Chương IV Nghị định 115/2015/NĐ-CP: Quy định chuyển tiếp
Số hiệu: | 115/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 11/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 29/11/2015 | Số công báo: | Từ số 1155 đến số 1156 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc với các quy định về một số chế độ của BHXH bắt buộc như chế độ thai sản lao động nữ mang thai hộ, hưu trí, bảo hiểm xã hội một lần, tử tuất; Quỹ bảo hiểm xã hội;…được ban hành ngày 11/11/2015.
1. Một số chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc: chế độ thai sản, hưu trí, chế độ tử tuất
- Chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ
Theo Nghị định 115 chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ theo Khoản 1 Điều 35 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
+ Lao động nữ mang thai hộ đang đóng BHXH bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, trong thời gian mang thai được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa, có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
+ Lao động nữ mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền nhưng tối đa từ 10 đến 50 ngày tùy thai từ 05 đến 25 tuần tuổi. Thời gian nghỉ việc này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
+ Nghị định số 115/2015 quy định mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ theo Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội và được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ.
Trường hợp lao động nữ mang thai hộ đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2015/NĐ-CP là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
- Mức lương hưu hằng tháng
Nghị định số 115 hướng dẫn mức lương hưu hằng tháng tại Điều 56 của Luật BHXH như sau:
+Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
+ Nghị định 115/CP quy định tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội được tính như sau:
Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01/01/2016 đến trước ngày 01/01/2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;
Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
2. Quỹ Bảo hiểm xã hội
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
- Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo pháp luật ghi trong hợp đồng lao động.
- Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo pháp luật ghi trong hợp đồng lao động.
- Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 115/2015 là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty TNHH1TV nhà nước.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý điều hành HTX có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 115/2015/NĐ là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.
Nghị định 115 còn quy định chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ, thủ tục hưởng chế độ thai sản, BHXH một lần, chế độ tử tuất, tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc,… Nghị định số 115/2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tiền tuất hằng tháng, trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc, người đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động hiện đang hưởng trợ cấp hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì vẫn thực hiện theo quy định trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 và được điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Chính phủ.
2. Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này đang bị dừng hưởng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì việc giải quyết tiếp tục hưởng bảo hiểm xã hội thực hiện theo các quy định trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.
1. Đối tượng áp dụng
a) Người lao động nghỉ việc đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc bảo hiểm xã hội một lần hoặc chết kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, mà trước ngày 01 tháng 01 năm 2007 đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp khu vực;
b) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đang hưởng phụ cấp khu vực tại nơi đăng ký thường trú có phụ cấp khu vực.
a) Người lao động nghỉ việc đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, mà trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp khu vực, thì ngoài hưởng lương hưu hoặc bảo hiểm xã hội một lần theo quy định còn được hưởng trợ cấp một lần tương ứng với thời gian và số tiền phụ cấp khu vực đã đóng bảo hiểm xã hội.
Thân nhân của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp khu vực nhưng chưa hưởng lương hưu hoặc bảo hiểm xã hội một lần mà bị chết từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau thì ngoài trợ cấp tuất theo quy định còn được hưởng trợ cấp một lần tương ứng với thời gian và số tiền phụ cấp khu vực đã đóng bảo hiểm xã hội.
b) Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, thường trú tại nơi có phụ cấp khu vực thì được tiếp tục hưởng phụ cấp khu vực theo mức hiện hưởng (không điều chỉnh theo mức lương cơ sở) cho đến khi có quy định mới của Chính phủ.
Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 và hưởng phụ cấp khu vực tại nơi đăng ký thường trú mà từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thay đổi nơi thường trú và nhận lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng ở nơi có phụ cấp khu vực thì được hưởng mức phụ cấp khu vực theo mức phụ cấp khu vực tại nơi thường trú mới; trường hợp nơi thường trú mới không có phụ cấp khu vực thì thôi hưởng phụ cấp khu vực.
Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thường trú tại nơi không có phụ cấp khu vực và không hưởng phụ cấp khu vực mà từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thay đổi nơi thường trú và nhận lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng ở nơi có phụ cấp khu vực thì cũng không được hưởng phụ cấp khu vực.
3. Cách tính mức trợ cấp một lần:
Đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này thì mức trợ cấp một lần được tính theo thời gian, tỷ lệ đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, hệ số phụ cấp khu vực và mức tiền lương cơ sở tại thời điểm giải quyết. Hệ số phụ cấp khu vực được xác định như sau:
a) Đối với thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến 31 tháng 12 năm 2006 thì hệ số phụ cấp khu vực tính trợ cấp một lần là hệ số phụ cấp khu vực thực tế đã đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội;
b) Đối với thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì hệ số phụ cấp khu vực được tính theo hệ số phụ cấp khu vực của các địa phương, đơn vị theo quy định của pháp luật về phụ cấp khu vực;
c) Đối với thời gian công tác tại các chiến trường B, C trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 và chiến trường K trước ngày 31 tháng 8 năm 1989 thì được áp dụng mức phụ cấp khu vực hệ số 0,7 để tính trợ cấp một lần.
4. Nguồn kinh phí thực hiện chi trả chế độ trợ cấp một lần và phụ cấp khu vực đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này như sau:
a) Ngân sách nhà nước chi trả chế độ trợ cấp một lần đối với thời gian công tác ở nơi có phụ cấp khu vực trước ngày 01 tháng 01 năm 1995; chế độ phụ cấp khu vực đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng thuộc đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo;
b) Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả chế độ trợ cấp một lần đối với thời gian công tác từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở đi có đóng bảo hiểm xã hội bao gồm cả phụ cấp khu vực; chế độ phụ cấp khu vực đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng thuộc đối tượng do quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo.
Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành đang hưởng chế độ ốm đau trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 và từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 vẫn đang hưởng trợ cấp ốm đau thì được tiếp tục thực hiện chế độ ốm đau theo các quy định trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.
1. Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà được tính là thời gian công tác liên tục nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể:
a) Người lao động làm việc trong khu vực nhà nước liên tục công tác đến ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian làm việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động có thời gian công tác gián đoạn hoặc đã nghỉ việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì việc xác định thời gian công tác để tính hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ quy định tại Điều 3 của Nghị định số 66/CP ngày 30 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội đối với lực lượng vũ trang; Điều 3 của Nghị định 43/CP ngày 22 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội; Điều 54 của Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ; Điều 49 Điều lệ Bảo hiểm xã hội đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ và Khoản 4 Điều 139 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006.
c) Người đang hưởng trợ cấp bệnh binh, sau đó có thời gian tham gia công tác và đóng bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ bệnh binh còn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Thời gian tính hưởng bảo hiểm xã hội là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, thời gian công tác tính hưởng chế độ bệnh binh không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15 tháng 12 năm 1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm cả người làm việc tại y tế xã, phường, thị trấn, giáo viên mầm non hoặc người giữ các chức danh ở xã, phường, thị trấn trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đã được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội) và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động mà không hưởng chế độ trợ cấp theo quy định dưới đây thì được cộng nối thời gian công tác trong quân đội, công an trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội:
a) Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống Pháp đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ ngày 31 tháng 12 năm 1960 trở về trước;
b) Điểm a Khoản 1 Điều 1 của Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước;
c) Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân là người dân tộc ít người thuộc Quân khu 7, Quân khu 9, tham gia kháng chiến chống Mỹ, về địa phương trước ngày 10 tháng 01 năm 1982;
d) Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;
đ) Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;
e) Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương;
g) Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Trường hợp quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc từ ngày 15 tháng 12 năm 1993 đến ngày 31 tháng 12 năm 1994 mà chưa giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian tham gia quân đội, công an nhân dân được tính hưởng bảo hiểm xã hội.
3. Người lao động làm việc thuộc khu vực nhà nước, nghỉ chờ việc từ ngày 01 tháng 11 năm 1987 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức không sắp xếp, bố trí được việc làm, chưa giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 1994 vẫn còn có tên trong danh sách lao động của đơn vị thì được tính thời gian công tác trước khi nghỉ chờ việc để tính hưởng bảo hiểm xã hội.
4. Người lao động thuộc biên chế của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang được cơ quan, đơn vị cử đi công tác, học tập, làm việc có thời hạn đã xuất cảnh hợp pháp ra nước ngoài, đã về nước nhưng không đúng hạn hoặc về nước đúng thời hạn nhưng đơn vị cũ không bố trí, sắp xếp được việc làm và đối tượng lao động xã hội được cử đi hợp tác lao động sau khi về nước tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được xem xét, giải quyết như sau:
a) Thời gian làm việc trong nước trước khi đi công tác, học tập, làm việc ở nước ngoài và thời gian ở nước ngoài trong thời hạn cho phép trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nếu chưa được giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp phục viên, xuất ngũ hoặc bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian đó được tính hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.
Việc tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Thời gian làm việc từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở đi, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần hoặc trợ cấp phục viên, xuất ngũ thì được tính hưởng bảo hiểm xã hội.
5. Đối tượng là lao động xã hội được cử đi hợp tác lao động sau khi về nước tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thời gian công tác tính hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều này.
Trường hợp học sinh học nghề chuyển sang hợp tác lao động theo Hiệp định Chính phủ thì thời gian học nghề không được tính là thời gian công tác hưởng bảo hiểm xã hội.
6. Không áp dụng quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này đối với các trường hợp vi phạm pháp luật ở nước ngoài bị trục xuất về nước hoặc bị kỷ luật buộc phải về nước hoặc bị phạt tù giam trước ngày 01 tháng 01 năm 1995.
7. Đối với trường hợp không còn hồ sơ gốc thể hiện quá trình công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì cơ quan quản lý người lao động giải trình lý do bị mất, xác nhận về quá trình công tác, diễn biến tiền lương, việc chưa nhận trợ cấp thôi việc, trợ cấp một lần báo cáo Bộ, ngành chủ quản ở Trung ương hoặc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận và có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, quyết định.
Người lao động có đủ điều kiện hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg và Quyết định số 613/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội (không bao gồm thời gian công tác đã được tính hưởng trợ cấp mất sức lao động) đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được hưởng một chế độ có mức hưởng cao hơn. Đối với người lao động chưa đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu, nếu có nguyện vọng thì được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng lương hưu với mức cao hơn.
Trường hợp người lao động hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg và Quyết định số 613/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì thực hiện giải quyết bảo hiểm xã hội một lần đối với thời gian đóng bảo hiểm xã hội (không bao gồm thời gian công tác đã được tính hưởng trợ cấp mất sức lao động).
1. Người lao động có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và có quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2003 thì được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
2. Cán bộ cấp xã giữ chức danh quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP của Chính phủ đã có quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng trợ cấp hằng tháng của cơ quan bảo hiểm xã hội thì được hưởng trợ cấp hằng tháng khi nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi.
Người lao động có tiền lương ghi trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ thì việc đóng bảo hiểm xã hội và ghi sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện như sau:
1. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng đồng Việt Nam trên cơ sở tiền lương bằng ngoại tệ được chuyển đổi bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm ngày 02 tháng 01 cho 06 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 07 cho 06 tháng cuối năm. Trường hợp trùng vào ngày nghỉ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa công bố thì lấy tỷ giá của ngày tiếp theo liền kề do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
2. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội ghi trong sổ bảo hiểm xã hội là tiền lương bằng đồng Việt Nam được tính theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Hằng năm, ngân sách nhà nước cấp đủ, kịp thời cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam khoản kinh phí để thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, bao gồm:
a) Lương hưu;
b) Trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
c) Trợ cấp công nhân cao su; trợ cấp hằng tháng đối với người hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động;
d) Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng; trợ cấp phục vụ;
đ) Cấp tiền để mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình;
e) Trợ cấp tuất;
g) Trợ cấp mai táng;
h) Đóng bảo hiểm y tế theo chế độ;
i) Phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động;
k) Phụ cấp khu vực;
l) Chi phí chi trả.
2. Nhà nước chuyển từ ngân sách một khoản kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội để đóng bảo hiểm xã hội cho thời gian làm việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đối với người quy định tại Điều 23 của Nghị định này.
1. Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì vẫn hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.
2. Người lao động nữ sinh từ ngày 31 tháng 12 năm 1970 trở về trước, nam sinh từ ngày 31 tháng 12 năm 1965 trở về trước và có kết luận của Hội đồng giám định y khoa bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà đề nghị được hưởng lương hưu kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì chế độ hưu trí được thực hiện theo quy định của pháp luật trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.
3. Người lao động chết trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì chế độ tử tuất thực hiện theo quy định của pháp luật trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.
4. Người lao động đủ điều kiện và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì vẫn thực hiện theo quy định của pháp luật trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Chapter IV
TRANSITIONAL REGULATIONS
Article 20. Transitional regulations applicable to persons on monthly pension, working capacity loss benefit, labor accident or occupational disease benefit and monthly benefit before January 1, 2016
1. Each person on monthly pension, working capacity loss benefit, labor accident or occupational disease benefit, each official of communes ceasing work on monthly benefit, and each person who is no longer eligible for monthly benefit for working capacity loss and on monthly benefit before January 1, 2016 shall still comply with regulations before January 1, 2016 and their benefit shall be adjusted by the Government.
2. Any person prescribed in Clause 1 of this Article that is suspended from receiving social insurance payout before January 1, 2016 shall be entitled to continue receiving social insurance payout following the regulations before January 1, 2016.
Article 21. Region-based allowance applicable to persons eligible for social insurance payout
1. Regulated entities
a) Employees ceasing work that are eligible for a pension or a lump-sum social insurance payout or die from January 1, 2016 and have paid social insurance including region-based allowance before January 1, 2007;
b) Persons on monthly pension, working capacity loss benefit, labor accident or occupational disease benefit before January 1, 2016 who is on region-based allowance at their permanent residence.
2. Benefits
a) Each employee ceasing work who is eligible for a pension or a lump-sum social insurance payout from January 1, 2016 and has paid social insurance including region-based allowance, shall be entitled to receive, apart from pension and a lump-sum social insurance payout as prescribed, a lump-sum benefit corresponding to his/her payment period and premiums for region-based allowance in the social insurance.
If an employee having paid social insurance including region-based allowance dies from January 1, 2016 without receiving pension or a lump-sum social insurance payout, his/her relatives shall be entitled to receive both survivor benefit as prescribed and a lump-sum benefit corresponding to the payment period and premiums for region-based benefit in the social insurance.
b) Persons on monthly pension, working capacity loss benefit, labor accident or occupational disease benefit before January 1, 2016 who is on region-based allowance at their permanent residence shall be continue receiving their current allowance (not adjusting according to the base salary) until there are new regulations promulgated by the Government.
A person on monthly pension, working capacity loss benefit, labor accident or occupational disease benefit before January 1, 2016 who is on region-based allowance at his/her permanent residence but moving to another permanent residence shall be eligible for new region-based allowance from January 1, 2016; if the new permanent residence not eligible for region-based allowance, he/she may not receive any region-based allowance.
A person on monthly pension, working capacity loss benefit, labor accident or occupational disease benefit before January 1, 2016 who is not on region-based allowance at his/her permanent residence but moving to another permanent residence eligible for new region-based allowance from January 1, 2016; he/she still may not receive any region-based allowance.
3. Determination of lump-sum benefit:
Regarding the case prescribed in Point a Clause 2 of this Article, the lump-sum benefit shall be determined according to the period, rate of premiums paid to the fund of retirement and survivorship, coefficient of region-based allowance and the base salary at the payout time. The coefficient of region-based allowance shall be determined as follows:
a) Regarding the payment period from January 1, 1995 to December 31, 2006, the coefficient of region-based allowance as the basis for determination of the lump-sum benefit is the actual coefficient of region-based as the basis for the social insurance payment;
b) Regarding the working period before January 1, 1995, the coefficient of region-based allowance shall be determined according to each province and organization as prescribed in law on region-based allowance;
c) Regarding the serving period at the battlefield B, C before April 30, 1975 and at the battlefield K before August 31, 1989, the coefficient of region-based allowance of 0.7 for lump-sum allowance shall apply.
4. Funding for lump-sum allowance and region-based allowance granted to the entities prescribed in Clause 1 of this Article:
a) Government budget shall cover lump-sum benefit granted to persons having working period at the place eligible for region-based allowance before January 1, 1995; region-based allowance granted to persons on monthly pension, working capacity loss allowance, labor accident or occupational disease benefit ensured by government budget;
b) Social insurance fund shall cover lump-sum benefit granted to persons having working period from January 1, 1995 insurance region-based allowance; and region-based allowance granted to persons on monthly pension, working capacity loss benefit, labor accident or occupational disease benefit ensured by social insurance fund.
Article 22. Benefit for employees on sickness benefit due to diseases requiring long-term treatment before January 1, 2016
Each employee who is taking sick leave mentioned in the List of diseases requiring long-term treatment promulgated by the Ministry of Health and receiving sickness benefit before January 1, 2016 and continues receiving sickness benefit, the regulations on sickness benefit promulgated before January 1, 2016 shall continue applying.
Article 23. Determination of working period as the basis for social insurance payout before January 1, 1995
1. Each employee has a continuous working period in public service before January 1, 1995 but has not received severance pay or lump-sum benefit, or lump-sum social insurance payout, such period shall be considered as the period of social insurance payment. In particular:
a) Each employee has an uninterrupted working period in public service until January 1, 1995 but has not received severance pay or lump-sum benefit, or lump-sum social insurance payout, such period shall be considered as the period of social insurance payment;
b) Each employee has an interrupted working period or ceased work before January 1, 1995, his working period as the basis for social insurance payout shall apply to documents on determination of working period promulgated before January 1, 1995, other than Article 3 of Decree No. 66/CP dated September 30, 21993 of the Government on temporary regulations on social insurance benefits for the armed forces, Article 3 of Decree No. 43/CP dated June 22, 1993 of the Government on temporary regulations on social insurance; Article 54 of Charter of social insurance issued together with Decree No. 12/CP dated January 26, 1995; Article 49 of Charter of social insurance for commissioned officers, professional soldiers, non-commissioned officers, soldiers of People's Army and People’s Public security issued together with Decree No. 45/CP dated July 15, 1995 of the Government and Clause 4 Article 139 of the Law on Social insurance 2006.
c) Each person on the sick soldier benefit that has worked and paid social insurance shall be eligible for both sick soldier benefit and social insurance benefits. The period as the basis for social insurance payout shall be the period of social insurance payment, exclusive of the serving period as the basis for sick solider benefit.
2. Soldiers, people's polices demobilized before December 15, 1993 and then has worked in agencies, units and enterprises in economic sectors and has paid compulsory social insurance (including employees working in health stations in communes, kindergarten teachers or persons holding positions in communes before January 1, 1995 whose working period is expressed as the period of social insurance payment) and persons hired and employed workers without receiving benefit according to the following regulations shall have their period as the basis for social insurance payout added by their serving period in military or public security and the period of social insurance payment:
a) Decision No. 47/2002/QD-TTg dated April 11, 2002 of the Prime Minister on benefits for soldiers, national defenses workers fought for Resistance War Against France that are demobilized before December 31, 1960;
b) Point a Clause 1 Article 1 of Decision No. 290/2005/QD-TTg dated November 8, 2005 of the Prime Minister on benefits and policies applied to entities directly fought in Resistance War against the American Empire to Save the Nation without receiving any benefit or policy of the Communist Party and the State;
c) Decision No. 92/2005/QD-TTg dated April 29, 2005 of the Prime Minister on benefits for soldiers being minority ethnics in Military zone 7 or 9 that fought in the Resistance War against America and returned before January 10, 1982;
d) Decision No. 142/2008/QD-TTg dated October 27, 2008 of the Prime Minister on benefits for soldiers fought in the Resistance War against the American Empire to Save the Nation that has 20-year serving period in military that are demobilized;
dd) Decision No. 38/2010/QD-TTg dated May 6, 2010 of the Prime Minister on amendments to Decision No. 142/2008/QD-TTg dated October 27, 2008 of the Prime Minister on benefits for soldiers fought in the Resistance War against the American Empire to Save the Nation that have under-20-year serving period in military that are demobilized;
e) Decision No. 53/2010/QD-TTg dated August 20, 2010 of the Prime Minister on benefits for officers and soldiers of People's Public Security fought in the Resistance War Against America that have under-20-year serving in military that are demobilized;
g) Decision No. 62/2011/QD-TTg dated November 9, 2011 of the Prime Minister on policies applied to people fought in the Ward to Save the Nation and fulfilled international duties in Cambodia and Laos after April 30, 1975 that was demobilized.
Each soldier or people’s police demobilized from December 15, 1993 to December 31, 1994 that has not received severance pay or lump-sum benefit, demobilization benefit, lump-sum social insurance payout, his/her serving period in the people’s army or people's public security shall be included in the period as the basis for social insurance payout.
3. Each employee who has worked in public service but has ceased work from November 1, 1987 until January 1, 1995 because his/her employer fails to create vacancies and has not received severance pay or lump-sum social insurance payout but his/her name is still included in the list of employees in such employer until December 31, 1994, his previous working period shall be included in the period as the basis for social insurance payout.
4. Each employee on the public payroll of a regulatory agency, political organization, socio-political organization, state-owned enterprise or an armed force unit that is sent abroad for definite-term business or study trip, returned to Vietnam behind schedule or on schedule but his/her former employer fails to create vacancy for him/her and continues paying compulsory social insurance shall be considered as follows:
a) The working period in Vietnam before taking the business or study trip abroad and the permitted overseas period shall be included in the period as the basis for retirement or survivor benefit payout if the employee has not received severance pay, lump-sum benefit, demobilization benefit or lump-sum social insurance payout before January 1, 1995.
The determination of working period as the basis for social insurance payout before January 1, 1995 shall comply with Clauses 1, 2 and 3 of this Article;
b) The working period from January 1, 1995 shall be included in the period as the basis for social insurance payout if the employee has paid social insurance but has not received lump-sum social insurance payout or demobilization benefit.
5. Each guest worker, after returning to Vietnam, continues paying compulsory social insurance, his/her working period as the basis for social insurance payout shall comply with Clause 4 of this Article.
Each vocational student concluding a labor contract as specified in a Government's Agreement, his/her study period shall not be included in the working period as the basis for social insurance payout.
6. Clause 2 and Clause 5 of this Article shall not apply to persons who violate law abroad and are expelled or subject to a disciplinary action or be liable to imprisonment before January 1, 1995.
7. Each employee who has no original documents on working period before January 1, 1995 shall have his/her employer provided explanation for the loss, certified the employee's working and salary history, certified that the employee has not received severance pay or lump-sum benefit, and then the employer shall send report to the Ministry or agency in charge of central government or People’s Committee of the province for certification and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration.
Article 24. Benefits for person on monthly benefit having period of social insurance payment without social insurance payout
If an employee eligible for monthly benefit as prescribed in Decision No. 91/2000/QD-TTg and Decision No. 613/QD-TTg of the Prime Minister has a period of social insurance payment (excluding his/her working period over which work capacity loss benefit has been paid) that is eligible for a pension, he/she shall be eligible for a higher pension. If an employee has a period of social insurance payment ineligible for a pension, he/she may pay voluntary social insurance to receive a higher pension.
If an employee eligible for monthly benefit as prescribed in Decision No. 91/2000/QD-TTg and Decision No. 613/QD-TTg of the Prime Minister, he/she shall receive a lump-sum social insurance payout for the period over which social insurance is paid (excluding the working period for which the work capacity loss allowance has been paid).
Article 25. Benefits for employees receiving decision on work ceasing awaiting retirement benefit or monthly benefit
1. An employee having a period of 15 years or longer of social insurance payment and obtaining a decision or a certification of awaiting eligibility of statutory retirement age for pension before January 1, 2003, shall be eligible for a pension when he turns 60 years of age or she turns 55 years of age.
2. An official of commune holding a position having a period of 15 years or longer of social insurance payment and obtaining a decision or a certification of awaiting eligibility of statutory retirement age for pension before January 1, 2003, shall be eligible for monthly benefit by a social security agency when he turns 60 years of age or she turns 55 years of age.
Article 26. Converting salaries in foreign currency into Vietnamese dong for social insurance payment
Each employee having salary mentioned in the labor contract in foreign currency, the social insurance payment and social insurance recording shall be carried out as follows:
1. The monthly salary as the basis for social insurance payment in VND by converting the salary in foreign currency into VND according to the average exchange rate on the inter-bank foreign exchange market announced by the State bank of Vietnam on every January 2 and July 1. If the announcement date falls on a legal holiday, the exchange rate of the following date announced by the State bank of Vietnam shall apply.
2. Monthly salary as the basis for social insurance payment mentioned in the social insurance book is the salary in VND determined in Clause 1 of this Article.
Article 27. Transferring government funding to social insurance fund
1. Annually, government budget shall allocate an amount of funding to Vietnam Social Security for implementation of policies and benefits of social insurance, health insurance to entities eligible for pension and social insurance benefit before January 1, 1995, including:
a) Pension;
b) Monthly benefit for working capacity loss;
c) Benefits for rubber workers; monthly benefit for employees no longer eligible for benefit for working capacity loss;
d) Monthly labor accident or occupational disease allowance; attendance allowance;
dd) Allowance for purchase of orthopaedic devices;
e) Survivor benefit;
g) Funeral benefit;
h) Payment of health insurance;
i) Fees for medical assessment of decreased work capacity;
k) Region-based allowance;
l) Other expenses.
2. The State shall transfer an amount of funding to social insurance fund to pay social insurance for the entities prescribed in Article 23 of this Decree corresponding to their working period before January 1, 1995.
Article 28. Eligibility applied to employees for social insurance benefits before January 1, 2016
1. Each female employee giving birth or each employee adopting an under-6-month child before January 1, 2016 shall be eligible for benefits prescribed in regulations promulgated before January 1, 2016.
2. Each female employee who was born on December 31, 1970 and earlier and each male employee who was born on December 31, 1965 and earlier and obtain a conclusion of decreased work capacity of 61% or higher issued by a Medical Examination Council before January 1, 2016 that request a pension from January 1, 2016, the regulations on retirement benefit promulgated before January 1, 2016 shall apply.
3. Each employee who dies before January 1, 2016 shall be eligible for the survivor benefit prescribed in regulations promulgated before January 1, 2016 shall apply.
4. Each employee receiving social insurance benefit before January 1, 2016 shall keep eligible for the benefits prescribed in regulations promulgated before January 1, 2016.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực