Chương III: Thông tư 52/2016/TT-BYT Nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của hội đồng giám định y khoa
Số hiệu: | 52/2016/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Viết Tiến |
Ngày ban hành: | 30/12/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2017 |
Ngày công báo: | 01/03/2017 | Số công báo: | Từ số 161 đến số 162 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/04/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 52/2016/TT-BYT quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Giám định y khoa; hoạt động của Hội đồng Giám định y khoa; thành phần Hội đồng Giám định y khoa; Giám định viên Hội đồng Giám định y khoa.
1. Tổ chức Hội đồng giám định y khoa các cấp
Theo Thông tư số 52/2016, Hội đồng giám định y khoa được tổ chức ở cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp Bộ và Hội đồng Giám định y khoa phúc quyết lần cuối. Cụ thể:
- Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương: Do Bộ Y tế thành lập, có nhiệm kỳ hoạt động 05 năm và thành phần gồm có Hội đồng giám định y khoa Trung ương I, Hội đồng giám định y khoa Trung ương II và Hội đồng giám định y khoa Trung ương III. Cơ quan thường trực Hội đồng là Viện Giám định y khoa thuộc Bệnh viện Bạch Mai, Phòng hoặc Trung tâm GĐYK thuộc Bệnh viện C Đà Nẵng và Phòng hoặc Trung tâm GĐYK thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy.
- Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh: Do Sở Y tế các tỉnh thành lập, cũng có nhiệm kỳ 05 năm và thành phần Hội đồng gồm có 05 người (1 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và 02 Ủy viên). Cơ quan thường trực Hội đồng là Trung tâm giám định y khoa cấp tỉnh.
- Hội đồng giám định y khoa cấp Bộ: Được tổ chức tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải. Riêng Hội đồng giám định y khoa thuộc Bộ Giao thông vận tải có nhiệm kỳ 05 năm và cơ quan thường trực là Trung tâm giám định y khoa Giao thông vận tải. Với 02 Bộ còn lại tự quy định cơ cấu, vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng giám định y khoa.
- Hội đồng giám định y khoa phúc quyết lần cuối: Thông tư 52/BYT quy định do Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập để khám giám định theo vụ việc và giải thể sau khi ban hành biên bản giám định y khoa.
2. Hoạt động của Hội đồng giám định y khoa
- Thông tư 52/2016 quy định thời gian tổ chức phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa do Chủ tịch hoặc người được ủy quyền điều hành phiên họp quyết định. Thời điểm, số lượng phiên họp sẽ do Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa đề xuất.
- Thành phần tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa được Thông tư số 52/2016/BYT quy định gồm:
+ Thành viên Hội đồng: Phải bảo đảm có ít nhất 3/5 trong số thành viên chính thức của Hội đồng giám định y khoa.
+ Đối tượng giám định;
+ Bác sỹ thụ lý hồ sơ.
- Hội đồng giám định y khoa làm việc theo chế độ tập thể và kết luận của Hội đồng phải được sự nhất trí của ít nhất 2/3 số thành viên chính thức có mặt tại phiên họp Hội đồng.
- Theo Thông tư 52/TT-BYT, trình tự của một lần giám định y khoa được thực hiện qua các bước sau:
+ Kiểm tra đối chiếu;
+ Khám tổng quát;
+ Khám chuyên khoa;
+ Hội chẩn chuyên môn;
+ Họp Hội đồng giám định y khoa;
+ Ban hành biên bản giám định y khoa;
+ Lưu trữ hồ sơ khám giám định y khoa.
Thông tư 52/2016/TT-BYT quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác và hoạt động của Hội đồng Giám định y khoa các cấp có hiệu lực ngày 01/3/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hội đồng GĐYK cấp Trung ương thực hiện khám giám định, khám giám định phúc quyết đối với các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc Hội đồng GĐYK các Bộ;
b) Cá nhân hoặc tổ chức không đồng ý với kết quả khám giám định của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc Hội đồng GĐYK các Bộ và có đề nghị khám giám định phúc quyết;
c) Theo yêu cầu của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Phân công địa bàn khám giám định của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương:
a) Hội đồng GĐYK Trung ương I khám giám định, khám giám định phúc quyết các đối tượng giám định thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hòa Bình, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và các đối tượng giám định của các Bộ: Công an, Quốc phòng, Giao thông vận tải theo đề nghị của cơ quan quản lý đối tượng của các Bộ này, tùy thuộc vào nơi cư trú hoặc công tác;
b) Hội đồng GĐYK Trung ương II khám giám định, khám giám định phúc quyết các đối tượng giám định thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau: Quảng Bình Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và các đối tượng giám định của các Bộ: Công an, Quốc phòng, Giao thông vận tải theo đề nghị của cơ quan quản lý đối tượng của các Bộ này, tùy thuộc vào nơi cư trú hoặc công tác;
c) Hội đồng GĐYK Trung ương III khám giám định, khám giám định phúc quyết cho các đối tượng giám định thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Đăk Nông, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và các đối tượng giám định của các Bộ: Công an, Quốc phòng, Giao thông vận tải theo đề nghị của cơ quan quản lý đối tượng của các Bộ này, tùy thuộc vào nơi cư trú hoặc công tác.
1. Khám giám định lần đầu và khám giám định lại theo quy định của pháp luật cho các đối tượng đang làm việc hoặc cư trú, sinh sống tại tỉnh, thành phố thuộc địa bàn.
2. Không giám định lại các trường hợp đã được Hội đồng GĐYK cấp Trung ương kết luận với cùng một nội dung giám định.
Khám giám định lần đầu và khám giám định lại cho các đối tượng thuộc Bộ quản lý, phân cấp theo quy định của pháp luật.
Hội đồng GĐYK có nhiệm vụ khám phúc quyết lần cuối cho các đối tượng đã được Hội đồng GĐYK cấp Trung ương khám giám định phúc quyết và thực hiện nhiệm vụ khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
1. Bộ Y tế:
Bộ trưởng Bộ Y tế ký Quyết định thành lập, kiện toàn, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên của Hội đồng GĐYK trên cơ sở đề xuất của Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK cấp Trung ương và Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế và chỉ đạo hoạt động của Hội đồng GĐYK Trung ương.
2. Các Bệnh viện có Cơ quan thường trực Hội đồng và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập khác:
a) Hội đồng GĐYK Trung ương và các Bệnh viện có Cơ quan thường trực Hội đồng và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập khác có trách nhiệm phối hợp thực hiện nhiệm vụ về khám GĐYK;
b) Các Bệnh viện có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để Hội đồng GĐYK và Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK cấp Trung ương được sử dụng trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất của bệnh viện trong việc thực hiện khám giám định cho đối tượng giám định theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp Trung ương:
Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK cấp Trung ương có trách nhiệm thực hiện các hoạt động liên quan đến nhiệm vụ của Hội đồng như sau:
a) Rà soát bảo đảm hồ sơ giám định đúng quy định của pháp luật;
b) Là đầu mối tổ chức phiên khám giám định, tổ chức phiên họp kết luận của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương bảo đảm theo quy định tại Chương IV Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
c) Tiếp nhận, giải quyết các công việc liên quan đến khám giám định và nội dung kiến nghị, thắc mắc liên quan đến việc khám giám định của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương;
d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác tổ chức, nhân lực bảo đảm Hội đồng GĐYK cấp Trung ương có đủ thành viên theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này;
đ) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về GĐYK đối với cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK cấp tỉnh và Hội đồng GĐYK các Bộ theo phân công địa bàn khám giám định phúc quyết quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này;
e) Quản lý con dấu của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương;
g) Bảo đảm kinh phí cho các hoạt động của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương và thực hiện quy định của pháp luật về phí, lệ phí GĐYK;
h) Lưu hồ sơ GĐYK theo quy định của pháp luật.
4. Mối quan hệ công tác của các Hội đồng GĐYK cấp Trung ương
Hội đồng GĐYK Trung ương I, Hội đồng GĐYK Trung ương II, Hội đồng GĐYK Trung ương III là mối quan hệ ngang cấp, không chịu sự chỉ đạo lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về khám giám định y khoa.
5. Mối quan hệ của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương với Hội đồng GĐYK cấp tỉnh:
Hội đồng GĐYK cấp Trung ương là Hội đồng khám giám định phúc quyết đối với đối tượng đã được Hội đồng GĐYK tỉnh khám giám định.
1. Mối quan hệ công tác của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh với Hội đồng GĐYK cấp Trung ương theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Thông tư này.
2. Mối quan hệ công tác của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh với Sở Y tế:
a) Giám đốc Sở Y tế ra Quyết định thành lập, kiện toàn, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng GĐYK cấp tỉnh trên cơ sở đề xuất của Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK tỉnh và Phòng Tổ chức cán bộ, Sở Y tế;
b) Sở Y tế quản lý nhà nước về công tác GĐYK đối với Hội đồng GĐYK cấp tỉnh.
3. Mối quan hệ công tác của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh với Cơ quan thường trực Hội đồng
Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK cấp tỉnh là Trung tâm GĐYK cấp tỉnh và có trách nhiệm thực hiện các hoạt động liên quan đến nhiệm vụ của Hội đồng GĐYK, cụ thể:
a) Rà soát bảo đảm hồ sơ giám định đúng quy định của pháp luật;
b) Là đầu mối giúp Hội đồng GĐYK cấp tỉnh tổ chức phiên khám giám định và phiên họp kết luận của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh bảo đảm theo quy định tại Chương IV Thông tư này;
c) Giải quyết các công việc có liên quan đến phiên khám giám định và các nội dung kiến nghị, thắc mắc liên quan đến việc khám giám định của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh. Các văn bản giải quyết công việc này do cấp có thẩm quyền của Trung tâm GĐYK tỉnh ký và đóng dấu của Trung tâm GĐYK. Dấu của Trung tâm GĐYK cấp tỉnh không được sử dụng trong Biên bản GĐYK;
d) Làm đầu mối đề xuất công tác tổ chức, chuyên môn nghiệp vụ GĐYK của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác tổ chức, nhân lực, bảo đảm Hội đồng GĐYK cấp tỉnh có đủ thành phần theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này;
đ) Quản lý con dấu của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh;
e) Lưu hồ sơ GĐYK theo quy định của pháp luật;
g) Bảo đảm kinh phí cho hoạt động của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh và thực hiện quy định của pháp luật về phí và lệ phí GĐYK.
4. Mối quan hệ công tác của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh với với Hội đồng GĐYK Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải:
Thực hiện giám định đối với những đối tượng thuộc quyền quản lý của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải khi cơ quan quản lý đối tượng thuộc Bộ đó có văn bản đề nghị.
1. Mối quan hệ công tác của Hội đồng GĐYK các Bộ với Hội đồng Giám định y khoa cấp Trung ương:
Hội đồng GĐYK cấp Trung ương là cấp cao hơn Hội đồng GĐYK của các Bộ. Kết luận khám giám định phúc quyết của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương thay thế kết luận khám giám định đối với cùng một đối tượng với cùng nội dung, mục đích giám định của Hội đồng GĐYK các Bộ theo quy định tại Thông tư này.
2. Mối quan hệ công tác của Hội đồng GĐYK các Bộ với Hội đồng GĐYK cấp tỉnh:
Trường hợp Hội đồng GĐYK các Bộ không thực hiện khám giám định cho đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý thì giới thiệu đối tượng đến Hội đồng GĐYK cấp tỉnh nơi đối tượng cư trú hoặc công tác để khám giám định.
1. Bộ Y tế:
a) Bộ trưởng Bộ Y tế ký Quyết định thành lập Hội đồng GĐYK phúc quyết lần cuối theo đề nghị của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, thực hiện nhiệm vụ cụ thể do Bộ trưởng Bộ Y tế giao tại Quyết định thành lập Hội đồng;
b) Chỉ đạo toàn diện đối với Hội đồng GĐYK phúc quyết lần cuối.
2. Mối quan hệ công tác của Hội đồng GĐYK phúc quyết lần cuối với Hội đồng GĐYK cấp Trung ương:
a) Kết quả khám giám định của Hội đồng GĐYK phúc quyết lần cuối thay thế cho kết quả khám giám định phúc quyết đối với đối tượng do Hội đồng GĐYK cấp Trung ương thực hiện;
b) Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK phúc quyết lần cuối là Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK Trung ương I hoặc Hội đồng GĐYK Trung ương II hoặc Hội đồng GĐYK Trung ương III theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với từng trường hợp và có nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Rà soát hồ sơ giám định phúc quyết lần cuối theo quy định;
- Là đầu mối giúp việc cho Hội đồng GĐYK phúc quyết lần cuối tổ chức phiên khám giám định, tổ chức phiên họp kết luận của Hội đồng GĐYK phúc quyết lần cuối bảo đảm theo quy định tại Thông tư này;
- Bảo đảm kinh phí cho hoạt động của Hội đồng GĐYK phúc quyết lần cuối và thực hiện quy định của pháp luật về phí, lệ phí GĐYK;
- Lưu hồ sơ GĐYK phúc quyết lần cuối theo quy định của pháp luật.
Chapter III
TASKS, POWERS AND WORKING RELATIONSHIP OF MEDICAL ASSESSMENT COUNCILS
Section 1. TASKS AND POWERS OF MEDICAL ASSESSMENT COUNCILS
Article 8. Tasks and powers of Central Medical Assessment Councils
1. Central Medical Assessment Councils shall carry out assessment and final reassessment in the following cases:
a) The assessment case is beyond the specialized capacity of Provincial or Ministerial Medical Assessment Councils;
b) The relevant individual or organization disagrees with the conclusion given by the Provincial or Ministerial Medical Assessment Council and requests for a final reassessment;
c) The assessment is carried out at the request of the Department of Medical Service Administration and to serve other tasks according to the Minister of Health’s decision.
2. Division of operating provinces of Central Medical Assessment Councils:
a) Central Medical Assessment Council No. I shall take charge of assessment and final reassessment of patients living in the following provinces or central-affiliated cities: Ha Noi, Hai Phong, Quang Ninh, Ha Giang, Lang son, Tuyen Quang, Lao Cai, Cao Bang, Yen Bai, Lai Chau, Dien Bien, Son La, Phu Tho, Vinh Phuc, Bac Can, Thai Nguyen, Bac Giang, Bac Ninh, Hai Duong, Hung Yen, Hoa Binh, Ninh Binh, Nam Dinh, Ha Nam, Thai Binh, Thanh Hoa, Nghe An, Ha Tinh and patients of the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defence, and the Ministry of Transport at the request of managing agencies of such patients, depending on their places of residence or working;
b) Central Medical Assessment Council No. II shall take charge of assessment and final reassessment of patients living in the following provinces or central-affiliated cities: Quang Binh, Quang Tri, Thua Thien Hue, Da Nang, Quang Nam, Quang Ngai, Binh Dinh, Phu Yen, Kon Tum, Gia Lai, Dak Lak, and patients of the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defence, and the Ministry of Transport at the request of managing agencies of such patients, depending on their places of residence or working;
c) Central Medical Assessment Council No. III shall take charge of assessment and final reassessment of patients living in the following provinces or central-affiliated cities: Khanh Hoa, Ninh Thuan, Binh Thuan, Tay Ninh, Binh Duong, Binh Phuoc, Dong Nai, Dak Nong, Lam Dong, Ba Ria - Vung Tau, Ho Chi Minh City, Long An, Tien Giang, Ben Tre, Vinh Long, Can Tho, Tra Vinh, Hau Giang, Soc Trang, An Giang, Dong Thap, Kien Giang, Bac Lieu, Ca Mau, and patients of the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defence, and the Ministry of Transport at the request of managing agencies of such patients, depending on their places of residence or working.
Article 9. Tasks and powers of Provincial Medical Assessment Councils
1. Provincial Medical Assessment Councils shall carry out the first assessment and reassessment of patients who are working, residing or staying in their provinces.
2. A Provincial Medical Assessment Council shall not carry out reassessment of a person who has been given assessment conclusion from a Central Medical Assessment Council in respect of the same matter of assessment.
Article 10. Tasks and powers of Ministerial Medical Assessment Councils
A Ministerial Medical Assessment Council shall carry out the first assessment and reassessment of patients under the management of such Ministry as prescribed by law.
Article 11. Tasks and powers of Medical Assessment Council for special reassessment
Provide special assessment of patients who have received final assessment from Central Medical Assessment Councils, and perform other tasks according to the Minister of Health’s decision.
Section 2. WORKING RELATIONSHIP OF MEDICAL ASSESSMENT COUNCILS OF ALL LEVELS
Article 12. Working relationship of Central Medical Assessment Councils
1. Ministry of Health:
The Minister of Health shall sign decisions on establishment, strengthening, appointment or dismissal of members of Central Medical Assessment Councils at the request of the Standing Agencies of Central Medical Assessment Councils and the Department of Medical Service Administration affiliated to the Ministry of Health, and direct all operations of Central Medical Assessment Councils.
2. Hospitals of which Departments are Standing Agencies of Medical Assessment Councils and other public health facilities:
a) Central Medical Assessment Councils and Hospitals of which Departments are Standing Agencies of Medical Assessment Councils and other public health facilities shall cooperate in performing medical assessment tasks;
b) Hospitals shall facilitate Central Medical Assessment Councils and their Standing Agencies’ use of their medical devices and facilities for carrying out medical assessment in accordance with regulations of law.
3. Standing agencies of Central Medical Assessment Councils:
Standing agencies of Central Medical Assessment Councils shall perform activities to fulfill the Council’s tasks as follows:
a) Review to ensure the compliance of assessment documents with regulations of laws;
b) Act as contact points in charge of organizing assessment sessions and conclusion meetings of Central Medical Assessment Councils in accordance with Chapter IV of this Circular and other relevant legislative documents;
c) Receive and handle works relating medical assessment and proposals or queries about the medical assessment given by Central Medical Assessment Councils;
d) Play the leading role and cooperate with relevant agencies in performing organizational structure and personnel-related tasks so as to ensure that a Central Medical Assessment Council shall have adequate members as prescribed in Clause 2 Article 4 of this Circular;
dd) Provide professional and specialized instructions about medical assessment for Standing Agencies of Provincial and Ministerial Medical Assessment Councils in their assigned operating provinces as prescribed in Clause 2 Article 8 of this Circular;
e) Manage the seals of Central Medical Assessment Councils;
g) Ensure funding for covering operating costs of Central Medical Assessment Councils and fulfilling liabilities as prescribed in regulations of law on medical assessment fees and charges;
h) Retain medical assessment case documents as prescribed by law.
4. Working relationship of Central Medical Assessment Councils:
Central Medical Assessment Council No. I, Central Medical Assessment Council No. II and Central Medical Assessment Council No. III maintain the same-level relationship and must not bear the direction from each other in performing their medical assessment tasks and powers.
5. Relationship between a Central Medical Assessment Council and a Provincial Medical Assessment Council:
The Central Medical Assessment Council shall take charge of carrying out final reassessment of patients who have received assessment from the Provincial Medical Assessment Council.
Article 13. Working relationship of Provincial Medical Assessment Councils
1. Provincial Medical Assessment Councils shall maintain working relationship with Central Medical Assessment Councils as prescribed in Clause 5 Article 12 of this Circular.
2. Working relationship between a Provincial Medical Assessment Council and the Department of Health of that province or city:
a) Director of the Provincial Department of Health shall issue decisions on establishment, strengthening, appointment and dismissal of members of the Provincial Medical Assessment Council at the request of the heads of the Council's Standing Agency and the Personnel and Organization Division of the Provincial Department of Health;
b) The Provincial Department of Health shall be responsible for state management of medical assessment tasks performed by the Provincial Medical Assessment Council.
3. Working relationship between Provincial Medical Assessment Councils and their Standing Agencies:
The Standing Agency of a Provincial Medical Assessment Council shall be the Provincial Medical Assessment Center and perform activities to fulfill the Council’s tasks as follows:
a) Review to ensure the compliance of assessment documents with regulations of laws;
b) Act as the contact point that shall assist the Provincial Medical Assessment Council in organizing medical assessment sessions and conclusion meetings according to the provisions of Chapter IV of this Circular;
c) Handle works relating medical assessment sessions and proposals or queries about the medical assessment given by the Provincial Medical Assessment Council. Handling result reports on these works shall bear the signature of a competent person and the seal of the Provincial Medical Assessment Center. The seal of Provincial Medical Assessment Center shall not be used for certifying medical assessment reports;
d) Act as the contact point in proposing organization and performance of medical assessment tasks by the Provincial Medical Assessment Council. Play the leading role and cooperate with relevant agencies in performing organizational structure and personnel-related tasks so as to ensure that the Provincial Medical Assessment Council shall have adequate members as prescribed in Clause 2 Article 5 of this Circular;
dd) Manage the seal of the Provincial Medical Assessment Council;
e) Retain medical assessment case documents as prescribed by law;
g) Ensure funding for covering operating costs of the Provincial Medical Assessment Council and fulfilling liabilities as prescribed in regulations of law on medical assessment fees and charges.
4. Working relationship between Provincial Medical Assessment Councils and Medical Assessment Councils of Ministry of Public Security, Ministry of National Defence, and Ministry of Transport:
Carry out assessment of patients under the management of the Ministry of Public Security, Ministry of National Defence, or Ministry of Transport at the written request of managing agencies of such patients.
Article 14. Working relationship of Ministerial Medical Assessment Councils
1. Working relationship between Ministerial Medical Assessment Councils and Central Medical Assessment Councils:
Central Medical Assessment Councils have higher authority than Ministerial Medical Assessment Councils. The final reassessment conclusion given by a Central Medical Assessment Council shall replace the assessment conclusion given by a Ministerial Medical Assessment Council in respect of the same patient and assessment contents/purposes according to provisions of this Circular.
2. Working relationship between Ministerial Medical Assessment Councils and Provincial Medical Assessment Councils:
If a Ministerial Medical Assessment Council refuses to carry out assessment of a patient under its management, it shall introduce that patient to the Provincial Medical Assessment Council of the province or city where he/she is living or working.
Article 15. Working relationship of Medical Assessment Councils for special reassessment
1. Ministry of Health:
a) The Minister of Health shall take charge of signing the Decision on establishment of the Medical Assessment Council for special reassessment at the request of the Department of Medical Service Administration to perform specific tasks specified in the Minister of Health’s establishment decision;
b) Give comprehensive direction to the Medical Assessment Council for special reassessment.
2. Working relationship between a Medical Assessment Council for special reassessment and a Central Medical Assessment Council:
a) The conclusion given by the Medical Assessment Council for special reassessment shall replace the final reassessment conclusion given by the Central Medical Assessment Council to the same patient;
b) The Standing Agency of the Medical Assessment Council for special reassessment is the Standing Agency of either the Central Medical Assessment Council No. I or the Central Medical Assessment Council No. II, or the Central Medical Assessment Council No. III according to the decision issued by the Minister of Health in each specific assessment case, and shall perform the following tasks:
- Review the special reassessment documents as prescribed;
- Act as the contact point that shall assist the Medical Assessment Council for special reassessment in organizing its assessment sessions and conclusion meetings in accordance with the provisions of this Circular;
- Ensure funding for covering operating costs of the Medical Assessment Council for special reassessment and fulfilling liabilities as prescribed in regulations of law on medical assessment fees and charges;
- Retain special reassessment case documents in accordance with regulations of law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực