Chương II Nghị định 50/CP: Tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp nhà nước
Số hiệu: | 50/CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 28/08/1996 | Ngày hiệu lực: | 28/08/1996 |
Ngày công báo: | 15/05/1996 | Số công báo: | Số 23 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
16/11/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
- Tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước.
1. Việc hợp nhất, chia tách doanh nghiệp nhà nước độc lập hoặc thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước để thành lập một số doanh nghiệp độc lập hoặc thành viên của tổng công ty; việc chuyển một doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc thành doanh nghiệp độc lập hoặc thành viên hạch toán độc lập trong tổng công ty, phải do người ký Quyết định thành lập doanh nghiệp đó quyết định và thực hiện theo đúng thủ tục, trình tự thành lập doanh nghiệp quy định tại Mục I của Nghị định này.
2. Việc sáp nhập một hoặc một số doanh nghiệp vào một doanh nghiệp độc lập khác, phải được người ký Quyết định thành lập các doanh nghiệp đó quyết định phương án sáp nhập và xoá tên các doanh nghiệp bị sáp nhập. Doanh nghiệp tiếp nhận doanh nghiệp bị sáp nhập vẫn giữ nguyên pháp nhân, không phải làm lại thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh, nhưng phải đăng ký vốn điều lệ mới sau khi thực hiện việc sáp nhập. Trường hợp có thay đổi ngành nghề kinh doanh thì doanh nghiệp phải đăng ký bổ sung về sự thay đổi ngành nghề này.
3. Việc kết nạp thành viên mới hoặc giải quyết cho các đơn vị thành viên ra khỏi tổng công ty nhà nước, do Hội đồng quản trị tổng công ty đề nghị người ký Quyết định thành lập tổng công ty xem xét, quyết định. Đối với tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì Thủ tướng có thể uỷ quyền cho một Bộ trưởng xem xét, quyết định. Trường hợp doanh nghiệp độc lập ngoài tổng công ty muốn tham gia tổng công ty thì doanh nghiệp đó có đơn xin gia nhập và phải được người quyết định thành lập doanh nghiệp đó đồng ý bằng văn bản.
- Các thay đổi khác sau đăng ký kinh doanh.
1. Ngoài những ngành nghề phải được phép của Thủ tướng Chính phủ và những ngành nghề phải có giấy phép kinh doanh theo quy định hiện hành, doanh nghiệp được thay đổi ngành nghề kinh doanh trong phạm vi không làm thay đổi ngành nghề cấp 1, đồng thời phải đăng ký sự thay đổi ngành nghề này với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau khi đã được thay đổi ngành nghề, doanh nghiệp phải đăng báo về dự thay đổi ngành nghề kinh doanh; cơ quan cấp giấy chứng nhận kinh doanh phải gửi bản sao giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh đến các cơ quan quy định tại Khoản 6, Điều 9 của Nghị định này. Trường hợp thay đổi ngành nghề kinh doanh dẫn đến làm thay đổi ngành nghề cấp 1 của doanh nghiệp, thì phải được người quyết định thành lập doanh nghiệp đồng ý và doanh nghiệp phải đăng ký sự thay đổi ngành nghề đó với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải đăng báo về sự thay đổi ngành nghề kinh doanh này như quy định trên đây.
2. Trường hợp cần đổi tên các đơn vị thành viên của tổng công ty nhà nước hoặc doanh nghiệp độc lập, thì Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị), hoặc giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) báo cáo với người quyết định thành lập để xem xét, quyết định. Sau khi được phép đổi tên, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để đổi tên trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; khắc lại con dấu và đăng báo theo quy định tại nghị định này.
3. Nếu cần thay đổi địa điểm kinh doanh hoặc nơi đóng trụ sở chính, doanh nghiệp phải có phương án di chuyển địa điểm và giấy chứng nhận về quyền sử dụng nhà, đất của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự định đặt địa điểm kinh doanh hoặc trụ sở mới để trình người quyết định thành lập xem xét, quyết định. Sau khi được phép di chuyển, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các cơ quan liên quan và phải đăng báo về dự thay đổi địa diểm kinh doanh hoặc trụ sở chính.
4. Việc sắp cếp lại cơ cấu tổ chức sản xuất, bộ máy quản lý và điều hành, thay đổi cán bộ chủ chốt phải thực hiện theo quy định tại Điều lệ về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp và theo những quy định có liên quan khác của pháp luật.
- Giải thể doanh nghiệp nhà nước.
1. Doanh nghiệp nhà nước bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Việc tiếp tục duy trì doanh nghiệp là không cần thiết;
b) Hết thời hạn kinh doanh ghi trong Quyết định thành lập và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà không gia hạn;
c) Kinh doanh thua lỗ kéo dài, nhưng chưa đến mức mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, tuy đã áp dụng các hình thức tổ chức lại nhưng không thể khắc phục được;
d) Doanh nghiệp không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước quy định, sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết.
2. Người quyết định thành lập có quyền Quyết định giải thể doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp đã được thành lập theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ thì việc ký Quyết định giải thể cũng phải theo sự uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ.
3. Người ký Quyết định giải thể (theo phân cấp hoặc uỷ quyền) phải thành lập Hội đồng giải thể doanh nghiệp.
4. Trình tự, thủ tục và các biện pháp cụ thể tiến hành giải thể doanh nghiệp nhà nước phải theo quy định của Bộ Tài chính.
II. REORGANIZATION, DISSOLUTION AND BANKRUPTCY OF STATE ENTERPRISES
Article 12.- Reorganization of State enterprises.
1. The merger or splitting of independent State enterprises or independent cost- accounting member enterprises of State Corporations to establish one or several independent enterprises or members of the Corporations; the transformation of a dependent cost-accounting enterprise into an independent enterprise or independent cost-accounting member of the Corporation must be decided by the person who signed the decision to establish that enterprise and must conform to the procedure and order of establishing enterprises as provided for in Section I of this Decree.
2. The merger of one or several enterprises into another independent enterprise must be decided by the person who signed the Decision to establish those enterprises with respect to the plan for such merger and deletion of the names of the merged enterprises. The enterprise that accepts the merged enterprises shall still keep its legal person status, shall not have to repeat the procedure of establishment and business registration but must register its new statutory capital after the merger is completed. If the enterprise changes its business line, it must make an additional registration for such change.
3. The acceptance of new members or the splitting of member units from the State Corporations shall be proposed by the Managing Boards of the Corporations to the person who signed the Decision to establish the Corporations for consideration and decision. For State Corporations established by decision of the Prime Minister, the Prime Minister may empower one Minister to consider and decide the matter. If an independent enterprise outside the Corporation wishes to join the corporation, it shall submit its membership application which must be approved in writing by the person who has decided the establishment of that enterprise.
Article 13.- Other changes after the registration of business.
1. Except the business lines that require the permission from the Prime Minister or business licenses in accordance with the current regulations, the enterprise shall be entitled to change its business lines as long as Grade 1 business line is not affected and, at the same time, must register such change with the agency which has issued the business registration certificate. After changing its business line, the enterprise must make newspaper announcements about the change of the business line; the agency issuing the business registration certificate must send copies of the certificate of the change of the business line to the agencies defined in Item 6, Article 9 of this Decree.
If the change of the business line may result in the change in Grade 1 business line of the enterprise, it must be approved by the person who has decided the establishment of the enterprise, be registered by the enterprise with the agency which has issued the business registration certificate and announced in the newspapers as prescribed above.
2. If it is necessary to change the names of the member units of a State Corporation or independent enterprises, the Managing Board (for the enterprises having a Managing Board) or the Director (for the enterprises without a Managing Board) shall report to the person who decided the establishment for consideration and decision. After being permitted to change such names, the enterprises must report to the agency which has issued the business registration certificate in order to change the names accordingly in the business registration certificate; make a new seal and newspaper announcements as provided for in this Decree.
3. If it is necessary to move its business location or head office, the enterprise must work out a plan for such change and have the certificate of its right to use houses and land, issued by the People�s Committee of the province/city where the enterprise plans to set up its business location or head office and submit them to the person who has decided its establishment for consideration and decision. After being permitted to move, the enterprise must report to the agency which has issued the business registration certificate and other concerned agencies as well as make newspaper announcements on the change of the business location or head office.
4. The restructuring of the production organization, the managerial and executive apparatus and the replacement of key officials must conform to the provisions of the Statute on the organization and operation of the enterprise and other relevant provisions of law.
Article 14.- Empowerment to decide the reorganization of the member units of Corporations established by decision of the Prime Minister.
The Prime Minister shall empower one Minister to decide the reorganization of member units of Corporations established by decision of the Prime Minister.
Article 15.- Dissolution of State enterprises.
1. A State enterprise shall be dissolved in the following cases:
a) The continued maintenance of the enterprise is no longer necessary;
b) The business term defined in the Decision of establishment and the business registration certificate has expired and extension thereto is not applied;
c) The enterprise has suffered from prolonged losses in business activity but not to the extent that it is unable to repay due debts and the situation has not improved though various forms of reorganization have been adopted.
d) It fails to fulfill the State-assigned tasks, even after necessary measures have been applied.
2. The person who decided the establishment of an enterprise shall have the power to decide the dissolution of the enterprise. If the enterprise was established under the empowerment of the Prime Minister, the signing of the dissolution Decision must be also empowered by the Prime Minister.
3. The person who signed the dissolution Decision (according to the division of responsibility or as empowered) shall have to set up the Council for Dissolution of the enterprise.
4. The order, procedure and concrete measures for dissolving State enterprises must conform to the Finance Ministry’s regulations.
Article 16.- Bankruptcy of State enterprises.
The bankruptcy of a State enterprise must be handled in accordance with the Law on Bankruptcy.