Chương I Nghị định 115/2015/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 115/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 11/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 29/11/2015 | Số công báo: | Từ số 1155 đến số 1156 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc với các quy định về một số chế độ của BHXH bắt buộc như chế độ thai sản lao động nữ mang thai hộ, hưu trí, bảo hiểm xã hội một lần, tử tuất; Quỹ bảo hiểm xã hội;…được ban hành ngày 11/11/2015.
1. Một số chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc: chế độ thai sản, hưu trí, chế độ tử tuất
- Chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ
Theo Nghị định 115 chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ theo Khoản 1 Điều 35 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
+ Lao động nữ mang thai hộ đang đóng BHXH bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, trong thời gian mang thai được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa, có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
+ Lao động nữ mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền nhưng tối đa từ 10 đến 50 ngày tùy thai từ 05 đến 25 tuần tuổi. Thời gian nghỉ việc này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
+ Nghị định số 115/2015 quy định mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ theo Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội và được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ.
Trường hợp lao động nữ mang thai hộ đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2015/NĐ-CP là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
- Mức lương hưu hằng tháng
Nghị định số 115 hướng dẫn mức lương hưu hằng tháng tại Điều 56 của Luật BHXH như sau:
+Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
+ Nghị định 115/CP quy định tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội được tính như sau:
Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01/01/2016 đến trước ngày 01/01/2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;
Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
2. Quỹ Bảo hiểm xã hội
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
- Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo pháp luật ghi trong hợp đồng lao động.
- Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo pháp luật ghi trong hợp đồng lao động.
- Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 115/2015 là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty TNHH1TV nhà nước.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý điều hành HTX có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 115/2015/NĐ là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.
Nghị định 115 còn quy định chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ, thủ tục hưởng chế độ thai sản, BHXH một lần, chế độ tử tuất, tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc,… Nghị định số 115/2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động.
1. Người lao động là công dân Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
e) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;
g) Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này được áp dụng đối với các hợp đồng sau:
a) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
b) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
c) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;
d) Hợp đồng cá nhân.
Các đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.
3. Người lao động quy định tại Nghị định này thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Riêng người lao động quy định tại các Điểm e và g Khoản 1 và các Điểm a, c và d Khoản 2 Điều này chỉ thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất.
4. Người lao động quy định tại các Điểm a và b Khoản 1 Điều này là người giúp việc gia đình và người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này mà đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hằng tháng dưới đây thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
a) Người đang hưởng lương hưu hằng tháng;
b) Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn;
c) Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
d) Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng (sau đây gọi là Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg); Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hàng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động (sau đây gọi là Quyết định số 613/QĐ-TTg);
đ) Quân nhân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương; Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương; Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương; Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
5. Người sử dụng lao động quy định tại Khoản 3 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
This Decree provides guidance on the Law on Social insurance in terms of compulsory social insurance applied to officials, civil servants and Vietnamese employees working under labor contracts.
Article 2. Regulated entities
1. Employees are Vietnamese citizens who participate in compulsory social insurance as prescribed in this Decree, including:
a) Persons working under indefinite-term labor contracts, definite-term labor contracts, seasonal labor contracts or contracts for given jobs with a term of between full of 3 months and under 12 months, including also labor contracts signed between employers and legal representatives of persons aged under 15 years in accordance with the labor law;
b) Persons working under labor contracts with a term of between full of 1 month and under 3 months;
c) Officials and civil servants as prescribed in legislation on officials and civil servants;
d) National defense workers, public security workers and persons doing other jobs in cipher organizations;
dd) Salaried managers of enterprises and cooperatives;
e) Part-time staffs in communes, wards and district-level towns (hereinafter referred to as communes);
g) Persons on spouse benefit in overseas Vietnamese representative missions prescribed in Clause 4 Article 123 of the Law on Social insurance.
2. Vietnamese guest workers prescribed in the Law on Vietnamese guest workers participating compulsory social insurance as prescribed in this Decree shall apply the following contracts:
a) The guest worker contracts concluded with enterprises providing guest worker services or with non-business organizations licensed to send workers abroad;
b) The guest worker contracts concluded with contract-winning or -receiving enterprises or with outward-investing organizations or individuals that send workers abroad.
c) The guest worker contracts in the form of skill-improvement internship contracts, concluded with enterprises sending workers abroad for internship to improve their skills;
d) Individual contracts.
The persons prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article hereinafter are referred to as employees.
3. Employees prescribed in this Decree shall participate in every type of compulsory social insurance, excluding employees prescribed in Points e and g of Clause 1 and Points a, c and d Clause 2 of this Article that only participate in the type of retirement and survivorship.
4. Employees prescribed in Points a and b Clause 1 of this Article that are domestic workers and employees prescribed in Clause 1 of this Article that receive the following pension salaries, monthly social insurance benefit and monthly benefit shall not be the participants of compulsory social insurance:
a) The people on retirement pension;
b) The people on monthly benefit prescribed in Decree No. 09/1998/ND-CP dated January 23, 1998 of the Government on amendments to Decree No. 50/CP dated July 26, 1995 of the Government on subsistence for officials of communes;
c) The people on monthly benefit for working capacity loss;
d) The people on monthly benefit prescribed in Decision No. 91/2000/QD-TTg dated August 4, 2000 of the Prime Minister on benefit for people above the working age upon the expiration of monthly benefit for working capacity loss (hereinafter referred to as Decision No. 91/2000/QD-TTg); Decision No. 613/QD-TTg dated May 6, 2010 of the Prime Minister on monthly benefit for people having 15 year- or 20 year- working experience upon the expiration of monthly benefit for working capacity loss (hereinafter referred to as 613/QD-TTg);
dd) The soldiers, police officers and the people working in cipher organizations on monthly benefit prescribed in Decision No. 142/2008/QD-TTg dated October 27, 2008 of the Prime Minister on policies applied to soldiers fought in Resistance War against the American Empire to Save the Nation with under-20 year experience in the army that was demobilized; Decision No. 38/2010/QD-TTg dated May 6, 2010 of the Prime Minister on amendments to Decision No. 142/2008/QD-TTg dated October 27, 2008 of the Prime Minister on policies applied to soldiers fought in Resistance War against the American Empire to Save the Nation with under-20 year experience in the army that was demobilized; Decision No. 53/2010/QD-TTg dated August 20, 2010 of the Prime Minister on policies applied to officials and Peoples’ Public Security soldiers fought in Resistance War against the American Empire to Save the Nation with under-20 year experience in the Public Security that was demobilized; and Decision No. 62/2011/QD-TTg dated November 9, 2011 of the Prime Minister on policies applied to people fought in the Ward to Save the Nation, fulfilled international duties in Cambodia and Laos after April 30, 1975 that was demobilized or ceased work.
5. The employers prescribed in Clause 3 Article 2 of the Law on Social insurance.
6. Agencies, organizations, and individuals involved in compulsory social insurance.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực