14 ngày làm việc tính như thế nào mới nhất 2025
14 ngày làm việc tính như thế nào mới nhất 2025

1. 14 ngày làm việc tính như thế nào mới nhất 2025

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

“Điều 99. Tiền lương ngừng việc

...

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:

a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.”

Theo đó, việc ngừng việc phải được gắn liền với sự cố như điện nước, thiên tai, thảm họa và mốc thời gian được chọn để thỏa thuận tiền lương ngừng việc sẽ là 14 ngày.

Đồng thời, việc ngừng việc phải được gắn với lý do/sự kiện cụ thể dẫn đến ngừng việc theo quy định tại khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 thì 14 ngày ngừng việc được xem là 14 ngày ngừng việc liên tục theo từng sự kiện.

Và theo Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 đã chia ra 02 trường hợp thỏa thuận tiền lương ngừng việc là thời gian ngừng việc dưới 14 ngày và thời gian ngừng việc trên 14 ngày.

Tuy nhiên, quy định này lại không đề cập đến việc xác định thời gian ngừng việc là cộng dồn hay là tính theo từng chuỗi sự kiện.

Như vậy, mốc thời gian ngừng việc 14 ngày sẽ được xác định khi đi kèm với những sự cố như thiên tai, điện nước, thảm họa, dịch bệnh,... Do đó, thời gian ngừng việc 14 ngày này sẽ được xác định theo từng chuỗi sự kiện chứ không phải là cộng dồn.

2. Người lao động làm việc dưới 14 ngày có đóng BHXH không mới nhất 2025?

Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

...”

Đồng thời tại Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

“Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

...

3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

...”

Theo đó, người lao động chỉ cần ký hợp đồng lao động lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên với người sử dụng lao động thì đều được công ty đóng bảo hiểm do thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

Tuy nhiên, nếu trong 01 tháng mà người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên thì tháng đó sẽ không được đóng BHXH. Do đó, người lao động chỉ cần nghỉ không lương tối đa không quá 13 ngày làm việc thì đều sẽ được đóng BHXH.

Thông thường, nếu đi làm đầy đủ, số ngày công mỗi tháng của người lao động dao động từ 22 đến 26 ngày công (tùy vào chế độ nghỉ của doanh nghiệp) nên chỉ cần làm việc khoảng 09 đến 13 ngày công trong tháng thì sẽ được công ty đóng BHXH.

Như vậy, người lao động làm việc dưới 14 ngày nhưng trong khoảng 09 đến 13 ngày công, có hưởng lương thì vẫn sẽ được công ty đóng BHXH.

3. Quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH

Căn cứ vào Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

“Điều 18. Quyền của người lao động

1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.

3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:

a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;

b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;

c) Thông qua người sử dụng lao động.

4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:

a) Đang hưởng lương hưu;

b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;

c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;

d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.

6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

7. Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

8. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Theo đó, khi người lao động tham gia BHXH sẽ được hưởng các quyền theo quy định như trên.

14 ngày làm việc tính như thế nào mới nhất 2025
14 ngày làm việc tính như thế nào mới nhất 2025

4. Thời gian đóng BHXH của người lao động được tính từ thời điểm nào?

Căn cứ vào khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

...

5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

6. Thân nhân là con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

7. Bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách bảo hiểm xã hội mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, thời gian đóng BHXH của người lao động là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng BHXH không liên tục thì thời gian đóng BHXH là tổng thời gian đã đóng BHXH.

5. Quy định về việc đóng BHXH có phải ghi vào hợp đồng lao động hay không?

Căn cứ vào điểm i khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nội dung hợp đồng lao động như sau:

“Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

...

i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

...”

Và căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định:

“Điều 3. Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động

Nội dung chủ yếu phải có của hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

...

9. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp: theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

….”

Theo đó, quy định về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế là một trong những nội dung cơ bản của hợp đồng lao động.

6. Chậm đóng BHXH có bị phạt không?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 17 Luật BHXH năm 2014, hành vi chậm đóng tiền bảo hiểm bị pháp luật đặc biệt nghiêm cấm.

khoản 3 Điều 122 Luật BHXH năm 2014, trường hợp chậm đóng BHXH từ 30 ngày trở lên, người sử dụng lao động sẽ bị xử lý như sau:

  • Phải đóng đủ số tiền bảo hiểm chậm đóng.
  • Bị xử phạt vi phạm hành chính:
    • Người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp do chậm đóng tại thời điểm bị xử phạt nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng theo khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
  • Nộp thêm một khoản tiền lãi trên số tiền BHXH chậm đóng.

Mức lãi suất được tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền và thời gian chậm đóng.

Nếu doanh nghiệp không đóng tiền bảo hiểm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì người có thẩm quyền có quyền yêu cầu ngân hàng trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền bảo hiểm chậm đóng và khoản tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại cho cơ quan BHXH.

7. Các câu hỏi thường gặp

7.1. Luật BHXH 2024 hiệu lực khi nào?

Luật BHXH năm 2024 (hiệu lực từ ngày 1/7/2025) đã có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hướng gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn, khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận BHXH một lần.

7.2. Ngừng đóng BHXH bao lâu thì được rút?

Căn cứ theo các quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP người lao động tham gia BHXH bắt buộc được lãnh BHXH sau 1 năm nghỉ việc kể từ thời điểm chấm dứt đóng BHXH và thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm.

7.3. Đóng bảo hiểm 3 tháng rút được bảo nhiêu tiền?

Trường hợp của bạn tham gia BHXH được 3 tháng, nếu đã nghỉ việc không tham gia BHXH sau 1 năm thì đủ điều kiện hưởng BHXH một lần. Mức hưởng của bạn bằng 22% của các mức tiền đã đóng BHXH trong 3 tháng đó, tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

7.4. Bảo hiểm y tế giá bao nhiêu từ 1/7 2024?

Từ ngày 1/7/2024, mức đóng cụ thể của các thành viên theo diện bảo hiểm y tế hộ gia đình là: Người thứ nhất đóng 100% mức đóng là 1.263.600 đồng; người thứ 2 là 884.520 đồng; người thứ 3 là 758.160 đồng; người thứ 4 là 631.800 đồng và từ người thứ 5 trở đi đóng 505.440 đồng.

7.5. Làm 1 năm được bao nhiêu tiền bảo hiểm thất nghiệp?

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.