Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Số hiệu: | 58/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 27/05/2020 | Ngày hiệu lực: | 15/07/2020 |
Ngày công báo: | 04/06/2020 | Số công báo: | Từ số 607 đến số 608 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Mẫu hồ sơ đề nghị giảm mức đóng BHXH bắt buộc |
Theo đó, doanh nghiệp được đề xuất áp dụng mức đóng bảo hiểm xã hội thấp hơn mức đóng bình thường (chỉ phải đóng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thay vì 0,5%) khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Là doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Trong vòng 03 năm liền trước năm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội;
- Thực hiện báo cáo định kỳ tai nạn lao động, an toàn, vệ sinh lao động, chính xác, đầy đủ, đúng hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất;
- Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất.
Nghị định 58/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 58/2020/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2020 |
QUY ĐỊNH MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC VÀO QUỸ BẢO HIỂM TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Nghị định này quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Năm đề xuất là năm gửi văn bản đề xuất áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường.
2. Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động là bản báo cáo đánh giá các điều kiện để làm căn cứ giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình, theo một trong các mức sau:
a) Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; đồng thời được áp dụng đối với người lao động là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước;
b) Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với doanh nghiệp bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
2. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức 0,5% mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.
3. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng tương ứng theo điều kiện từng trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
Doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được áp dụng mức đóng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 của Nghị định này nếu bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội;
2. Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất;
3. Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất.
1. Văn bản đề nghị quy định theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản sao chứng thực Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động được thực hiện bởi tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động quy định tại Điều 7 Nghị định này. Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động quy định theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này được thực hiện bởi tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động bảo đảm các yêu cầu sau đây:
1. Là tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động Hạng C (được huấn luyện người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động) đang còn hiệu lực theo quy định.
2. Sử dụng chuyên gia đánh giá an toàn, vệ sinh lao động của tổ chức trong quá trình thực hiện đánh giá. Chuyên gia đánh giá là người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cơ hữu của tổ chức và được bồi dưỡng, sát hạch đạt yêu cầu về nghiệp vụ đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Người sử dụng lao động có nhu cầu áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc qua đường bưu điện theo quy định tại Điều 6 Nghị định này về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người sử dụng lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm triển khai các công việc sau:
a) Gửi văn bản đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị đánh giá về tình hình chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Thực hiện đăng tải thông tin của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức lên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để lấy ý kiến rộng rãi trong vòng ít nhất 10 ngày;
c) Tổ chức thẩm định, quyết định việc áp dụng mức đóng mới thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; gửi hoặc trả kết quả trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc qua đường bưu điện cho doanh nghiệp và cơ quan bảo hiểm xã hội đế tổ chức thực hiện;
d) Trường hợp không đủ điều kiện áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường thì phải trả lời cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.
1. Thời hạn thực hiện mức đóng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này là 36 tháng, kể từ tháng quyết định áp dụng mức đóng có hiệu lực.
2. Trong vòng 60 ngày trước ngày hết thời hạn áp dụng mức đóng theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu người sử dụng lao động vẫn có nhu cầu tiếp tục mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động thì lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 6 và thực hiện đề nghị theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ Quyết định điều chỉnh, áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Quyết định điều chỉnh, áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 của Nghị định này sẽ bị thu hồi, hủy bỏ trong các trường hợp sau:
a) Người sử dụng lao động có hành vi giả mạo hoặc khai man các tài liệu trong Hồ sơ đề xuất được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) Người sử dụng lao động vi phạm quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội ở mức bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trong thời gian được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Người sử dụng lao động không thực hiện báo cáo tai nạn lao động, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời gian được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động có hành vi gian lận làm thay đổi các điều kiện làm căn cứ đề nghị giảm mức đóng quy định tại Điều 5 Nghị định này.
3. Người sử dụng lao động có hành vi được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thì có trách nhiệm:
a) Hoàn trả phần tiền đóng chênh lệch với mức đóng bình thường đã được giảm trong thời gian thực hiện Quyết định điều chỉnh, áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) Thực hiện mức đóng bằng 1% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian 36 tháng kể từ khi Quyết định điều chỉnh, áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hết hiệu lực do bị thu hồi, hủy bỏ.
4. Người sử dụng lao động vi phạm theo quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều này có trách nhiệm thực hiện mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội kể từ khi Quyết định điều chỉnh, áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hết hiệu lực do bị thu hồi, hủy bỏ.
5. Trường hợp có hành vi gian lận của tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động thì thực hiện như sau:
a) Trường hợp hành vi gian lận của tổ chức đánh an toàn, vệ sinh lao động làm thay đổi các điều kiện làm căn cứ đề nghị giảm mức đóng quy định tại Điều 5 Nghị định này (thực tế, người sử dụng lao động không đáp ứng đủ điều kiện) thì người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn trả phần tiền đóng chênh lệch theo quy định theo điểm a khoản 3 Điều này, đồng thời thực hiện mức đóng bình thường như trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Trường hợp hành vi gian lận của tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động không làm thay đổi việc đáp ứng các điều kiện đề nghị giảm mức đóng quy định tại Điều 5 Nghị định này thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Tổ chức và chuyên gia đánh giá an toàn, vệ sinh lao động có hành vi gian lận không được công nhận kết quả đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động để xem xét mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong vòng 03 năm kể từ khi có kết luận về hành vi gian lận; đồng thời bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo mức độ vi phạm.
1. Trình Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức đóng quy định tại Điều 4 của Nghị định này, căn cứ vào khả năng bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong từng thời kỳ; tổ chức triển khai thực hiện Nghị định này.
2. Hướng dẫn nội dung, chương trình và việc tổ chức bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động, việc miễn giảm các nội dung huấn luyện đã học, đối với chuyên gia đánh giá an toàn, vệ sinh lao động; hướng dẫn về cách tính tần suất tai nạn lao động.
3. Công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội danh sách các chuyên gia đánh giá an toàn, vệ sinh lao động; các vi phạm pháp luật trong hoạt động điều chỉnh mức đóng quy định tại Nghị định này.
4. Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về việc đánh giá để điều chỉnh mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
5. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện Nghị định này trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương; tổ chức tập huấn, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, đoàn thể liên quan trong triển khai thực hiện và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.
6. Hướng dẫn, chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
1. Hướng dẫn và chỉ đạo cơ quan Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc điều chỉnh mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Tổng hợp báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính tình hình quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
1. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, quản lý, tổ chức thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Nghị định này trên địa bàn quản lý.
2. Đôn đốc, chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành liên quan phối hợp với tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương thanh tra, kiểm tra, việc chấp hành các quy định pháp luật về việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên địa bàn.
1. Cử chuyên gia đánh giá tham dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động; sử dụng chuyên gia đánh giá đủ năng lực đã được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện quá trình đánh giá theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
2. Xây dựng quy trình đánh giá cụ thể, phù hợp với doanh nghiệp được đánh giá.
3. Lập báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động để làm căn cứ xem xét áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Phối hợp và cung cấp các hồ sơ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu trong quá trình đánh giá, thẩm định.
5. Báo cáo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Hoàn trả phần tiền đóng chênh lệch và thực hiện mức đóng theo quy định tại khoản 3, khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 10 Nghị định này.
2. Cử người phối hợp và giám sát để bảo đảm tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động tuân thủ quy định của pháp luật trong quá trình lập báo cáo đánh giá.
3. Cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình thực hiện đánh giá.
4. Lưu giữ đầy đủ hồ sơ làm căn cứ đề nghị áp dụng mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cung cấp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu.
5. Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật trong việc đóng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
6. Trả chi phí đánh giá theo thỏa thuận với tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 7 năm 2020.
2. Các quy định tại Nghị định số 44/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam hết hiệu lực từ khi Nghị định này có hiệu lực.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
PHỤ LỤC
(Kèm theo Nghị định số 58/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ)
Mẫu số 01 |
Đơn đề nghị được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp |
Mẫu số 02 |
Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động |
Mẫu số 03 |
Báo cáo việc chấp hành quy định pháp luật an toàn, vệ sinh lao động |
Mẫu số 04 |
Về việc điều chỉnh, áp dụng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp |
Mẫu số 05 |
Triển khai việc lập báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……., ngày….. tháng …. năm 20….
Được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Kính gửi: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Tên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức: ……………………………………………………….
- Ngành nghề sản xuất, kinh doanh chính: ……………………………………………………………..
- Tổng số người lao động đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:............................................................................................................................................
- Nơi đóng bảo hiểm xã hội: ...........................................................................................................
- Nơi gửi báo cáo tai nạn lao động và công tác an toàn, vệ sinh lao động: ....................................
2. Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………………..Fax:……………………….. E-mail: …………………………………
3. Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ………………………………. Cơ quan cấp:……………………………. cấp ngày…………………….. tại…………………………..
4. Người đại diện theo pháp luật:
Họ tên:……………………………………………………………….. Giới tính: …………………………
Chức vụ: …………………………………………………………………………………………………....
Quốc tịch ……………………………………. Sinh ngày: ……………………………………………….
Số CMND/hộ chiếu/căn cước công dân…………………. Cấp ngày……………… tại ………………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………..
Điện thoại:………………………………………….. E-mail: ……………………………………………..
5. Sau khi nghiên cứu quy định tại Nghị định số ....../2020/NĐ-CP ngày …… tháng ……. năm 2020 của Chính phủ quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện được giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo bảng tự đánh giá tại Phụ lục kèm theo đơn này.
Đề nghị quý Bộ xem xét và cho phép áp dụng việc đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở mức 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
6. Tài liệu gửi kèm theo gồm có: ………………………………………………………………………
7. …………………… (Tên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức) xin cam kết:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và tính hợp pháp của nội dung trong đơn đề nghị này và các hồ sơ, tài liệu kèm theo.
- Thực hiện đúng các quy định về an toàn, vệ sinh lao động và các quy định khác của pháp luật có liên quan./.
|
ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP… |
Phụ lục
BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ TẦN SUẤT TAI NẠN LAO ĐỘNG
(Kèm theo Đơn đề nghị được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp)
(Tên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức) tự đánh giá kết quả về công tác an toàn, vệ sinh lao động như sau:
STT |
Tiêu chí tự đánh giá |
Kết quả tự đánh giá |
Ghi chú |
1 |
Vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội trong 03 năm liền kề trước thời điểm đề xuất |
Liệt kê kết quả thanh, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động trong 03 năm liền kề trước thời điểm đề xuất điều chỉnh và ngay trong năm đề xuất (nếu có). Nêu các nội dung vi phạm và mức bị xử phạt tương ứng |
Dựa vào biên bản, kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước trong 03 năm liền kề |
2 |
Báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất |
Các năm gửi báo cáo: Thời điểm gửi báo cáo: Nơi gửi báo cáo: |
Chi tiết trong Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động kèm theo |
3 |
Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất. |
|
Tần suất tai nạn lao động tính trên 1000 người lao động |
|
ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP…. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động
Tên tổ chức lập báo cáo đánh giá: ………………………………………………………………………
Tên cơ sở sản xuất kinh doanh được đánh giá:……………………………………………………….
Ngành sản xuất: .............................................................................................................................
Đơn vị chủ quản: ………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………..……………………
Điện thoại: ……………………………………… Số Fax: ………………………………………………..
E-mail: …………………………………………… Web-site: …………………………..………………….
Ngày lập hồ sơ đánh giá: ………………………………………………………………………………..
Năm: ………….
Phần I
TỔNG QUAN CHUNG VỀ VIỆC ĐÁNH GIÁ
I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ
1. Tên cơ sở lao động: ……………………………………………………………………………………
- Cơ quan quản lý trực tiếp: ………………………………………………………………………………
- Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………….
- Sản phẩm ngành sản xuất, kinh doanh (Các sản phẩm chính): ……………………………………
……………………………………………………………………………………………………………….
- Năm thành lập: …………………………………………………………………………………………..
- Tổng số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: ………………………………………
- Số lao động trực tiếp: …………………………………………………………………………………..
- Số lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động: ………………;
- Số máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động: …………………………..
- Số lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: …………………………………………………………………………………………………
2. Quy mô (Sản lượng sản phẩm): ………………………………………………………………………
3. Tóm tắt quy trình công nghệ, dịch vụ: ………………………………………………………………..
II. PHẠM VI ĐÁNH GIÁ
- Địa điểm đánh giá: ………………………………………………………………………………………
- Quy mô cuộc đánh giá: …………………………………………………………………………………
- Ngành nghề được đánh giá: ……………………………………………………………………………
III. MÔ TẢ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ
……………………………………………………………………………………………………………….
Phần II
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
TT |
Nội dung đánh giá |
Hình thức đánh giá |
Kết quả đánh giá |
1 |
Tổ chức bộ máy |
|
|
1.1 |
Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động |
|
|
1.2 |
Phòng, ban làm công tác an toàn, vệ sinh lao động |
|
|
1.3 |
Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động |
|
|
|
- Số lượng cán bộ chuyên trách |
|
|
|
- Số lượng cán bộ bán chuyên trách |
|
|
|
- Trình độ đào tạo |
|
|
|
- Số năm kinh nghiệm |
|
|
1.4 |
Bộ phận y tế cơ sở (Nếu không có thì nêu rõ thuê cơ quan nào thực hiện) |
|
|
|
- Số bác sĩ |
|
|
|
- Số y tá |
|
|
1.5 |
An toàn vệ sinh viên |
|
|
|
- Số lượng |
|
|
|
- Quy chế hoạt động |
|
|
|
- Phụ cấp |
|
|
1.6 |
Phân công trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động |
|
|
2 |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch về công tác an toàn, vệ sinh lao động |
|
|
|
- Về nội dung kế hoạch |
|
|
|
- Thời điểm xây dựng kế hoạch |
|
|
|
- Tổng kinh phí cho công tác an toàn, vệ sinh lao động trung bình 03 năm trước năm đề xuất |
|
|
3 |
Kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động |
|
|
|
- Quy trình kiểm soát |
|
|
|
- Mục tiêu việc kiểm soát |
|
|
|
- Phân công người hoặc bộ phận chịu trách nhiệm việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại |
|
|
|
- Lưu trữ hồ sơ và công khai kết quả kiểm soát |
|
|
|
- Triển khai đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại |
|
|
|
- Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động |
|
|
4 |
Biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng và ứng cứu khẩn cấp |
|
|
|
- Các loại biện pháp xử lý sự cố |
|
|
|
- Phương án xử lý |
|
|
5 |
Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động |
|
|
|
- Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động |
|
|
|
- Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (phân loại, tổ chức, cấp thẻ an toàn, lưu trữ hồ sơ...) |
|
|
6 |
Chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động |
|
|
6.1 |
Khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động: |
|
|
|
- Tổ chức khám cho người lao động |
|
|
|
- Tổ chức khám đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm; người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi |
|
|
|
- Khám bổ sung đối với lao động nữ |
|
|
|
- Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp |
|
|
6.2 |
Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (phân loại) |
|
|
6.3 |
Chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động |
|
|
|
- Nguyên tắc cấp phát |
|
|
|
- Điều kiện cấp phát |
|
|
|
- Nguyên tắc sử dụng |
|
|
|
- Nguyên tắc bảo quản |
|
|
6.4 |
Bồi dưỡng bằng hiện vật |
|
|
|
- Điều kiện hưởng |
|
|
|
- Mức bồi dưỡng |
|
|
|
- Nguyên tắc bồi dưỡng |
|
|
6.5 |
Thời giờ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại |
|
|
6.6 |
Quản lý sức khỏe người lao động |
|
|
7 |
Quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động |
|
|
|
- Lập phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động |
|
|
|
- Sử dụng máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động |
|
|
|
- Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động |
|
|
|
- Hồ sơ lưu trữ |
|
|
8 |
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp |
|
|
|
- Sổ theo dõi, thống kê tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp |
|
|
|
- Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động |
|
|
|
- Thực hiện báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp về cơ quan quản lý nhà nước |
|
|
|
- Khai báo, điều tra, báo cáo tai nạn lao động |
|
|
|
- Thực hiện các trách nhiệm cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp |
|
|
|
- Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất |
|
|
|
- Tần suất tai nạn lao động trung bình trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất |
|
|
9 |
Việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù |
|
|
10 |
Quan trắc môi trường lao động |
|
|
|
- Việc thực hiện các nguyên tắc quan trắc môi trường lao động |
|
|
|
- Quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động |
|
|
|
- Quản lý, lưu trữ kết quả quan trắc môi trường lao động |
|
|
11 |
Tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động |
|
|
|
- Kế hoạch, nội dung tự kiểm tra |
|
|
|
- Hình thức, thời hạn tự kiểm tra |
|
|
12 |
Thống kê, báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động |
|
|
|
- Thống kê, lưu trữ về an toàn, vệ sinh lao động |
|
|
|
- Việc thực hiện báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động về cơ quan quản lý nhà nước |
|
|
13 |
Sơ kết, tổng kết về an toàn, vệ sinh lao động |
|
|
14 |
Kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở lao động |
|
|
15 |
Việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, biện pháp an toàn đã ban hành |
|
|
16 |
Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động |
|
|
17 |
Các nội dung khác liên quan trực tiếp đến công tác an toàn, vệ sinh lao động |
|
|
PHẦN III. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
1. Kết luận về việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động(1)
……………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………..
2. Kiến nghị(2):
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ(3) |
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……… V/v báo cáo việc chấp hành quy định pháp luật an toàn, vệ sinh lao động |
……., ngày …. tháng …. năm …. |
Kính gửi: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trả lời công văn số ….. ngày .... của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về đề nghị cung cấp thông tin về tình hình chấp hành pháp luật an toàn, vệ sinh lao động của doanh nghiệp/Tổ chức ....., Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố .... xin báo cáo như sau:
1. Tình hình thực hiện báo cáo về tai nạn lao động trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất... (ghi rõ năm):
a) Về thời điểm báo cáo: .....(1)
b) Đánh giá về báo cáo: ….. (2)
2. Tình hình thực hiện báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất... (ghi rõ năm):
a) Về thời điểm báo cáo: ....(1)
b) Đánh giá về báo cáo:......(2)
3. Tình hình thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội trong 03 năm gần đây:
a) Việc thực hiện thanh tra, kiểm tra (nếu có): .... (3)
b) Kết quả và việc thực hiện kiến nghị của đoàn thanh tra, kiểm tra: …………………..
4. Các nội dung kiểm tra, đánh giá khác (nếu thấy cần thiết) kể từ khi nhận được công văn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:......
Trên đây là tình hình chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động của doanh nghiệp/Tổ chức ……., Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo để Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội biết./.
|
GIÁM ĐỐC |
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI…. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-LĐTBXH |
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm …. |
Về việc điều chỉnh, áp dụng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số ..../2020/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2020 của Chính phủ quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục trưởng Cục An toàn lao động,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội bắt vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Quỹ bảo hiểm xã hội như sau:
1. Tên tổ chức/các tổ chức được điều chỉnh: ………………………………………………………….
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng:………………………………………………..
3. Thời điểm áp dụng mức đóng: từ ngày .... tháng .... năm .... đến ngày …. tháng .... năm ....
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày .... tháng..... năm ……
Điều 3. Chánh Văn phòng bộ, Cục trưởng Cục An toàn lao động và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ TRƯỞNG |
(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .......... |
………., ngày …. tháng …. năm …. |
Triển khai việc lập báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động
(Từ ngày .../..../20... đến ngày ..../..../20....)
Kính gửi: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Tên tổ chức lập báo cáo đánh giá: ……………………………………………………………………
2. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………
3. Điện thoại:…………………………….. Fax:…………………… E-mail: ……………………………
4. Tình hình hoạt động
(Tên tổ chức lập báo cáo đánh giá an toàn, vệ sinh lao động) báo cáo tình hình triển khai việc lập báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động từ ngày ... tháng .... năm 20... đến ngày ... tháng .... năm 20... như sau:
a) Các báo cáo đánh giá của đơn vị được kết luận là đủ điều kiện đề xuất giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong kỳ báo cáo
STT |
Tên đơn vị được đánh giá |
|
Địa chỉ (ghi địa danh tỉnh/thành phố) |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
b) Các báo cáo đánh giá của đơn vị được kết luận là không đủ điều kiện đề xuất giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong kỳ báo cáo
STT |
Tên đơn vị được đánh giá |
Địa chỉ (ghi địa danh tỉnh/ thành phố) |
Ghi chú1 |
|
|
|
|
c) Các báo cáo đánh giá của đơn vị được kết luận là đủ điều kiện đề xuất giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cần khắc phục một số nội dung trong kỳ báo cáo
STT |
Tên đơn vị được đánh giá |
Địa chỉ (ghi địa danh tỉnh/thành phố) |
Ghi chú2 |
|
|
|
|
5. Các kiến nghị, đề xuất (nếu có)
(Tên tổ chức lập báo cáo đánh giá) báo cáo để quý Bộ biết./.
|
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ |
(1) Kết luận về việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động:
- Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung về an toàn, vệ sinh lao động;
- Không thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung về an toàn, vệ sinh lao động;
- Đã thực hiện nhưng cần khắc phục một số nội dung.
(2) Kiến nghị cụ thể theo 3 mức:
- Đủ điều kiện đề xuất giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Không đủ điều kiện đề xuất giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Đủ điều kiện đề xuất giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cần khắc phục một số nội dung.
(3) Là chuyên gia đánh giá an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này, đã được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và tham gia đánh giá tại doanh nghiệp.
(1) Ghi rõ thông tin theo từng báo cáo.
(2) Đánh giá theo các tiêu chí sau: đầy đủ thông tin; đúng thời hạn; ước tính độ tin cậy, tính chính xác của thông tin, nếu có thể.
(3) Ghi rõ thông tin theo từng cuộc thanh tra, kiểm tra, nếu có.
1 Nêu lý do không đủ điều kiện đề xuất giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
2 Nêu các nội dung cần khắc phục của đơn vị được đánh giá.
GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 58/2020/ND-CP |
Hanoi, May 27, 2020 |
REGULATING RATES OF COMPULSORY INSURANCE CONTRIBUTIONS TO THE OCCUPATIONAL ACCIDENT AND DISEASE BENEFIT FUND
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Occupational Safety and Hygiene dated June 25, 2015;
Pursuant to the Law on Social Security dated November 20, 2014;
Upon the request of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs;
The Government hereby promulgates the Decree providing for rates of compulsory insurance contributions to the occupational accident and disease benefit fund.
This Decree stipulates the rates of compulsory insurance contributions to the occupational accident and disease benefit fund.
Article 2. Subjects of application
1. Employers covered by clause 3 of Article 2 in the Law on Social Insurance.
2. Other entities and persons related to the implementation of contributions to the occupational accident and disease benefit fund belonging to the compulsory social insurance plan.
For the purposes of this Decree, terms used herein shall be construed as follows:
1. Submission year means the year in which the written application of the contribution rate lower than normal is submitted.
2. Report on assessment of occupational safety and hygiene, and reduced frequency of workplace accidents means the report providing the assessment of conditions serving as a basis to decrease the rate of contribution to the occupational accident and disease benefit fund.
RATES AND METHODS OF CONTRIBUTION TO THE OCCUPATIONAL ACCIDENT AND DISEASE BENEFIT FUND
Article 4. Rates and methods of contribution to the occupational accident and disease benefit fund
1. Based on the statutory base payroll, the employer shall pay monthly social insurance contributions for the benefit of their insured employees in accordance with points a, b, c, d, dd and h of clause 1 of Article 2 and clause 2 of Article 2 in the Law on Social Insurance, except domestic workers, at one of the following rates:
a) Normal contribution rate shall be equal to 0.5% of the statutory base payroll, which is applicable to employees who are public officials, civil servants or public employees, and members of the armed forces under the control of authorities of the Party and State, socio-political organizations, military, public security forces or public service units funded by the state budget;
b) The contribution rate equaling 0.3% of the statutory base payroll shall be applicable to enterprises that satisfy the conditions specified in Article 5 herein.
2. Employers shall make monthly contributions to the occupational accident and disease benefit fund at the rate equaling 0.5% of the base pay rate for the benefit of each employee as provided in point e of clause 1 of Article 2 in the Law on Social Insurance.
3. As for employers who are enterprises, cooperatives, sole proprietary business households or cooperative alliances operating in such fields as agriculture, forestry, fishery or salt production, if they receive piecework or lump-sum pay, the monthly contribution rate shall be bound to corresponding requirements imposed in each circumstance specified in points a and b of clause 1 of this Article. Contributions shall be made on a monthly, quarterly or biannual basis.
Article 5. Cases on eligibility for the lower-than-normal rate of contribution to the occupational accident and disease benefit fund
Enterprises operating in industries with high risks of occupational accidents and diseases shall be entitled to the contribution rates specified at point b of clause 1 of Article 4 herein if they conform to following eligibility requirements:
1. Within three years prior to the submission date, they have not been subject to any administrative monetary fine or any criminal prosecution for their violation against laws on occupational safety, hygiene and social insurance;
2. They have submitted periodic reports on workplace accidents, occupational safety and hygiene in an accurate, sufficient and timely manner within three consecutive years prior to the submission year;
3. Frequency rate of occupational accidents in the year preceding the submission year must drop by at least 15% of the average frequency of workplace accidents in 3 consecutive years prior to the submission year, or have not had any occupational accident 3 years preceding the submission year.
DOCUMENTATION REQUIREMENTS, APPLICATION PROCESSES, PROCEDURES AND TIME LIMITS FOR LOWER-THAN-NORMAL RATES OF CONTRIBUTIONS TO THE OCCUPATIONAL ACCIDENT AND DISEASE BENEFIT FUND
Article 6. Documentation requirements for application for the lower-than-normal rate of contribution to the occupational accident and disease benefit fund
1. Written request form prescribed by using the Form 01 given in an Appendix hereto.
2. Authenticated or certified true copy of the report on assessment of occupational safety and hygiene and reduced incidence frequency of workplace accidents, prepared by the occupational safety and hygiene assessment body prescribed in Article 7 of this Decree. Report on assessment of occupational safety and hygiene and reduced incidence frequency of accidents at work prescribed in the Form 02 given in the Appendix hereto.
Article 7. Report on assessment of occupational safety and hygiene, and reduced incidence frequency of workplace accidents serving as a basis to consider eligibility for the lower-than-normal rates of contributions to the occupational accident and disease benefit fund
The report on assessment of occupational safety and hygiene, and reduced incidence frequency of workplace accidents, referred to in clause 2 of Article 6 herein shall be prepared by the occupational safety and hygiene assessment body that meets the following requirements:
1. The assessment body is an organization that is issued with a Level-C certificate of conformance to occupational safety and hygiene training requirements (being trained to qualify as occupational safety and hygiene practitioner) which remains valid according to regulations in force.
2. Their occupational safety and hygiene assessment professionals must be employed during the assessment process. The assessment professional must be the assessment body’s tenured occupational safety and hygiene trainer who is trained and tested to ensure conformance to requirements concerning occupational safety and hygiene assessment regulated by the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs.
Article 8. Application processes and procedures for grant of decision on application of the lower-than-normal rate of contribution to the occupational accident and disease benefit fund
1. If the employer wishes to have access to the lower-than-normal rate of contribution to the occupational accident and disease benefit fund, they shall submit 01 set of documents directly or online or by post as prescribed in Article 6 of this Decree to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
2. Within 30 working days from receipt of the full set of application documents from the employer, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall take the following steps:
a) Send the written request to the Department of Labor - Invalids and Social Affairs for their assessment of the employer’s compliance with the law on occupational safety and hygiene by using the Form 03 given in the Appendix hereto;
b) Post information about agencies, units, enterprises and organizations on the web portal of the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs to collect public comments for at least 10 days;
c) Conduct any assessment and consider any decision on the application of the new contribution rate lower than the ordinary rate of contribution to the occupational accident and disease benefit fund according to the Form 04 given in the Appendix hereto; send or inform results directly or online or by post to enterprises and social insurance agencies for further implementation purposes.
d) In case of ineligibility for the lower-than-normal rate of contribution, a reply, enclosing clear explanations for such ineligibility, must be sent to the applicant employer.
Article 9. Time limits for implementation of the lower-than-normal rate of contribution to the occupational accident and disease benefit fund
1. The time limit for application of the lower-than-normal rate of contribution to the occupational accident and disease benefit fund which is prescribed in point b of clause 1 of Article 4 herein is 36 months from the month in which the decision of application of such rate is in force.
2. Within 60 days before the expiry of the time limit for application of such rate as prescribed in clause 1 of this Article, if the employer still wishes to continue to pay the lower-than-normal rate of contribution to the occupational accident and disease benefit fund, then they should prepare 1 set of application documents the same as those prescribed in Article 6, and apply according to the processes and procedures stipulated in Article 8 of this Decree.
Article 10. Withdrawal and revocation of the decision on modification and application of the lower-than-normal rate of contribution to the occupational accident and disease benefit fund
1. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall be authorized to withdraw and revoke the decision on modification and application of the lower-than-normal rate of contribution to the occupational accident and disease benefit fund.
2. The decision on modification and application of the lower-than-normal rate of contribution to the occupational accident and disease benefit fund prescribed in point c of clause 2 of Article 8 herein will be withdrawn or revoked if:
a) The employer commits any fraudulent act or falsification of documents included in the set of application documents for the lower-than-normal rate of contribution to the occupational accident and disease benefit fund;
b) The employer violates the law on occupational safety, hygiene and social insurance to the extent that they are subject to any administrative monetary fine or criminal prosecution during the validity period of their entitlement to the lower-than-normal rate of contribution to the occupational accident and disease benefit fund;
c) The employer fails to make workplace accident reports or reports on assessment of occupational safety and hygiene during the period of their entitlement to the lower-than-normal rate of contribution to the occupational accident and disease insurance fund;
d) Hired occupational safety and hygiene assessment body commits any act of fraudulence which leads to any change in eligibility conditions serving as a basis for application for the reduction in the contribution rates as prescribed in Article 5 herein.
3. The employer committing any acts prescribed at point a of clause 2 of this Article shall assume the following responsibilities:
a) Reimburse the differential amount deducted during the period of implementation of the decision on modification and application of the lower-than-normal rate of contribution to the occupational accident and disease benefit fund;
b) Pay contributions at the rate equaling 1% of the statutory base payroll for the 36-month period from the date on which the decision on modification and application of the lower-than-normal rate of contribution to the occupational accident and disease benefit fund expires due to withdrawal or revocation.
4. The employer in breach of point b and c of clause 2 of this Article shall be responsible for paying contributions at the rate equaling 0.5% of the statutory base payroll as usual to the occupational accident and disease benefit fund from the date on which the decision on modification and application of the lower-than-normal rate of contribution to the occupational accident and disease benefit fund expires due to withdrawal or revocation.
5. In case of any fraudulent act committed by the hired occupational safety and hygiene assessment body, the following actions shall be taken:
a) In case any fraudulent act of that body results in any changes in eligibility conditions serving as a basis for application for the reduction in the contribution rates as provided in Article 5 of this Decree (in fact, the employer does not satisfy these conditions), the employer shall reimburse the differential amount stipulated in point a of clause 3 of this Article, and concurrently pay the normal contribution rate as specified in clause 4 of this Article;
b) In case any fraudulent act of that body does not lead to any changes in the employer’s conformance to eligibility conditions serving as a basis for application for the reduction in the contribution rates as prescribed in Article 5 herein, the employer may continue to make contributions at the lower-than-normal rates to the occupational accident and disease benefit fund;
c) Occupational safety and hygiene assessment bodies and professionals who commit any fraudulent acts shall not obtain recognitions of occupational safety and hygiene assessment results that serve as a basis for consideration of application of the rates of contribution to the occupational accident and disease benefit fund within 03 years of receipt of the conclusion on these fraudulent acts; and at the same time, shall be sanctioned in accordance with the law on administrative penalties or criminal prosecution to the extent of their violation.
Article 11. Responsibilities of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
1. Seek the Government’s consideration of grant of decision on the adjustment of the contribution rates prescribed in Article 4 of this Decree, based on the payment capability of the workplace accident and occupational disease benefit fund over periods of time; take charge of implementation of this Decree.
2. Provide guidance on the contents, programs and organization of occupational safety and hygiene assessment training and testing, and the exemption or reduction of learned training contents for occupational safety and hygiene assessment professionals; provide instructions on how to calculate the incidence frequency of workplace accidents.
3. Post on the website of the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs a list of occupational safety and hygiene assessment professionals; any breach of laws arising from adjustments of contribution rates according to this Decree.
4. Set up and manage databases of assessment of adjustments in the rates of contributions to the occupational accident and disease benefit fund.
5. Communicate, disseminate and provide guidance on implementation of this Decree through mass media at the central level; provide training and instructions about the implementation of this Decree for relevant ministries, sectors, localities, organizations and mass organizations, and conduct the inspection and examination of their implementation of this Decree.
6. Instruct and direct the Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs to comply with provisions laid down in point a of clause 2 of Article 8 herein.
Article 12. Responsibilities of the Vietnam Social Security
1. Instruct and direct Social Security agencies at provinces and centrally-affiliated cities to comply with adjustments of rates of contributions to the occupational accident and disease benefit fund.
2. Provide the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs with a general review report on the implementation of workplace accident and occupational disease insurance regimes and policies; provide the Ministry of Finance with a general review report on the management and use of the workplace accident and occupational disease benefit fund.
Article 13. Responsibilities of People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces
1. Communicate, disseminate, guide, manage and take charge of the implementation of compulsory social insurance contributions to the workplace accident and occupational disease benefit fund under this Decree within their remit.
2. Urge and direct the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs and relevant sectoral administrations to cooperate with local socio-political organizations in inspecting and examining compliance with laws on payment of compulsory social insurance contributions to workplace accident and occupational disease benefit fund within their ambit.
Article 14. Responsibilities of occupational safety and hygiene assessment bodies
1. Second their professionals to join training sessions on occupational safety and hygiene; employ qualified assessment professionals posted on the website of the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs to render assessment services in accordance with clause 2 of Article 7 herein.
2. Formulate the detailed assessment processes meeting demands of assessed enterprises.
3. Make reports on assessment of occupational safety and hygiene, and reduced incidence frequency of workplace accidents serving as a basis to consider eligibility for the lower-than-normal rates of contributions to the occupational accident and disease benefit fund by using the Form 02 given in the Appendix hereto.
4. Cooperate on providing documents requested by competent state authorities during the assessment and inspection period.
5. Send annual or ad-hoc reports upon the request of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs by using the Form 05 given in the Appendix hereto.
Article 15. Employer’s rights and responsibilities
1. Reimburse the differential contribution amount and pay contributions at the rates specified in clause 3, clause 4 and point a of clause 5 of Article 30 herein.
2. Assign a coordinator and supervisor to ensure that the occupational safety and hygiene assessment body complies with law during the process of making assessment reports.
3. Provide documents or records related to occupational safety and hygiene activities during the process of carrying out assessments.
4. Store and keep custody of full documents used as a basis for request for application of the rate of contribution to the workplace accident and occupational disease benefit fund; provide any records request by competent state authorities.
5. Lodge claims or complaints about any acts of violation against laws arising from payment of contributions to the workplace accident and occupational disease benefit fund.
6. Pay assessment costs agreed upon with occupational safety and hygiene assessment bodies.
1. This Decree shall take effect from July 15, 2020.
2. Regulations laid down in the Government’s Decree No. 44/2017/ND-CP dated April 14, 2017, prescribing the rates of compulsory social insurance contributions to the workplace accident and occupational disease benefit fund, and point b of clause 1 of Article 13 in the Government’s Decree No. 143/2018/ND-CP dated October 15, 2018, providing details about implementation of the Law on Social Insurance, and the Law on Occupational Safety and Hygiene, in terms of compulsory social insurance for employees who are foreign citizens working in Vietnam, shall become defunct from the effective date of this Decree.
Article 17. Implementation responsibilities
Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Governmental bodies, and Chairpersons of People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces, shall be responsible for implementing this Decree./.
|
PP. GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence-Freedom-Happiness
---------------
…….………[place], …………..………..[date]
Application for lower-than-normal rate of contribution to the occupational accident and disease benefit fund
To: Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs
1. Name of the applicant (agency, unit, enterprise or organization): ……………………………………………………….
- Main business lines: ……………………………………………………………..
- Total employees participating in occupational accident and disease insurance: …………………………………………………………
- Place of payment of social insurance contributions: ...........................................................................................................
- Place of submission of reports on occupational accidents and occupational safety and health: ....................................
2. Contact address: ………………………………………………………………………………………….
Telephone: ……………………………………. Fax:……………………………….. E-mail: …………………………………
3. Number of establishment decision/ Enterprise registration certificate:…………….. Issuing authority: …………………………. Date of issue: …………………….. At:…………………………..
4. Legal representative:
Full name: ………………………………………………………….. Gender: …………………………
Position: …………………………………………………………………………………………………....
Nationality: ……………………………………. Date of birth: ……………………………………………….
Number of ID Card/Passport/Citizen Identity Card:……………………. Issued on:……………………….. at………………
Registered permanent residence: ………………………………………………………………………..
Telephone:………………….. E-mail: ……………………………………………..
5. After careful study into the provisions of the Government’s Decree No. ....../2020/ND-CP dated………………., 2020 regulating rates of compulsory insurance contributions to the occupational accident and disease benefit fund, we believe that we have fulfilled eligibility requirements for a lower-than-normal rate of contribution to the occupational accident and disease benefit fund according to our self-assessment in the Appendix enclosed herewith.
We kindly request your Ministry to consider our application and allow us to apply the rate of contribution to the occupational accident and disease benefit fund equaling 0.3% of the statutory base payroll, which is used as the basis for paying social insurance contributions.
6. Enclosed documents: ………………………………………………………………………
7. ………………….. (Name of the applicant agency, unit, enterprise or organization) hereby undertakes to:
- assume the legal responsibility for the accuracy and legitimacy of the contents of this application and all documents enclosed herewith.
- strictly comply with regulations on occupational safety and health and relevant laws./.
|
APPLICANT’S REPRESENTATIVE |
SELF-ASSESSMENT OF OCCUPATIONAL SAFETY AND HEALTH, AND FREQUENCY OF OCCUPATIONAL ACCIDENTS
(Enclosed with the Application for lower-than-normal rate of contribution to the occupational accident and disease benefit fund)
(Name of agency, unit, enterprise or organization) has conducted a self-assessment of occupational safety and health and obtained the following results:
No. |
Self-assessment criteria |
Results |
Notes |
1 |
Violations against regulations on occupational safety and health, and social insurance in 03 years preceding the submission year |
Results of inspections of occupational safety and health conducted in 03 years preceding the submission year and those conducted in submission year (if any) are specified. Violations and penalties incurred are specified. |
Based on records and conclusions of inspections given by state regulatory authorities in 03 consecutive years |
2 |
Submission of periodic reports on occupational accidents, occupational safety and health in 03 consecutive years preceding the submission year |
Report submission years: Submission dates: Report recipients: |
Reporting details are provided in the enclosed report on assessment of occupational safety and health, and reduced frequency of occupational accidents |
3 |
Frequency of occupational accidents in the year preceding the submission year compared to the average frequency of occupational accidents in 03 consecutive years preceding the submission year. |
|
The frequency of occupational accidents is calculated for 1,000 employees |
|
APPLICANT’S REPRESENTATIVE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence-Freedom-Happiness
---------------
REPORT
On assessment of occupational safety and health, and reduced frequency of occupational accidents
Name of the assessment body: ………………………………………………………………………
Name of the assessed entity:…………………………………………….
Business lines: .............................................................................................................................
Governing body: ………………………………………………………………………………………….
Address: ………………………………………………………………………………..……………………
Telephone: ……………………………………… Fax: ………………………………………………..
E-mail: …………………………………………… Website: …………………………..………………….
Date of assessment: ………………………………………………………………………………..
Year: ………….
I. PARTICULARS OF THE ASSESSED AGENCY, UNIT, ENTERPRISE OR ORGANIZATION
1. Name of employer: ……………………………………………………………………………………
- Governing body: ………………………………………………………………………………
- Address: …………………………………………………………………………………………………….
- Main business lines: ……………………………………
……………………………………………………………………………………………………………….
- Year of establishment: …………………………………………………………………………………………..
- Total employees participating in compulsory social insurance: ………………………………………
- Number of direct employees: …………………………………………………………………………………..
- Number of employees who perform jobs subject to strict occupational safety and health requirements: ………………;
- Quantity of machinery and equipment pieces bound by strict occupational safety and health requirements: …………………………..
- Number of employees performing ardous, hazardous or unhealthy work and those performing extremely ardous, hazardous or unhealthy work: …………………………………………………………………………………………………
2. Scope (Total production): ………………………………………………………………………
3. Summary of technological process/service: ………………………………………………………………..
II. ASSESSMENT SCOPE
- Place of assessment: ………………………………………………………………………………………
- Scale of assessment: …………………………………………………………………………………
- Assessed industries: ……………………………………………………………………………
III. DESCRIPTION OF ASSESSMENT PROCESS
……………………………………………………………………………………………………………….
RESULTS OF ASSESSMENT OF OCCUPATIONAL SAFETY AND HEALTH (OSH)
No. |
Assessment contents |
Assessment form |
Results |
1 |
Organizational structure |
|
|
1.1 |
OSH council |
|
|
1.2 |
OSH division or board |
|
|
1.3 |
Employees in charge of OSH tasks |
|
|
|
- Number of full-time employees |
|
|
|
- Number of part-time employees |
|
|
|
- Training qualifications |
|
|
|
- Years of experience |
|
|
1.4 |
Health unit (If no health unit is established, details of the employed health facility shall be specified) |
|
|
|
- Number of doctors |
|
|
|
- Number of nurses |
|
|
1.5 |
OSH officers |
|
|
|
- Quantity |
|
|
|
- Working rules |
|
|
|
- Allowances |
|
|
1.6 |
Assignment of OSH tasks |
|
|
2 |
Formulation and implementation of OSH plans |
|
|
|
- Contents of the plan |
|
|
|
- Date of the plan |
|
|
|
- Average expenditure on OSH tasks in 03 consecutive years preceding the submission year |
|
|
3 |
Control of workplace hazards and harmful factors; assessment of OSH risks |
|
|
|
- Control process |
|
|
|
- Objectives of the control |
|
|
|
- Employee(s) or division assigned to take charge of controlling workplace hazards and harmful factors |
|
|
|
- Documentation retention and publishing of control results |
|
|
|
- Assessment of measures for prevention and control of workplace hazards and harmful factors |
|
|
|
- Assessment of OSH risks |
|
|
4 |
Measures for handling technical incidents seriously threatening OSH and emergency response |
|
|
|
- Adopted measures |
|
|
|
- Plan for handling technical incidents |
|
|
5 |
Communication, dissemination, education and training in OSH |
|
|
|
- Communication, dissemination and education about OSH |
|
|
|
- Training in OSH (classification, organization and issuance of safety cards, documentation retention, etc.) |
|
|
6 |
Labour protection and healthcare for employees |
|
|
6.1 |
Health check-ups and medical examination for early detection of occupational diseases for employees: |
|
|
|
- Provided for employees |
|
|
|
- Provided for employees performing ardous, hazardous or unhealthy work, or those performing extremely ardous, hazardous or unhealthy work; disabled, minor and elderly employees |
|
|
|
- Additional examination for female employees |
|
|
|
- Examination for early detection of occupational diseases |
|
|
6.2 |
Ardous, hazardous or unhealthy works or jobs (classification) |
|
|
6.3 |
Personal protective equipment (PPE) |
|
|
|
- Principles for providing PPE |
|
|
|
- Conditions for providing PPE |
|
|
|
- Principles for using PPE |
|
|
|
- Principles for maintaining PPE |
|
|
6.4 |
Perquisites |
|
|
|
- Eligibility requirements |
|
|
|
- The value of perquisite |
|
|
|
- Principles for providing perquisites |
|
|
6.5 |
Time of exposure to hazards and harmful factors |
|
|
6.6 |
Employee health management |
|
|
7 |
Management of machinery, equipment, materials and substances bound by strict OSH requirements |
|
|
|
- Measures for ensuring OSH in building, expanding or upgrading production facilities or plants, using, storing and managing machinery, equipment, materials and substances bound by strict OSH requirements |
|
|
|
- Use of machinery, equipment, materials and substances bound by strict OSH requirements |
|
|
|
- Inspection of machinery, equipment, materials and substances bound by strict OSH requirements |
|
|
|
- Documentation retention |
|
|
8 |
Occupational accidents and diseases |
|
|
|
- Logbooks and statistical records of occupational accidents and diseases |
|
|
|
- Employee health management record |
|
|
|
- Reporting on occupational accidents and diseases to regulatory authorities |
|
|
|
- Declaration, investigation and reporting on occupational accidents |
|
|
|
- Responsibility towards employees suffered from occupational accidents and diseases |
|
|
|
- Frequency of occupational accidents in the year preceding the submission year |
|
|
|
- Average frequency of occupational accidents in 03 consecutive years preceding the submission year |
|
|
9 |
OSH for employees performing special works or jobs |
|
|
10 |
Workplace monitoring |
|
|
|
- Compliance with workplace monitoring principles |
|
|
|
- Workplace monitoring process |
|
|
|
- Management and retention of workplace monitoring results |
|
|
11 |
OSH self-inspection |
|
|
|
- OSH self-inspection plan and contents |
|
|
|
- OSH self-inspection methods and time limits |
|
|
12 |
Statistical reports on OSH |
|
|
|
- OSH statistical reporting and retention |
|
|
|
- Reporting on OSH to regulatory authorities |
|
|
13 |
Preliminary and final reports on OSH |
|
|
14 |
Results of state inspection of compliance with regulations on OSH |
|
|
15 |
Implementation of standards, regulations and measures for occupational safety |
|
|
16 |
Compulsory contributions to the occupational accident and disease benefit fund |
|
|
17 |
Other contents relating to OSH |
|
|
Part III. CONCLUSIONS AND RECOMMENDATIONS
1. Conclusions on compliance with regulations on OSH (1)
……………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………..
2. Recommendations (2):
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
ASSESSMENT PROFESSIONAL(3) |
HEAD OF ASSESSMENT BODY |
----------------------------------------------------------------------------------------
(1) Conclusions on compliance with regulations on OSH:
- The assessed entity has strictly and fully complied with regulations on OSH;
- The assessed entity has failed to comply with regulations on OSH;
- The assessed entity should carry out remedial measures for some contents.
(2) Recommendation is made according to 3 levels as follows:
- The assessed entity is eligible for the lower-than-normal rate of contribution to the occupational accident and disease benefit fund;
- The assessed entity is ineligible for the lower-than-normal rate of contribution to the occupational accident and disease benefit fund;
- The assessed entity is eligible for the lower-than-normal rate of contribution to the occupational accident and disease benefit fund but needs to carry out remedial measures for some contents.
(3) The assessment professional is the OSH professional that is prescribed in Clause 2 Article 7 hereof, has his/her information published on the website of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and has participated in the self-assessment.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực