 27. Standards of assessors of Ministerial Medical Assessment Councils
Standards of assessors of the Medical Assessment Councils of the Ministry of National Defence, the Ministry of Public Security and the Ministry of Transport shall be decided by Ministers of such Ministries or their authorized persons on the basis of functions and tasks of the Medical Assessment Council and standards of assessors set out in Article 26 of this Circular.
Article 28. Number of assessors of a Medical Assessment Council
1. The number of assessors of a Medical Assessment Council shall be decided by its Chairperson depending on requirements and tasks of the Council. There are at least 02 (two) assessors in charge of each specialty.
2. If a Medical Assessment Council does not have any physician in cardiology, respiratory medicine, urology, digestion, muѕᴄuloѕkeletal ѕуѕtem, hematologу - blood transfusion, endoᴄrinologу, or immunologу, a physician of the general medicine department may be employed. In this case, each assessor shall be assigned to take charge of no more than 02 (two) specialties to ensure the quality of medical assessment.
Article 29. Appointment and reappointment of assessors
1. Assessors of a Central Medical Assessment Council shall be appointed by the Minister of Health according to the proposal of the Department of Medical Service Administration affiliated to the Ministry of Health.
2. Assessors of a Provincial Medical Assessment Council shall be appointed by the Director of the Provincial Department of Health according to the proposal of the Standing Agency of that Provincial Medical Assessment Council and the Personnel and Organization Division of the Provincial Department of Health.
3. Assessors of the Medical Assessment Council of a Ministry shall be appointed by the head of the health agency of that Ministry according to the proposal of the Standing Agency of that Ministerial Medical Assessment Council.
4. Tenure of office of an assessor is 05 (five) years from the effective date of the appointment decision.
5. Appointment of additional assessors: During the operating term of the Medical Assessment Council, the head of the Council's Standing Agency may request a competent authority to appoint additional assessors, if necessary.
6. Reappointment: An assessor may be reappointed without term limit.
Article 30. Dismissal of assessors
1. Dismissal of assessors: The head of the Standing Agency of the Medical Assessment Council shall request a competent authority to consider dismissing an assessor in one of the following cases:
a) He/she violates specialized regulations or code of professional ethics;
b) He/she is incapable of performing medical assessment tasks;
c) He/she is not fit to work;
d) He/she applies for resignation.
2. During his/her tenure of office, if a person who is appointed as an assessor retires or stops working at the public health facility, he/she shall be implicitly no longer an assessor from the date of retirement or secondment.
3. A competent authority that appoints an assessor shall have the power to dismiss that assessor.
Article 31. Tasks and powers of assessors
1. Tasks of an assessor:
a) Carry out specialist examinations according to the request for specialist examinations received from the Standing Agency of the Medical Assessment Council. Send results of completed specialist examinations to the Standing Agency of the Medical Assessment Council and enter such results into the specialist examination record of the office where he/she is working.
b) Participate in medical consultations at the request of the Standing Agency of the Medical Assessment Council.
c) An assessor that works under the dual office holding regime shall assume legal responsibility for results of specialist examinations that he/she carries out.
d) Participate in a conclusion meeting of the Medical Assessment Council in the capacity as a Specialized Member of the Medical Assessment Council at that meeting when he/she is invited to the meeting as prescribed in Clause 2 Article 4 or Clause 2 Article 5 of this Circular.
2. Powers of an assessor:
a) Attend professional training courses in medical assessment.
b) Receive benefits when carrying out or participating in specialist examinations, medical consultations and meetings of the Medical Assessment Council in accordance with regulations of law and regulations of the Council’s Standing Agency.
c) Apply for resignation from the position of assessor.
Chapter VII
FINAL PROVISIONS
Article 32. Effect
1. This Circular comes into force from March 01, 2017.
2. The Inter-Ministerial Circular No. 377/TT-LB dated March 21, 1977 of the Ministry of Health and the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs and the Inter-Ministerial Circular No. 25/LB-TT dated August 29, 1979 of the Ministry of Health and the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs, and other regulations contrary to this Circular cease to have effect from the effective date of this Circular.
Article 33. Transition
1. The Medical Assessment Councils established by competent authorities before the effective date of this Circular will still operate until December 31, 2017 inclusively. From January 01, 2018, Medical Assessment Councils of all levels must comply with the provisions of this Circular.
2. Assessors of Medical Assessment Councils who have been appointed by competent authorities before the effective date of this Circular will still hold their positions until the end of their tenure. Reappointment or appointment of new assessors from the effective date of this Circular shall comply with the provisions of this Circular.
3. Templates of medical assessment reports enclosed with guidelines for medical assessment of each group of patients issued before the effective date of this Circular shall still be used until December 31, 2017 inclusively.
Article 34. Responsibility for implementation
1. The Department of Medical Service Administration affiliated to the Ministry of Health shall:
a) Direct operation of Medical Assessment Councils nationwide and their Standing Agencies.
b) Inspect medical assessment activities performed by Medical Assessment Councils nationwide and their Standing Agencies in accordance with regulations of law; suspend or request for suspension or take actions against violations committed by Medical Assessment Councils and their Standing Agencies within its jurisdiction.
2. Provincial People’s Committees shall:
Direct Provincial Departments of Health and relevant authorities to inspect operations of Provincial Medical Assessment Councils and Provincial Medical Assessment Centers in accordance with the provisions of this Circular.
3. Provincial Departments of Health shall:
a) Provide direction and instructions about medical assessment activities for Medical Assessment Councils under their management and Standing Agencies of these Councils.
b) Inspect medical assessment activities performed by Medical Assessment Councils and their Standing Agencies in accordance with regulations; suspend or request for suspension of operation of Medical Assessment Councils and their Standing Agencies or take actions against violations committed by Medical Assessment Councils and their Standing Agencies within its jurisdiction in accordance with regulations of law and the provisions of this Circular.
Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Health (via the Department of Medical Service Administration) for consideration./.
|
PP. MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực