Chương 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP: Điều khoản thi hành
Số hiệu: | 191/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 21/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 10/01/2014 |
Ngày công báo: | 07/12/2013 | Số công báo: | Từ số 881 đến số 882 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn chính thức về nộp phí Công đoàn
Ngày 21/11 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 191/2013/NĐ-CP để hướng dẫn về việc trích nộp kinh phí công đoàn và các nội dung khác về tài chính công đoàn.
Theo đó, DN không phân biệt đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cũng sẽ phải thực hiện nộp kinh phí công đoàn, mức nộp kinh phí là 2% tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH.
DN sẽ nộp kinh phí công đoàn mỗi tháng 1 lần vào thời điểm đóng BHXH, riêng với tổ chức, DN Nông-Lâm-Ngư-Diêm nghiệp sẽ được lựa chọn đóng theo tháng hoặc theo quý.
Kinh phí công đoàn của DN sẽ được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
Nghị định này có hiệu lực từ 10/1/2014, riêng quy định về mức đóng sẽ có hiệu lực từ 1/1/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 01 năm 2014. Riêng quy định về mức đóng phí công đoàn tại Điều 5 Nghị định này được thực hiện từ ngày Luật công đoàn có hiệu lực thi hành.
2. Bãi bỏ các văn bản sau đây:
a) Quyết định số 133/2008/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc trích nộp kinh phí công đoàn đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh;
b) Thông tư liên tịch số 119/2004/TTLT/BTC-TLĐLĐVN ngày 08 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn; Thông tư số 17/2009/TT-BTC ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích nộp và sử dụng kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm:
a) Đóng kinh phí công đoàn đầy đủ, đúng thời hạn cho tổ chức công đoàn theo đúng quy định tại Nghị định này và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về phân cấp thu, phân phối nguồn thu kinh phí công đoàn;
b) Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu có liên quan đến trách nhiệm đóng kinh phí công đoàn khi có yêu cầu của tổ chức công đoàn, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm:
a) Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu tài chính công đoàn trên cơ sở vận dụng định mức, chế độ do Nhà nước quy định để bảo đảm đáp ứng yêu cầu quản lý trong hệ thống tổ chức công đoàn; quy định phân cấp thu, phân phối nguồn thu và quản lý nguồn thu (đoàn phí, kinh phí công đoàn, các nguồn thu khác theo quy định) để thực hiện trong hệ thống tổ chức công đoàn;
b) Xây dựng và ban hành định mức phân bổ dự toán chi hoạt động thường xuyên đối với các đơn vị trực thuộc và tổ chức công đoàn các cấp trên cơ sở vận dụng định mức phân bổ dự toán chi quản lý hành chính cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ương theo quy định của Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm công khai, minh bạch trong phân bổ dự toán, quản lý và sử dụng tài chính công đoàn;
c) Chỉ đạo tổ chức công đoàn các cấp quản lý, sử dụng kinh phí công đoàn theo đúng quy định; chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính, thuế, thanh tra lao động cùng cấp kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đóng kinh phí công đoàn của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; kiến nghị các cơ quan chức năng xử lý vi phạm pháp luật về đóng kinh phí công đoàn.
3. Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí ngân sách trung ương hỗ trợ tài chính công đoàn theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm bố trí ngân sách, địa phương hỗ trợ tài chính công đoàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
1. This Decree takes effect on January 10, 2014, particularly provision on the trade-union fee level specified at Article 5 of this Decree shall implement from the effective date of the Law on trade union.
2. To annul the following documents:
a) Decision No. 133/2008/QD-TTg dated October 01, 2008 of the Prime Minister on deducting for paying the trade-union fee for the enterprises with foreign investment and the executive offices of foreign parties in the business cooperation contracts;
b) The Joint Circular No. 119/2004/TTLT/BTC-TLDLDVN dated December 08, 2004, of the Ministry of Finance and the Vietnam Confederation of Labor, guiding on deducting for paying the trade-union fee; Circular No. 17/2009/TT-BTC dated January 22, 2009 of the Ministry of Finance, guiding the deduction, remittance and use of trade union dues by foreign-invested enterprises and executive offices of foreign parties to business cooperation contracts.
Article 12. Responsibilities for organization of implementation
1. Agencies, organizations and enterprises shall:
a) Pay the trade-union fee fully and properly with time limit to the trade unions in accordance with this Decree and regulations of the Vietnam Confederation of Labor on decentralization of collection and distribution of revenue source from trade-union fee;
b) To supply fully and exactly information and documents related to responsibility for remitting trade-union fee at the request of the trade unions and competent state agencies.
2. The Vietnam Confederation of Labor shall:
a) Formulate and promulgate standards, norms and regime of expenditures for trade-union finance on the basis of applying the norms and regime as prescribed by State in order to ensure satisfactory of management requirements in system of trade unions; stipulate the decentralization of collection, distribution of revenue sources and management of revenue sources (member fee, trade-union fee, and other revenues in accordance with regulation) for implementation in system of trade unions;
b) Formulate and promulgate the norms of allocating the regular operation expenditure estimate for its affiliated units and trade unions at all levels on the basis of applying the norms of allocating the administrative management expenditure estimates for Ministries, Ministerial-level agencies, Governmental agencies, and other agencies at Central level as prescribed by the Prime Minister so as to ensure the publicity, transparency in allocation of estimates, management and use of trade-union finance;
c) Provide directions for the trade unions at all levels in managing and using trade-union fee in accordance with regulations; assume the prime responsibility for, and coordinate with financial agencies, tax agencies, labor inspectorates at the same level in examining, inspecting the implementation of remitting trade-union fee of agencies, organizations and enterprises; propose functional agencies for handling violations of remitting trade-union fee.
3. The Ministry of Finance shall arrange central budget involving the trade-union finance support as prescribed at Article 8 of this Decree.
4. Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall allocate the local budget involving the trade-union finance support as prescribed at Article 9 of this Decree as prescribed by law on decentralization in managing state budget.
Article 13. Responsibility for implementation
Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall implement this Decree.