Trường hợp nào cần giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH mới nhất 2025?
Trường hợp nào cần giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH mới nhất 2025?

1. Trường hợp nào cần giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH mới nhất 2025?

Các trường hợp cần giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau:

  • Ốm đau
  • Thai sản
  • Tai nạn rủi ro nghề nghiệp

2. Cách ghi chi tiết mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội

Cách ghi giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (hay còn gọi là "giấy nghỉ hưởng BHXH") được hướng dẫn tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT.

Theo đó, giấy nghỉ hưởng BHXH do bác sỹ, y sỹ làm việc trong các cơ sở y tế ghi và cấp cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội để nghỉ việc điều trị ngoại trú hoặc chăm con ốm.

Cụ thể cách ghi giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH như sau:

Phần Thông tin người bệnh

  • Dòng thứ nhất: Ghi đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh của người bệnh được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (chữ in hoa). Trường hợp chỉ có năm sinh thì ghi năm sinh;
  • Dòng thứ hai:
    • Mã số BHXH: Ghi đầy đủ mã số bảo hiểm xã hội do Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp (Chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số thẻ bảo hiểm y tế);
    • Thẻ bảo hiểm y tế số: Ghi đầy đủ mã thẻ gồm phần chữ và phần số theo thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế của người bệnh, trong đó phần chữ viết in hoa (Chỉ áp dụng đến khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số thẻ bảo hiểm y tế);
  • Dòng thứ ba: ghi rõ giới tính;
  • Dòng thứ tư: Ghi rõ đơn vị nơi người bệnh làm việc và đóng bảo hiểm xã hội theo thông tin do người đến khám bệnh cung cấp: trường hợp con ốm thì ghi tên đơn vị mà người cha hoặc mẹ đang làm việc và đóng bảo hiểm xã hội theo thông tin do người đến khám bệnh cung cấp.
Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội mới nhất 2025 và cách ghi chi tiết
Trường hợp nào cần giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH mới nhất 2025?

Phần Chẩn đoán và phương pháp điều trị

  • Nội dung chẩn đoán phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe và ghi tên bệnh hoặc mã bệnh.

Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì việc ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư 46/2016/TT-BYT;

    • Trường hợp đình chỉ thai nghén: Ghi rõ nguyên nhân đình chỉ thai nghén và số tuần tuổi thai.
    • Trường hợp điều trị dưỡng thai: Ghi rõ cụm từ “dưỡng thai”
  • Nội dung phương pháp điều trị: Ghi chỉ định điều trị. Trường hợp phải đình chỉ thai nghén:
    • Dưới 22 tuần tuổi thì căn cứ tình trạng thực tế để ghi phương pháp điều trị theo một trong các trường hợp sau: Sảy thai, nạo thai, hút thai, mổ lấy thai, trừ trường hợp giảm thiểu thai trong quá trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm;
    • Từ 22 tuần tuổi trở lên ghi rõ là đẻ thường, đẻ thủ thuật hay mổ đẻ.
    • Việc xác định tuần tuổi của thai dựa vào ngày có kinh cuối cùng hoặc kết quả siêu âm trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
  • Số ngày nghỉ:
    • Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
    • Riêng trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
    • Trường hợp người lao động bị sẩy thai, phá thai, nạo, hút thai, thai chết lưu mà tuổi thai từ 13 tuần tuổi trở lên thì thời gian nghỉ tối đa theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội nhưng không quá 50 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
    • Việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám.

Phần thông tin cha, mẹ

Ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên của cha và mẹ người bệnh (nếu có) trong trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 7 tuổi.

  • Phần xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.

Trường hợp người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu đồng thời là người khám bệnh thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu ở phần này và không phải ký tên ở Phần y, bác sỹ khám, chữa bệnh nhưng vẫn phải ghi ngày, tháng, năm cấp.

Ngày... tháng...năm... cấp phải trùng với ngày người lao động đến khám bệnh, trường hợp đợt khám bệnh kéo dài từ 2 ngày trở lên thì ngày/tháng /năm cấp phải trùng với ngày cuối cùng của đợt người lao động đến khám bệnh và cần được chỉ định nghỉ ngoại trú.

3. Trường hợp được cấp lại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH mới nhất 2025

Căn cứ Điều 26 Thông tư số 56/2017/TT-BYT, cơ sở KCB được cấp lại Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH trong các trường hợp sau:

  • Bị mất, bị hỏng;
  • Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;
  • Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;
  • Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

Trường hợp cấp lại phải đóng dấu "Cấp lại" trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

4. Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội bị sai tên công ty có được hưởng chế độ không?

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội bị sai tên công ty được coi là không hợp lệ và phía cơ quan bảo hiểm xã hội có quyền từ chối giải quyết. Bạn cần tiến hành xin cấp lại giấy chứng nhận.

Căn cứ Điều 26 Thông tư số 56/2017/TT-BYT, cơ sở KCB được cấp lại Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH trong các trường hợp sau:

  • Bị mất, bị hỏng;
  • Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;
  • Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;
  • Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

5. Xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH ở đâu mới nhất 2025?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT quy định về nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH như sau:

Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội

1. Việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;

b) Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

c) Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Như vậy, xin Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp.

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh.

6. Các câu hỏi thường gặp

6.1. Có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thì được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?

Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào các yếu tố sau:

  • Tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
  • Riêng trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội

Như vậy, Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH được tối đa 30 ngày cho 01 lần cấp, riêng điều trị bệnh lao tối đa 180 ngày.

6.2. Hình thức cấp chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH mới nhất 2025

Theo Điều 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT quy định các hình thức cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm như sau:

  • Đối với trường hợp người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đã điều trị nội trú: Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT.
    • Đối với trường hợp có chuyển viện trong quá trình điều trị thì có thêm bản sao hợp lệ giấy chuyển viện.
    • Đối với trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì không phải cấp giấy ra viện. Việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho khoảng thời gian người bệnh điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước khi tử vong được căn cứ vào thời gian ghi trên giấy báo tử.
  • Đối với trường hợp người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đang điều trị ngoại trú: giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT.

Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ số ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.

6.3. Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thế nào là hợp lệ mới nhất 2025

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hợp lệ là giấy chứng nhận theo mẫu và hướng dẫn hình thức tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT.