Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
Số hiệu: | 115/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 11/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 29/11/2015 | Số công báo: | Từ số 1155 đến số 1156 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc với các quy định về một số chế độ của BHXH bắt buộc như chế độ thai sản lao động nữ mang thai hộ, hưu trí, bảo hiểm xã hội một lần, tử tuất; Quỹ bảo hiểm xã hội;…được ban hành ngày 11/11/2015.
1. Một số chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc: chế độ thai sản, hưu trí, chế độ tử tuất
- Chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ
Theo Nghị định 115 chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ theo Khoản 1 Điều 35 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
+ Lao động nữ mang thai hộ đang đóng BHXH bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, trong thời gian mang thai được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa, có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
+ Lao động nữ mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền nhưng tối đa từ 10 đến 50 ngày tùy thai từ 05 đến 25 tuần tuổi. Thời gian nghỉ việc này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
+ Nghị định số 115/2015 quy định mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ theo Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội và được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ.
Trường hợp lao động nữ mang thai hộ đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2015/NĐ-CP là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
- Mức lương hưu hằng tháng
Nghị định số 115 hướng dẫn mức lương hưu hằng tháng tại Điều 56 của Luật BHXH như sau:
+Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
+ Nghị định 115/CP quy định tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội được tính như sau:
Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01/01/2016 đến trước ngày 01/01/2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;
Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
2. Quỹ Bảo hiểm xã hội
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
- Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo pháp luật ghi trong hợp đồng lao động.
- Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo pháp luật ghi trong hợp đồng lao động.
- Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 115/2015 là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty TNHH1TV nhà nước.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý điều hành HTX có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 115/2015/NĐ là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.
Nghị định 115 còn quy định chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ, thủ tục hưởng chế độ thai sản, BHXH một lần, chế độ tử tuất, tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc,… Nghị định số 115/2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động.
1. Người lao động là công dân Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
e) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;
g) Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này được áp dụng đối với các hợp đồng sau:
a) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
b) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
c) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;
d) Hợp đồng cá nhân.
Các đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.
3. Người lao động quy định tại Nghị định này thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Riêng người lao động quy định tại các Điểm e và g Khoản 1 và các Điểm a, c và d Khoản 2 Điều này chỉ thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất.
4. Người lao động quy định tại các Điểm a và b Khoản 1 Điều này là người giúp việc gia đình và người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này mà đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hằng tháng dưới đây thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
a) Người đang hưởng lương hưu hằng tháng;
b) Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn;
c) Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
d) Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng (sau đây gọi là Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg); Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hàng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động (sau đây gọi là Quyết định số 613/QĐ-TTg);
đ) Quân nhân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương; Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương; Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương; Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
5. Người sử dụng lao động quy định tại Khoản 3 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Lao động nữ mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, trong thời gian mang thai được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
2. Lao động nữ mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
3. Lao động nữ mang thai hộ khi sinh con mà có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội thì được hưởng các chế độ sau:
a) Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con;
b) Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến ngày giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội;
Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ hoặc thời điểm đứa trẻ chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ là thời điểm ghi trong văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
c) Sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này, trong 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động nữ mang thai hộ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con.
4. Khi lao động nữ mang thai hộ sinh con thì người chồng đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội.
5. Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội và được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ.
Trường hợp lao động nữ mang thai hộ đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
6. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, thời gian này lao động nữ mang thai hộ và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp lao động nữ mang thai hộ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Chế độ thai sản đối với người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con thì được hưởng các chế độ sau:
a) Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này;
Trường hợp lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này thì người chồng đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau, thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con.
b) Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ thêm 01 tháng;
Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không nghỉ việc thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
c) Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết hoặc gặp rủi ro mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền khi con chưa đủ 06 tháng tuổi thì người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Trường hợp người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng quy định tại Điểm c Khoản này đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà không nghỉ việc thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Trường hợp sau khi sinh con, nếu con chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết thì người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Khoản 3 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Mức hưởng chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội và được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ.
3. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, thời gian này người mẹ nhờ mang thai hộ và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm nhận con thì thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, bao gồm:
a) Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú;
b) Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.
2. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ khi sinh con, bao gồm:
a) Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ;
b) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
c) Danh sách người lao động hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập;
d) Trường hợp con chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì có thêm bản sao giấy chứng tử của con;
đ) Trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì có thêm trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ;
e) Trong trường hợp sau khi sinh con mà lao động nữ mang thai hộ chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử của lao động nữ mang thai hộ;
g) Trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì có thêm giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
3. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ thực hiện theo quy định tại Điều 103 của Luật Bảo hiểm xã hội.
4. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người mẹ nhờ mang thai hộ khi lao động nữ mang thai hộ sinh con, bao gồm:
a) Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ;
b) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
c) Danh sách người lao động hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập;
d) Trong trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử;
đ) Trong trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con thì có thêm giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
e) Trong trường hợp con chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử của con.
5. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người chồng khi lao động nữ mang thai hộ sinh con theo quy định tại Khoản 4 Điều 101 của Luật Bảo hiểm xã hội.
6. Giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 102 của Luật Bảo hiểm xã hội.
a) Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại Điểm a Khoản 1, các Điểm a, b, d, đ, e và g Khoản 2 và các Điểm a, b, d, đ và e Khoản 4 và Khoản 5 Điều này cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.
b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
c) Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
7. Việc giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định được thực hiện theo quy định tại Điều 116 của Luật Bảo hiểm xã hội.
1. Người lao động từ đủ 50 tuổi trở lên khi nghỉ việc và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò được hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội. Công việc khai thác than trong hầm lò do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
2. Người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao, đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên thì được hưởng lương hưu.
Mức lương hưu hằng tháng tại Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
2. Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội được tính như sau:
a) Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
c) Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Năm nghỉ hưu |
Số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45% |
2018 |
16 năm |
2019 |
17 năm |
2020 |
18 năm |
2021 |
19 năm |
Từ 2022 trở đi |
20 năm |
3. Mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu quy định tại Khoản 3 Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội được xác định như sau:
a) Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội thì lấy mốc tuổi để tính là đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ;
b) Người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì lấy mốc tuổi để tính là đủ 55 tuổi đối với nam và đủ 50 tuổi đối với nữ;
c) Người lao động làm công việc khai thác than trong hầm lò quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Nghị định này thì lấy mốc tuổi để tính là đủ 50 tuổi;
d) Trường hợp hồ sơ của người lao động không xác định được ngày, tháng sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để tính tuổi làm cơ sở tính số năm nghỉ hưu trước tuổi.
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.
4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.
5. Hồ sơ, giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điều 109 và các Khoản 3, 4 Điều 110 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần quy định tại Điều 62 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
a) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
b) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
c) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
d) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
đ) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
e) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
g) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều này căn cứ vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trường hợp chưa đủ số năm quy định tại Khoản 1 Điều này thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
4. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên theo các mức tiền lương thuộc công việc sau đây chuyển sang làm công việc khác mà đóng bảo hiểm xã hội có mức lương thấp hơn thì khi nghỉ hưu được lấy mức lương cao nhất của công việc nêu tại Điểm a dưới đây hoặc mức tiền lương trước khi chuyển ngành tương ứng với số năm quy định tại Khoản 1 Điều này để tính mức bình quân tiền lương làm cơ sở tính hưởng lương hưu:
a) Đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân, sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân chuyển ngành làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
5. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mà hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng bảo hiểm xã hội.
6. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.
Trường hợp người lao động chuyển sang ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo công thức sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm |
= |
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm |
x |
Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng |
a) Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm và được xác định bằng biểu thức sau:
Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm t |
= |
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người lao động hưởng bảo hiểm xã hội tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100% |
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100% |
Trong đó:
- t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;
- Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).
b) Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của các năm trước năm 1995 được lấy bằng mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm 1994.
3. Hằng năm, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, trên cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều này và chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố.
Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Điều 71 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Người lao động có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là nam đủ 60 tuổi và nữ đủ 55 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều này.
3. Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 4 Điều này.
4. Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được tính theo công thức sau:
Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội |
= |
Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện |
+ |
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc |
x |
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc |
||
|
|
|
||||||
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện |
+ |
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc |
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó:
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này.
- Mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 79 của Luật Bảo hiểm xã hội.
5. Người lao động có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì:
a) Điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu được thực hiện theo các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54, Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội và Điều 6 của Nghị định này;
b) Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở, trừ đối tượng quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này.
6. Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được tính theo quy định tại Điều 58 của Luật Bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 4 Điều này.
7. Bảo hiểm xã hội một lần của người lao động được thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính trên cơ sở mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 4 Điều này.
Chế độ tử tuất đối với thân nhân của người lao động chết mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Điều 71 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Thời gian tính hưởng chế độ tử tuất là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chết thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên;
b) Người lao động có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 60 tháng trở lên;
c) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
3. Người quy định tại Khoản 2 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng Tòa án tuyên bố là đã chết.
4. Người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì thân nhân đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 67 của Luật Bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng:
a) Đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên;
Trường hợp người lao động còn thiếu tối đa không quá 6 tháng để đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, thì thân nhân được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất với mức đóng hằng tháng bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi chết;
b) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
d) Đang hưởng lương hưu mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên.
Mức trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật bảo hiểm xã hội.
5. Thân nhân của người lao động bị chết được hưởng trợ cấp tuất một lần thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người lao động chết không thuộc quy định tại Khoản 4 Điều này;
b) Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này nhưng không có thân nhân hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 67 của Luật Bảo hiểm xã hội.
c) Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 67 của Luật Bảo hiểm xã hội mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
a) Đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội chết được tính theo quy định tại Khoản 1 Điều 70 của Luật Bảo hiểm xã hội và được tính trên cơ sở mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 4 Điều 11 của Nghị định này.
b) Đối với thân nhân người đang hưởng lương hưu chết được tính theo quy định tại Khoản 2 Điều 70 của Luật Bảo hiểm xã hội.
c) Đối với thân nhân người lao động đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì trợ cấp tuất một lần được giải quyết như đối với người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì mức trợ cấp tuất một lần bằng 3 tháng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang hưởng.
1. Người đang hưởng lương hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà chết từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng người đang hưởng lương hưu chết, đồng thời thân nhân được nhận trợ cấp tuất hằng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần theo quy định tại Mục 5 Chương III của Luật bảo hiểm xã hội và quy định tại Mục 3 Chương II của Nghị định này.
2. Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà chết từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì:
a) Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động chết;
b) Thân nhân theo quy định tại Khoản 2 Điều 67 của Luật Bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại Điều 68 của Luật Bảo hiểm xã hội. Trường hợp không có thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần bằng 3 tháng mức trợ cấp mất sức lao động hằng tháng đang hưởng trước khi chết.
3. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đã nghỉ việc mà chết từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng người đang hưởng trợ cấp chết, đồng thời thân nhân được hưởng trợ cấp tuất như sau:
a) Đối với người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết thì thân nhân đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 67 của Luật Bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
b) Đối với trường hợp đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi chết không thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản này mà có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì thực hiện chế độ tử tuất đối với người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội chết.
4. Người vừa hưởng lương hưu vừa hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất như người đang hưởng lương hưu chết.
5. Thân nhân dưới 18 tuổi đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 được tiếp tục hưởng trợ cấp tuất hằng tháng cho đến khi đủ 18 tuổi, trừ trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
1. Thân nhân là thành viên khác trong gia đình quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 67 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 18 tuổi được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng cho đến khi đủ 18 tuổi, không cần điều kiện bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
2. Trường hợp có nhiều thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất một lần thì các thân nhân phải có biên bản thống nhất cử người đại diện nhận trợ cấp.
1. Người lao động quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, trong thời gian hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất như sau:
a) Bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trước đó của người lao động, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
b) Bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
2. Phương thức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này được thực hiện hằng tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng một lần.
3. Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có phu nhân hoặc phu quân có trách nhiệm:
a) Thu tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của phu nhân hoặc phu quân theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất;
b) Thực hiện thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều 97 và Khoản 1 Điều 99 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Điều 88 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Các trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
a) Tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế;
b) Gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.
2. Điều kiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
Người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi có một trong các điều kiện sau:
a) Không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên;
b) Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).
3. Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
a) Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo tháng và không quá 12 tháng. Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, người sử dụng lao động vẫn đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Người sử dụng lao động và người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí và tử tuất hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thực hiện đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng để giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian tạm dừng đóng.
b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại Điểm a Khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại Khoản 3 Điều 122 của Luật Bảo hiểm xã hội.
4. Cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với người lao động và người sử dụng lao động đảm bảo điều kiện quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này. Thời điểm tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tính từ tháng người sử dụng lao động có văn bản đề nghị.
5. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam được thực hiện như sau:
a) Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội;
b) Sau thời gian tạm giam, nếu được cơ quan có thẩm quyền xác định bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam.
Trường hợp người lao động là cán bộ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, công nhân công an và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu thì người lao động và người sử dụng lao động thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội.
Các trường hợp khác thì việc đóng bù thông qua người sử dụng lao động trên cơ sở tiền đóng bảo hiểm xã hội do cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đảm bảo;
c) Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại Khoản 3 Điều 122 của Luật Bảo hiểm xã hội;
d) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động là có tội thì không thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam.
6. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này, khi tạm thời bị mất việc làm được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp làm dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài xác nhận thì thời gian này được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Sau thời gian tạm thời mất việc làm nếu người lao động trở lại làm việc thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội theo quy định, không thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị mất việc làm tạm thời.
7. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc, giá trị tài sản bị thiệt hại quy định tại Khoản 2 Điều này.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.
Truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Khoản 4 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội đối với người lao động, người sử dụng lao động trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 122 của Luật Bảo hiểm xã hội được thực hiện như sau:
1. Các trường hợp truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động bao gồm:
a) Điều chỉnh tăng tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;
b) Đóng bù thời gian chưa đóng của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.
2. Số tiền truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội được tính như sau:
a) Đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này số tiền truy thu không phải tính lãi chậm đóng.
Trường hợp sau 6 tháng kể từ ngày có quyết định điều chỉnh tăng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động về nước mới thực hiện truy đóng bảo hiểm xã hội thì số tiền truy thu bảo hiểm xã hội được tính bao gồm số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.
b) Lãi suất truy thu được lấy bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề của năm tính truy thu.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định đối với người lao động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để kịp thời giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
1. Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các hình thức đầu tư và cơ cấu đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội trên cơ sở đề nghị của cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội theo quyết định của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội. Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và thu hồi được vốn đầu tư.
3. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội được bổ sung vào quỹ bảo hiểm xã hội, trích chi phí quản lý bảo hiểm xã hội.
1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tiền tuất hằng tháng, trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc, người đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động hiện đang hưởng trợ cấp hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì vẫn thực hiện theo quy định trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 và được điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Chính phủ.
2. Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này đang bị dừng hưởng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì việc giải quyết tiếp tục hưởng bảo hiểm xã hội thực hiện theo các quy định trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.
1. Đối tượng áp dụng
a) Người lao động nghỉ việc đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc bảo hiểm xã hội một lần hoặc chết kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, mà trước ngày 01 tháng 01 năm 2007 đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp khu vực;
b) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đang hưởng phụ cấp khu vực tại nơi đăng ký thường trú có phụ cấp khu vực.
a) Người lao động nghỉ việc đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, mà trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp khu vực, thì ngoài hưởng lương hưu hoặc bảo hiểm xã hội một lần theo quy định còn được hưởng trợ cấp một lần tương ứng với thời gian và số tiền phụ cấp khu vực đã đóng bảo hiểm xã hội.
Thân nhân của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp khu vực nhưng chưa hưởng lương hưu hoặc bảo hiểm xã hội một lần mà bị chết từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau thì ngoài trợ cấp tuất theo quy định còn được hưởng trợ cấp một lần tương ứng với thời gian và số tiền phụ cấp khu vực đã đóng bảo hiểm xã hội.
b) Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, thường trú tại nơi có phụ cấp khu vực thì được tiếp tục hưởng phụ cấp khu vực theo mức hiện hưởng (không điều chỉnh theo mức lương cơ sở) cho đến khi có quy định mới của Chính phủ.
Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 và hưởng phụ cấp khu vực tại nơi đăng ký thường trú mà từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thay đổi nơi thường trú và nhận lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng ở nơi có phụ cấp khu vực thì được hưởng mức phụ cấp khu vực theo mức phụ cấp khu vực tại nơi thường trú mới; trường hợp nơi thường trú mới không có phụ cấp khu vực thì thôi hưởng phụ cấp khu vực.
Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thường trú tại nơi không có phụ cấp khu vực và không hưởng phụ cấp khu vực mà từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thay đổi nơi thường trú và nhận lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng ở nơi có phụ cấp khu vực thì cũng không được hưởng phụ cấp khu vực.
3. Cách tính mức trợ cấp một lần:
Đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này thì mức trợ cấp một lần được tính theo thời gian, tỷ lệ đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, hệ số phụ cấp khu vực và mức tiền lương cơ sở tại thời điểm giải quyết. Hệ số phụ cấp khu vực được xác định như sau:
a) Đối với thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến 31 tháng 12 năm 2006 thì hệ số phụ cấp khu vực tính trợ cấp một lần là hệ số phụ cấp khu vực thực tế đã đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội;
b) Đối với thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì hệ số phụ cấp khu vực được tính theo hệ số phụ cấp khu vực của các địa phương, đơn vị theo quy định của pháp luật về phụ cấp khu vực;
c) Đối với thời gian công tác tại các chiến trường B, C trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 và chiến trường K trước ngày 31 tháng 8 năm 1989 thì được áp dụng mức phụ cấp khu vực hệ số 0,7 để tính trợ cấp một lần.
4. Nguồn kinh phí thực hiện chi trả chế độ trợ cấp một lần và phụ cấp khu vực đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này như sau:
a) Ngân sách nhà nước chi trả chế độ trợ cấp một lần đối với thời gian công tác ở nơi có phụ cấp khu vực trước ngày 01 tháng 01 năm 1995; chế độ phụ cấp khu vực đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng thuộc đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo;
b) Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả chế độ trợ cấp một lần đối với thời gian công tác từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở đi có đóng bảo hiểm xã hội bao gồm cả phụ cấp khu vực; chế độ phụ cấp khu vực đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng thuộc đối tượng do quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo.
Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành đang hưởng chế độ ốm đau trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 và từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 vẫn đang hưởng trợ cấp ốm đau thì được tiếp tục thực hiện chế độ ốm đau theo các quy định trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.
1. Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà được tính là thời gian công tác liên tục nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể:
a) Người lao động làm việc trong khu vực nhà nước liên tục công tác đến ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian làm việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động có thời gian công tác gián đoạn hoặc đã nghỉ việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì việc xác định thời gian công tác để tính hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ quy định tại Điều 3 của Nghị định số 66/CP ngày 30 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội đối với lực lượng vũ trang; Điều 3 của Nghị định 43/CP ngày 22 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội; Điều 54 của Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ; Điều 49 Điều lệ Bảo hiểm xã hội đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ và Khoản 4 Điều 139 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006.
c) Người đang hưởng trợ cấp bệnh binh, sau đó có thời gian tham gia công tác và đóng bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ bệnh binh còn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Thời gian tính hưởng bảo hiểm xã hội là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, thời gian công tác tính hưởng chế độ bệnh binh không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15 tháng 12 năm 1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm cả người làm việc tại y tế xã, phường, thị trấn, giáo viên mầm non hoặc người giữ các chức danh ở xã, phường, thị trấn trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đã được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội) và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động mà không hưởng chế độ trợ cấp theo quy định dưới đây thì được cộng nối thời gian công tác trong quân đội, công an trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội:
a) Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống Pháp đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ ngày 31 tháng 12 năm 1960 trở về trước;
b) Điểm a Khoản 1 Điều 1 của Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước;
c) Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân là người dân tộc ít người thuộc Quân khu 7, Quân khu 9, tham gia kháng chiến chống Mỹ, về địa phương trước ngày 10 tháng 01 năm 1982;
d) Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;
đ) Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;
e) Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương;
g) Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Trường hợp quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc từ ngày 15 tháng 12 năm 1993 đến ngày 31 tháng 12 năm 1994 mà chưa giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian tham gia quân đội, công an nhân dân được tính hưởng bảo hiểm xã hội.
3. Người lao động làm việc thuộc khu vực nhà nước, nghỉ chờ việc từ ngày 01 tháng 11 năm 1987 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức không sắp xếp, bố trí được việc làm, chưa giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 1994 vẫn còn có tên trong danh sách lao động của đơn vị thì được tính thời gian công tác trước khi nghỉ chờ việc để tính hưởng bảo hiểm xã hội.
4. Người lao động thuộc biên chế của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang được cơ quan, đơn vị cử đi công tác, học tập, làm việc có thời hạn đã xuất cảnh hợp pháp ra nước ngoài, đã về nước nhưng không đúng hạn hoặc về nước đúng thời hạn nhưng đơn vị cũ không bố trí, sắp xếp được việc làm và đối tượng lao động xã hội được cử đi hợp tác lao động sau khi về nước tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được xem xét, giải quyết như sau:
a) Thời gian làm việc trong nước trước khi đi công tác, học tập, làm việc ở nước ngoài và thời gian ở nước ngoài trong thời hạn cho phép trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nếu chưa được giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp phục viên, xuất ngũ hoặc bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian đó được tính hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.
Việc tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Thời gian làm việc từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở đi, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần hoặc trợ cấp phục viên, xuất ngũ thì được tính hưởng bảo hiểm xã hội.
5. Đối tượng là lao động xã hội được cử đi hợp tác lao động sau khi về nước tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thời gian công tác tính hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều này.
Trường hợp học sinh học nghề chuyển sang hợp tác lao động theo Hiệp định Chính phủ thì thời gian học nghề không được tính là thời gian công tác hưởng bảo hiểm xã hội.
6. Không áp dụng quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này đối với các trường hợp vi phạm pháp luật ở nước ngoài bị trục xuất về nước hoặc bị kỷ luật buộc phải về nước hoặc bị phạt tù giam trước ngày 01 tháng 01 năm 1995.
7. Đối với trường hợp không còn hồ sơ gốc thể hiện quá trình công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì cơ quan quản lý người lao động giải trình lý do bị mất, xác nhận về quá trình công tác, diễn biến tiền lương, việc chưa nhận trợ cấp thôi việc, trợ cấp một lần báo cáo Bộ, ngành chủ quản ở Trung ương hoặc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận và có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, quyết định.
Người lao động có đủ điều kiện hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg và Quyết định số 613/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội (không bao gồm thời gian công tác đã được tính hưởng trợ cấp mất sức lao động) đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được hưởng một chế độ có mức hưởng cao hơn. Đối với người lao động chưa đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu, nếu có nguyện vọng thì được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng lương hưu với mức cao hơn.
Trường hợp người lao động hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg và Quyết định số 613/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì thực hiện giải quyết bảo hiểm xã hội một lần đối với thời gian đóng bảo hiểm xã hội (không bao gồm thời gian công tác đã được tính hưởng trợ cấp mất sức lao động).
1. Người lao động có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và có quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2003 thì được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
2. Cán bộ cấp xã giữ chức danh quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP của Chính phủ đã có quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng trợ cấp hằng tháng của cơ quan bảo hiểm xã hội thì được hưởng trợ cấp hằng tháng khi nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi.
Người lao động có tiền lương ghi trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ thì việc đóng bảo hiểm xã hội và ghi sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện như sau:
1. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng đồng Việt Nam trên cơ sở tiền lương bằng ngoại tệ được chuyển đổi bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm ngày 02 tháng 01 cho 06 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 07 cho 06 tháng cuối năm. Trường hợp trùng vào ngày nghỉ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa công bố thì lấy tỷ giá của ngày tiếp theo liền kề do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
2. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội ghi trong sổ bảo hiểm xã hội là tiền lương bằng đồng Việt Nam được tính theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Hằng năm, ngân sách nhà nước cấp đủ, kịp thời cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam khoản kinh phí để thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, bao gồm:
a) Lương hưu;
b) Trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
c) Trợ cấp công nhân cao su; trợ cấp hằng tháng đối với người hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động;
d) Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng; trợ cấp phục vụ;
đ) Cấp tiền để mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình;
e) Trợ cấp tuất;
g) Trợ cấp mai táng;
h) Đóng bảo hiểm y tế theo chế độ;
i) Phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động;
k) Phụ cấp khu vực;
l) Chi phí chi trả.
2. Nhà nước chuyển từ ngân sách một khoản kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội để đóng bảo hiểm xã hội cho thời gian làm việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đối với người quy định tại Điều 23 của Nghị định này.
1. Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì vẫn hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.
2. Người lao động nữ sinh từ ngày 31 tháng 12 năm 1970 trở về trước, nam sinh từ ngày 31 tháng 12 năm 1965 trở về trước và có kết luận của Hội đồng giám định y khoa bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà đề nghị được hưởng lương hưu kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì chế độ hưu trí được thực hiện theo quy định của pháp luật trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.
3. Người lao động chết trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì chế độ tử tuất thực hiện theo quy định của pháp luật trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.
4. Người lao động đủ điều kiện và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì vẫn thực hiện theo quy định của pháp luật trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, trừ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thì có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
2. Các văn bản sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:
a) Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
b) Nghị định số 83/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định;
c) Nghị định số 122/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ thực hiện chế độ phụ cấp khu vực đối với người hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
d) Quyết định số 107/2007/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tính thời gian để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân và công an nhân dân thuộc biên chế các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang đã xuất cảnh hợp pháp nhưng không về nước đúng hạn.
1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm đảm bảo ngân sách để thực hiện chế độ quy định tại Điều 27 của Nghị định này.
3. Hằng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm công bố mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề.
4. Hằng năm, Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm cung cấp kịp thời chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Hanoi, November 11, 2015 |
DECREE
GUIDANCE ON THE LAW ON SOCIAL INSURANCE REGARDING COMPULSORY SOCIAL INSURANCE
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on social insurance dated November 20, 2014;
Pursuant to Resolution No. 93/2015/QH13 dated June 22, 2015 of the National Assembly on implementation of policy on lump-sum payout of social insurance benefits to employees;
At the request of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,
The Government promulgates a Decree on guidance on the Law on social insurance regarding compulsory social insurance.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
This Decree provides guidance on the Law on Social insurance in terms of compulsory social insurance applied to officials, civil servants and Vietnamese employees working under labor contracts.
Article 2. Regulated entities
1. Employees are Vietnamese citizens who participate in compulsory social insurance as prescribed in this Decree, including:
a) Persons working under indefinite-term labor contracts, definite-term labor contracts, seasonal labor contracts or contracts for given jobs with a term of between full of 3 months and under 12 months, including also labor contracts signed between employers and legal representatives of persons aged under 15 years in accordance with the labor law;
b) Persons working under labor contracts with a term of between full of 1 month and under 3 months;
c) Officials and civil servants as prescribed in legislation on officials and civil servants;
d) National defense workers, public security workers and persons doing other jobs in cipher organizations;
dd) Salaried managers of enterprises and cooperatives;
e) Part-time staffs in communes, wards and district-level towns (hereinafter referred to as communes);
g) Persons on spouse benefit in overseas Vietnamese representative missions prescribed in Clause 4 Article 123 of the Law on Social insurance.
2. Vietnamese guest workers prescribed in the Law on Vietnamese guest workers participating compulsory social insurance as prescribed in this Decree shall apply the following contracts:
a) The guest worker contracts concluded with enterprises providing guest worker services or with non-business organizations licensed to send workers abroad;
b) The guest worker contracts concluded with contract-winning or -receiving enterprises or with outward-investing organizations or individuals that send workers abroad.
c) The guest worker contracts in the form of skill-improvement internship contracts, concluded with enterprises sending workers abroad for internship to improve their skills;
d) Individual contracts.
The persons prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article hereinafter are referred to as employees.
3. Employees prescribed in this Decree shall participate in every type of compulsory social insurance, excluding employees prescribed in Points e and g of Clause 1 and Points a, c and d Clause 2 of this Article that only participate in the type of retirement and survivorship.
4. Employees prescribed in Points a and b Clause 1 of this Article that are domestic workers and employees prescribed in Clause 1 of this Article that receive the following pension salaries, monthly social insurance benefit and monthly benefit shall not be the participants of compulsory social insurance:
a) The people on retirement pension;
b) The people on monthly benefit prescribed in Decree No. 09/1998/ND-CP dated January 23, 1998 of the Government on amendments to Decree No. 50/CP dated July 26, 1995 of the Government on subsistence for officials of communes;
c) The people on monthly benefit for working capacity loss;
d) The people on monthly benefit prescribed in Decision No. 91/2000/QD-TTg dated August 4, 2000 of the Prime Minister on benefit for people above the working age upon the expiration of monthly benefit for working capacity loss (hereinafter referred to as Decision No. 91/2000/QD-TTg); Decision No. 613/QD-TTg dated May 6, 2010 of the Prime Minister on monthly benefit for people having 15 year- or 20 year- working experience upon the expiration of monthly benefit for working capacity loss (hereinafter referred to as 613/QD-TTg);
dd) The soldiers, police officers and the people working in cipher organizations on monthly benefit prescribed in Decision No. 142/2008/QD-TTg dated October 27, 2008 of the Prime Minister on policies applied to soldiers fought in Resistance War against the American Empire to Save the Nation with under-20 year experience in the army that was demobilized; Decision No. 38/2010/QD-TTg dated May 6, 2010 of the Prime Minister on amendments to Decision No. 142/2008/QD-TTg dated October 27, 2008 of the Prime Minister on policies applied to soldiers fought in Resistance War against the American Empire to Save the Nation with under-20 year experience in the army that was demobilized; Decision No. 53/2010/QD-TTg dated August 20, 2010 of the Prime Minister on policies applied to officials and Peoples’ Public Security soldiers fought in Resistance War against the American Empire to Save the Nation with under-20 year experience in the Public Security that was demobilized; and Decision No. 62/2011/QD-TTg dated November 9, 2011 of the Prime Minister on policies applied to people fought in the Ward to Save the Nation, fulfilled international duties in Cambodia and Laos after April 30, 1975 that was demobilized or ceased work.
5. The employers prescribed in Clause 3 Article 2 of the Law on Social insurance.
6. Agencies, organizations, and individuals involved in compulsory social insurance.
Chapter II
TYPES OF COMPULSORY SOCIAL INSURANCE
Section 1. MATERNITY BENEFIT FOR FEMALE EMPLOYEES AS SURROGATE MOTHERS AND INTENDED MOTHERS
Article 3. Maternity benefit for female employees as surrogate mothers
The maternity benefit for female employees prescribed in Clause 1 Article 35 of the Law on Social insurance as follows:
1. Each female employee as surrogate mother (hereinafter referred to as the surrogate mother) who is contributing to the fund of sickness and maternity of the compulsory social insurance shall be entitled to take leaves for 5 prenatal check-ups, one day for each check-up; the employee who lives far from health facilities or have pathological signs or abnormal pregnancy is entitled to take a two-day leave for each prenatal check-up.
The leave period specified in this Clause shall be counted in working days, excluding public holidays, New Year holidays and weekly days off.
2. Each surrogate mother who is contributing to the fund of sickness and maternity of the compulsory social insurance shall be entitled to take a maternity leave as prescribed by a competent health establishment when getting miscarriage, abortion, stillbirth or pathological abortion. The maximum leave period is:
a) 10 days, for pregnancy of under 5 weeks;
b) 20 days, for pregnancy of between 5 weeks and under 13 weeks;
c) 40 days, for pregnancy of between 13 weeks and under 25 weeks;
d) 50 days, for pregnancy of 25 weeks or longer.
The maternity leave period specified in this Article is inclusive of public holidays, New Year holidays and weekly days off.
3. When a surrogate mother gives childbirth and satisfies all requirements prescribed in Clause 2 or Clause 3 Article 31 of the Law on social insurance, she shall be entitled to the following benefit:
a) A lump-sum benefit equaling 2-month base salary for each child in the month of childbirth;
b) The maternity leave until the time of relinquishing the child to the intended mother, with the leave period not exceeding the period prescribed in Clause 1 Article 34 of the Law on Social insurance;
In case the maternity leave period from the date of childbirth to the time of relinquishing the child is shorter than 60 days, the surrogate mother is entitled to continue enjoying the maternity benefit until such leave period reaches full of 60 days, including public holidays, New Year holidays and weekly days off.
The time relinquishing the child to the intended mother is the time mentioned in the document certifying the time relinquishing the child between the surrogate mother and the intended mother.
c) Each surrogate mother whose health has not yet recovered within the first 30 working days after the maternity leave period specified in Clause 2, Point b Clause 3 of this Article, is entitled to take leave for convalescence and health rehabilitation as prescribed in Article 41 of the Law on Social insurance, unless she terminates the labor contract or quit job before the time of childbirth.
4. When the surrogate mother gives birth, her husband, who is currently paying compulsory social insurance to the fund of sickness and maternity social insurance whose is entitled to a maternity leave as prescribed in Clause 2 Article 34 of the Law on Social insurance.
5. The maternity benefit levels for the surrogate mother shall be granted as prescribed in Article 39 of the Law on Social insurance and determined according to the average of salaries of 6 months preceding the leave on which social insurance is paid.
If the surrogate mother has paid social insurance for only under 6 months, the benefit level under the maternity benefit specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article is the average of salaries of the months for which social insurance has been paid.
6. The maternity leave period of 14 working days or longer in a month shall be regarded as a period of social insurance payment. During this period, the surrogate and the employer are not required to pay social insurance.
If the surrogate mother terminates the labor contract or quits job before her childbirth, the maternity leave period shall not be regarded as a period of social insurance payment.
Article 4. Maternity benefit for female employees as intended mothers
The maternity benefit for the female employee as intended mother (hereinafter referred to as intended mother) prescribed in Clause 2 Article 35 of the Law on Social insurance as follows:
1. If the intended mother has paid compulsory social insurance to the fund of sickness and maternity for 6 months or longer within 12 months until the time of receiving the child, she is entitled to the following regimes:
a) A lump-sum payout equaling 2-month base salary for each child in the month of childbirth if the surrogate mother fails to pay compulsory social insurance premiums or satisfy requirements prescribed in Clause 3 Article 3 of this Decree;
If the surrogate mother and the intended mother do not pay compulsory social insurance or do not satisfy requirements prescribed in Clause 3 Article 3 of this Decree, the husband of the intended mother, who is paying compulsory social insurance to the fund of sickness and maternity shall be entitled to a lump-sum payout equaling 2-month base salary in the month of childbirth.
b) Taking maternity leave from the time of receiving child until the child is 6 months of age. If the intended mother has twins or more infants, she is entitled to an additional leave of 1 month for each infant from the second child;
If the intended does not take leave under Clause 4 of this Article, she is entitled to not only his/her salary but also the maternity benefit as prescribed.
c) In case the intended mother dies or her health declines that makes her unable to care for the child when the child is not enough 6 months of age, as certified by a competent health facility, the father or the direct fosterer is entitled to a maternity leave for the remaining period applicable to the mother as specified in Point b of this Clause;
d) If the father or the direct fosterer who is covered by social insurance does not take leave under Point c of this Clause is entitled to not only his/her salary but also the maternity benefit for the remaining period applicable to the mother as specified in Point b of this Clause;
dd) After childbirth, if an under-6-month child dies, the intended mother is entitled to take maternity leave as prescribed in Clause 3 Article 34 of the Law on Social insurance.
2. The maternity benefit levels for the intended mother shall be granted as prescribed in Article 39 of the Law on Social insurance and determined according to the average of salaries of 6 months preceding the leave on which social insurance is paid.
3. The maternity leave period of 14 working days or longer in a month shall be regarded as a period of social insurance payment. During this period, the intended mother and the employer are not required to pay social insurance.
If the intended mother terminates the labor contract or quits job before the time of receiving child, the maternity leave period shall not be regarded as a period of social insurance payment.
Article 5. Procedures for maternity benefit claim applicable to surrogate mothers and intended mothers
1. A claim for maternity benefit applicable to surrogate mother getting prenatal check-ups, miscarriage, abortion, stillbirth or pathological abortion includes:
a) A certificate of maternity leave eligible for social insurance benefit in case of outpatient treatment, or an original or a copy of the hospital discharge paper, in case of inpatient treatment;
b) The list of employees taking maternity leave made by the employer.
2. A claim for maternity benefit applicable to surrogate mother upon her childbirth includes:
a) A copy of the agreement on altruistic gestational surrogacy prescribed in Article 96 of the Law on marriage and families 2014; a document certifying the time of relinquishing the child between the intended mother and the surrogate mother;
b) A copy of the birth registration certificate or birth certificate of the child;
c) The list of employees taking maternity leave made by the employer;
d) A copy of the child’s death certificate, in case the child dies whereas the maternity leave period is shorter than 60 days;
dd) A copy of the mother’s medical record or hospital discharges paper in case the child dies after birth without being granted the birth certificate;
e) A copy of the surrogate mother’s death certificate, in case the mother dies in childbirth;
g) A competent health facility’s document certifying that the surrogate mother has to take leave for pregnancy care.
3. A claim for convalescence and health rehabilitation benefit after maternity leave applicable to the surrogate mother shall be made as prescribed in Article 103 of the Law on Social insurance.
4. A claim for maternity benefit applicable to the intended mother upon the childbirth includes:
a) A copy of the agreement on altruistic gestational surrogacy prescribed in Article 96 of the Law on marriage and families 2014; a document certifying the time of relinquishing the child between the intended mother and the surrogate mother;
b) A copy of the birth registration certificate or birth certificate of the child;
c) The list of employees taking maternity leave made by the employer;
e) A copy of the intended mother’s death certificate, in case the mother dies in childbirth;
dd) A document certifying that the intended mother’s declining health making her unable to care for the child issue by a competent health facility;
e) A copy of the child’s death certificate, in case the child dies whereas he/she is not enough 6 months of age.
5. Each claim for maternity benefit applicable to the surrogate mother’s husband shall be prescribed in Clause 4 Article 101 of the Law on Social insurance as follows.
6. The claim pay for maternity benefit applicable to the surrogate mother and the intended mother shall be implemented as prescribed in Article 102 of the Law on Social insurance.
a) The employee shall submit the claim prescribed in Point a Clause 1, Points a, c, d, dd, e and g Clause 2 and Points a, b, d, dd and e Clause 4 and Clause 5 of this Article to the employer within 45 days from the first day at work after leave.
If the employee terminates the labor contract or quits job before the childbirth or the time of receiving child, he/she shall submit the claim and present the social insurance book to the social security agency at his/her residence.
b) Within 10 days from the date on which the adequate claim is received, the employer must prepare the claim prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article and submit it to the social security agency.
c) The social security agency shall pay benefit to the employee within 10 days from the date on which the adequate claim is received from the employer. Within 5 working days from the date on which the adequate claim is received from the employee who terminates the labor contract or quits job before the childbirth or the time of receiving child, the social security agency shall pay benefit to the employee.
If the application is rejected, they must provide explanation in writing.
7. If the social insurance agency fails to pay benefit by the prescribed deadline, the Article 116 of the Law on Social insurance shall apply.
Section 2. RETIREMENT BENEFIT
Article 6. Conditions for pension enjoyment
1. Each employee who is 50 years of age or older and has paid social insurance for 20 years or longer, including 15 years working in coal mines shall be entitled to a pension as prescribed in Point c Clause 1 Article 54 of the Law on Social insurance. The coal-mine works shall be prescribed in by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.
2. Each employee who is infected with HIV/AIDS due to occupational risks and has paid social insurance for 20 years or longer shall be entitled to a pension.
Article 7. Monthly pension
The monthly pension prescribed in Article 56 of the Law on Social insurance as follows:
1. The monthly pension of an employee equals his monthly pension rate multiplied by (x) the average monthly salary as the basis for social insurance payment.
2. The monthly pension rate of the employee who fully satisfies the conditions for pension prescribed in Article 54 of the Law on Social insurance shall be determined as follows:
a) From January 1, 2016 until January 1, 2018, each retired employee shall be entitled to a monthly pension rate of 45% equivalent to 15 years of social insurance payment, which shall be added with 2%, for male employees, or 3%, for female employees, for each additional year of social insurance payment provided that the maximum rate is 75%.
b) From January 1, 2018, each retired female employee shall be entitled to a monthly pension rate of 45% equivalent to 15 years of social insurance payment, which shall be added with 2% for each additional year of social insurance payment provided that the maximum rate is 75%;
c) From January 1, 2018, each retired male employee shall be entitled to a monthly pension rate of 45% equivalent to the number of years of social insurance payment in the below table, which shall be added with 2% for each additional year of social insurance payment provided that the maximum rate is 75%.
Retired year |
Number of years of social insurance payment corresponding to the pension rate of 45% |
2018 |
16 years |
2019 |
17 years |
2020 |
18 years |
2021 |
19 years |
From 2022 |
20 years |
3. The statutory retirement ages as the basis for determination of the number of years of early retirement on which a decrease in pension rate prescribed in Clause 3 Article 56 of the Law on Social insurance shall be based as follows:
a) The statutory retirement ages of employees, in the normal working condition prescribed in Point a Clause 1 Article 54 of the Law on Social insurance, shall be 60 years of age for males and 55 years of age for females;
b) The statutory retirement ages of employees, in the heavy, harmful or dangerous working condition or extremely heavy, harmful or dangerous working condition or in areas with a region-based allowance coefficient of 0.7 or higher, shall be 55 years of age for males and 50 years of age for females;
c) The statutory retirement age of employees working in coal mines prescribed in Clause 1 Article 6 of this Decree shall be 50 years of age;
d) If the day and the month of birth of an employee are unidentifiable according to his/her documents, the January 1st of his/her year of birth shall be based to determine the number of years of early retirement.
Article 8. Lump-sum social insurance payout
1. Each employee defined in Clause 1 and Clause 2 Article 2 of this Decree is entitled to a lump-sum social insurance payout upon request if they fall in any of the following cases:
a) He/she reaches the statutory retirement age specified Clauses 1, 2 and 4 Article 54 of the Law on Social insurance but has paid social insurance for under 20 years or he/she reaches the statutory retirement age specified Clause 3 Article 54 of the Law on Social insurance but has paid social insurance for under 15 years and does not continue paying voluntary social insurance;
b) He/she has not paid social insurance for under 20 years and does not continue paying social insurance after 1-year work ceasing.
c) He/she settles abroad;
d) He/she suffers a fatal disease, such as cancer, poliomyelitis, dropsy cirrhosis, leprosy, serious tuberculosis, HIV infection progressing into AIDS, or other diseases as prescribed by the Ministry of Health;
2. The lump-sum social insurance payout shall be calculated based on the number of years of social insurance payment; for each year of payment they are entitled to:
a) 1.5-month average monthly salary as the basis for social insurance payment, for the years of payment prior to 2014;
b) 2-month average monthly salary as the basis for social insurance payment, for the years of payment since 2014;
c) In case the period of social insurance payment (hereinafter referred to as payment period) is under 1 year, the social insurance benefit must equal the paid amount but must not exceed 2-month average monthly salary as the basis for social insurance payment.
3. The lump-sum social insurance payout prescribed in Clause 2 of this Article is exclusive of the State’s monetary support for payment of voluntary social insurance, except the case specified at Point d, Clause 1 of this Article.
4. The time for claiming the lump-sum payout is the time stated in decisions of social security agencies.
5. The claim for lump-sum social insurance payout shall be prescribed in Article 109 and Clauses 3 and 4 Article 110 of the Law on Social insurance.
Article 9. Average monthly salary as the basis for social insurance payment for determination of pension or lump-sum benefit
Average monthly salary as the basis for social insurance payment for determination of pension and lump-sum benefit prescribed in Article 62 of the Law on Social insurance (hereinafter referred to as average monthly salary) shall be determined as follows:
1. Each employee subject to the State-prescribed salary regime and having the entire period of social insurance payment under this salary regime, his/her payment period shall be determined as follows:
a) The last 5 years prior to retirement if he/she begins paying social insurance before January 1, 1995;
b) The last 6 years prior to retirement if he/she begins paying social insurance between January 1, 1995 and December 31, 2000;
c) The last 8 years prior to retirement if he/she begins paying social insurance between January 1, 2001 and December 31, 2006;
d) The last 10 years prior to retirement if he/she begins paying social insurance between January 1, 2007 and December 31, 2015;
dd) The last 15 years prior to retirement if he/she begins paying social insurance between January 1, 2016 and December 31, 2019;
e) The last 20 years prior to retirement if he/she begins paying social insurance between January 1, 2020 and December 31, 2024;
g) The entire payment period if he/she begins paying social insurance from January 1, 2025.
2. Each employee who has the entire payment period the employer-decided salary regime, the average monthly salary as the basis for social insurance payment of the entire period shall apply.
3. Each employee who have both a payment period under the State-prescribed salary regime and a payment period under the employer-decided salary regime, the average monthly salary as the basis for social insurance payment of these periods shall apply, which for the payment period under the State-prescribed salary regime specified in Clause 1 of this Article shall begin from the time of paying compulsory social insurance. If the above payment period is shorter than the periods prescribed in Clause 1 of this Article, the average month salary of the former period shall still apply.
4. When an employee having a payment period of 15 years or longer according to the salary paid for any of the following jobs changes to another job having lower salary for which the social insurance is paid, his/her monthly average salary as the basis for pension equals the highest salary in the jobs prescribed in the below Point a or the salary paid before changing new job corresponding to the number of years prescribed in Clause 1 of this Article:
a) Extremely heavy, hazardous or dangerous jobs and heavy, hazardous or dangerous jobs in the pay scale and salary scale set by the State;
b) Officers or professional soldiers in the people's army, professional and technical officers in the people's police, cipher officers who are salaried like people's army or police personnel before switching to work in agencies, organizations, units or enterprises where they are subject to the salary regime set by the State.
5. Each employee having the payment period applied the salary regime by the State before October 1, 2004 that claims for social insurance from January 1, 2016 shall have his/her monthly salary as the basis for social insurance payment changed to the salary regime regulations at the work ceasing time.
6. When an employee that is subject to the salary regime set by the State and has paid social insurance including seniority pay changes to another job not entitled to seniority pay and the monthly salary as the basis for social insurance payment for pension determination does not include seniority pay, his/her average monthly salary as the basis for social insurance payment at the retirement time plus seniority pay(if eligible), corresponding to the payment period, may be changed to the salary regime prescribed in the retirement time for the pension determination.
In case the employee changing to another job is entitled to a seniority pay and his/her monthly salary as the basis for social insurance payment includes such seniority pay, the monthly salary as the basis for social insurance payment for pension determination shall comply with Clause 1 of this Article.
Article 10. Adjustment of salaries for which social insurance have been paid
The adjustment of salaries for which social insurance premiums have been paid prescribed in Article 63 of the Law on Social insurance shall be prescribed as follows:
1. Salaries for which social insurance payment premiums have been paid for calculation of the average monthly salary as the basis for social insurance payment for employees subject to salary regime set by the State shall be adjusted based on the basic salary at the time of enjoying the retirement regime, for employees paying social insurance premiums prior to January 1, 2016.
Each employee starting participating in social insurance from January 1, 2016 shall have his/her monthly salaries for which social insurance have been paid adjusted for calculation of the monthly salary as the basis for social insurance payment as prescribed in Clause 2 of this Article.
2. Salaries for which social insurance premiums have been paid for calculation of the average monthly salary as the basis for social insurance payment applicable to employees subject to salary regime set by employers shall be adjusted as follows:
Post-adjusting monthly salary as the basis for social insurance payment of a year |
= |
Monthly salary as the basis for social insurance payment applicable to an employee subject to salary regime set by employer of the year |
x |
Adjusting rate of salaries for which social insurance have been paid of the year |
a) The adjusting rate of salaries for which social insurance have been paid shall be calculated according to the average consumer price index (CPI) of the year in the below formula:
Adjusting rate of salaries for which social insurance have been paid in the year t |
= |
Average CPI of the year preceding the year of claiming social insurance (compared with the average CPI of 100% of 1994) |
Average CPI of the year t (compared with the average CPI of 100% of 1994) |
Where:
- t is any of years in the adjustment period;
- The adjusting rate of salaries for which social insurance has been paid of the year t shall be rounded to two decimal places and the lowest rate is 1 (one)
b) The adjusting rate of salaries for which social insurance have been paid of the years prior to 1995 shall equal the adjusting rate of salaries for which social insurance have been paid of 1994.
3. Annually, the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall promulgate regulations on adjustment rate of salaries for which social insurance have been paid applicable to employees subject to salary regime set by employers as prescribed in Clause 2 of this Article and the annual average CPI announced by General Statistics Office of the Ministry of Planning and Investment.
Article 11. Retirement benefit for employees paying voluntary social insurance
Retirement benefit for each employee paying voluntary social insurance prescribed in Article 71 of the Law on Social insurance as follows:
1. The period over which the retirement benefit is paid is total payment periods of voluntary and compulsory social insurance.
2. Each employee having a total payment period of voluntary and compulsory social insurance of 20 years or longer shall have the standard retirement age of 60 years of age for male and 55 years of age for female, excluding the cases prescribed in Clause 5 of this Article.
3. The monthly pension of an employee equals his monthly pension rate multiplied by (x) the average monthly income as the basis for social insurance payment prescribed in Clause 4 of this Article.
4. The average monthly income as the basis for social insurance payment for determination of pension and lump-sum allowance shall be:
Average monthly income as the basis for compulsory social insurance payment Average monthly income as the basis for compulsory social insurance payment
Total number of months over which voluntary social insurance is paidTotal number of months over which voluntary social insurance is paid
Total number of months over which compulsory social insurance is paidTotal number of months over which compulsory social insurance is paid
Average monthly income as the basis for social insurance payment |
= |
Total monthly income as the basis for voluntary social insurance payment |
+ |
Average monthly income as the basis for compulsory social insurance payment |
x |
Total number of months over which compulsory social insurance is paid |
||||||||
|
|
|||||||||||||
Total number of months over which voluntary social insurance is paid | ||||||||||||||
+ |
Total number of months over which compulsory social insurance is paid |
|||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
Where:
- The average monthly salary as the basis for compulsory social insurance payment shall be calculated as prescribed in Article 9 of this Decree.
- The average monthly salary as the basis for voluntary social insurance payment shall be the monthly income for which the voluntary social insurance has been paid which is adjusted as prescribed in Clause 2 Article 79 of the Law on Social insurance.
5. Regarding each employee having paid compulsory social insurance for 20 months or longer:
a) His/her standard retirement shall be prescribed in Clauses 1, 2 and 4 of Article 54 and Article 55 of the Law on Social insurance and Article 6 of this Decree;
b) His/her lowest monthly pension shall equal the base salary, excluding entity prescribed in Point e Clause 1 Article 2 of this Decree.
6. The lump-sum benefit upon retirement shall be calculated as prescribed in Article 58 of the Law on Social insurance, each year of social insurance payment in excess of the number of years corresponding to the 75% pension rate shall be expressed as 0.5 month of the average monthly salary as the basis for social insurance payment prescribed in Clause 4 of this Article.
7. The lump-sum social insurance payout for employees shall be prescribed in Article 8 of this Decree. The lump-sum social insurance payout shall be calculated according to the average monthly salary as the basis for social insurance payment prescribed in Clause 4 of this Article.
Section 3. SURVIVORS BENEFIT
Article 12. Survivors benefit for relatives of employees paying voluntary social insurance
The survivors benefit for relatives of an employee paying voluntary social insurance prescribed in Article 71 of the Law on Social insurance shall be prescribed as follows:
1. The period over which the survivor benefit is paid is total payment periods of voluntary and compulsory social insurance.
2. When any of the following employees dies, the persons who take charge of their funeral are entitled to a lump-sum funeral benefit worth 10-month base salary:
a) The employee who has paid compulsory social insurance for 12 months or longer;
b) The employee who has paid both compulsory and voluntary social insurance for 60 months or longer;
c) The employee who dies of a labor accident or an occupational disease or dies during treatment due to a labor accident or an occupational disease;
d) The person who is on pension or monthly labor accident or occupational disease benefit and has ceased working.
3. When the persons defined in Clause 2 of this Article are declared dead by the court, their relatives are entitled to the funeral benefit worth 10-month base salary in the month of declaration.
4. When an employee defined in any of the following cases, dies, his/her relatives meeting requirements prescribed in Clause 2 and Clause 3 Article 67 of the Law on Social insurance are entitled to a monthly survivor benefit:
a) He/she has paid social insurance for 15 years or longer;
If the employee has only paid social insurance for 14 years and 6 months or longer but not enough 15 years, his/her relatives may continue paying the social insurance to the fund of retirement and survivorship with the premium equaling 22% of the employee’s monthly salary as the basis for social insurance payment before his/her death;
b) He/she dies of a labor accident or an occupational disease or dies during treatment due to a labor accident or an occupational disease;
c) He/she is on monthly labor accident or occupational disease benefit for their working capacity decrease of 61% or more;
d) He/she is on pension and his/her period of compulsory social insurance payment is 15 years or longer.
The levels of monthly survivor benefit shall be prescribed in Article 68 of the Law on Social insurance.
5. Relatives of the employee defined in Clause 1 of this Article who are entitled to a lump-sum survivor benefit include:
a) The employee does not fall in any of the cases in Clause 4 of this Article;
b) The employee falls in one of the cases specified in Clause 4 of this Article but have no relative eligible for the monthly survivor benefit as defined in Clause 2 and Clause 3 Article 67 of the Law on Social insurance;
c) His/her relatives who are entitled to the monthly survivor benefit as defined in Clause 2 and Clause 3 Article 67 wish to receive a lump-sum survivor benefit, except under-6 children, children or spouses suffering a working capacity decrease of 81% or more.
6. Levels of lump-sum survivor benefit:
a) The lump-sum survivor benefit for relatives of an employee who is paying social insurance or of an employee who has his/her period of social insurance premium payment preserved shall be calculated as prescribed in Clause 1 Article 70 of the Law on Social insurance and the average monthly income mentioned in Clause 4 Article 11 of this Decree.
b) The lump-sum survivor benefit for relatives of dead pensioners shall be calculated as prescribed in Clause 2 Article 70 of the Law on Social insurance.
c) The lump-sum survivor benefit for relatives of an employee who is on monthly labor accident or occupational disease benefit for their working capacity decrease of 61% or more and has not claimed a lump-sum social insurance payout shall be prescribed similarly to an employee who has his/her period of social insurance premium payment preserved.
The lump-sum survivor benefit for an employee who is on monthly labor accident or occupational disease benefit and claimed a lump-sum social insurance payout shall equal 3-month labor accident or occupational disease benefit.
Article 13. Survivor benefit for persons on monthly pension, working capacity loss benefit, labor accident or occupational disease benefit and survivor benefit
1. If a person on pension before January 1, 2016 dies from January 1, 2016, the persons who take charge of his/her funeral are entitled to a lump-sum funeral benefit worth 10-month base salary determined in the month when he/she dies, and his/her relatives are entitled to monthly survivor benefit or a lump-sum benefit as prescribed in Section 5 Chapter III of the Law on Social insurance and Section 3 Chapter II of this Decree.
2. If a person on monthly benefit of working capacity loss before January 1, 2016 dies from January 1, 2016:
a) The persons who take charge of his/her funeral are entitled to a lump-sum funeral benefit worth 10-month base salary determined in the month when he/she dies;
b) His/her relatives prescribed in Clause 2 Article 67 of the Law on Social insurance shall be entitled to monthly survivor benefit as prescribed in Article 68 of the Law on Social insurance. If the person has no relative eligible for the monthly survivor benefit, the relatives shall be entitled to a lump-sum survivor benefit equaling 3-month working capacity loss benefit before his/her death.
3. If a person on monthly labor accident or occupational disease benefit ceases his/her work before January 1, 2016 and dies from January 1, 2016, the persons who take charge of his/her funeral are entitled to a lump-sum funeral benefit worth 10-month base salary determined in the month when he/she dies, and his/her relatives are entitled to survivor benefit as follows:
c) Upon the death of a person who is on monthly labor accident or occupational disease benefit for their working capacity decrease of 61% or more, his/her relatives meeting requirements prescribed in Clause 2 and Clause 3 Article 67 of the Law on Social insurance shall be entitled to monthly survivor benefit;
b) Upon the death of a person who is on monthly labor accident or occupational disease benefit other than the entity prescribed in Point a of this Clause and has paid social insurance but has not claimed a lump-sum social insurance payout, the survivor benefit shall be implemented similarly to a person who has his/her period of social insurance premium payment preserved before the death.
4. Upon the death of a person who is on both monthly pension and labor accident or occupational disease, his/her relatives shall be entitled to survivor benefit similarly to the benefit for a dead person who is on pension.
5. Each under-18 relative who is on monthly survivor benefit before January 1, 2016 shall continue receiving monthly survivor benefit until 18 years of age, unless he/she suffers decreased work capacity of 81% or higher.
Article 14. Monthly survivor benefit for other relatives and lump-sum survivor benefit
1. An under-18 relative other than the persons prescribed in Point d Clause 2 Article 67 of the Law on Social insurance shall be eligible for monthly survivor benefit until 18 years of age, regardless of his/her decreased work capacity of 81% or higher.
2. In case there are many relatives eligible for a lump-sum survivor benefit, they shall assign a representative receiving the survivor benefit in writing.
Chapter III
SOCIAL INSURANCE FUND
Article 15. Levels and methods of payment of persons on spouse benefit in overseas Vietnamese representative missions
1. Each employee prescribed in Point g Clause 1 Article 2 of this Decree, during the spouse benefit in a Vietnamese representative mission, shall pay monthly premiums to the fund of retirement and survivor fund of social insurance as follows:
a) The monthly premium shall equal 22% of employee’ monthly salary for which the premium is paid, if the employee has paid compulsory social insurance in a certain period;
b) The monthly premium shall equal 22% of 2-month base salary, if the employee has not paid compulsory social insurance or has paid compulsory social insurance but he/she has received the lump-sum social insurance payout.
2. The payment applied to employees prescribed in Point g Clause 1 Article 2 of this Decree shall be made once every 3 months, every 6 months or every 12 months or in a lump sum.
3. The senior agencies or organizations of officials having spouses must:
a) Collect the premiums of compulsory social insurance from their spouses prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article to contribute to the fund of retirement and survivorship;
b) Carry out the procedures for social insurance registration prescribed in Clause 1 Article 97 and Clause 1 Article 99 of the Law on Social insurance.
Article 16. Suspension from payment of compulsory social insurance
Suspension from payment of compulsory social insurance prescribed in the Law on Social insurance is specified as follows:
1. The cases of suspension of payment to the fund of retirement and survivorship:
a) Suspend business operation in 1 month or longer because the employers meet with difficulties due to their structural or technical changes, or economic crisis or recession, or economic restructuring according to state policies or international commitments.
b) The employers meet with difficulties due to natural disasters, conflagration, epidemic diseases, or bad harvest.
2. Conditions for suspension of payment to the fund of retirement and survivorship:
Each employer, under any of the cases prescribed in Clause 1 of this Article and satisfying any of the following conditions, shall be entitled to suspend payment to the fund of retirement and survivorship:
a) Failing to provide works for employees, in which there are 50% or more of total employees determined before the business suspension that are subject to social insurance;
b) Suffering damage of 50% of total assets' value due to natural disasters, conflagration, epidemic diseases, or bad harvest (excluding land value).
3. Period of suspension of payment to the fund of retirement and survivorship:
a) The period of suspension of payment to the fund of retirement and survivorship not exceeding 12 months. In the period of suspension of payment to the fund of retirement and survivorship, the employer must still contribute to the fund of sickness and maternity and the fund of occupational accidents and occupational diseases.
The employer and the employee who is eligible for retirement and survivorship benefits or has the employment contract terminated shall make compensatory payment to the retirement and survivorship fund in order to provide the employee with benefits to which the employee is entitled during the suspension period.
b) Upon the expiration of suspension period prescribed in Point a of this Clause, the employer and the employee shall continue paying social insurance and make a supplementary payment for such suspension period, the supplementary amount shall not be charged late-payment interest prescribed in Clause 3 Article 122 of the Law on Social insurance.
4. The social security agency shall accept the suspension from payment to the fund of retirement and survivorship applied for by the employee and employer meeting requirements prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article. The time of suspension from payment to the fund of retirement and survivorship shall be from the month in which the written request for suspension submitted by the employer is received.
5. The suspension from social insurance payment applied to an employee on compulsory social insurance that is put in temporary detention shall be conducted as follows:
a) If an employee prescribed in Clause 1 Article 2 of this Decree who is put in temporary detention, the employee and his/her employer shall be entitled to suspend social insurance payment;
b) After the expiration of the temporary detention period, if the competent agency concludes that the employee suffers a miscarriage of justice; supplementary payment shall be made for the detention period.
In case the employee is an official, a civil servant, a public employee, a national defense worker, a public security worker or a person doing other jobs in a cipher organization, the employee and his/her employer must pay supplementary social insurance.
In other case, the supplementary payment shall be made by an authority responsible for compensation prescribed in the Law on State compensation liability through the employer;
c) The supplementary amount paid for the suspension period shall not be charged late-payment interest under Clause 3 Article 122 of the Law on Social insurance;
d) In case the competent authority finds the employee guilty, it is not required to make supplementary payment of social insurance for the temporary detention period.
6. Each guest worker prescribed in Clause 2 Article 2 of this Decree that loses job temporarily certified by the enterprise provide guest worker services, such unemployment period shall be entitled to suspension from payment to the fund of retirement and survivorship.
After the temporary unemployment, if the employee returns to work, he/she shall continue paying social insurance as prescribed without paying supplementary social insurance the temporary unemployment.
7. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall stipulate competence to and procedures for determination of number of employees on social insurance that in temporary unemployment and damaged asset value prescribed in Clause 2 of this Article.
Article 17. Monthly salary as the basis for compulsory social insurance payment
For each employee who pays social insurance premiums according to the salary regime by the employer, his monthly salary as the basis for social insurance payment prescribed in Clause 2 Article 89 of the Law on Social insurance shall be determined as follows:
1. From January 1, 2016 to December 31, 2017, the monthly salary as the basis for social insurance payment will be the salary plus salary-based benefit mentioned in the labor contract as prescribed in the labor law.
2. From January 1, 2016 to December 31, 2017, the monthly salary as the basis for social insurance payment will be the salary plus salary-based benefit mentioned in the labor contract as prescribed in the labor law.
3. The monthly salary as the basis for social insurance payment applied to each enterprise management receiving salary prescribed in Point dd Clause 1 Article 2 of this Decree will be the salary decided by the enterprise, other than managers in state-owned single member limited companies.
The monthly salary as the basis for social insurance payment applied to each manager of cooperatives receiving salary prescribed in dd Clause 1 Article 2 of this Decree will be the salary decided by the member’s meeting.
Article 18. Collection of monthly salary as the basis for compulsory social insurance payment in arrears
The collection of monthly salary as the basis for compulsory social insurance payment in arrears prescribed in Clause 4 Article 89 of the Law on Social insurance applied to employees and employers other than the cases prescribed in Clause 3 Article 122 of the Law on Social insurance shall be carried as follows:
1. The monthly salary as the basis for compulsory social insurance payment in arrears applied to employees and employers shall be collected in any of the following cases:
a) Increasing the monthly salary of an employee as the basis for social insurance payment
b) Making supplementary payment of social insurance which has not been paid by a guest worker.
2. The arrear amount of social insurance shall be determined as follows:
a) Regarding the cases prescribed in Clause 1 of this Article, the arrear amount shall not be charged the late-payment interest.
After 6 months from the date on which the decision on increase in monthly salary as the basis for social insurance payment or termination of the guest worker labor contract, the social insurance in arrears shall include the compulsory social insurance payable as prescribed and charged interest.
b) The interest equals the average interest rate of investment from the social insurance fund in the year preceding the year in which the arrears are collected.
3. The employer must fully pay social insurance, unemployment insurance, and insurance late-payment interest for an employee meeting requirements for social insurance claim or terminating labor contract to settle social insurance and unemployment insurance for the employee.
Article 19. Investment activities of the social insurance fund
1. Management Board of Vietnam Social Security shall decide and take responsibility for the forms of investment and investment structure of the social insurance to the Government at the request of social security agency.
2. Vietnam Social Security shall adopt measures for preservation and development of the social insurance fund according to the decision of the Management board of social insurance. The investment activities of the social insurance fund must be safe, effective and recoverable.
3. The profit from the investment activities of the social insurance fund shall be transferred to the social insurance fund and paid for administrative expenses of social insurance.
Chapter IV
TRANSITIONAL REGULATIONS
Article 20. Transitional regulations applicable to persons on monthly pension, working capacity loss benefit, labor accident or occupational disease benefit and monthly benefit before January 1, 2016
1. Each person on monthly pension, working capacity loss benefit, labor accident or occupational disease benefit, each official of communes ceasing work on monthly benefit, and each person who is no longer eligible for monthly benefit for working capacity loss and on monthly benefit before January 1, 2016 shall still comply with regulations before January 1, 2016 and their benefit shall be adjusted by the Government.
2. Any person prescribed in Clause 1 of this Article that is suspended from receiving social insurance payout before January 1, 2016 shall be entitled to continue receiving social insurance payout following the regulations before January 1, 2016.
Article 21. Region-based allowance applicable to persons eligible for social insurance payout
1. Regulated entities
a) Employees ceasing work that are eligible for a pension or a lump-sum social insurance payout or die from January 1, 2016 and have paid social insurance including region-based allowance before January 1, 2007;
b) Persons on monthly pension, working capacity loss benefit, labor accident or occupational disease benefit before January 1, 2016 who is on region-based allowance at their permanent residence.
2. Benefits
a) Each employee ceasing work who is eligible for a pension or a lump-sum social insurance payout from January 1, 2016 and has paid social insurance including region-based allowance, shall be entitled to receive, apart from pension and a lump-sum social insurance payout as prescribed, a lump-sum benefit corresponding to his/her payment period and premiums for region-based allowance in the social insurance.
If an employee having paid social insurance including region-based allowance dies from January 1, 2016 without receiving pension or a lump-sum social insurance payout, his/her relatives shall be entitled to receive both survivor benefit as prescribed and a lump-sum benefit corresponding to the payment period and premiums for region-based benefit in the social insurance.
b) Persons on monthly pension, working capacity loss benefit, labor accident or occupational disease benefit before January 1, 2016 who is on region-based allowance at their permanent residence shall be continue receiving their current allowance (not adjusting according to the base salary) until there are new regulations promulgated by the Government.
A person on monthly pension, working capacity loss benefit, labor accident or occupational disease benefit before January 1, 2016 who is on region-based allowance at his/her permanent residence but moving to another permanent residence shall be eligible for new region-based allowance from January 1, 2016; if the new permanent residence not eligible for region-based allowance, he/she may not receive any region-based allowance.
A person on monthly pension, working capacity loss benefit, labor accident or occupational disease benefit before January 1, 2016 who is not on region-based allowance at his/her permanent residence but moving to another permanent residence eligible for new region-based allowance from January 1, 2016; he/she still may not receive any region-based allowance.
3. Determination of lump-sum benefit:
Regarding the case prescribed in Point a Clause 2 of this Article, the lump-sum benefit shall be determined according to the period, rate of premiums paid to the fund of retirement and survivorship, coefficient of region-based allowance and the base salary at the payout time. The coefficient of region-based allowance shall be determined as follows:
a) Regarding the payment period from January 1, 1995 to December 31, 2006, the coefficient of region-based allowance as the basis for determination of the lump-sum benefit is the actual coefficient of region-based as the basis for the social insurance payment;
b) Regarding the working period before January 1, 1995, the coefficient of region-based allowance shall be determined according to each province and organization as prescribed in law on region-based allowance;
c) Regarding the serving period at the battlefield B, C before April 30, 1975 and at the battlefield K before August 31, 1989, the coefficient of region-based allowance of 0.7 for lump-sum allowance shall apply.
4. Funding for lump-sum allowance and region-based allowance granted to the entities prescribed in Clause 1 of this Article:
a) Government budget shall cover lump-sum benefit granted to persons having working period at the place eligible for region-based allowance before January 1, 1995; region-based allowance granted to persons on monthly pension, working capacity loss allowance, labor accident or occupational disease benefit ensured by government budget;
b) Social insurance fund shall cover lump-sum benefit granted to persons having working period from January 1, 1995 insurance region-based allowance; and region-based allowance granted to persons on monthly pension, working capacity loss benefit, labor accident or occupational disease benefit ensured by social insurance fund.
Article 22. Benefit for employees on sickness benefit due to diseases requiring long-term treatment before January 1, 2016
Each employee who is taking sick leave mentioned in the List of diseases requiring long-term treatment promulgated by the Ministry of Health and receiving sickness benefit before January 1, 2016 and continues receiving sickness benefit, the regulations on sickness benefit promulgated before January 1, 2016 shall continue applying.
Article 23. Determination of working period as the basis for social insurance payout before January 1, 1995
1. Each employee has a continuous working period in public service before January 1, 1995 but has not received severance pay or lump-sum benefit, or lump-sum social insurance payout, such period shall be considered as the period of social insurance payment. In particular:
a) Each employee has an uninterrupted working period in public service until January 1, 1995 but has not received severance pay or lump-sum benefit, or lump-sum social insurance payout, such period shall be considered as the period of social insurance payment;
b) Each employee has an interrupted working period or ceased work before January 1, 1995, his working period as the basis for social insurance payout shall apply to documents on determination of working period promulgated before January 1, 1995, other than Article 3 of Decree No. 66/CP dated September 30, 21993 of the Government on temporary regulations on social insurance benefits for the armed forces, Article 3 of Decree No. 43/CP dated June 22, 1993 of the Government on temporary regulations on social insurance; Article 54 of Charter of social insurance issued together with Decree No. 12/CP dated January 26, 1995; Article 49 of Charter of social insurance for commissioned officers, professional soldiers, non-commissioned officers, soldiers of People's Army and People’s Public security issued together with Decree No. 45/CP dated July 15, 1995 of the Government and Clause 4 Article 139 of the Law on Social insurance 2006.
c) Each person on the sick soldier benefit that has worked and paid social insurance shall be eligible for both sick soldier benefit and social insurance benefits. The period as the basis for social insurance payout shall be the period of social insurance payment, exclusive of the serving period as the basis for sick solider benefit.
2. Soldiers, people's polices demobilized before December 15, 1993 and then has worked in agencies, units and enterprises in economic sectors and has paid compulsory social insurance (including employees working in health stations in communes, kindergarten teachers or persons holding positions in communes before January 1, 1995 whose working period is expressed as the period of social insurance payment) and persons hired and employed workers without receiving benefit according to the following regulations shall have their period as the basis for social insurance payout added by their serving period in military or public security and the period of social insurance payment:
a) Decision No. 47/2002/QD-TTg dated April 11, 2002 of the Prime Minister on benefits for soldiers, national defenses workers fought for Resistance War Against France that are demobilized before December 31, 1960;
b) Point a Clause 1 Article 1 of Decision No. 290/2005/QD-TTg dated November 8, 2005 of the Prime Minister on benefits and policies applied to entities directly fought in Resistance War against the American Empire to Save the Nation without receiving any benefit or policy of the Communist Party and the State;
c) Decision No. 92/2005/QD-TTg dated April 29, 2005 of the Prime Minister on benefits for soldiers being minority ethnics in Military zone 7 or 9 that fought in the Resistance War against America and returned before January 10, 1982;
d) Decision No. 142/2008/QD-TTg dated October 27, 2008 of the Prime Minister on benefits for soldiers fought in the Resistance War against the American Empire to Save the Nation that has 20-year serving period in military that are demobilized;
dd) Decision No. 38/2010/QD-TTg dated May 6, 2010 of the Prime Minister on amendments to Decision No. 142/2008/QD-TTg dated October 27, 2008 of the Prime Minister on benefits for soldiers fought in the Resistance War against the American Empire to Save the Nation that have under-20-year serving period in military that are demobilized;
e) Decision No. 53/2010/QD-TTg dated August 20, 2010 of the Prime Minister on benefits for officers and soldiers of People's Public Security fought in the Resistance War Against America that have under-20-year serving in military that are demobilized;
g) Decision No. 62/2011/QD-TTg dated November 9, 2011 of the Prime Minister on policies applied to people fought in the Ward to Save the Nation and fulfilled international duties in Cambodia and Laos after April 30, 1975 that was demobilized.
Each soldier or people’s police demobilized from December 15, 1993 to December 31, 1994 that has not received severance pay or lump-sum benefit, demobilization benefit, lump-sum social insurance payout, his/her serving period in the people’s army or people's public security shall be included in the period as the basis for social insurance payout.
3. Each employee who has worked in public service but has ceased work from November 1, 1987 until January 1, 1995 because his/her employer fails to create vacancies and has not received severance pay or lump-sum social insurance payout but his/her name is still included in the list of employees in such employer until December 31, 1994, his previous working period shall be included in the period as the basis for social insurance payout.
4. Each employee on the public payroll of a regulatory agency, political organization, socio-political organization, state-owned enterprise or an armed force unit that is sent abroad for definite-term business or study trip, returned to Vietnam behind schedule or on schedule but his/her former employer fails to create vacancy for him/her and continues paying compulsory social insurance shall be considered as follows:
a) The working period in Vietnam before taking the business or study trip abroad and the permitted overseas period shall be included in the period as the basis for retirement or survivor benefit payout if the employee has not received severance pay, lump-sum benefit, demobilization benefit or lump-sum social insurance payout before January 1, 1995.
The determination of working period as the basis for social insurance payout before January 1, 1995 shall comply with Clauses 1, 2 and 3 of this Article;
b) The working period from January 1, 1995 shall be included in the period as the basis for social insurance payout if the employee has paid social insurance but has not received lump-sum social insurance payout or demobilization benefit.
5. Each guest worker, after returning to Vietnam, continues paying compulsory social insurance, his/her working period as the basis for social insurance payout shall comply with Clause 4 of this Article.
Each vocational student concluding a labor contract as specified in a Government's Agreement, his/her study period shall not be included in the working period as the basis for social insurance payout.
6. Clause 2 and Clause 5 of this Article shall not apply to persons who violate law abroad and are expelled or subject to a disciplinary action or be liable to imprisonment before January 1, 1995.
7. Each employee who has no original documents on working period before January 1, 1995 shall have his/her employer provided explanation for the loss, certified the employee's working and salary history, certified that the employee has not received severance pay or lump-sum benefit, and then the employer shall send report to the Ministry or agency in charge of central government or People’s Committee of the province for certification and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration.
Article 24. Benefits for person on monthly benefit having period of social insurance payment without social insurance payout
If an employee eligible for monthly benefit as prescribed in Decision No. 91/2000/QD-TTg and Decision No. 613/QD-TTg of the Prime Minister has a period of social insurance payment (excluding his/her working period over which work capacity loss benefit has been paid) that is eligible for a pension, he/she shall be eligible for a higher pension. If an employee has a period of social insurance payment ineligible for a pension, he/she may pay voluntary social insurance to receive a higher pension.
If an employee eligible for monthly benefit as prescribed in Decision No. 91/2000/QD-TTg and Decision No. 613/QD-TTg of the Prime Minister, he/she shall receive a lump-sum social insurance payout for the period over which social insurance is paid (excluding the working period for which the work capacity loss allowance has been paid).
Article 25. Benefits for employees receiving decision on work ceasing awaiting retirement benefit or monthly benefit
1. An employee having a period of 15 years or longer of social insurance payment and obtaining a decision or a certification of awaiting eligibility of statutory retirement age for pension before January 1, 2003, shall be eligible for a pension when he turns 60 years of age or she turns 55 years of age.
2. An official of commune holding a position having a period of 15 years or longer of social insurance payment and obtaining a decision or a certification of awaiting eligibility of statutory retirement age for pension before January 1, 2003, shall be eligible for monthly benefit by a social security agency when he turns 60 years of age or she turns 55 years of age.
Article 26. Converting salaries in foreign currency into Vietnamese dong for social insurance payment
Each employee having salary mentioned in the labor contract in foreign currency, the social insurance payment and social insurance recording shall be carried out as follows:
1. The monthly salary as the basis for social insurance payment in VND by converting the salary in foreign currency into VND according to the average exchange rate on the inter-bank foreign exchange market announced by the State bank of Vietnam on every January 2 and July 1. If the announcement date falls on a legal holiday, the exchange rate of the following date announced by the State bank of Vietnam shall apply.
2. Monthly salary as the basis for social insurance payment mentioned in the social insurance book is the salary in VND determined in Clause 1 of this Article.
Article 27. Transferring government funding to social insurance fund
1. Annually, government budget shall allocate an amount of funding to Vietnam Social Security for implementation of policies and benefits of social insurance, health insurance to entities eligible for pension and social insurance benefit before January 1, 1995, including:
a) Pension;
b) Monthly benefit for working capacity loss;
c) Benefits for rubber workers; monthly benefit for employees no longer eligible for benefit for working capacity loss;
d) Monthly labor accident or occupational disease allowance; attendance allowance;
dd) Allowance for purchase of orthopaedic devices;
e) Survivor benefit;
g) Funeral benefit;
h) Payment of health insurance;
i) Fees for medical assessment of decreased work capacity;
k) Region-based allowance;
l) Other expenses.
2. The State shall transfer an amount of funding to social insurance fund to pay social insurance for the entities prescribed in Article 23 of this Decree corresponding to their working period before January 1, 1995.
Article 28. Eligibility applied to employees for social insurance benefits before January 1, 2016
1. Each female employee giving birth or each employee adopting an under-6-month child before January 1, 2016 shall be eligible for benefits prescribed in regulations promulgated before January 1, 2016.
2. Each female employee who was born on December 31, 1970 and earlier and each male employee who was born on December 31, 1965 and earlier and obtain a conclusion of decreased work capacity of 61% or higher issued by a Medical Examination Council before January 1, 2016 that request a pension from January 1, 2016, the regulations on retirement benefit promulgated before January 1, 2016 shall apply.
3. Each employee who dies before January 1, 2016 shall be eligible for the survivor benefit prescribed in regulations promulgated before January 1, 2016 shall apply.
4. Each employee receiving social insurance benefit before January 1, 2016 shall keep eligible for the benefits prescribed in regulations promulgated before January 1, 2016.
Chapter V
IMPLEMENTATION
Article 29. Effect
1. This Decree comes into force from January 1, 2016, other than Point b Clause 1 Article 2 of this Decree which takes effect from January 1, 2018.
2. The following documents shall be annulled from the effective date of this Decree:
a) Decree No. 152/2006/ND-CP dated December 22, 2006 of the Government providing guidance on the Law on Social insurance on compulsory social insurance;
b) Decree No. 83/2008/ND-CP dated July 31, 2008 of the Government on adjustments to salary as the basis for social insurance payment applied to employees subject to salary regime set by employers;
c) Decree No. 122/2008/ND-CP dated December 4, 2008 of the Government on region-based allowance applied to person on monthly pension, working capacity loss benefit, labor accident or occupational disease benefit;
d) Decision No. 107/2007/QD-TTg dated July 13, 2007 of the Prime Minister on determination of period as the basis for social insurance benefits applied to officials, public employees, police officers, soldiers or workers on the public payroll of a regulatory agency, political organization, socio-political organization, state-owned enterprise or an armed force unit that is sent abroad for definite-term business or study trip but returned Vietnam behind schedule.
Article 30. Implementation
1. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide guidance on this Decree.
2. The Minister of Finance shall ensure the government budget for implementation of policies prescribed in Article 27 of this Decree.
3. Annually, Vietnam Social Security shall announce the average investment interest of social insurance fund of the previous year.
4. Annually, General Statistics Office affiliated to the Ministry of Planning and Investment shall inform the annual average consumer price index to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
5. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of the People’s Committees and relevant organizations or individuals shall implement this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ
Điều 4. Chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ
Điều 5. Thủ tục hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
Điều 6. Điều kiện hưởng lương hưu
Điều 7. Mức lương hưu hằng tháng
Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần
Điều 9. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
Điều 10. Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội
Điều 11. Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Điều 16. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Điều 17. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Điều 18. Truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Điều 14. Nghĩa vụ của công ty nhà nước về vốn và tài sản
Điều 12. Chi nhánh, văn phòng đại diện
Điều 13. Các đơn vị trực thuộc
Điều 6. Điều kiện hưởng lương hưu
Điều 7. Mức lương hưu hằng tháng
Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần
Điều 9. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
Điều 11. Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện