Nghị định 191/2013/NĐ-CP hướng dẫn về tài chính công đoàn
Số hiệu: | 191/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 21/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 10/01/2014 |
Ngày công báo: | 07/12/2013 | Số công báo: | Từ số 881 đến số 882 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn chính thức về nộp phí Công đoàn
Ngày 21/11 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 191/2013/NĐ-CP để hướng dẫn về việc trích nộp kinh phí công đoàn và các nội dung khác về tài chính công đoàn.
Theo đó, DN không phân biệt đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cũng sẽ phải thực hiện nộp kinh phí công đoàn, mức nộp kinh phí là 2% tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH.
DN sẽ nộp kinh phí công đoàn mỗi tháng 1 lần vào thời điểm đóng BHXH, riêng với tổ chức, DN Nông-Lâm-Ngư-Diêm nghiệp sẽ được lựa chọn đóng theo tháng hoặc theo quý.
Kinh phí công đoàn của DN sẽ được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
Nghị định này có hiệu lực từ 10/1/2014, riêng quy định về mức đóng sẽ có hiệu lực từ 1/1/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định chi tiết về tài chính công đoàn đối với nguồn thu kinh phí công đoàn và ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ.
2. Đối với nguồn thu đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng thực hiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
3. Đối với nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan đến quản lý và sử dụng đối với từng khoản thu.
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2. Cơ quan, tổ chức, các cấp công đoàn, cá nhân có liên quan đến quản lý và sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của Luật công đoàn.
1. Công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
2. Việc quản lý và sử dụng tài chính công đoàn phải bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn và trách nhiệm của công đoàn các cấp.
3. Tổ chức công đoàn các cấp thực hiện công tác kế toán, thống kê, báo cáo, quyết toán tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
4. Tổ chức công đoàn được giao quản lý, sử dụng tài chính công đoàn được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ; được mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng để phản ánh các khoản thu, chi kinh phí công đoàn theo quy định của Luật công đoàn.
5. Kết thúc năm ngân sách, nguồn thu kinh phí công đoàn chưa sử dụng hết, được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng theo quy định; đối với nguồn ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ, thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật về khóa sổ ngân sách cuối năm.
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
1. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
6. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
7. Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Riêng đối với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này, quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của những cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng, lao động làm việc hưởng lương trong các nhà máy, doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân; cán bộ, công nhân, viên chức, lao động làm việc hưởng lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khoa học-kỹ thuật, sự nghiệp và phục vụ trong Công an nhân dân.
1. Cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan, đơn vị mở tài khoản giao dịch căn cứ giấy rút kinh phí công đoàn, thực hiện việc kiểm soát chi và chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của tổ chức công đoàn tại ngân hàng.
2. Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
3. Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.
1. Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ nguồn đóng kinh phí công đoàn và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
2. Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn đóng kinh phí công đoàn tính theo quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho số biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Phần kinh phí công đoàn phải đóng còn lại, đơn vị tự bảo đảm theo quy định tại Khoản 3 và 4 Điều này.
3. Đối với doanh nghiệp và đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khoản đóng kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.
4. Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị còn lại, khoản đóng kinh phí công đoàn được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật.
1. Kinh phí đóng niên liễm cho các tổ chức quốc tế.
2. Trường hợp dự toán nguồn thu tài chính công đoàn không đảm bảo dự toán chi hoạt động thường xuyên hợp lý của hệ thống tổ chức công đoàn và hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của công đoàn: Vào thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng dự toán thu đối với các nguồn quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 26 Luật công đoàn và dự toán chi thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 2 Điều 27 Luật công đoàn theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu chung của Nhà nước quy định đối với cơ quan hành chính sự nghiệp, gửi Bộ Tài chính thẩm định phần chênh lệch thiếu, tổng hợp và trình Chính phủ để trình Quốc hội quyết định hỗ trợ.
3. Kinh phí hoạt động thường xuyên của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam theo quy định của pháp luật về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trực tiếp thực hiện.
5. Kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, công đoàn ngành trung ương và công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
6. Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (nếu có).
7. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
8. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.
9. Kinh phí đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
10. Chi đầu tư phát triển của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Kinh phí hoạt động thường xuyên của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Liên đoàn Lao động địa phương theo quy định của pháp luật về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Liên đoàn Lao động địa phương trực tiếp thực hiện (nếu có).
3. Kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đối với Liên đoàn Lao động địa phương và công đoàn cấp trên cơ sở.
4. Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao (nếu có).
5. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng với Liên đoàn Lao động địa phương.
6. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.
7. Chi đầu tư phát triển của Liên đoàn Lao động địa phương theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Kinh phí thuộc ngân sách cấp nào hỗ trợ thì phân bổ cho cơ quan, đơn vị thuộc công đoàn cấp đó thực hiện; không sử dụng ngân sách trung ương để hỗ trợ cho cơ quan, đơn vị thuộc công đoàn cấp dưới, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
2. Cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước hỗ trợ phải thực hiện sử dụng kinh phí theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; bảo đảm đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả và có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách được giao.
3. Việc lập dự toán, chấp hành, kế toán và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và kế toán, thống kê.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 01 năm 2014. Riêng quy định về mức đóng phí công đoàn tại Điều 5 Nghị định này được thực hiện từ ngày Luật công đoàn có hiệu lực thi hành.
2. Bãi bỏ các văn bản sau đây:
a) Quyết định số 133/2008/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc trích nộp kinh phí công đoàn đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh;
b) Thông tư liên tịch số 119/2004/TTLT/BTC-TLĐLĐVN ngày 08 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn; Thông tư số 17/2009/TT-BTC ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích nộp và sử dụng kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm:
a) Đóng kinh phí công đoàn đầy đủ, đúng thời hạn cho tổ chức công đoàn theo đúng quy định tại Nghị định này và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về phân cấp thu, phân phối nguồn thu kinh phí công đoàn;
b) Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu có liên quan đến trách nhiệm đóng kinh phí công đoàn khi có yêu cầu của tổ chức công đoàn, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm:
a) Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu tài chính công đoàn trên cơ sở vận dụng định mức, chế độ do Nhà nước quy định để bảo đảm đáp ứng yêu cầu quản lý trong hệ thống tổ chức công đoàn; quy định phân cấp thu, phân phối nguồn thu và quản lý nguồn thu (đoàn phí, kinh phí công đoàn, các nguồn thu khác theo quy định) để thực hiện trong hệ thống tổ chức công đoàn;
b) Xây dựng và ban hành định mức phân bổ dự toán chi hoạt động thường xuyên đối với các đơn vị trực thuộc và tổ chức công đoàn các cấp trên cơ sở vận dụng định mức phân bổ dự toán chi quản lý hành chính cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ương theo quy định của Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm công khai, minh bạch trong phân bổ dự toán, quản lý và sử dụng tài chính công đoàn;
c) Chỉ đạo tổ chức công đoàn các cấp quản lý, sử dụng kinh phí công đoàn theo đúng quy định; chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính, thuế, thanh tra lao động cùng cấp kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đóng kinh phí công đoàn của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; kiến nghị các cơ quan chức năng xử lý vi phạm pháp luật về đóng kinh phí công đoàn.
3. Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí ngân sách trung ương hỗ trợ tài chính công đoàn theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm bố trí ngân sách, địa phương hỗ trợ tài chính công đoàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 191/2013/ND-CP |
Hanoi, November 21, 2013 |
DETAILING ON TRADE-UNION FINANCE
Pursuant to the December 25, 2001 Law on organization of Government;
Pursuant to the December 16, 2002 Law on state budget;
Pursuant to the June 20, 2012 Law on trade union;
At the proposal of Minister of Finance;
After reaching uniformity with the Vietnam Confederation of Labor, the Government promulgates Decree detailing on trade-union finance,
Article 1. Scope of regulation
1. This Decree details on trade-union finance for revenues from trade-union fee, and support allocation amounts with state budget.
2. For revenue source from trade-union fee remitted by trade-union members it will comply with provisions of Charter of Vietnam Trade Union.
3. For other revenue sources from cultural, sport, economic activities of Trade Unions; from schemes, projects already been assigned by State; from aids, funding of foreign and domestic organizations and individuals, they will comply with legislations related to management and use for each revenue source.
Article 2. Subjects of application
1. Agencies, organizations, enterprises specified in Article 4 of this Decree.
2. Agencies, organizations, trade unions at all levels, individuals related to management and use of trade-union finance in accordance with the Law on Trade Union.
Article 3. Principles in management and use of trade-union finance
1. Trade unions shall implement management and use of trade-union finance in accordance with the legislations and regulations of the Vietnam Confederation of Labor.
2. The management and use of trade-union finance must ensure the principles of concentration, democracy, publicity, transparency, having assignment and decentralization in management, in association with rights and duties of Trade Unions at all levels.
3. Trade Union organizations at all levels shall implement the work of accounting, statistics, report and finalization of trade-union finance in accordance with law on accounting and statistics.
4. Trade Union organizations which are assigned management and use of trade-union finance may open accounts at State Treasuries so as to reflect amounts allocated for support from state budget; may open deposit accounts at banks so as to reflect revenues and expenditures from trade-union fee in accordance with law on trade union.
5. Ending of budget year, revenue source of trade-union fee not yet used will be forwarded to next year for further use in accordance with regulations; for revenue source allocated for support from state budget, it will comply with provisions of Law on state budget and documents guiding law on closing budget books at the end of year.
REGULATIONS ON TRADE-UNION FEE
Article 4. Subjects of remitting trade-union fee
Subjects of remitting trade-union fee as prescribed at Clause 2 Article 26 of the Law on trade union include agencies, organizations and enterprises, regardless of whether such agencies, organizations and enterprises has been had grassroots trade-union organizations or not, comprising of:
1. State agencies (including People’s Committees of communes, wards and townships), units of People’s armed forces.
2. Political organizations, socio-political organizations, professional- socio-political organizations, social organizations, professional- social organizations.
3. Public non-business units and non-public units.
4. Enterprises of all economic sectors which are established and operate in accordance with Law on enterprises and Law in investment.
5. Cooperatives and cooperative unions which are established and operate in accordance with Law on cooperatives.
6. The foreign agencies and organizations, international organizations operating on Vietnam’s territory, related to organization and operation of trade union, executive offices of foreign parties in business cooperation contracts in Vietnam employing Vietnamese laborers.
7. Other organizations employing laborers in accordance with law on labor.
Article 5. The remittance level and basis of remitting trade-union fee
The remittance level shall be 2% of salary fund which are used as the basis for social insurance payment for employees. This salary fund shall be total salaries of employees under objects payable social insurance in accordance with law on social insurance.
Particularly for units of armed forces specified at Clause 1 Article 4 of this Decree, the salary fund means total salaries of national defense cadres, workers and public employees, employees working and enjoying salary in plants, enterprises, grassroots units of People's army; cadres, workers and public employees, employees working and enjoying salary in the science-technical, non-business and serving enterprises, agencies, units of People’s Public Security.
Article 6. Methods of remitting trade-union fee
1. Agencies and units which are ensured all or partly the regular operation funding from state budget shall remit trade-union fee once every month at the same time of compulsory social insurance payment for employees.
State Treasuries where agencies and units open transaction accounts shall, base on paper of withdrawing trade-union fee, perform control of expenditures and remittance into the deposit accounts of trade-union organizations at banks.
2. Organizations and enterprises shall pay trade-union one every month at the same time of compulsory social insurance payment for employees.
3. Agriculture, forestry, fishery and salt organizations and enterprises which pay salaries under the cycle of production and trading shall pay trade-union fee once monthly or quarterly at the same time of compulsory social insurance payment on the basis of registration with trade-union organizations.
Article 7. Sources for remitting trade-union fee
1. For agencies and units which are ensured whole regular operation funding from state budget, state budget shall ensure whole source for remitting trade-union fee and allocated in annual estimate of regular expenditures of agencies and units as prescribed by law on decentralization in management of state budget.
2. For agencies and units which are ensured partly regular operation funding from state budget, state budget shall ensure source for remitting trade-union fee calculated under the salary fund used as the basis for social insurance payment for number of payroll enjoyed salaries from state budget and allocated in annual estimate of regular expenditures of agencies and units as prescribed by law on decentralization in management of state budget. The remaining trade-union fee, units shall self-ensure as prescribed at Clauses 3 and 4 of this Article.
3. For enterprises and units operating production and trading, providing services, amounts to remit trade-union fee shall be accounted into cost for production, trading and supplying services in the period.
4. For remaining agencies, organizations and units, amounts to remit trade-union fee shall be used from their sources of operational funding as prescribed by law.
REGULATIONS ON ALLOCATION FOR SUPPORT FROM STATE BUDGET
Article 8. Contents which are supported from central budget
1. Funding for paying yearly dues to international organizations.
2. In case where estimate of revenue source from trade-union finance fails to ensure estimate of expenditures for regular and reasonable activities of trade-union organization system and activities involving implementation of rights and duties of trade unions: At time of making annual state budget estimates as prescribed in Law on state budget, the Vietnam Confederation of Labor shall elaborate estimate of revenue for sources specified at Clauses 1, 2 and 4 Article 26 of Law on trade unions and estimate of expenditures for implementation of tasks specified at Clause 2 Article 27 of Law on trade unions according to the regime, standards, norms of general expenditures of State prescribed for non-business administrative agencies, and send them to the Ministry of Finance for appraising the lacked differences, summing up and submitting to the Government for submission to National Assembly for support decision.
3. The regular operation funding of the public and non-business units affiliated the Vietnam Confederation of Labor in accordance with legislations on autonomy and self-responsibility in implementing tasks, organizing apparatus, payroll and finance applicable to the public and non-business units.
4. The funding for science and technology tasks which are directly implemented by the Vietnam Confederation of Labor.
5. The funding for training and retraining cadres, civil servants and public employees for agencies and units affiliated the Vietnam Confederation of Labor, sectoral trade union at central level and trade union of corporations affiliated the Vietnam Confederation of Labor.
6. The funding for implementation of national target programs (if any).
7. The funding for tasks which competent state agencies order with the Vietnam Confederation of Labor.
8. The funding for irregular tasks assigned by competent authorities.
9. The counterpart funding for projects with foreign capital source which are performed by the Vietnam Confederation of Labor, already been approved by competent authorities.
10. Expenditures for development investment of the Vietnam Confederation of Labor according to projects already been approved by competent authorities.
Article 9. Contents which are supported from local budget
1. The regular operation funding of the public and non-business units affiliated the Vietnam Confederation of Labor as prescribed by law on autonomy and self-responsibility in implementing tasks, organizing apparatus, payroll and finance applicable to the public and non-business units.
2. The funding for science and technology tasks which are directly implemented by the Local federations of Labor.
3. The funding for training and retraining cadres, civil servants and public employees for Local federations of Labor and trade unions of superior level of grassroots.
4. The funding for implementation of national target programs which are assigned by competent state agencies (if any).
5. The funding for tasks which competent state agencies order with the Local federations of Labor.
6. The funding for irregular tasks assigned by competent authorities.
7. Expenditures for development investment of the local federations of Labor according to projects already been approved by competent authorities.
Article 10. Management and use of funding which are supported from state budget
1. The funding which is supported from budget at a management level will be allocated for agencies and units of trade union at such level; do not use central budget to support for agencies and units of trade unions at lower levels, except for case specified at clause 2 Article 8 of this Decree.
2. Agencies and units which are supported from state budget must implement use of funding in accordance with the regime, standards, norms as prescribed by competent state agencies; ensure for use with proper purpose, thrifty and efficient use and have full dossiers and vouchers of payment; suffer the examination, control of financial agencies, state treasury during implementing the assigned budget estimate.
3. The making of estimate, compliance, accounting and finalization of funding supported from state budget shall comply with legislations on state budget and accounting, statistics.
1. This Decree takes effect on January 10, 2014, particularly provision on the trade-union fee level specified at Article 5 of this Decree shall implement from the effective date of the Law on trade union.
2. To annul the following documents:
a) Decision No. 133/2008/QD-TTg dated October 01, 2008 of the Prime Minister on deducting for paying the trade-union fee for the enterprises with foreign investment and the executive offices of foreign parties in the business cooperation contracts;
b) The Joint Circular No. 119/2004/TTLT/BTC-TLDLDVN dated December 08, 2004, of the Ministry of Finance and the Vietnam Confederation of Labor, guiding on deducting for paying the trade-union fee; Circular No. 17/2009/TT-BTC dated January 22, 2009 of the Ministry of Finance, guiding the deduction, remittance and use of trade union dues by foreign-invested enterprises and executive offices of foreign parties to business cooperation contracts.
Article 12. Responsibilities for organization of implementation
1. Agencies, organizations and enterprises shall:
a) Pay the trade-union fee fully and properly with time limit to the trade unions in accordance with this Decree and regulations of the Vietnam Confederation of Labor on decentralization of collection and distribution of revenue source from trade-union fee;
b) To supply fully and exactly information and documents related to responsibility for remitting trade-union fee at the request of the trade unions and competent state agencies.
2. The Vietnam Confederation of Labor shall:
a) Formulate and promulgate standards, norms and regime of expenditures for trade-union finance on the basis of applying the norms and regime as prescribed by State in order to ensure satisfactory of management requirements in system of trade unions; stipulate the decentralization of collection, distribution of revenue sources and management of revenue sources (member fee, trade-union fee, and other revenues in accordance with regulation) for implementation in system of trade unions;
b) Formulate and promulgate the norms of allocating the regular operation expenditure estimate for its affiliated units and trade unions at all levels on the basis of applying the norms of allocating the administrative management expenditure estimates for Ministries, Ministerial-level agencies, Governmental agencies, and other agencies at Central level as prescribed by the Prime Minister so as to ensure the publicity, transparency in allocation of estimates, management and use of trade-union finance;
c) Provide directions for the trade unions at all levels in managing and using trade-union fee in accordance with regulations; assume the prime responsibility for, and coordinate with financial agencies, tax agencies, labor inspectorates at the same level in examining, inspecting the implementation of remitting trade-union fee of agencies, organizations and enterprises; propose functional agencies for handling violations of remitting trade-union fee.
3. The Ministry of Finance shall arrange central budget involving the trade-union finance support as prescribed at Article 8 of this Decree.
4. Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall allocate the local budget involving the trade-union finance support as prescribed at Article 9 of this Decree as prescribed by law on decentralization in managing state budget.
Article 13. Responsibility for implementation
Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |