- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Căn cước công dân (155)
- Bảo hiểm xã hội (153)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Tiền lương (109)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (70)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Đường bộ (51)
- Biển báo giao thông (47)
- Thừa kế (46)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Mức đóng BHXH (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Phương tiện giao thông (34)
- Xử phạt hành chính (33)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Pháp luật (32)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- VNeID (29)
- Lương cơ bản (29)
- Nghỉ hưu (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Dân sự (26)
- Lý lịch (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
Các khoản trích theo lương của người lao động mới nhất 2025
1. Các khoản trích theo lương của người lao động mới nhất 2025
Theo quy định tại Điều 85 và Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và hướng dẫn tại Nghị định 58/2020/NĐ-CP, Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì:
- Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Trong đó bao gồm mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ ốm đau, thai sản; quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp
- Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2024 vào quỹ hưu trí, quỹ ốm đau, thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế với người lao động, cụ thể như sau:
Các khoản Bảo hiểm trích theo lương |
Trích vào Chi phí của DN |
Trích vào lương của NLĐ |
Tổng |
1. Bảo hiểm xã hội |
17.5% |
8% |
25.5% |
2. Bảo hiểm y tế |
3% |
1.5% |
4.5% |
3. Bảo hiểm thất nghiệp |
1% |
1% |
2% |
Tổng các khoản bảo hiểm |
21.5% |
10.5% |
32% |
- Theo đó, trên cơ sở lương của người lao động, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 32% (trong đó người lao động đóng 10,5% tiền lương, người sử dụng lao động đóng 21,5% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
- Và theo Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về mức đóng kinh phí công đoàn như sau:
4. Kinh phí công đoàn |
2% |
2% |
|
Tổng các khoản Bảo hiểm + Công đoàn |
23.5% |
10.5% |
34% |
- Như vậy dựa trên bảng tóm tắt tỷ lệ trích các khoản trích theo lương năm 2024 thì tổng người lao động phải chịu 10,5% trừ vào lương, còn doanh nghiệp chịu 23.5% được đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh.
- Ngoài ra, nếu người lao động là đoàn viên công đoàn thì phải đóng đoàn phí công đoàn với mức đóng căn cứ Điều 23 Quy định quản lý tài chính, tài sản công đoàn; thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu nộp tài chính công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ như sau:
- Bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với đoàn viên ở các công đoàn cơ sở cơ quan nhà nước; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; đơn vị sự nghiệp hưởng lương theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định;
- Bằng 1% tiền lương thực lĩnh (tối đa hàng tháng chỉ bằng 10% mức lương cơ sở) đối với đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần nhà nước giữ cổ phần chi phối);
- Bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội (tối đa hàng tháng chỉ bằng 10% mức lương cơ sở) đối với đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần mà nhà nước không giữ cổ phần chi phối); Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hưởng tiền lương không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định; Liên hiệp hợp tác xã; Các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam; Đoàn viên công đoàn công tác ở nước ngoài.
2. 14 khoản thu nhập tính và không tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mới nhất 2025
2.1. Các khoản thu nhập tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH. Cụ thể:
- (1) Mức lương theo công việc hoặc chức danh:
- Ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Lao động 2019;
- Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;
- (2) Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên:
- Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
- (3) Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:
- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
2.2. Các khoản thu nhập không tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như:
- Thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động;
- Tiền thưởng sáng kiến;
- Tiền ăn giữa ca;
- Các khoản hỗ trợ như:
- Xăng xe;
- Điện thoại;
- Đi lại;
- Tiền nhà ở;
- Tiền giữ trẻ;
- Nuôi con nhỏ.
- Hỗ trợ khi NLĐ:
- Có thân nhân bị chết;
- Có người thân kết hôn;
- Sinh nhật của NLĐ.
- Trợ cấp cho NLĐ có hoàn cảnh khó khăn khi gặp TNLĐ, BNN;
- Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH.
3. Khi nào tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Theo quy định tại Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất như sau:
- Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng.
- Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng.
Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng.
4. Các câu hỏi thường gặp
4.1. Phụ cấp và trợ cấp khác nhau như thế nào?
- Phụ cấp được áp dụng cho người lao động làm việc tại công ty, được hưởng cùng với tiền lương.
- Trợ cấp: Tùy thuộc từng đối tượng sẽ được hưởng các khoản trợ cấp khác nhau. Ví dụ: Người thất nghiệp, phụ nữ sinh con,…
4.2. Trợ cấp BHXH là gì?
Trợ cấp xã hội (hay trợ giúp xã hội) là khoản tiền hoặc tài sản, hiện vật khác do Nhà nước hoặc các tổ chức phi Chính phủ cấp cho các hoàn cảnh gặp khó khăn, người nghèo, bị bệnh hiểm nghèo, gặp bất hạnh nhằm giúp họ khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống trước mắt và lâu dài.
4.3. BHXH bắt buộc là gì?
Bảo hiểm bắt buộc là các loại bảo hiểm do nhà nước ban hành, áp dụng với một số đối tượng. Theo đó, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia phải tuân thủ về điều kiện, mức phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm tối thiểu theo đúng quy định.
4.4. Khi nào phải nộp BHXH?
Những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó, nếu khi các bên ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
4.5. Người lao động và người sử dụng lao động phải trích nộp theo tỉ lệ bao nhiêu cho quỹ bảo hiểm xã hội?
Người lao động đóng 10,5% gồm 8% hưu trí, 1,5% BHYT và 1% BHTN. Trong khi đó, người sử dụng lao động đóng 21,5% gồm 14% hưu trí, 3% ốm đau thai sản, 3% BHYT, 1% BHTN và 0,5% tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp. Như vậy, tỉ lệ đóng của hai bên là 32%.