Chương V: Thông tư 52/2016/TT-BYT Thành viên hội đồng giám định y khoa
Số hiệu: | 52/2016/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Viết Tiến |
Ngày ban hành: | 30/12/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2017 |
Ngày công báo: | 01/03/2017 | Số công báo: | Từ số 161 đến số 162 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/04/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 52/2016/TT-BYT quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Giám định y khoa; hoạt động của Hội đồng Giám định y khoa; thành phần Hội đồng Giám định y khoa; Giám định viên Hội đồng Giám định y khoa.
1. Tổ chức Hội đồng giám định y khoa các cấp
Theo Thông tư số 52/2016, Hội đồng giám định y khoa được tổ chức ở cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp Bộ và Hội đồng Giám định y khoa phúc quyết lần cuối. Cụ thể:
- Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương: Do Bộ Y tế thành lập, có nhiệm kỳ hoạt động 05 năm và thành phần gồm có Hội đồng giám định y khoa Trung ương I, Hội đồng giám định y khoa Trung ương II và Hội đồng giám định y khoa Trung ương III. Cơ quan thường trực Hội đồng là Viện Giám định y khoa thuộc Bệnh viện Bạch Mai, Phòng hoặc Trung tâm GĐYK thuộc Bệnh viện C Đà Nẵng và Phòng hoặc Trung tâm GĐYK thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy.
- Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh: Do Sở Y tế các tỉnh thành lập, cũng có nhiệm kỳ 05 năm và thành phần Hội đồng gồm có 05 người (1 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và 02 Ủy viên). Cơ quan thường trực Hội đồng là Trung tâm giám định y khoa cấp tỉnh.
- Hội đồng giám định y khoa cấp Bộ: Được tổ chức tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải. Riêng Hội đồng giám định y khoa thuộc Bộ Giao thông vận tải có nhiệm kỳ 05 năm và cơ quan thường trực là Trung tâm giám định y khoa Giao thông vận tải. Với 02 Bộ còn lại tự quy định cơ cấu, vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng giám định y khoa.
- Hội đồng giám định y khoa phúc quyết lần cuối: Thông tư 52/BYT quy định do Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập để khám giám định theo vụ việc và giải thể sau khi ban hành biên bản giám định y khoa.
2. Hoạt động của Hội đồng giám định y khoa
- Thông tư 52/2016 quy định thời gian tổ chức phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa do Chủ tịch hoặc người được ủy quyền điều hành phiên họp quyết định. Thời điểm, số lượng phiên họp sẽ do Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa đề xuất.
- Thành phần tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa được Thông tư số 52/2016/BYT quy định gồm:
+ Thành viên Hội đồng: Phải bảo đảm có ít nhất 3/5 trong số thành viên chính thức của Hội đồng giám định y khoa.
+ Đối tượng giám định;
+ Bác sỹ thụ lý hồ sơ.
- Hội đồng giám định y khoa làm việc theo chế độ tập thể và kết luận của Hội đồng phải được sự nhất trí của ít nhất 2/3 số thành viên chính thức có mặt tại phiên họp Hội đồng.
- Theo Thông tư 52/TT-BYT, trình tự của một lần giám định y khoa được thực hiện qua các bước sau:
+ Kiểm tra đối chiếu;
+ Khám tổng quát;
+ Khám chuyên khoa;
+ Hội chẩn chuyên môn;
+ Họp Hội đồng giám định y khoa;
+ Ban hành biên bản giám định y khoa;
+ Lưu trữ hồ sơ khám giám định y khoa.
Thông tư 52/2016/TT-BYT quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác và hoạt động của Hội đồng Giám định y khoa các cấp có hiệu lực ngày 01/3/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chủ trì, điều hành phiên họp kết luận của Hội đồng GĐYK hoặc ủy quyền bằng văn bản cho Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì, điều hành phiên họp trong trường hợp không thể tham gia phiên họp kết luận của Hội đồng GĐYK.
2. Kết luận giám định của từng đối tượng giám định trên cơ sở ý kiến thống nhất của ít nhất 2/3 số thành viên chính thức có mặt tham dự phiên họp của Hội đồng GĐYK.
3. Cùng các thành viên trong Hội đồng GĐYK chịu trách nhiệm về kết luận của Hội đồng GĐYK trong phiên họp mà cá nhân tham dự.
4. Ký Sổ họp Hội đồng GĐYK, Biên bản GĐYK trong phiên chủ trì điều hành.
5. Tham gia ý kiến và được bảo lưu ý kiến về nội dung liên quan đến GĐYK được ghi nhận trong Sổ họp Hội đồng GĐYK để Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK thực hiện hoặc đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét.
6. Chủ trì giải quyết các vấn đề phát sinh trong phiên họp Hội đồng GĐYK.
7. Chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan đến GĐYK theo đề nghị của Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK.
1. Điều hành họp hội chẩn chuyên môn và hội chẩn chuyên khoa (nếu có).
2. Chủ trì, điều hành phiên họp kết luận của Hội đồng GĐYK khi được Chủ tịch Hội đồng GĐYK ủy quyền và thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng GĐYK trong phiên họp Hội đồng GĐYK được ủy quyền.
3. Chịu trách nhiệm về hồ sơ khám GĐYK.
4. Chịu trách nhiệm chính về kết luận chuyên môn, nghiệp vụ GĐYK của Hội đồng GĐYK và cùng các thành viên trong Hội đồng GĐYK chịu trách nhiệm về kết luận của Hội đồng GĐYK trong phiên họp mà cá nhân tham dự.
5. Ký Sổ họp Hội đồng GĐYK trong phiên họp mà cá nhân tham dự; ký Biên bản GĐYK khi được ủy quyền chủ trì điều hành phiên họp Hội đồng.
6. Tham gia ý kiến và được bảo lưu ý kiến về nội dung liên quan đến GĐYK được ghi nhận trong sổ họp Hội đồng GĐYK để Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK thực hiện hoặc đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét.
7. Tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh trong phiên họp Hội đồng GĐYK theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng GĐYK.
8. Tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến GĐYK theo đề nghị của Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK.
9. Ngoài các nhiệm vụ nêu trên, Phó Chủ tịch Chuyên môn của Hội đồng GĐYK tỉnh có trách nhiệm chính về bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực để khám chuyên khoa cho các đối tượng giám định và tham dự phiên họp hội chẩn chuyên môn, hội chẩn chuyên khoa, phiên họp kết luận của Hội đồng (không chủ trì, điều hành phiên họp kết luận của Hội đồng).
1. Chịu trách nhiệm về kết quả khám giám định chuyên khoa do mình thực hiện và cùng các thành viên trong Hội đồng GĐYK chịu trách nhiệm về kết luận của Hội đồng GĐYK trong phiên họp mà cá nhân tham dự.
2. Tham gia đầy đủ phiên họp của Hội đồng GĐYK theo đề nghị của Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK. Trường hợp không tham dự được phải có văn bản báo cáo Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng.
3. Ký Sổ họp Hội đồng GĐYK trong phiên họp mà người đó tham dự.
4. Tham gia ý kiến và được bảo lưu ý kiến cá nhân về nội dung có liên quan đến khám giám định chuyên khoa được ghi nhận trong Sổ họp Hội đồng GĐYK để Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK xem xét thực hiện.
5. Tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh trong phiên họp Hội đồng GĐYK theo yêu cầu của người chủ trì điều hành phiên họp Hội đồng GĐYK.
6. Tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến GĐYK theo đề nghị của Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK.
7. Ngoài các nhiệm vụ được quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này, Ủy viên Thường trực còn thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng.
Chapter V
MEMBERS OF MEDICAL ASSESSMENT COUNCIL
Article 22. Tasks and powers of Council’s Chairperson
1. Chair or authorize the Council’s Deputy Chairperson to chair the conclusion meeting of the Medical Assessment Council in case he/she cannot participate in the meeting.
2. Give the conclusion to each patient which must be voted for by at least 2/3 of the Council’s official members participating in the meeting.
3. Assume the joint responsibility with other members of the Council for the conclusions drawn at the meetings in which he/she participates.
4. Append his/her signature to the Council’s Register of meetings and the medical assessment report issued at the meeting which he/she chairs.
5. Give and have his/her opinions about the medical assessment contents recorded in the Council’s Register of meetings which shall be then performed or proposed by the Council’s Standing Agency to competent authorities for consideration.
6. Play the leading role in settling issues arising during the Council’s meeting.
7. Direct settlement of medical assessment-related issues at the request of the head of the Council’s Standing Agency.
Article 23. Tasks and powers of Council’s Deputy Chairperson
1. Chair medical consultations (if any).
2. Chair the conclusion meetings of the Council with authorization of the Council’s Chairperson and perform tasks of the Council’s Chairperson at the authorized meetings.
3. Assume responsibility for medical assessment documents.
4. Assume primary responsibility for professional and specialized conclusions given by the Medical Assessment Council and assume the joint responsibility with other members of the Council for conclusions given at the meetings in which he/she participates.
5. Append his/her signature to the Council’s Register of meetings in respect of the meetings in which he/she participates; sign the medical assessment reports issued at the meetings which he/she is authorized to chair.
6. Give and have his/her opinions about the medical assessment contents recorded in the Council’s Register of meetings which shall be then performed or proposed by the Council’s Standing Agency to competent authorities for consideration.
7. Engage in settlement of issues arising during the Council’s meeting at the request of the Council’s Chairperson.
8. Engage in settlement of medical assessment-related issues at the request of the head of the Council’s Standing Agency.
9. In addition to the abovementioned tasks, the Specialized Deputy Chairperson of the Provincial Medical Assessment Council shall assume the primary responsibility to ensure material facilities, equipment and personnel for carrying out specialist examinations and attend medical consultations, and conclusion meetings of the Council (without chairing such conclusion meetings).
Article 24. Specialized Members and Standing Members
A Specialized Member or Standing Member of a Medical Assessment Council shall have the following tasks and powers:
1. Assume responsibility for results of specialist examinations which he/she carries out and assume the joint responsibility with other members of the Council for conclusions given at the meetings in which he/she participates.
2. Participate in all meetings of the Council at the request of the head of the Council’s Standing Agency. If a Specialized Member or Standing Member cannot attend the Council’s meeting, he/she must provide written reasons to the head of the Council’s Standing Agency.
3. Append his/her signature to the Council’s Register of meetings in respect of the meetings in which he/she participates.
4. Give and have his/her opinions about the specialist examination contents recorded in the Council’s Register of meetings which shall be then considered by the Council’s Standing Agency.
5. Engage in settlement of issues arising during the Council’s meeting at the request of the chair of the meeting.
6. Engage in settlement of medical assessment-related issues at the request of the head of the Council’s Standing Agency.
7. In addition to the tasks specified in Clause 1 through 6 of this Article, a Standing Member shall also perform other tasks as assigned by the Council's Chairperson or Deputy Chairperson.