Nghị định 50/CP năm 1996 về thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp Nhà nước
Số hiệu: | 50/CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 28/08/1996 | Ngày hiệu lực: | 28/08/1996 |
Ngày công báo: | 15/05/1996 | Số công báo: | Số 23 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
16/11/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 50/CP |
Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 1996 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 50/CP NGÀY 28 THÁNG 8 NĂM 1996 VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để thống nhất thực hiện việc thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp nhà nước quy định tại Chương III Luật Doanh nghiệp Nhà nước, ngày 20 tháng 4 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ trưởng, Trưởng ban Ban chỉ đạo trung ương Đổi mới doanh nghiệp,
NGHỊ ĐỊNH:
- Ngành, lĩnh vực được ưu tiên xem xét khi thành lập doanh nghiệp nhà nước.
1- Doanh nghiệp nhà nước quy định tại Điều 1 và Điều 2 Luật Doanh nghiệp nhà nước được xem xét thành lập khi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 3 và Điều 4 Nghị định này thấy cần thiết thành lập ở những ngành, lĩnh vực, địa bàn hoạt động có nhu cầu điều tiết, hưởng dẫn, thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2- Những ngành, lĩnh vực được ưu tiên xem xét khi thành lập doanh nghiệp nhà nước được quy định tại phụ lục số 1 kèm theo Nghị định này.
- Vốn điều lệ thành lập doanh nghiệp nhà nước.
1. Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập doanh nghiệp nhà nước không thấp hơn tổng số vốn pháp định đối với từng ngành nghề kinh doanh quy định tại phụ lục số 2 kèm theo Nghị định này.
2. Người đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước quy định tại Điều 3 dưới đây phải bảo đảm:
a) Vốn điều lệ tại thời điểm đề nghị thành lập doanh nghiệp đã có sẵn;
b) Vốn điều lệ phải có nguồn gốc hợp pháp, rõ ràng theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Nghiêm cấm việc thành lập doanh nghiệp nhà nước mà không có sẵn vốn điều lệ. Vốn vay không được tính vào vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước.
- Người đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước.
1. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trường cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh), Hội đồng quản trị của tổng công ty nhà nước là người đề nghị thành lập doanh nghiệp theo quy hoạch phát triển của ngành, địa phương hoặc của tổng công ty mình. 2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thành phố, thị xã trực thuộc cấp tỉnh là người đề nghị thành lập các doanh nghiệp công ích hoạt động trên phạm vi địa bàn của mình.
3. Người đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước không thể đồng thời là người quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước.
- Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập các tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh, các doanh nghiệp có mức vốn điều lệ tại thời điểm thành lập tương đương mức vốn các dự án đầu tư nhóm A và các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chính thuộc ngành kinh tế - kỹ thuật do Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật đó đề nghị thành lập. Sau khi thông qua đề án thành lập doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho một Bộ trưởng quyết định thành lập một số tổng công ty và một số doanh nghiệp nhà nước thuộc quyền quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ trưởng Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật được phân cấp quyết định thành lập các doanh nghiệp nhà nước có ngành nghề kinh doanh chính thuộc ngành kinh tế - kỹ thuật của Bộ đó, do Bộ trưởng các Bộ khác đề nghị thành lập; các doanh nghiệp do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Hội đồng quản trị tổng công ty nhà nước (đã được uỷ quyền hoặc phân cấp ký Quyết định thành lập) đề nghị thành lập và các doanh nghiệp hoạt động công ích của Bộ mình.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập các doanh nghiệp nhà nước là thành viên của tổng công ty do mình ký Quyết định thành lập và các doanh nghiệp công ích của địa phương mình.
Nội dung đề án thành lập doanh nghiệp nhà nước.
1. Tên doanh nghiệp. Địa điểm dự kiến xây dựng doanh nghiệp. Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự kiến sẽ kinh doanh. Tình hình thị trường hoặc nhu cầu thị trường về từng loại sản phẩm, dịch vụ đó.
2. Dự kiến khả năng cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu, phụ liệu và các điều kiện cần thiết khác để doanh nghiệp hoạt động bình thường sau khi được thành lập. Dự kiến quy hoạch vùng nguyên liệu. Dự kiến nguồn lực lao động và khả năng thu hút lao động.
3. Dự kiến về chủng loại sản phẩm hoặc dịch vụ và trình độ trang bị công nghệ.
4. Dự kiến công suất thiết kế. Khả năng khai thác công suất thiết kế trong năm (05) năm đầu kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.
5. Dự trù tổng số vốn đầu tư ban đầu. Trong đó dự kiến nguồn và tỷ lệ vốn của Nhà nước; nguồn và hình thức huy động số vốn còn lại; khả năng, hình thức và tiến độ thanh toán số vốn huy động. Dự kiến nhu cầu, biện pháp tạo vốn lưu động khi doanh nghiệp đi vào hoạt động. 6. Dự kiến tiến độ hoàn thành xây dựng cơ bản, chạy thử và chính thức hoạt động.
7. Khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. Dự kiến hiệu quả kinh tế - xã hội của việc thành lập doanh nghiệp này.
8. Dự kiến tác động, ảnh hưởng đến môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước.
1. Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước gồm:
a) Tờ trình đề nghị thành lập doanh nghiệp;
b) Đề án thành lập doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền quyết định thành lập quy định tại Khoản 1 của Điều 4, còn phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ về Đề án thành lập doanh nghiệp đó;
c) Mức vốn điều lệ và ý kiến bằng văn bản của cơ quan Tài chính về nguồn và mức vốn điều lệ được cấp;
d) Dự thảo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp;
đ) Kiến nghị về hình thức tổ chức doanh nghiệp;
e) ý kiến bằng văn bản của Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật đối với các ngành nghề kinh doanh chính; giấy phép kinh doanh đối với một số ngành nghề phải có giấy phép theo quy định của pháp luật.
Đối với số ngành nghề quy định tại Điều 11 Luật Công ty, phải có ý kiến đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.
g) Bản thuyết trình về các giải pháp bảo vệ môi trường;
h) ý kiến bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về quyền sử dụng đất và các vấn đề khác có liên quan đến địa phương nơi doanh nghiệp đó đóng trụ sở chính và lập cơ sở sản xuất.
2. Đối với trường hợp uỷ quyền nói tại Điều 4 trên đây thì trong thời gian năm mươi (50) ngày sau khi nhận được văn bản của Thủ tướng Chính phủ đồng ý thông qua đề án thành lập doanh nghiệp, người đề nghị thành lập doanh nghiệp phải gửi đầy đủ hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp đến người được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền quyết định thành lập doanh nghiệp.
- Thẩm định thành lập doanh nghiệp nhà nước.
1. Tuỳ theo tính chất, quy mô và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, người có thẩm quyền ký Quyết định thành lập doanh nghiệp (theo phân cấp hoặc uỷ quyền) phải thành lập Hội đồng thẩm định trên cơ sở sử dụng bộ máy giúp việc của mình và mời các chuyên gia am hiểu về các nội dung cần thẩm định tham gia, để xem xét hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp.
2. Các nội dung cần xem xét, thẩm định kỹ trước khi quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp phải đầy đủ và hợp lệ như đã quy định tại Điều 6 của Nghị định này. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc chưa bảo đảm đủ rõ các thông tin cần thiết về việc thành lập doanh nghiệp, Hội đồng thẩm định yêu cầu người đề nghị thành lập bổ sung, hoàn chỉnh;
b) Đề án thành lập doanh nghiệp nhà nước phải bảo đảm tính khả thi và hiệu quả, phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước; trình độ công nghệ, trang thiết bị phải đạt tiêu chuẩn do Nhà nước quy định và bảo đảm việc bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật;
c) Mức vốn điều lệ phải tương ứng với quy mô, ngành, nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động và bảo đảm được các quy định tại Điều 2 Nghị định này;
d) Dự thảo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp không trái với Luật Doanh nghiệp nhà nước và các quy định khác của pháp luật;
đ) Nơi đặt trụ sở và mặt bằng kinh doanh phù hợp với tính chất, quy mô kinh doanh, có đủ các điều kiện cần thiết đáp ứng nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi đặt trụ sở và mặt bằng sản xuất, kinh doanh.
3. Các chuyên gia được chỉ định hoặc được mời tham gia Hội đồng thẩm định hồ sơ, trao đổi ý kiến, phát biểu bằng văn bản ý kiến độc lập của mình và chịu trách nhiệm về ý kiến đó. Chủ tịch Hội đồng thẩm định tổng hợp các ý kiến này, trình người có quyền ký Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước. Không áp dụng nguyên tắc biểu quyết theo đa số trong hoạt động của Hội đồng thẩm định.
4. Người có quyền ký Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước thực hiện đầy đủ quyền hạn của mình và chịu trách nhiệm vệ việc thành lập hoặc không thành lập doanh nghiệp nhà nước đã được đề nghị.
- Thời hạn công bố kết quả việc xem xét thành lập doanh nghiệp nhà nước.
1. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước, người có thẩm quyền xem xét hồ sơ, ký Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước và phê chuẩn Điều lệ về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Các Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước đều phải gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật có liên quan để theo dõi. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày có Quyết định thành lập, phải bổ nhiệm xong chủ tịch, các thành viên Hội đồng quản trị (nếu có) và Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
2. Trường hợp không đồng ý thành lập doanh nghiệp, người có thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp trả lời bằng văn bản cho người đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước trong khoảng thời gian quy định tại Khoản 1 Điều này. Đối với trường hợp các doanh nghiệp có đề án đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua, người được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền ký Quyết định thành lập doanh nghiệp đó phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ lý do không thành lập doanh nghiệp.
1. Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm: Quyết định thành lập, Điều lệ về tổ chức và hoạt đồng của doanh nghiệp (đã được phê chuẩn), giấy xác nhận của cơ quan tài chính về mức vốn điều lệ được cấp, giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất của doanh nghiệp, Quyết định bổ nhiệm chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị (nếu có), Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp.
2. Việc đăng ký kinh doanh phải hoàn thành trong thời hạn sáu mươi (60) ngày, kể từ khi Quyết định thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân để tiến hành hoạt động kinh doanh kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Trong thời hạn bốn mươi lăm (45) ngày kể từ khi Quyết định thành lập, doanh nghiệp phải nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu từ cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
4. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh phải cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
5. Quá thời hạn nói tại Khoản 2 Điều này mà chưa làm xong thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thì Quyết định thành lập doanh nghiệp hết hiệu lực thi hành; trường hợp có lý do chính đáng, người ký Quyết định thành lập có thể gia hạn Quyết định thành lập, nhưng không được quá ba mươi (30) ngày.
6. Trong thời hạn bảy (07) ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh gửi mỗi cơ quan sau đây một bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Cục thuế cấp tỉnh; Tổng cục hoặc Cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp được phân công quản lý doanh nghiệp đó; Cục Thống kê cấp tỉnh; Toà kinh tế Toà án nhân dân cấp tỉnh; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật.
- Đăng báo về thành lập doanh nghiệp nhà nước.
1. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng báo hàng ngày của trung ương hoặc địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong năm (05) số liên tiếp. Doanh nghiệp không phải đăng báo trong một số trường hợp đặc biệt do người ký quyết định thành lập doanh nghiệp đó đồng ý và ghi trong Quyết định thành lập doanh nghiệp.
2. Nội dung đăng báo gồm:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; họ và tên của chủ tịch, các thành viên Hội đồng quản trị (nếu có) và của Tổng giám đốc Tổng công ty nhà nước hoặc Giám đốc doanh nghiệp độc lập khác; số điện thoại, điện báo, điện tín viễn thông;
b) Số tài khoản; ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản; vốn điều lệ tại thời điểm thành lập;
c) Tên cơ quan ra quyết định thành lập; số và ngày ký Quyết định thành lập; số đăng ký kinh doanh, ngày và tên cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
d) Ngành nghề kinh doanh;
đ) Thời điểm bắt đầu hoạt động và thời hạn hoạt động.
- Thành lập đơn vị phụ thuộc, chi nhánh và văn phòng đại diện.
1. Hội đồng quản trị tổng công ty nhà nước quyết định thành lập các đơn vị hạch toán phụ thuộc của các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập trong tổng công ty.
2. Hội đồng quản trị doanh nghiệp nhà nước hoặc giám đốc doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị quyết định thành lập đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp mình.
3. Doanh nghiệp được lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương có trụ sở chính của doanh nghiệp, sau khi có văn bản thoả thuận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự định đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện.
4. Doanh nghiệp có đơn vị phụ thuộc, chi nhánh, văn phòng đại diện quy định chức năng, nhiệm vụ và nội dung hoạt động cụ thể cho đơn vị phụ thuộc, chi nhánh và văn phòng đại diện và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của đơn vị phụ thuộc, chi nhánh và văn phòng đại diện.
5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi lập đơn vị phụ thuộc hoặc chi nhánh, doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở đơn vị phụ thuộc hoặc chi nhánh.
6. Việc đặt chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài được thực hiện theo quy định hiện hành.
- Tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước.
1. Việc hợp nhất, chia tách doanh nghiệp nhà nước độc lập hoặc thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước để thành lập một số doanh nghiệp độc lập hoặc thành viên của tổng công ty; việc chuyển một doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc thành doanh nghiệp độc lập hoặc thành viên hạch toán độc lập trong tổng công ty, phải do người ký Quyết định thành lập doanh nghiệp đó quyết định và thực hiện theo đúng thủ tục, trình tự thành lập doanh nghiệp quy định tại Mục I của Nghị định này.
2. Việc sáp nhập một hoặc một số doanh nghiệp vào một doanh nghiệp độc lập khác, phải được người ký Quyết định thành lập các doanh nghiệp đó quyết định phương án sáp nhập và xoá tên các doanh nghiệp bị sáp nhập. Doanh nghiệp tiếp nhận doanh nghiệp bị sáp nhập vẫn giữ nguyên pháp nhân, không phải làm lại thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh, nhưng phải đăng ký vốn điều lệ mới sau khi thực hiện việc sáp nhập. Trường hợp có thay đổi ngành nghề kinh doanh thì doanh nghiệp phải đăng ký bổ sung về sự thay đổi ngành nghề này.
3. Việc kết nạp thành viên mới hoặc giải quyết cho các đơn vị thành viên ra khỏi tổng công ty nhà nước, do Hội đồng quản trị tổng công ty đề nghị người ký Quyết định thành lập tổng công ty xem xét, quyết định. Đối với tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì Thủ tướng có thể uỷ quyền cho một Bộ trưởng xem xét, quyết định. Trường hợp doanh nghiệp độc lập ngoài tổng công ty muốn tham gia tổng công ty thì doanh nghiệp đó có đơn xin gia nhập và phải được người quyết định thành lập doanh nghiệp đó đồng ý bằng văn bản.
- Các thay đổi khác sau đăng ký kinh doanh.
1. Ngoài những ngành nghề phải được phép của Thủ tướng Chính phủ và những ngành nghề phải có giấy phép kinh doanh theo quy định hiện hành, doanh nghiệp được thay đổi ngành nghề kinh doanh trong phạm vi không làm thay đổi ngành nghề cấp 1, đồng thời phải đăng ký sự thay đổi ngành nghề này với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau khi đã được thay đổi ngành nghề, doanh nghiệp phải đăng báo về dự thay đổi ngành nghề kinh doanh; cơ quan cấp giấy chứng nhận kinh doanh phải gửi bản sao giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh đến các cơ quan quy định tại Khoản 6, Điều 9 của Nghị định này. Trường hợp thay đổi ngành nghề kinh doanh dẫn đến làm thay đổi ngành nghề cấp 1 của doanh nghiệp, thì phải được người quyết định thành lập doanh nghiệp đồng ý và doanh nghiệp phải đăng ký sự thay đổi ngành nghề đó với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải đăng báo về sự thay đổi ngành nghề kinh doanh này như quy định trên đây.
2. Trường hợp cần đổi tên các đơn vị thành viên của tổng công ty nhà nước hoặc doanh nghiệp độc lập, thì Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị), hoặc giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) báo cáo với người quyết định thành lập để xem xét, quyết định. Sau khi được phép đổi tên, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để đổi tên trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; khắc lại con dấu và đăng báo theo quy định tại nghị định này.
3. Nếu cần thay đổi địa điểm kinh doanh hoặc nơi đóng trụ sở chính, doanh nghiệp phải có phương án di chuyển địa điểm và giấy chứng nhận về quyền sử dụng nhà, đất của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự định đặt địa điểm kinh doanh hoặc trụ sở mới để trình người quyết định thành lập xem xét, quyết định. Sau khi được phép di chuyển, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các cơ quan liên quan và phải đăng báo về dự thay đổi địa diểm kinh doanh hoặc trụ sở chính.
4. Việc sắp cếp lại cơ cấu tổ chức sản xuất, bộ máy quản lý và điều hành, thay đổi cán bộ chủ chốt phải thực hiện theo quy định tại Điều lệ về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp và theo những quy định có liên quan khác của pháp luật.
- Giải thể doanh nghiệp nhà nước.
1. Doanh nghiệp nhà nước bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Việc tiếp tục duy trì doanh nghiệp là không cần thiết;
b) Hết thời hạn kinh doanh ghi trong Quyết định thành lập và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà không gia hạn;
c) Kinh doanh thua lỗ kéo dài, nhưng chưa đến mức mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, tuy đã áp dụng các hình thức tổ chức lại nhưng không thể khắc phục được;
d) Doanh nghiệp không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước quy định, sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết.
2. Người quyết định thành lập có quyền Quyết định giải thể doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp đã được thành lập theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ thì việc ký Quyết định giải thể cũng phải theo sự uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ.
3. Người ký Quyết định giải thể (theo phân cấp hoặc uỷ quyền) phải thành lập Hội đồng giải thể doanh nghiệp.
4. Trình tự, thủ tục và các biện pháp cụ thể tiến hành giải thể doanh nghiệp nhà nước phải theo quy định của Bộ Tài chính.
1. Nghị định này áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước quy định tại Điều 1 và Điều 2, Luật doanh nghiệp nhà nước.
2. Trình tự, thủ tục thành lập, hình thức tổ chức quản lý và điều hành doanh nghiệp do các doanh nghiệp nhà nước góp vốn điều lệ, thực hiện theo quy định tại Luật Công ty.
- Thời điểm có hiệu lực thi hành và hướng dẫn thực hiện.
1. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế Nghị định số 388/HĐBT, ngày 20 tháng 11 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước. Các Quyết định số 315/HĐBT ngày 1 tháng 9 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng về chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất và kinh doanh trong khu vực kinh tế quốc doanh, số 330/HĐBT ngày 23 tháng 10 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng bổ sung sửa đổi Quyết định số 315/HĐBT ngày 1 tháng 9 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng không còn hiệu lực thi hành.
Việc phê duyệt phương án tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, việc thực hiện các phương án tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước được Thủ tướng phê duyệt theo Chỉ thị số 500/TTg ngày 25 tháng 8 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ phải hoàn thành chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 năm 1996. Sau thời hạn đó, các doanh nghiệp nhà nước chưa được sắp xếp lại theo Chỉ thị số 500/TTg đều phải thực hiện việc tổ chức và sắp xếp lại theo đúng quy định tại Nghị định này.
Các quy định khác trước đây trái với Nghị định này đều được bãi bỏ.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan nhà nước khác có liên quan để chậm nhất là cuối quý III năm 1996 hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục, biện pháp tiến hành giải thể doanh nghiệp nhà nước, việc thành lập và quy chế hoạt động của hội đồng giải thể.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ khác, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị các tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
NGÀNH, LĨNH VỰC ĐƯỢC NHÀ NƯỚC ƯU TIÊN XEM XÉT ĐẦU TƯ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1. Sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang bị chuyên dùng trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.
2. Cung cấp dịch vụ giao thông công chính ở đô thị và vùng công nghiệp.
3. Sản xuất, cung ứng điện trong hệ thống mạng lưới điện quốc gia.
4. Cung cấp các dịch vụ về cảng hàng không, cảng biển, cảng sông quốc gia quan trọng, vận tải viễn dương, vận tải trong hệ thống đường sắt quốc gia và các tuyến vận tải đường bộ trọng yếu của Nhà nước.
5. Cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông có đầu tư công nghệ mới và phục vụ cho vùng nông thôn, miền núi, hải đảo và vùng còn chậm phát triển.
6. Xây dựng, quản lý các công trình thuỷ lợi, thuỷ nông có quy mô lớn và vừa.
7. Sản xuất, nuôi trồng cây con giống gốc; công nghệ sinh học tiên tiến.
8. Cung cấp các dịch vụ trọng yếu phát triển văn hoá, xã hội.
9. Cung cấp các dịch vụ về bảo vệ môi trường, sinh thái.
10. Khai thác dầu thô, khí đốt thiên nhiên.
11. Khai thác khoáng sản với quy mô lớn.
12. Sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng mới và vật liệu mới.
13. Luyện kim.
14. Cơ khí chế tạo các thiết bị thay thế nhập khẩu.
15. Sản xuất hoá chất cơ bản, hoá dược, hoá dầu.
16. Sản xuất linh kiện và thiết bị điện tử, tin học, viễn thông.
17. Sản xuất hàng xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu có quy mô lớn.
18. Các ngành kinh doanh tiền tệ, tài chính, bảo hiểm.
19. Các ngành, lĩnh vực khác mà các thành phần kinh tế khác chưa hoặc không đầu tư, đặc biệt là tại các vùng chậm phát triển.
MỨC VỐN PHÁP ĐỊNH CỦA TỪNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH ÁP DỤNG CHO VIỆC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Đơn vị: triệu đồng
Mã số |
Ngành nghề kinh doanh |
Mức hiện hành |
Mức mới |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
|
A. Nông nghiệp và lâm nghiệp |
|
|
|
011 |
Trồng trọt, |
250 |
3000 |
|
012 |
Chăn nuôi, |
250 |
3000 |
|
012 |
Trồng trọt và chăn nuôi hỗn hợp, |
250 |
3000 |
|
013 |
Dịch vụ phục vụ trồng trọt và chăn nuôi, |
250 |
3000 |
|
020 |
Lâm nghiệp |
250 |
3000 |
|
|
B. Thuỷ sản |
|
|
|
050 |
Đánh bắt thuỷ sản, ươm, nuôi trồng thuỷ sản |
1600 |
4000 |
|
|
C. Công nghiệp khai thác mỏ |
|
|
|
101 |
Khai thác than, |
6500 |
25000 |
|
111 |
Khai thác dầu thô và khí thiên nhiên |
6500 |
25000 |
|
120 |
Khai thác quặng phóng xạ, |
6500 |
25000 |
|
131-132 |
Khai thác quặng kim loại đen và kim loại màu, |
6500 |
25000 |
|
141 |
Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét và cao lanh, |
500 |
3000 |
|
142 |
Khai thác vàng, đá quý và khai thác mỏ, |
500 |
3000 |
|
|
D. Công nghiệp chế biến |
|
|
|
151 |
Sản xuất chế biến và bảo quản thịt, thuỷ sản, rau quả, dầu mỡ, |
350 |
3000 |
|
152 |
Sản xuất sản phẩm từ sữa, |
350 |
3000 |
|
153 |
Xay xát, sản xuất bột, thức ăn gia súc, |
250 |
3000 |
|
154 |
Sản xuất thực phẩm khác, |
350 |
3000 |
|
155 |
Sản xuất đồ uống |
350 |
3000 |
|
171 |
Sản xuất sợi dệt vải, |
1500 |
6000 |
|
172 |
Sản xuất hàng dệt khác, |
1500 |
6000 |
|
173 |
Sản xuất hàng đàn móc |
1000 |
4000 |
|
181 |
Sản xuất trang phục, va li, túi xách, yên đệm, |
1000 |
4000 |
|
191 |
Thuộc da, sơ chế da, thuộc và nhuộm da lông thú, |
1000 |
4000 |
|
202 |
Sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre nứa |
1000 |
4000 |
|
210 |
Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy, |
1000 |
4000 |
|
221 |
Xuất bản, |
1000 |
4000 |
|
222 |
In, dịch vụ liên quan đến in, |
1000 |
4000 |
|
231 |
Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ, |
6000 |
20000 |
|
241 |
Sản xuất hoá chất |
6000 |
10000 |
|
251 |
Sản xuất hoá chất từ cao su, |
1000 |
5000 |
|
261 |
Sản xuất thuỷ tinh và sản phẩm từ thuỷ tinh |
750 |
3000 |
|
269 |
Sản xuất sản phẩm từ khoáng sản phi kim loại |
750 |
3000 |
|
271 |
Sản xuất sắt thép, kim loại màu từ quặng |
6500 |
10000 |
|
273 |
Đúc kim loại |
6500 |
10000 |
|
281 |
Sản xuất sản phẩm khác từ phôi kim loại, |
2500 |
15000 |
|
289 |
Sản xuất các sản phẩm khác từ kim loại |
5000 |
5000 |
|
291 |
Sản xuất máy thông dụng, |
5000 |
5000 |
|
292 |
Sản xuất máy chuyên dùng, |
5000 |
5000 |
|
293 |
Sản xuất thiết bị gia đình |
2500 |
3000 |
|
300 |
Sản xuất thiết bị văn phòng, máy tính |
2500 |
3000 |
|
313 |
Sản xuất cáp điện, |
2000 |
3000 |
|
321 |
Sản xuất thiết bị và máy nghe nhìn |
1500 |
10000 |
|
331 |
Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, |
750 |
3500 |
|
341 |
Sản xuất xe có động cơ, rơ móc, |
5000 |
10000 |
|
351 |
Đóng và sửa chữa tàu thuyền |
5000 |
20000 |
|
352 |
Đóng và sửa chữa đầu máy xe lửa |
5000 |
20000 |
|
353 |
Sản xuất và sửa chữa phương tiện bay, |
3000 |
20000 |
|
359 |
Sản xuất phương tiện vận tải khác, |
250 |
3000 |
|
361 |
Sản xuất giường tủ, bàn ghề |
250 |
3000 |
|
369 |
Sản xuất các sản phẩm khác (nhạc cụ thể thao đồ chơi), |
1000 |
4000 |
|
|
Đ. Sản xuất và phân phối điện |
|
|
|
401 |
Sản xuất, phân phối điện |
1500 |
50000 |
|
|
E. Xây dựng |
|
|
|
451 |
Xây dựng công trình, |
1000 |
5000 |
|
454 |
Hoàn thiện công trình xây dựng |
2000 |
5000 |
|
|
G. Thương nghiệp |
|
|
|
501 |
Bán, bảo dưỡng xe có động cơ và mô tô, xe máy, |
500 |
2000 |
|
511 |
Bán đại lý, |
250 |
1000 |
|
|
H. Khách sạn, nhà hàng |
|
|
|
551 |
Khách sạn, |
1000 |
3000 |
|
552 |
Nhà hàng |
250 |
2000 |
|
|
I. Vận tải, kho bãi, thông tin |
|
|
|
601 |
Vận tải đường bộ, |
1500 |
10000 |
|
611 |
Vận tải thuỷ, |
1500 |
15000 |
|
620 |
Vận tải hàng không, |
1500 |
50000 |
|
630 |
Các hoạt động phụ trợ cho vận tải, |
1000 |
3000 |
|
641 |
Bưu chính, |
1000 |
10000 |
|
642 |
Viễn thông, |
1500 |
50000 |
|
|
K. Tài chính, tín dụng |
|
|
|
651 |
Trung gian tiền tệ, |
1000 |
50000 |
|
659 |
Trung gian tài chính khác, |
1000 |
50000 |
|
660 |
Bảo hiểm, |
500 |
20000 |
|
671 |
Các hoạt động trợ giúp của trung gian tài chính, |
500 |
5000 |
|
|
L. Hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn |
|
|
|
711 |
Kinh doanh bất động sản, |
1000 |
10000 |
|
712 |
Môi giới, đấu giá bất động sản, |
250 |
1000 |
|
721 |
Cho thuê phương tiện vận tải |
500 |
5000 |
|
722 |
Cho thuê máy móc, thiết bị khác, |
500 |
5000 |
|
731 |
Hoạt động liên quan đến máy tính, |
500 |
5000 |
|
741 |
Hoạt động về pháp luật, kế toán, kiểm toán, tư vấn, |
250 |
1000 |
|
742 |
Hoạt động về kiến trúc, |
250 |
1000 |
|
749 |
Hoạt động về kinh doanh khác, |
250 |
1000 |
|
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 50-CP |
Ha Noi , August 28, 1996 |
ON THE ESTABLISHMENT, REORGANIZATION, DISSOLUTION AND BANKRUPTCY OF STATE ENTERPRISES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
In order to assure the uniform implementation of the establishment, reorganization, dissolution and bankruptcy of State enterprises prescribed in Chapter III of the Law on State Enterprises of April 20, 1995;
At the proposals of the Minister of Planning and Investment and the Minister-Chairman of the Central Steering Committee for Renewal of Enterprises,
DECREES:
I. THE ESTABLISHMENT OF STATE ENTERPRISES
Article 1.- Industries and fields to be given priority consideration in the establishment of State enterprises.
1. The establishment of State enterprises defined in Article 1 and Article 2 of the Law on State Enterprises shall be considered when competent State agencies defined in Article 3 and Article 4 of this Decree deem it necessary for the industries, sectors and fields of operation where there is need to regulate, guide and boost the growth of the multi-sector economy along the socialist orientation.
2. The industries and domains to be given priority consideration in the establishment of State enterprises are defined in Appendix No.1 attached to this Decree.
Article 2.- Statutory capital needed for the establishment of a State enterprise.
1. The statutory capital at the time of establishing a State enterprise shall not be less than the total prescribed capital set for each business line in Appendix No.2 attached to this Decree.
2. The proposer of the establishment of a State enterprise stipulated in Article 3 must ensure that:
a) The statutory capital at the time of the proposal to establish the enterprise has been readied;
b) The statutory capital comes from lawful and clear sources as provided for by the Finance Ministry.
3. The establishment of a State enterprise without the statutory capital is strictly forbidden. No borrowed capital shall be included into the statutory capital of a State enterprise.
Article 3.- The proposer of the establishment of a State enterprise.
1. The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the provinces and the cities directly under the Central Government (provincial level for short), the Managing Boards of the State Corporations may propose the establishment of State enterprises in line with the development plan of their respective branches, localities or Corporations.
2. The Presidents of the People’s Committees of districts, cities and townships directly under the provincial level may propose the establishment of public utility enterprises operating in their respective territories.
3. The proposer of the establishment of a State enterprise must not be at the same time the person who decides to establish it.
Article 4.- Deciding the establishment of atSte enterprises.
1. The Prime Minister shall decide the establishment of State Corporations, enterprises in direct service of defense and security, enterprises with the statutory capital at the time of establishment equivalent to the capital of Group A investment projects and enterprises whose establishment is proposed by the Ministry that manages the economic and technical branch encompassing their main business lines. After approving the plan on the establishment of enterprises, the Prime Minister shall empower a Minister to decide the establishment of a number of corporations and State enterprises under the Prime Minister’s competence.
2. The Minister in charge of the economic and technical branch is assigned the responsibility to decide the establishment of State enterprises whose main business lines come within the economic and technical branch of this Ministry and whose establishment is proposed by other Ministers, and of businesses whose establishment is proposed by the provincial People’s Committees or the Managing Boards of the State Corporations (which are empowered or assigned to sign the decision of establishment) and public utility enterprises of his/her own Ministry.
3. The Presidents of the provincial People’s Committees shall decide the establishment of State enterprises which are members of the Corporations established by their decision and public utility enterprises in their respective localities.
Article 5.- Contents of the plan to establish a State enterprise.
1. The name of the enterprise. Location where the enterprise is to be built. List of products and services expected to be undertaken. Market situation or market demand for each kind of these products and services.
2. Estimated capability of supply of raw materials, materials, fuel, additive materials and other necessary conditions for the normal operation of the enterprise after it is established. Projected raw material areas. Projected labor source and capability of labor recruitment.
3. Projected categories of products or services and the level of technological equipment.
4. Design capacity. Possibility of exploiting the design capacity in the first five (5) years after the enterprise starts its operation.
5. Projected total of initial investment capital, including the source and percentage of State capital, sources and forms of raising the remaining capital; capability, forms and schedules of the refunding of the raised capital. Estimated demand and measures to generate working capital after the enterprise is put into operation.
6. Schedules of completion of capital construction, test operation and official operation.
7. Possibility of marketing the products or services. Expected socioeconomic efficiency of the enterprise.
8. Expected impacts on the environment and measures for environmental protection.
Article 6.- Dossier proposing the establishment of a State enterprise.
1. A dossier proposing the establishment of a State enterprise includes:
a) The application for establishment of the enterprise;
b) The plan for the establishment of the enterprise. For enterprises which are established under the authorization of the Prime Minister as prescribed in Item 1 of Article 4, there must be a written approval of the Prime Minister of the plan for establishment;
c) The statutory capital and written opinions of the financial agency on the source and the statutory capital allocated;
d) The draft Statute on the organization and operation of the enterprise;
e) Recommendations on the form of organization of the enterprise;
f) The written opinion of the Ministry in charge of the economic-technical branch about the main business lines; business licenses for a number of business lines where licenses are required by law.
For a number of business lines defined in Article 11 of the Corporate Law, there must be the approval of the Prime Minister.
g) Description of environmental protection measures;
h) The written opinion of the President of the provincial People’s Committee on the land-use right and other issues related to the locality where the enterprise has its head office and sets up its production establishment(s).
2. In cases of empowerment defined in Article 4, within 50 days after receiving the Prime Minister�s written approval of the plan for the establishment of the enterprise, the proposer must send the full dossier of application to the person empowered by the Prime Minister to make the decision.
Article 7.- Appraising the establishment of State enterprises.
1. Depending on the nature, scale and scope of operation of an enterprise, the person competent to sign the Decision to establish the enterprise (according to the assignment of responsibilities or empowered) shall set up an Appraisal Council by using its assisting apparatus and inviting the participation of specialists with extensive knowledge of the contents to be evaluated, in order to examine the dossier proposing the establishment of the enterprise.
2. Contents to be thoroughly examined and appraised before deciding the establishment of the enterprise:
a) The dossier of proposal must be complete and valid as provided for in Article 6 of this Decree. If the dossier is not valid, clear or lacks the necessary information about the establishment of the enterprise, the Appraisal Council shall ask the proposer to supplement and complete it;
b) The plan for the establishment of the State enterprise must ensure its feasibility, efficiency and conformity to the socio-economic development plan of the State; ensure that the technology and equipment meet the standards set by the State and ensure environmental protection and observance of other provisions of law;
c) The statutory capital must correspond with the scale, business line and field of operation, and be consistent with the provisions of Article 2 of this Decree;
d) The draft Statute on the organization and operation of the enterprise must not be contrary to the Law on State Enterprises and other provisions of law;
e) The location of the head office and the business site must suit the nature and scope of business, must meet the necessary conditions of the business needs of the enterprise and must be approved in writing by the competent State agency in the locality where the head office and the business and production site are located.
3. Specialists, appointed or invited to the Appraisal Council to evaluate the dossier, shall exchange their opinions, make their independent comments in writing and assume the accountability for these comments. The Chairman of the Appraisal Council shall summarize these comments and submit them to the person competent to sign the Decision to establish State enterprises. The principle of majority vote shall not apply to the work of the Appraisal Council.
4. The person competent to sign the Decision to establish the State enterprise shall perform fully his/her powers and take responsibility for the establishment or non-establishment of the proposed State enterprise.
Article 8.- Time limit for publicizing the results of the examination for the establishment of a State enterprise.
1. Within thirty (30) days after receiving the dossier proposing the establishment of the State enterprise, a competent person shall consider the dossier, sign the approval decision and ratify the Statute on the organization and operation of the enterprise. All the decisions to establish State enterprises must be sent to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry in charge of the economic and technical branch for monitoring. Within thirty (30) days after receiving the approval, the appointment of the President and members of the Managing Board (if any) and the General Director or Director of the enterprise must be completed in accordance with the provisions of law.
2. In case the proposal is not accepted, the person competent to decide the establishment of enterprises must reply in writing to the proposer within the time limit specified in Item 1 of this Article. For the enterprises whose the plans for establishment have been approved by the Prime Minister, the person empowered by the Prime Minister to sign the Decisions must report to the Prime Minister the reason(s) for the non-acceptance.
Article 9.- Registration of business.
1. The dossier on business registration includes: the establishment Decision, the Statute on the organization and operation of the enterprise (already approved), the paper issued by a financial agency verifying the statutory capital allocated, the certificate of the enterprise�s rights to use the land and houses, the Decision on the appointment of the President and members of the Managing Board (if any), the General Director or the Director of the enterprise.
2. The business registration must be completed within sixty (60) days from the date of signing of the Decision to establish the enterprise. The enterprise shall have the legal person status for undertaking business activities from the time it obtains the certificate of business registration.
3. Within forty five (45) days after signing the Decision to establish the enterprise, the enterprise must submit the full dossier to the Planning and Investment Service of the province where the enterprise has its head office.
4. Within fifteen (15) days after receiving the full dossier, the provincial Planning and Investment Service shall issue the certificate of business registration to the enterprise.
5. If beyond the time limit prescribed in Item 2 of this Article the procedure for issuing the certificate of business registration is not completed, the Decision to establish the enterprise shall cease to be valid; in case of plausible reasons, the person who signed the establishment Decision may grant an extension thereto, but for not more than thirty (30) days.
6. Within seven (7) days after issuing the certificate of business registration, the provincial Planning and Investment Service shall send a copy of the certificate of business registration to each of the following agencies: the provincial Taxation Department; the General Department or Department for management of the State capital and property in enterprises assigned to its management; the provincial Statistics Department; the People’s Committees of the provinces/cities where the enterprise has its head office; the Ministry of Planning and Investment; the Ministry in charge of the economic and technical branch.
Article 10.- Announcement in newspapers on the establishment of State enterprises.
1. Within thirty (30) days after receiving the certificate of business registration, the enterprise must make an announcement of its establishment in five (5) consecutive issues of a central or local daily newspaper in the locality where the enterprise has its head office. The enterprise shall not have to make such newspaper announcement in a number of special cases approved in the Decision to establish the enterprise by the person who signed the establishment Decision.
2. The contents of a newspaper announcement includes:
a) The name and address of the head office of the enterprise; the full name of the President and members of the Managing Board (if any), and of the General Director of the State Corporation or the Director of the other independent enterprises; telephone, telegraph and telex numbers;
b) Account number; the bank where the enterprise opens its accounts; the statutory capital at the time of establishment;
c) The name of the agency which issued the establishment Decision; the serial number and date of signing of the Decision; the serial number of the certificate of business registration, the date and name of the agency which issued the certificate of business registration;
d) Business lines;
e) Time of commencement and term of operation.
Article 11.- Establishment of dependent units, branches and representative offices.
1. The Managing Board of the State Corporation shall decide the establishment of dependent cost-accounting units of the independent cost-accounting member enterprises in the Corporation.
2. The Managing Board of the State enterprise or the Director of the enterprise without a Managing Board shall decide the establishment of dependent units of the enterprises.
3. The enterprise is allowed to set up its branches or representative offices in the provinces and the cities directly under the Central Government, except in the province or the city directly under the Central Government where the enterprise has its head office, after getting a written agreement of the President of the People’s Committee of the province where it plans to open its branch or representative office.
4. The enterprise which has dependent units, branches or representative offices shall define their functions, tasks and details of the operation and take full responsibility before law for all of their activities.
5. Within 15 days after establishing dependent units or branches, the enterprise must register its business with the provincial Planning and Investment Service of the locality where the enterprise sets up the offices of its dependent units or branches.
6. The setting up of overseas branches or representative offices of the enterprise shall be carried out in accordance with the current regulations.
II. REORGANIZATION, DISSOLUTION AND BANKRUPTCY OF STATE ENTERPRISES
Article 12.- Reorganization of State enterprises.
1. The merger or splitting of independent State enterprises or independent cost- accounting member enterprises of State Corporations to establish one or several independent enterprises or members of the Corporations; the transformation of a dependent cost-accounting enterprise into an independent enterprise or independent cost-accounting member of the Corporation must be decided by the person who signed the decision to establish that enterprise and must conform to the procedure and order of establishing enterprises as provided for in Section I of this Decree.
2. The merger of one or several enterprises into another independent enterprise must be decided by the person who signed the Decision to establish those enterprises with respect to the plan for such merger and deletion of the names of the merged enterprises. The enterprise that accepts the merged enterprises shall still keep its legal person status, shall not have to repeat the procedure of establishment and business registration but must register its new statutory capital after the merger is completed. If the enterprise changes its business line, it must make an additional registration for such change.
3. The acceptance of new members or the splitting of member units from the State Corporations shall be proposed by the Managing Boards of the Corporations to the person who signed the Decision to establish the Corporations for consideration and decision. For State Corporations established by decision of the Prime Minister, the Prime Minister may empower one Minister to consider and decide the matter. If an independent enterprise outside the Corporation wishes to join the corporation, it shall submit its membership application which must be approved in writing by the person who has decided the establishment of that enterprise.
Article 13.- Other changes after the registration of business.
1. Except the business lines that require the permission from the Prime Minister or business licenses in accordance with the current regulations, the enterprise shall be entitled to change its business lines as long as Grade 1 business line is not affected and, at the same time, must register such change with the agency which has issued the business registration certificate. After changing its business line, the enterprise must make newspaper announcements about the change of the business line; the agency issuing the business registration certificate must send copies of the certificate of the change of the business line to the agencies defined in Item 6, Article 9 of this Decree.
If the change of the business line may result in the change in Grade 1 business line of the enterprise, it must be approved by the person who has decided the establishment of the enterprise, be registered by the enterprise with the agency which has issued the business registration certificate and announced in the newspapers as prescribed above.
2. If it is necessary to change the names of the member units of a State Corporation or independent enterprises, the Managing Board (for the enterprises having a Managing Board) or the Director (for the enterprises without a Managing Board) shall report to the person who decided the establishment for consideration and decision. After being permitted to change such names, the enterprises must report to the agency which has issued the business registration certificate in order to change the names accordingly in the business registration certificate; make a new seal and newspaper announcements as provided for in this Decree.
3. If it is necessary to move its business location or head office, the enterprise must work out a plan for such change and have the certificate of its right to use houses and land, issued by the People�s Committee of the province/city where the enterprise plans to set up its business location or head office and submit them to the person who has decided its establishment for consideration and decision. After being permitted to move, the enterprise must report to the agency which has issued the business registration certificate and other concerned agencies as well as make newspaper announcements on the change of the business location or head office.
4. The restructuring of the production organization, the managerial and executive apparatus and the replacement of key officials must conform to the provisions of the Statute on the organization and operation of the enterprise and other relevant provisions of law.
Article 14.- Empowerment to decide the reorganization of the member units of Corporations established by decision of the Prime Minister.
The Prime Minister shall empower one Minister to decide the reorganization of member units of Corporations established by decision of the Prime Minister.
Article 15.- Dissolution of State enterprises.
1. A State enterprise shall be dissolved in the following cases:
a) The continued maintenance of the enterprise is no longer necessary;
b) The business term defined in the Decision of establishment and the business registration certificate has expired and extension thereto is not applied;
c) The enterprise has suffered from prolonged losses in business activity but not to the extent that it is unable to repay due debts and the situation has not improved though various forms of reorganization have been adopted.
d) It fails to fulfill the State-assigned tasks, even after necessary measures have been applied.
2. The person who decided the establishment of an enterprise shall have the power to decide the dissolution of the enterprise. If the enterprise was established under the empowerment of the Prime Minister, the signing of the dissolution Decision must be also empowered by the Prime Minister.
3. The person who signed the dissolution Decision (according to the division of responsibility or as empowered) shall have to set up the Council for Dissolution of the enterprise.
4. The order, procedure and concrete measures for dissolving State enterprises must conform to the Finance Ministry’s regulations.
Article 16.- Bankruptcy of State enterprises.
The bankruptcy of a State enterprise must be handled in accordance with the Law on Bankruptcy.
III. IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 17.- Objects of application.
1. This Decree shall apply to the State enterprises defined in Article 1 and Article 2 of the Law on State enterprises.
2. The order, procedure of establishment and forms of the enterprises’ managerial and executive organization shall be implemented in accordance with the Corporate Law by the State enterprises which contribute to the statutory capital.
Article 18.- Effective time and guidance for implementation.
1. This Decree takes effect from the date of its signing for promulgation and replaces Decree No.388-HDBT of November 20, 1991 of the Council of Ministers promulgating the regulation on the establishment and dissolution of State enterprises. Decisions No.315-HDBT of September 1st, 1990 of the Council of Ministers on strengthening and reorganizing the production and business in the public economic sector, No.330-HDBT of October 23, of 1991 of the Council of Ministers amending and supplementing Decision No.315-HDBT of September 1st, 1990 of the Council of Ministers shall cease to be effective from that date.
The approval of the plans for the reorganization and rearrangement of State enterprises, the implementation of the plans for the reorganization and rearrangement of State enterprises, which were approved by the Prime Minister in his Directive No.500-TTG of August 25, 1995, must be completed not later than December 31, 1996. After this date, those State enterprises which have not been rearranged according to Directive No.500-TTg must implement the reorganization and rearrangement in accordance with the provisions of this Decree.
The previous provisions contrary to this Decree are now annulled.
2. The Ministry of Finance shall preside over and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and other concerned State agencies in providing detailed guidance not later than the end of the third quarter of 1996 on the order, procedure and measures of dissolving State enterprises, the setting up and regulations on the operation of the dissolution council.
3. The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and other concerned Ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government shall guide the implementation of this Decree.
4. The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Central Government, the Presidents of the People�s Committees of the provinces and the cities directly under the Central Government, the Managing Boards of the State Corporations and State enterprises, the General Directors and Directors of State enterprises shall have to implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
INDUSTRIES AND FIELDS GIVEN PRIORITY CONSIDERATION BY THE STATE FOR INVESTMENT IN ESTABLISHING STATE ENTERPRISES
1. Production and repair of weapons, military gear and specialized equipment in direct service of defense and security.
2. Provision of public works and transport services in urban and industrial areas.
3. Electricity generation and supply from the national electricity grid.
4. Provisions of services catering for air ports, sea ports and river ports of national importance, maritime transportation, transportation on the national railway system and key land transportation routes of the State.
5. Provisions of postal and telecommunications services with investment in new technologies and in service of rural, mountainous, island and underdeveloped areas.
6. Construction and management of large- and medium-sized irrigation and agricultural water works.
7. Production and raising or farming of animals or plants of original breeds; advanced biological technologies.
8. Provision of essential services for social and cultural development.
9. Provision of services for environmental and ecological protection.
10. Exploitation of crude oil and natural gas.
11. Large-scale exploitation of minerals.
12. Production of cement, new construction materials and new materials.
13. Metallurgy.
14. Import-substitute equipment manufacturing.
15. Production of basic chemicals, pharmaco-chemicals, petro-chemicals.
16. Production of electronic, computer and telecommunications components and equipment, .
17. Large-scale production of export goods or import-substitute goods.
18. Trades in currencies, finance and insurance.
19. Other industries and fields in which other economic sectors have not yet invested or do not invest, particularly in underdeveloped areas.
STATUTORY CAPITAL OF EACH BUSINESS LINE APPLICABLE TO THE ESTABLISHMENT OF STATE ENTERPRISES
Unit: million VND
Code |
Business line |
Current |
New |
Notes |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
011 012 012 013 020
050
101 111 120 131-132 141 142
151 152 153 154 155 171 172 173 181 191 202 210 221 222 231 241 251 261 269 271 273 281 289 291 292 293 300 313 |
A. Agriculture and forestry Cultivation Husbandry Cultivation combined with husbandry Services for cultivation and husbandry Forestry B. Aquaculture Fisheries, nursing and rearing of aquaproducts C. Mining industries Coal mining Exploitation of crude oil and natural gas Mining of radioactive ores Mining of ferrous and non-ferrous ores Exploitation of stone, sand, gravel and Exploitation of gold, gems and mining D. Processing industries Production, processing and preservation of meat, aquaproducts, fruit and vegetables, oil and fat Production of dairy products Milling and production of flour and animal feeds Production of other foods Production of beverages Manufacture of textile yarn Manufacture of other textiles Manufacture of knitting goods Production of apparels, suitcases, handbags, saddlery and harness Leather tanning and preliminary processing, animal fur tanning and dyeing Making wood and bamboo products Production of paper and paper products Publishing Printing and printing- related services Production of coke, oil products Chemicals production Rubber chemical production Production of glass and glass products Production of products from non-metal minerals Production of iron, steel and ferrous metals from ores Metal molding Production of other products from metal casts Production of other metal products Manufacture of general- purpose machines Manufacture of special- purpose machines Manufacture of home appliances and utensils Manufacture of office equipment and computers Manufacture of electric cables |
250 250 250 250 1600
1600
6500 6500 6500 6500 500 500
350 350 250 350 350 1500 1500 1000 1000 1000 1000 1000 1000 1000 6000 6000 1000 750 750 6500 6500 2500 5000 5000 5000 2500 2500 2000 |
3000 3000 3000 3000 4000
4000
25000 25000 25000 25000 3000 3000
3000 3000 3000 3000 3000 6000 6000 4000 4000 4000 4000 4000 4000 4000 20000 10000 5000 3000 3000 10000 10000 15000 5000 5000 5000 3000 3000 3000 |
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
321 331 341 351 352 353 359 361 269
401
451 454
501 511
551 552
601 611 620 630 641 642
651 659 660 671
711 712 721 722 731 741 742 749 |
Manufacture of audio-visual equipment and machines Manufacture of medical equipment and instruments Manufacture of motor vehicles Ship building and repair Locomotive building and repair Production and repair of aircraft Production of other means of transport Production of wood furniture Production of other products (musical and sport instruments, toys) E. Electricity generation and supply Electricity generation and supply F. Construction Building Finishing of constructions G. Trading Sale and maintenance of motor vehicles, motorbikes Sales agents H. Hotels and restaurants Hotels Restaurants I. Transportation, storage, information Land transportation Waterway transportation Air transportation Transportation-supported activities Posts Telecommunications J. Finance, credits Currency brokerage Other financial brokerage Insurance Financial brokerage supported activities K. Activities related to assets business and consultancy services Real estate trading Brokerage and auction of real estate Leasing of means of transportation Leasing of other machinery and equipment Computer-related activities Legal, accountancy, auditing and consultancy activities Architectural activities Other business activities |
1500 750 5000 5000 5000 3000 250 250 1000
1500
1000 2000
500 250
1000 250
1500 1500 1500 1000 1000 1500
1000 1000 500 500
1000 250 500 500 500 250 250 250 |
10000 3500 10000 20000 20000 20000 3000 3000 4000
50000
5000 5000
2000 1000
3000 2000
10000 15000 50000 3000 10000 50000
50000 50000 20000 5000
10000 1000 5000 5000 5000 1000 1000 1000 |
|