Chương I Nghị định 50/CP: Thành lập doanh nghiệp nhà nước
Số hiệu: | 50/CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 28/08/1996 | Ngày hiệu lực: | 28/08/1996 |
Ngày công báo: | 15/05/1996 | Số công báo: | Số 23 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
16/11/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
- Ngành, lĩnh vực được ưu tiên xem xét khi thành lập doanh nghiệp nhà nước.
1- Doanh nghiệp nhà nước quy định tại Điều 1 và Điều 2 Luật Doanh nghiệp nhà nước được xem xét thành lập khi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 3 và Điều 4 Nghị định này thấy cần thiết thành lập ở những ngành, lĩnh vực, địa bàn hoạt động có nhu cầu điều tiết, hưởng dẫn, thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2- Những ngành, lĩnh vực được ưu tiên xem xét khi thành lập doanh nghiệp nhà nước được quy định tại phụ lục số 1 kèm theo Nghị định này.
- Vốn điều lệ thành lập doanh nghiệp nhà nước.
1. Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập doanh nghiệp nhà nước không thấp hơn tổng số vốn pháp định đối với từng ngành nghề kinh doanh quy định tại phụ lục số 2 kèm theo Nghị định này.
2. Người đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước quy định tại Điều 3 dưới đây phải bảo đảm:
a) Vốn điều lệ tại thời điểm đề nghị thành lập doanh nghiệp đã có sẵn;
b) Vốn điều lệ phải có nguồn gốc hợp pháp, rõ ràng theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Nghiêm cấm việc thành lập doanh nghiệp nhà nước mà không có sẵn vốn điều lệ. Vốn vay không được tính vào vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước.
- Người đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước.
1. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trường cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh), Hội đồng quản trị của tổng công ty nhà nước là người đề nghị thành lập doanh nghiệp theo quy hoạch phát triển của ngành, địa phương hoặc của tổng công ty mình. 2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thành phố, thị xã trực thuộc cấp tỉnh là người đề nghị thành lập các doanh nghiệp công ích hoạt động trên phạm vi địa bàn của mình.
3. Người đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước không thể đồng thời là người quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước.
- Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập các tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh, các doanh nghiệp có mức vốn điều lệ tại thời điểm thành lập tương đương mức vốn các dự án đầu tư nhóm A và các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chính thuộc ngành kinh tế - kỹ thuật do Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật đó đề nghị thành lập. Sau khi thông qua đề án thành lập doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho một Bộ trưởng quyết định thành lập một số tổng công ty và một số doanh nghiệp nhà nước thuộc quyền quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ trưởng Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật được phân cấp quyết định thành lập các doanh nghiệp nhà nước có ngành nghề kinh doanh chính thuộc ngành kinh tế - kỹ thuật của Bộ đó, do Bộ trưởng các Bộ khác đề nghị thành lập; các doanh nghiệp do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Hội đồng quản trị tổng công ty nhà nước (đã được uỷ quyền hoặc phân cấp ký Quyết định thành lập) đề nghị thành lập và các doanh nghiệp hoạt động công ích của Bộ mình.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập các doanh nghiệp nhà nước là thành viên của tổng công ty do mình ký Quyết định thành lập và các doanh nghiệp công ích của địa phương mình.
Nội dung đề án thành lập doanh nghiệp nhà nước.
1. Tên doanh nghiệp. Địa điểm dự kiến xây dựng doanh nghiệp. Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự kiến sẽ kinh doanh. Tình hình thị trường hoặc nhu cầu thị trường về từng loại sản phẩm, dịch vụ đó.
2. Dự kiến khả năng cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu, phụ liệu và các điều kiện cần thiết khác để doanh nghiệp hoạt động bình thường sau khi được thành lập. Dự kiến quy hoạch vùng nguyên liệu. Dự kiến nguồn lực lao động và khả năng thu hút lao động.
3. Dự kiến về chủng loại sản phẩm hoặc dịch vụ và trình độ trang bị công nghệ.
4. Dự kiến công suất thiết kế. Khả năng khai thác công suất thiết kế trong năm (05) năm đầu kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.
5. Dự trù tổng số vốn đầu tư ban đầu. Trong đó dự kiến nguồn và tỷ lệ vốn của Nhà nước; nguồn và hình thức huy động số vốn còn lại; khả năng, hình thức và tiến độ thanh toán số vốn huy động. Dự kiến nhu cầu, biện pháp tạo vốn lưu động khi doanh nghiệp đi vào hoạt động. 6. Dự kiến tiến độ hoàn thành xây dựng cơ bản, chạy thử và chính thức hoạt động.
7. Khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. Dự kiến hiệu quả kinh tế - xã hội của việc thành lập doanh nghiệp này.
8. Dự kiến tác động, ảnh hưởng đến môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước.
1. Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước gồm:
a) Tờ trình đề nghị thành lập doanh nghiệp;
b) Đề án thành lập doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền quyết định thành lập quy định tại Khoản 1 của Điều 4, còn phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ về Đề án thành lập doanh nghiệp đó;
c) Mức vốn điều lệ và ý kiến bằng văn bản của cơ quan Tài chính về nguồn và mức vốn điều lệ được cấp;
d) Dự thảo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp;
đ) Kiến nghị về hình thức tổ chức doanh nghiệp;
e) ý kiến bằng văn bản của Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật đối với các ngành nghề kinh doanh chính; giấy phép kinh doanh đối với một số ngành nghề phải có giấy phép theo quy định của pháp luật.
Đối với số ngành nghề quy định tại Điều 11 Luật Công ty, phải có ý kiến đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.
g) Bản thuyết trình về các giải pháp bảo vệ môi trường;
h) ý kiến bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về quyền sử dụng đất và các vấn đề khác có liên quan đến địa phương nơi doanh nghiệp đó đóng trụ sở chính và lập cơ sở sản xuất.
2. Đối với trường hợp uỷ quyền nói tại Điều 4 trên đây thì trong thời gian năm mươi (50) ngày sau khi nhận được văn bản của Thủ tướng Chính phủ đồng ý thông qua đề án thành lập doanh nghiệp, người đề nghị thành lập doanh nghiệp phải gửi đầy đủ hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp đến người được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền quyết định thành lập doanh nghiệp.
- Thẩm định thành lập doanh nghiệp nhà nước.
1. Tuỳ theo tính chất, quy mô và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, người có thẩm quyền ký Quyết định thành lập doanh nghiệp (theo phân cấp hoặc uỷ quyền) phải thành lập Hội đồng thẩm định trên cơ sở sử dụng bộ máy giúp việc của mình và mời các chuyên gia am hiểu về các nội dung cần thẩm định tham gia, để xem xét hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp.
2. Các nội dung cần xem xét, thẩm định kỹ trước khi quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp phải đầy đủ và hợp lệ như đã quy định tại Điều 6 của Nghị định này. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc chưa bảo đảm đủ rõ các thông tin cần thiết về việc thành lập doanh nghiệp, Hội đồng thẩm định yêu cầu người đề nghị thành lập bổ sung, hoàn chỉnh;
b) Đề án thành lập doanh nghiệp nhà nước phải bảo đảm tính khả thi và hiệu quả, phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước; trình độ công nghệ, trang thiết bị phải đạt tiêu chuẩn do Nhà nước quy định và bảo đảm việc bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật;
c) Mức vốn điều lệ phải tương ứng với quy mô, ngành, nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động và bảo đảm được các quy định tại Điều 2 Nghị định này;
d) Dự thảo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp không trái với Luật Doanh nghiệp nhà nước và các quy định khác của pháp luật;
đ) Nơi đặt trụ sở và mặt bằng kinh doanh phù hợp với tính chất, quy mô kinh doanh, có đủ các điều kiện cần thiết đáp ứng nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi đặt trụ sở và mặt bằng sản xuất, kinh doanh.
3. Các chuyên gia được chỉ định hoặc được mời tham gia Hội đồng thẩm định hồ sơ, trao đổi ý kiến, phát biểu bằng văn bản ý kiến độc lập của mình và chịu trách nhiệm về ý kiến đó. Chủ tịch Hội đồng thẩm định tổng hợp các ý kiến này, trình người có quyền ký Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước. Không áp dụng nguyên tắc biểu quyết theo đa số trong hoạt động của Hội đồng thẩm định.
4. Người có quyền ký Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước thực hiện đầy đủ quyền hạn của mình và chịu trách nhiệm vệ việc thành lập hoặc không thành lập doanh nghiệp nhà nước đã được đề nghị.
- Thời hạn công bố kết quả việc xem xét thành lập doanh nghiệp nhà nước.
1. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước, người có thẩm quyền xem xét hồ sơ, ký Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước và phê chuẩn Điều lệ về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Các Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước đều phải gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật có liên quan để theo dõi. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày có Quyết định thành lập, phải bổ nhiệm xong chủ tịch, các thành viên Hội đồng quản trị (nếu có) và Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
2. Trường hợp không đồng ý thành lập doanh nghiệp, người có thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp trả lời bằng văn bản cho người đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước trong khoảng thời gian quy định tại Khoản 1 Điều này. Đối với trường hợp các doanh nghiệp có đề án đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua, người được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền ký Quyết định thành lập doanh nghiệp đó phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ lý do không thành lập doanh nghiệp.
1. Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm: Quyết định thành lập, Điều lệ về tổ chức và hoạt đồng của doanh nghiệp (đã được phê chuẩn), giấy xác nhận của cơ quan tài chính về mức vốn điều lệ được cấp, giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất của doanh nghiệp, Quyết định bổ nhiệm chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị (nếu có), Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp.
2. Việc đăng ký kinh doanh phải hoàn thành trong thời hạn sáu mươi (60) ngày, kể từ khi Quyết định thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân để tiến hành hoạt động kinh doanh kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Trong thời hạn bốn mươi lăm (45) ngày kể từ khi Quyết định thành lập, doanh nghiệp phải nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu từ cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
4. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh phải cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
5. Quá thời hạn nói tại Khoản 2 Điều này mà chưa làm xong thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thì Quyết định thành lập doanh nghiệp hết hiệu lực thi hành; trường hợp có lý do chính đáng, người ký Quyết định thành lập có thể gia hạn Quyết định thành lập, nhưng không được quá ba mươi (30) ngày.
6. Trong thời hạn bảy (07) ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh gửi mỗi cơ quan sau đây một bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Cục thuế cấp tỉnh; Tổng cục hoặc Cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp được phân công quản lý doanh nghiệp đó; Cục Thống kê cấp tỉnh; Toà kinh tế Toà án nhân dân cấp tỉnh; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật.
- Đăng báo về thành lập doanh nghiệp nhà nước.
1. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng báo hàng ngày của trung ương hoặc địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong năm (05) số liên tiếp. Doanh nghiệp không phải đăng báo trong một số trường hợp đặc biệt do người ký quyết định thành lập doanh nghiệp đó đồng ý và ghi trong Quyết định thành lập doanh nghiệp.
2. Nội dung đăng báo gồm:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; họ và tên của chủ tịch, các thành viên Hội đồng quản trị (nếu có) và của Tổng giám đốc Tổng công ty nhà nước hoặc Giám đốc doanh nghiệp độc lập khác; số điện thoại, điện báo, điện tín viễn thông;
b) Số tài khoản; ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản; vốn điều lệ tại thời điểm thành lập;
c) Tên cơ quan ra quyết định thành lập; số và ngày ký Quyết định thành lập; số đăng ký kinh doanh, ngày và tên cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
d) Ngành nghề kinh doanh;
đ) Thời điểm bắt đầu hoạt động và thời hạn hoạt động.
- Thành lập đơn vị phụ thuộc, chi nhánh và văn phòng đại diện.
1. Hội đồng quản trị tổng công ty nhà nước quyết định thành lập các đơn vị hạch toán phụ thuộc của các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập trong tổng công ty.
2. Hội đồng quản trị doanh nghiệp nhà nước hoặc giám đốc doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị quyết định thành lập đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp mình.
3. Doanh nghiệp được lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương có trụ sở chính của doanh nghiệp, sau khi có văn bản thoả thuận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự định đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện.
4. Doanh nghiệp có đơn vị phụ thuộc, chi nhánh, văn phòng đại diện quy định chức năng, nhiệm vụ và nội dung hoạt động cụ thể cho đơn vị phụ thuộc, chi nhánh và văn phòng đại diện và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của đơn vị phụ thuộc, chi nhánh và văn phòng đại diện.
5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi lập đơn vị phụ thuộc hoặc chi nhánh, doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở đơn vị phụ thuộc hoặc chi nhánh.
6. Việc đặt chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài được thực hiện theo quy định hiện hành.
I. THE ESTABLISHMENT OF STATE ENTERPRISES
Article 1.- Industries and fields to be given priority consideration in the establishment of State enterprises.
1. The establishment of State enterprises defined in Article 1 and Article 2 of the Law on State Enterprises shall be considered when competent State agencies defined in Article 3 and Article 4 of this Decree deem it necessary for the industries, sectors and fields of operation where there is need to regulate, guide and boost the growth of the multi-sector economy along the socialist orientation.
2. The industries and domains to be given priority consideration in the establishment of State enterprises are defined in Appendix No.1 attached to this Decree.
Article 2.- Statutory capital needed for the establishment of a State enterprise.
1. The statutory capital at the time of establishing a State enterprise shall not be less than the total prescribed capital set for each business line in Appendix No.2 attached to this Decree.
2. The proposer of the establishment of a State enterprise stipulated in Article 3 must ensure that:
a) The statutory capital at the time of the proposal to establish the enterprise has been readied;
b) The statutory capital comes from lawful and clear sources as provided for by the Finance Ministry.
3. The establishment of a State enterprise without the statutory capital is strictly forbidden. No borrowed capital shall be included into the statutory capital of a State enterprise.
Article 3.- The proposer of the establishment of a State enterprise.
1. The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the provinces and the cities directly under the Central Government (provincial level for short), the Managing Boards of the State Corporations may propose the establishment of State enterprises in line with the development plan of their respective branches, localities or Corporations.
2. The Presidents of the People’s Committees of districts, cities and townships directly under the provincial level may propose the establishment of public utility enterprises operating in their respective territories.
3. The proposer of the establishment of a State enterprise must not be at the same time the person who decides to establish it.
Article 4.- Deciding the establishment of atSte enterprises.
1. The Prime Minister shall decide the establishment of State Corporations, enterprises in direct service of defense and security, enterprises with the statutory capital at the time of establishment equivalent to the capital of Group A investment projects and enterprises whose establishment is proposed by the Ministry that manages the economic and technical branch encompassing their main business lines. After approving the plan on the establishment of enterprises, the Prime Minister shall empower a Minister to decide the establishment of a number of corporations and State enterprises under the Prime Minister’s competence.
2. The Minister in charge of the economic and technical branch is assigned the responsibility to decide the establishment of State enterprises whose main business lines come within the economic and technical branch of this Ministry and whose establishment is proposed by other Ministers, and of businesses whose establishment is proposed by the provincial People’s Committees or the Managing Boards of the State Corporations (which are empowered or assigned to sign the decision of establishment) and public utility enterprises of his/her own Ministry.
3. The Presidents of the provincial People’s Committees shall decide the establishment of State enterprises which are members of the Corporations established by their decision and public utility enterprises in their respective localities.
Article 5.- Contents of the plan to establish a State enterprise.
1. The name of the enterprise. Location where the enterprise is to be built. List of products and services expected to be undertaken. Market situation or market demand for each kind of these products and services.
2. Estimated capability of supply of raw materials, materials, fuel, additive materials and other necessary conditions for the normal operation of the enterprise after it is established. Projected raw material areas. Projected labor source and capability of labor recruitment.
3. Projected categories of products or services and the level of technological equipment.
4. Design capacity. Possibility of exploiting the design capacity in the first five (5) years after the enterprise starts its operation.
5. Projected total of initial investment capital, including the source and percentage of State capital, sources and forms of raising the remaining capital; capability, forms and schedules of the refunding of the raised capital. Estimated demand and measures to generate working capital after the enterprise is put into operation.
6. Schedules of completion of capital construction, test operation and official operation.
7. Possibility of marketing the products or services. Expected socioeconomic efficiency of the enterprise.
8. Expected impacts on the environment and measures for environmental protection.
Article 6.- Dossier proposing the establishment of a State enterprise.
1. A dossier proposing the establishment of a State enterprise includes:
a) The application for establishment of the enterprise;
b) The plan for the establishment of the enterprise. For enterprises which are established under the authorization of the Prime Minister as prescribed in Item 1 of Article 4, there must be a written approval of the Prime Minister of the plan for establishment;
c) The statutory capital and written opinions of the financial agency on the source and the statutory capital allocated;
d) The draft Statute on the organization and operation of the enterprise;
e) Recommendations on the form of organization of the enterprise;
f) The written opinion of the Ministry in charge of the economic-technical branch about the main business lines; business licenses for a number of business lines where licenses are required by law.
For a number of business lines defined in Article 11 of the Corporate Law, there must be the approval of the Prime Minister.
g) Description of environmental protection measures;
h) The written opinion of the President of the provincial People’s Committee on the land-use right and other issues related to the locality where the enterprise has its head office and sets up its production establishment(s).
2. In cases of empowerment defined in Article 4, within 50 days after receiving the Prime Minister�s written approval of the plan for the establishment of the enterprise, the proposer must send the full dossier of application to the person empowered by the Prime Minister to make the decision.
Article 7.- Appraising the establishment of State enterprises.
1. Depending on the nature, scale and scope of operation of an enterprise, the person competent to sign the Decision to establish the enterprise (according to the assignment of responsibilities or empowered) shall set up an Appraisal Council by using its assisting apparatus and inviting the participation of specialists with extensive knowledge of the contents to be evaluated, in order to examine the dossier proposing the establishment of the enterprise.
2. Contents to be thoroughly examined and appraised before deciding the establishment of the enterprise:
a) The dossier of proposal must be complete and valid as provided for in Article 6 of this Decree. If the dossier is not valid, clear or lacks the necessary information about the establishment of the enterprise, the Appraisal Council shall ask the proposer to supplement and complete it;
b) The plan for the establishment of the State enterprise must ensure its feasibility, efficiency and conformity to the socio-economic development plan of the State; ensure that the technology and equipment meet the standards set by the State and ensure environmental protection and observance of other provisions of law;
c) The statutory capital must correspond with the scale, business line and field of operation, and be consistent with the provisions of Article 2 of this Decree;
d) The draft Statute on the organization and operation of the enterprise must not be contrary to the Law on State Enterprises and other provisions of law;
e) The location of the head office and the business site must suit the nature and scope of business, must meet the necessary conditions of the business needs of the enterprise and must be approved in writing by the competent State agency in the locality where the head office and the business and production site are located.
3. Specialists, appointed or invited to the Appraisal Council to evaluate the dossier, shall exchange their opinions, make their independent comments in writing and assume the accountability for these comments. The Chairman of the Appraisal Council shall summarize these comments and submit them to the person competent to sign the Decision to establish State enterprises. The principle of majority vote shall not apply to the work of the Appraisal Council.
4. The person competent to sign the Decision to establish the State enterprise shall perform fully his/her powers and take responsibility for the establishment or non-establishment of the proposed State enterprise.
Article 8.- Time limit for publicizing the results of the examination for the establishment of a State enterprise.
1. Within thirty (30) days after receiving the dossier proposing the establishment of the State enterprise, a competent person shall consider the dossier, sign the approval decision and ratify the Statute on the organization and operation of the enterprise. All the decisions to establish State enterprises must be sent to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry in charge of the economic and technical branch for monitoring. Within thirty (30) days after receiving the approval, the appointment of the President and members of the Managing Board (if any) and the General Director or Director of the enterprise must be completed in accordance with the provisions of law.
2. In case the proposal is not accepted, the person competent to decide the establishment of enterprises must reply in writing to the proposer within the time limit specified in Item 1 of this Article. For the enterprises whose the plans for establishment have been approved by the Prime Minister, the person empowered by the Prime Minister to sign the Decisions must report to the Prime Minister the reason(s) for the non-acceptance.
Article 9.- Registration of business.
1. The dossier on business registration includes: the establishment Decision, the Statute on the organization and operation of the enterprise (already approved), the paper issued by a financial agency verifying the statutory capital allocated, the certificate of the enterprise�s rights to use the land and houses, the Decision on the appointment of the President and members of the Managing Board (if any), the General Director or the Director of the enterprise.
2. The business registration must be completed within sixty (60) days from the date of signing of the Decision to establish the enterprise. The enterprise shall have the legal person status for undertaking business activities from the time it obtains the certificate of business registration.
3. Within forty five (45) days after signing the Decision to establish the enterprise, the enterprise must submit the full dossier to the Planning and Investment Service of the province where the enterprise has its head office.
4. Within fifteen (15) days after receiving the full dossier, the provincial Planning and Investment Service shall issue the certificate of business registration to the enterprise.
5. If beyond the time limit prescribed in Item 2 of this Article the procedure for issuing the certificate of business registration is not completed, the Decision to establish the enterprise shall cease to be valid; in case of plausible reasons, the person who signed the establishment Decision may grant an extension thereto, but for not more than thirty (30) days.
6. Within seven (7) days after issuing the certificate of business registration, the provincial Planning and Investment Service shall send a copy of the certificate of business registration to each of the following agencies: the provincial Taxation Department; the General Department or Department for management of the State capital and property in enterprises assigned to its management; the provincial Statistics Department; the People’s Committees of the provinces/cities where the enterprise has its head office; the Ministry of Planning and Investment; the Ministry in charge of the economic and technical branch.
Article 10.- Announcement in newspapers on the establishment of State enterprises.
1. Within thirty (30) days after receiving the certificate of business registration, the enterprise must make an announcement of its establishment in five (5) consecutive issues of a central or local daily newspaper in the locality where the enterprise has its head office. The enterprise shall not have to make such newspaper announcement in a number of special cases approved in the Decision to establish the enterprise by the person who signed the establishment Decision.
2. The contents of a newspaper announcement includes:
a) The name and address of the head office of the enterprise; the full name of the President and members of the Managing Board (if any), and of the General Director of the State Corporation or the Director of the other independent enterprises; telephone, telegraph and telex numbers;
b) Account number; the bank where the enterprise opens its accounts; the statutory capital at the time of establishment;
c) The name of the agency which issued the establishment Decision; the serial number and date of signing of the Decision; the serial number of the certificate of business registration, the date and name of the agency which issued the certificate of business registration;
d) Business lines;
e) Time of commencement and term of operation.
Article 11.- Establishment of dependent units, branches and representative offices.
1. The Managing Board of the State Corporation shall decide the establishment of dependent cost-accounting units of the independent cost-accounting member enterprises in the Corporation.
2. The Managing Board of the State enterprise or the Director of the enterprise without a Managing Board shall decide the establishment of dependent units of the enterprises.
3. The enterprise is allowed to set up its branches or representative offices in the provinces and the cities directly under the Central Government, except in the province or the city directly under the Central Government where the enterprise has its head office, after getting a written agreement of the President of the People’s Committee of the province where it plans to open its branch or representative office.
4. The enterprise which has dependent units, branches or representative offices shall define their functions, tasks and details of the operation and take full responsibility before law for all of their activities.
5. Within 15 days after establishing dependent units or branches, the enterprise must register its business with the provincial Planning and Investment Service of the locality where the enterprise sets up the offices of its dependent units or branches.
6. The setting up of overseas branches or representative offices of the enterprise shall be carried out in accordance with the current regulations.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực