Luật Công đoàn 2012 số 12/2012/QH13
Số hiệu: | 12/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2013 |
Ngày công báo: | 05/08/2012 | Số công báo: | Từ số 475 đến số 476 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bước tiến mới trong Luật Công đoàn 2012
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tạo điều kiện cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động Công đoàn; thừa nhận và tạo điều kiện để Công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Đó là một trong những trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với Công đoàn được quy định cụ thể trong Luật Công đoàn 2012.
Đồng thời, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm bố trí nơi làm việc và tạo điều kiện về phương tiện làm việc cần thiết cho Công đoàn cùng cấp hoạt động. Cán bộ Công đoàn chuyên trách do Công đoàn trả lương, được đơn vị sử dụng lao động bảo đảm quyền lợi và phúc lợi tập thể như người lao động đang làm việc.
Ngoài ra, để bảo đảm cho cán bộ Công đoàn, trong trường hợp hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hết hạn mà người lao động là cán bộ Công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ thì được gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đến hết nhiệm kỳ. Trường hợp người lao động là cán bộ Công đoàn không chuyên trách bị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, buộc thôi việc hoặc sa thải trái pháp luật thì Công đoàn có trách nhiệm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 12/2012/QH13 |
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2012 |
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật Công đoàn.
Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Luật này quy định về quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động; chức năng, quyền, trách nhiệm của Công đoàn; quyền, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn; trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động đối với Công đoàn; bảo đảm hoạt động của Công đoàn; giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật về công đoàn.
Luật này áp dụng đối với công đoàn các cấp, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp), đoàn viên công đoàn và người lao động.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quyền công đoàn là quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động, đoàn viên công đoàn và quyền của tổ chức công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
3. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là một cấp trong hệ thống tổ chức công đoàn, trực tiếp thực hiện quyền công nhận công đoàn cơ sở, chỉ đạo hoạt động công đoàn cơ sở và liên kết công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
4. Cán bộ công đoàn chuyên trách là người được tuyển dụng, bổ nhiệm để đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức công đoàn.
5. Cán bộ công đoàn không chuyên trách là người làm việc kiêm nhiệm được Đại hội công đoàn, Hội nghị công đoàn các cấp bầu ra hoặc được Ban chấp hành công đoàn chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh từ Tổ phó tổ công đoàn trở lên.
6. Đơn vị sử dụng lao động là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tuyển dụng, sử dụng lao động và trả lương theo quy định của pháp luật.
7. Tranh chấp về quyền công đoàn là tranh chấp phát sinh giữa người lao động, đoàn viên công đoàn, tổ chức công đoàn với đơn vị sử dụng lao động về việc thực hiện quyền công đoàn.
8. Điều lệ Công đoàn Việt Nam là văn bản do Đại hội Công đoàn Việt Nam thông qua, quy định về tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công đoàn; quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn các cấp; quyền, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn.
1. Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
2. Trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
1. Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Hệ thống tổ chức công đoàn gồm có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Công đoàn cơ sở được tổ chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Hợp tác quốc tế về công đoàn được thực hiện trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Việc gia nhập tổ chức công đoàn quốc tế của công đoàn các cấp phải phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
1. Cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền công đoàn.
2. Phân biệt đối xử hoặc có hành vi gây bất lợi đối với người lao động vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
3. Sử dụng biện pháp kinh tế hoặc biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt động công đoàn.
4. Lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
1. Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.
2. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể.
3. Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.
4. Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
5. Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.
6. Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.
7. Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.
8. Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền.
9. Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động.
10. Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
1. Tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội, lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động và chính sách, pháp luật khác liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.
2. Phối hợp với cơ quan nhà nước nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn, vệ sinh lao động.
3. Tham gia với cơ quan nhà nước quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động, tập thể người lao động theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
5. Tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
6. Phối hợp tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnh ra trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Công đoàn các cấp có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chủ tịch công đoàn các cấp có quyền, trách nhiệm tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị của các cơ quan, tổ chức hữu quan cùng cấp khi bàn và quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.
1. Tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về lao động, công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Khi tham gia, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định tại khoản 1 Điều này, Công đoàn có quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu và giải trình những vấn đề có liên quan;
b) Kiến nghị biện pháp sửa chữa thiếu sót, ngăn ngừa vi phạm, khắc phục hậu quả và xử lý hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trường hợp phát hiện nơi làm việc có yếu tố ảnh hưởng hoặc nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng người lao động, Công đoàn có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp khắc phục, bảo đảm an toàn lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động.
1. Tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.
2. Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
3. Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
1. Công đoàn có quyền, trách nhiệm phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
2. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm cử cán bộ công đoàn đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
Ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động khi được người lao động ở đó yêu cầu.
1. Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
2. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.
3. Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.
4. Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.
5. Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.
6. Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.
7. Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.
1. Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của Công đoàn; tham gia các hoạt động công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
2. Học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
3. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, lao động có hiệu quả và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức công đoàn.
Quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là quan hệ hợp tác, phối hợp để thực hiện chức năng, quyền, trách nhiệm của các bên theo quy định của pháp luật, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.
1. Bảo đảm, hỗ trợ, tạo điều kiện cho Công đoàn thực hiện chức năng, quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lao động, công đoàn và quy định khác của pháp luật có liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động; thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về công đoàn; phối hợp với Công đoàn chăm lo và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
3. Lấy ý kiến của Công đoàn khi xây dựng chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.
4. Phối hợp và tạo điều kiện để Công đoàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
1. Phối hợp với Công đoàn thực hiện chức năng, quyền, nghĩa vụ của các bên theo quy định của pháp luật.
2. Tạo điều kiện cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
3. Phối hợp với công đoàn cùng cấp xây dựng, ban hành và thực hiện quy chế phối hợp hoạt động.
4. Thừa nhận và tạo điều kiện để công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
5. Trao đổi, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin liên quan đến tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật khi Công đoàn đề nghị.
6. Phối hợp với Công đoàn tổ chức đối thoại, thương lượng, ký kết, thực hiện thoả ước lao động tập thể và quy chế dân chủ cơ sở.
7. Lấy ý kiến của công đoàn cùng cấp trước khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.
8. Phối hợp với Công đoàn giải quyết tranh chấp lao động và những vấn đề liên quan đến việc thực hiện pháp luật về lao động.
9. Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn, cán bộ công đoàn và đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
1. Công đoàn các cấp được bảo đảm về tổ chức và số lượng cán bộ, công chức để thực hiện chức năng, quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
2. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy và chức danh cán bộ công đoàn trình cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền.
3. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của từng công đoàn cơ sở và số lượng lao động trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ công đoàn quyết định bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách.
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm bố trí nơi làm việc và tạo điều kiện về phương tiện làm việc cần thiết cho công đoàn cùng cấp hoạt động.
2. Cán bộ công đoàn không chuyên trách được sử dụng 24 giờ làm việc trong một tháng đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở; 12 giờ làm việc trong 01 tháng đối với Ủy viên Ban chấp hành, Tổ trưởng, Tổ phó tổ công đoàn để làm công tác công đoàn và được đơn vị sử dụng lao động trả lương. Tuỳ theo quy mô cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và đơn vị sử dụng lao động thoả thuận về thời gian tăng thêm.
3. Cán bộ công đoàn không chuyên trách được nghỉ làm việc và được hưởng lương do đơn vị sử dụng lao động chi trả trong những ngày tham dự cuộc họp, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập; chi phí đi lại, ăn ở và sinh hoạt trong những ngày tham dự cuộc họp, tập huấn do cấp công đoàn triệu tập chi trả.
4. Cán bộ công đoàn không chuyên trách do đơn vị sử dụng lao động trả lương, được hưởng phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
5. Cán bộ công đoàn chuyên trách do Công đoàn trả lương, được đơn vị sử dụng lao động bảo đảm quyền lợi và phúc lợi tập thể như người lao động đang làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
1. Trường hợp hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hết hạn mà người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ thì được gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đến hết nhiệm kỳ.
2. Đơn vị sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, sa thải, buộc thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách nếu không có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cáo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, đơn vị sử dụng lao động có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Trường hợp người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách bị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, buộc thôi việc hoặc sa thải trái pháp luật thì Công đoàn có trách nhiệm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp; nếu được ủy quyền thì Công đoàn đại diện khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cán bộ công đoàn; đồng thời hỗ trợ tìm việc làm mới và trợ cấp trong thời gian gián đoạn việc làm theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:
1. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
2. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;
3. Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ;
4. Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
1. Công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
2. Tài chính công đoàn được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn, bao gồm các nhiệm vụ sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động;
b) Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
c) Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn vững mạnh;
d) Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động;
đ) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn;
e) Tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch cho người lao động;
g) Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới;
h) Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động;
i) Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác;
k) Trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn không chuyên trách;
l) Chi cho hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp;
m) Các nhiệm vụ chi khác.
Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của đoàn viên công đoàn, từ nguồn vốn của Công đoàn; tài sản do Nhà nước chuyển giao quyền sở hữu cho Công đoàn và các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu của Công đoàn.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện quyền, trách nhiệm sở hữu tài sản của Công đoàn theo quy định của pháp luật.
1. Công đoàn cấp trên hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thực hiện công tác tài chính của công đoàn cấp dưới theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
2. Cơ quan kiểm tra của Công đoàn kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính của Công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính của Công đoàn theo quy định của pháp luật.
Khi phát sinh tranh chấp về quyền công đoàn giữa đoàn viên công đoàn, người lao động, tổ chức công đoàn với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Tranh chấp thuộc phạm vi quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong quan hệ lao động thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết theo pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động;
2. Tranh chấp thuộc phạm vi quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong các quan hệ khác thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết theo pháp luật tương ứng có liên quan;
3. Tranh chấp liên quan đến việc không thực hiện hoặc từ chối thực hiện trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động đối với Công đoàn thì công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đến quyền công đoàn thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về công đoàn.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
Luật Công đoàn năm 1990 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
Law No. 12/2012/QH13 |
Hanoi , June 20, 2012 |
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under the Resolution No.51/2001/QH10;
The National Assembly promulgates Law on Trade Union.
Trade Union means a great socio-political organization of the working-class and laborers. Trade Unions are founded on the voluntary basis and are a component part of the political system of the Vietnamese society, placed under the leadership of the Communist Party of Vietnam. Trade Unions are representatives of cadres and civil servants, public employees, workers and other laborers (hereinafter referred to as laborers), together with state agencies, economical organizations, social organizations shall care and protect for laborers’ legitimate and legal rights and interests. Trade Unions join in state management, eco-social management, inspection; examination, supervision of activities of state agencies, organizations, units, enterprises; and mobilization, propagation for laborers to study, improve knowledge, professional skill, observe law, build and defend the socialist fatherland of Vietnam.
Article 2. The scope of adjustment
This law stipulates on rights of laborers of establishing, participating in and operating of Trade Unions; function, powers, duties of Trade Unions; rights and obligations of trade union members; duties of the State, state agencies, organizations, units, enterprises employing laborers with respect to Trade Unions; assurance of activities of Trade Unions; settlement of disputes and handling of violations of law on Trade Union.
Article 3. Subjects of application
This Law applies to the Trade Unions al levels, state agencies, political organizations, socio-political organizations, profession-socio-political organization, profession-social organizations, units, enterprises, other organizations employing laborers as prescribed by law on labor, foreign agencies, organizations, international organizations operating in the Vietnamese temporary related to organization and activity of Trade Unions (hereinafter referred to as agencies, organizations, enterprises), Trade Union members and laborers.
Article 4. Interpretation of terms
In this law, the following terms shall be construed as:
1. The rights of Trade Unions mean rights of establishing, participating in and operating Trade Union and Trade Union members; and rights of Trade Union organizations as prescribed by law and provisions of competent authorities.
2. The primary trade unions mean primary organization of Trade Unions, which gathering members of Trade Unions in one or a number of agencies, organizations, enterprises and be recognized by Trade Unions at their directly higher level as prescribed by law and charter of Vietnamese Trade Union.
3. Trade Union at the directly higher level of primary one means a level in the system of Trade Union organization, directly implement right of reorganization for a primary Trade Union, right of directing activities of primary Trade Unions and connect primary Trade Unions as prescribed by law and charter of Vietnamese Trade Union.
4. Fulltime trade union cadres mean persons employed, appointed to be in charge of regular jobs in Trade Union organization.
5. Part-time trade union cadres mean persons work on a part-time and be voted by Trade Union congress, conference of Trade Union at levels or persons being appointed as a sub-chief of group or higher.
6. Units employing laborers include agencies, organizations, and enterprises employing, using laborers and paying salary as prescribed by law.
7. Disputes of Trade Union right mean disputes araising between laborers, Trade Union’s members, and Trade Union organization with unit employing laborers in relating to implementation of Trade Union rights.
8. The charter of Vietnamese Trade Union means document passed by Vietnamese Trade Union Congress, regulating on guideline, purpose, principle of organization and operation, organizational structure of Trade Union machine; powers and duties of Trade Unions at levels; rights and obligations of Trade Union members.
Article 5. Rights of establishing, participating in and operating Trade Union
1. Laborers are Vietnamese persons working in agencies, organizations, enterprises shall have rights to establish, participate in and operate Trade Union.
2. Order of, procedures for establishment, participation and operation of Trade Union shall comply with provisions in the charter of Vietnamese Trade Union.
Article 6. Principle of Trade Union organization and operation
1. The Trade Unions shall be established in the voluntary basis, organized and operated under the principle of democratic centralism.
2. The Trade Unions shall be organized and operated under the Charter of Vietnamese Trade Union in accordance with lines, guidelines, policies of the Party and law of the State.
Article 7. The organizational system of Trade Union
The organizational system of Trade Union includes Vietnam General Confederation of Labour and Trade Unions at levels as prescribed by The charter of Vietnamese Trade Union.
The primary Trade Unions are constituted in state agencies, political organizations, socio-political organizations, profession-socio-political organization, profession-social organizations, units, enterprises, other organizations employing laborers as prescribed by law on labor, foreign agencies or organizations, international organizations operating in the Vietnamese temporary.
Article 8. International cooperation on Trade Union
International cooperation on Trade Union shall perform on the basis of ensuring the principle of equality, respect for national sovereignty and independent, and conformity with the laws of Vietnam as well as international practices.
The accession of the trade union at levels to the international trade union must comply with laws and The charter of Vietnamese Trade Union.
Article 9. The strictly prohibited acts
1. Hindrance, causing difficulties in implementation of Trade Unions’ rights
2. Discrimination or acts causing disadvantages to laborers because reasons related to establishment, participation and operation of Trade Union.
3. Applying economical measurers or other measures causing disadvantages to Trade Union organization and operation.
4. Taking advantage of Trade Union rights for breaching laws, interests of satet, legal rights and interests of agencies, organizations, enterprises, and individuals.
RIGHTS AND DUTIES OF TRADE UNION AND TRADE UNION MEMBERS
SECTION 1: RIGHTS AND DUTIES OF TRADE UNION
Article 10. Representation, protection of legal and legitimate rights and interests of laborers
1. Guiding, consulting laborers on their rights and obligations upon concluding, performing labor contracts, working contracts with units employing laborers.
2. Representing for labor collective in agreement of, conclusion and supervision of the implementation of collective labor accord.
3. Participating with units employing laborers to formulate and supervise the implementation of wage scales and wage groups, the labor standards, regulations of wave paying, regulations of reward, labor regulation.
4. Dialoguing with units employing laborers to settle problems related to rights and obligations of laborers.
5. Organizing of law consulting activities for laborers.
6. Taking part in settle labor disputes together with competent agencies, organizations or personals
7. Proposing to organizations, competent state agencies for consideration, settlement upon the legal and legitimate rights and interest of labor collective or laborers are breached.
8. Representing labor collective to suing at the Court upon the legal and legitimate rights and interest of labor collective are breached; representing laborer to suing at the Court upon the legal and legitimate rights and interest of laborer are breached and being authorezed by laborer.
9. Representing labor collective to participate in legal proceeding related to cases of labor, administration, enterprise bankruptcy in order to protect the legal and legitimate rights and interest of labor collective and laborers
10. Organization and leadership of strikes as prescribed by law.
The Government shall detail this article after unifying with Vietnam General Confederation of Labour.
Article 11. Participating in the state management and eco-social management
1. Participating with state agencies in formulating policies, law on economy, social, labor, jobs, wage, social insuarence, health insuarance, labor protection and other policies, laws related to Trade Unions, rights and obligations of laborers.
2. Coorporating with state agencies to study and apply science, technology, technique on labor protection, formulating standards, regulations on labour security and hygiene.
3. Participating with sate agencies in managing on social insuarance, health insurance; settlement of complaints, denunciations of laborers, labor collective as prescribed by law.
4. Participating in establishing harmonious, stable and progressive labor relations in agencies, organizations and enterprises.
5. Participating in establishing and implementing democratic regulation in agencies, organizations and enterprises.
6. Cooporating to organizate emulation movements in the scope of branches, localities, agencies, organizations and enterprises.
The Government shall detail this article after unifying with Vietnam General Confederation of Labour.
Article 12. Submitting law or ordinance projects and proposing for development of law and policy
1. The Vietnam General Confederation of Labour is entitled to submit law or ordinance projects to the National Assembly, The Standing Committee of National Assembly.
2. Trade Unions at levels are entitled to propose to competent State agencies for elaboration, admendment, supplemention of policies, laws related to Trade Unions, rights and obligations of laborers.
Article 13. Participating in session, meetings, and congress
The president of Vietnam General Confederation of Labour, presidents of trade unions at different levels have rights and duties to participate in session, meetings, and congress of concerned agencies, organizations at the same level upon discussing and deciding on problems related to rights and obligations of laborers.
Article 14. Participating in inspection, examination and supervision of activities of agencies, organizations and enterprises.
1. Participating, coorpodorating with competent State agencies to inspect, exeminate, supervise implementation of regimes, policies, laws on labor, trade union, cadres and civil servants, public employees, social insurance, health insurance and other regimes, policies and laws related to rights and obligations of laborers; investigation of labor accident and professional diseases.
2. Upon participating, coordinating to inspect, exeminate, supervise according to provisions in clause 1 of this article, Trade Unions have the following rights:
a) Requesting agencies, organizations and enterprises to supply information, documents and analyse concerned problems;
b) Proposing measures to repair shortcomings, prevent violations, remedy damages and handle acts violating to law.
c) In case detecting working place where elements affecting or causing danger to healthy, life of laborers exist, the trade unions are entitled to request agencies, organizations and enterprises, individuals have to immediately implement remedial measures, labor safety assurance; even case operation must provisional interrupted.
Article 15. Propagation, mobilization, education with respect to laborers
1. Propagating lines, guideilines, policies of the Party, State laws related to Trade Unions, laborers; regulation of Trade Union.
2. Propagating, mobilizing, educating laborers to study, improve the cultural-political level, specialized and professional skills, and consciousness of compliance with law, regulations, and rules of agencies, organizations and enterprises.
3. Propagating, mobilizing, educating laborers in practicing saving, waste fighting, corruption prevention.
Article 16. Develoment of Trade Union members and primary Trade Unions
1. The Trade Unions have rights and responsibilities to develop Trade Union members and primary Trade Unions in agencies, organizations and enterprises.
2. The Trade Unions at directly higher level have rights and responsibilities to appoint cadres come agencies, organizations, enterprises to propagate, mobilize, guide laborers in establishment, participation and operation of Trade Union.
Article 17. Rights and responsibilities of Trade Unions at directly higher level with respect to laborers in agencies, organizations, enterprises where primary Trade Union has not yet been established.
In agencies, organizations, enterprises where primary Trade Union has not yet been established, the Trade Union at directly higher level shall have rights and responsibilities to present, protect the legal and legitimate rights and interests of laborers upon being requested by such laborers.
SECTION 2: RIGHTS AND DUITIES OF TRADE UNION MEMBERS
Article 18. Rights of trade union members
1. Requesting Trade Union to represent, protect legal and legitimate rights and interests upon being violated.
2. Being informed, diccusing, proposing and voting affairs of Trade Union; being informed of lines, guidelines, policies of the Party and law of the State related to Trade Union, laborers; regulations of Trade Union.
3. Self-nominating, nominating, and voting the agency of Trade Union leaders under regulations of the Charter of Vietnamese Trade Union, questioning leaders of Trade Union; proposing for handling Trade Union’s cadres having mistakes.
4. Being consulted of law, free legal aiding on labor law and Trade Union law.
5. Being guided, helped by Trade Union to find jobs, learn a trade; being cared, helped upon getting sick or meeting difficult situations.
6. Participating in activities of culture, sport, travel organized by Trade Union.
7. Suggesting Trade Union to recomment agencies, organizations and enterprises related to implementation of regimes, policies, laws for laborers.
Article 19. Duties of trade union members
1. Complying and performing the Charter of Vietnamese Trade Union, resolutions of Trade Union; participating in activities of Trade Union, developing Trade Union organizations firmly and strongly.
2. Studying and improving cultural and political level, professional and specialized skills; training quality of the working-class; living and working under Constitution and laws.
3. Uniting, helping mates to improve professional level and skill, work effectively and protect legeal and legitimate rights and interests of laborers and Trade Union organizations.
DUTIES OF STATE, AGENCIES, ORGANIZATIONS AND ENTERPRISES WITH RESPECT TO TRADE UNIONS.
Article 20. Relation between Trade Unions with state, agencies, organizations and enterprises
The relation between Trade Unions with State, agencies, organizations and enterprises is relation of coordination, cooperation to implement functions, powers and responsibilities of parties as prescribed by law, contribute in establishing harmonious, stable and progressive labor relation.
Article 21. Duties of the State with respect to Trade Unions
1. Ensuring, assisting and facilitating Trade Unions to implement theirs functions, powers and duties as prescribed by law.
2. Propagating, spreading, educating on labor law, Trade Union law and other provisions of laws related to Trade Union organizations, rights and obligations of laborers; inspeting, examinating, supervising and handling acts violating law on Trade Union; cooperating with Trade Unions to care, ensure legal and legitimate rights and interests of laborers.
3. Consulting from Trade Unions upon formulating policies, laws directly related to Trade Union organizations, rights and obligations of laborers.
4. Coodinating and facilitating Trade Unions to particapate in state management, eco-social management, represent and protect legal and legitimate rights and interests of laborers.
Article 22. Duties of agencies, organizations and enterprises with respect to Trade Unions
1. Coordinating to Trade Unions to implement functions, powers and obligations of parties as prescribed by law.
2. Falcilitating laborers to establish, participate in and operate Trade Union.
3. Coordinating to Trade Unions at the same level to formulate, adopt and implement regulation on coordination for operation.
4. Recognizating and facilitating Trade Unions at grassroots to implement theirs powers and duties as prescribed by law.
5. Exchanging, supplying full, exact and timely information relating to organization, operation of agencies, organizations and enterprises as prescribed by law upon having request of Trade Union.
6. Coordinating Trade Unions to organize dialoguing, negotiating, signing, conducting the collective labor accord and regulation of grassroots democracy.
7. Getting olinions of Trade Union at the same level before deciding problems relating to rights and obligations of laborers.
8. Coordinating to Trade Unions to setlle labor disputes and problems relating to implementation of law on labor.
9. Ensuring conditions for acitivities of Trade Unions, Trade Union cadres and paying Trade Union funds as prescribed in articles 24, 25 and 26 of this law.
ASSURANCES FOR ACTIVITIES OF TRADE UNIONS
Article 23. Assurance of organization and cadres
1. Trade Unions at different levels shall be assurance of organization and quantity of cadres, public officials to implement theirs functions, powers and duties as prescribed by law.
2. Vietnam General Confederation of Labour shall elaborate organizational structure of machine and job title of Trade Union cadres to submit to competent authority for decision or to decide under its authority.
3. Depending on requirement of duties of each primary Trade Union and quantity of laborers in agencies, organizations and enterprises, the competent agency of Trade Union cadre management to decide on arranging fulltime Trade Union cadres.
Article 24. Assurances for conditions of trade union activities
1. Agencies, organizations and enterprises are responsible for arrange working place and facility of necessary working devices for trade union at the same level
2. The part time trade union cadre may use 24 working hours in everymonth for president; deputy president; 12 working hours in everymonth for members of the committee, chief of, sub-chief of trade union group to do trade union missions and be paid salary by unit employing laborers. Depending on scale of agencies, organizations and enterprises, the primary Trade Union Committee and unit employing laborers may reach agreement of added time.
3. The part time Trade Union cadres may out of work and be paid salary by unit employing laborers during days which he participate in meetings, trainings called to by Trade Union at the higher level; expenses for moving, accommodation and living in such days shall be paid by such Trade Union at the higher level.
4. The part time trade union cadres who are paid salary by unit employing laborers shall be enjoyed liablility allowance for trade union cadre as prescribed by Vietnam General Confederation of Labour.
5. The fulltime trade union cadres who are paid salary by Trade Unions, shall be ensure collective interests and welfares like as laborers working in agencies, organizations and enterprises by unit employing laborers.
Article 25. Assurance of trade union cadres
1. Case labor contract or working contract is expired but laborer being part-time trade union cadre and being his tenure, he shall be prolong labor contract or working contract till the end of his tenure.
2. Unit employing laborers shall not unilaterally terminate the labor contract or working contract, dismissal, enforce to quit or transfer jobs with respect to part-time trade union cadre if the primary trade union Committee or trade union Committee of directly higher level had no agreement idea in written. Case not reaching agreement, two parties must report to competent agency, organization. Within 30 working days, from of reporting to competent agency, organization, unit employing laborers shall be entitled to decide and must be responsible for its such decision.
3. If employee being part time trade union cadre is terminated labor contract or working contract, enforce to quit or unlawful dismissal, Trade Union shall require competent state agencies to interfere; if being authorized, Trade Union may represent to sue at Court to protect legal rights and interest of such trade union cadre; and support to find new job and pay allowances in period of interrupted work as prescribed by the Vietnam General Confederation of Labour.
Article 26. Finance of Trade Union
Finance of Trade Union includes the following revenues:
1. Trade Union fee is paid by trade union members as prescribed in the Charter of Vietnamese Trade Union;
2. Trade Union funds are paid by agencies, organizations and enterprises in 2% salary funds based to pay social insurance for laborers;
3. State budget allowances for assistance;
4. Other revenues from activities of culture, sport, ecomomy of Trade Union; from projects, plans assigned by the State; from aid, funding of domestic and foreign organizations, individuals.
Article 27. Management and use of trade union finance
1. The Trade Unions shall manage and use trade union finance as prescribed by laws and provisions of the Vietnam General Confederation of Labour.
2. Trade Union finance is used for activities that perform powers and duties of Trade Unions and maintain operation of Trade Union system, including the following missions:
a) Propagating, spreading, educating on lines, guidelines, policies of the Party, law of the State; improve professional level, professional skill for laborers;
b) Organizing activities that represent, protect legal and legitimate rights and interests of laborers;
c) Developing trade union members, establishing primary trade unions, making trade unions firm and strong;
d) Organizing emulation movements that are mobilized by Trade Union;
dd) Traning, fostering trade union cadres; traning, fostering elite laborers to have source of cadres for the Party, the State and trade union organizations;
e) Organizing activities of culture, sport, travel serving laborers:
g) Organizing activities of gender and gender equality;
h) Visiting, caring, allowancing for trade union members and laborers upon getting sick, maternity, or difficulties; organizing other activities to care laborers;
i) Mobilizing, awarding laborers, children of laborers having record in studying and working;
k) Paying salary for full time trade union cadres; liablility allowance for part time trade union cadres;
l) Paying for operation of trade union machine at different levels;
m) Other paying missions.
Article 28. Assets of Trade Union
Assets being obtained from contribution of trade union members, capital of trade unions; assets being transfer the ownership by the State and other sources in accordance to law shall be assets belonging to ownership of Trade Unions.
The Vietnam General Confederation of Labour implements rights and duities of ownership with respect to assets of Trade Unions as prescribed by law.
Article 29. Examination and supervision of Trade Union finance
1. The trade union at the higher level shal guide, exeminate, and supervise implementation finance work of trade unions at lower level as prescribed by laws and provisions of the Vietnam General Confederation of Labour.
2. The examination agency of Trade Union shal examinate management, use Trade Union finance as prescribed by laws and provisions of the Vietnam General Confederation of Labour.
3. The competent State agencies shal supervise, examinate, inspect, audit management, use Trade Union finance as prescribed by laws.
SETTLEMENTATION OF DISPUTES, HANDLING VIOLATIONS OF LAW ON TRADE UNION
Article 30. Settlementation of disputes on trade union right
When arising disputes on trade union rights between trade union members, laborers, trade union organizations with agencies, organizations and enterprises, authority, order of, procedures for settlement of such disputes shall be implemented under the following provisions:
1. Disputes within scope of rights and duities of Trade Union in labor relation, authority, order of, and procedures for settlement shall comply with law on settlement of labor disputes;
2. Disputes within scope of rights and duities of Trade Union in other relations, authority, order of, and procedures for settlement shall comply with correspondence concerned law;
3. Disputes relating to not performing or refusing to perform liabilities of unit employing laborers with respect to trade union, trade union of directly higher level or primary trade union shall propose to competent state agencies for settlement or suing at Court as prescribed by law.
Article 31. Handling violations of law on trade union
1. Agencies, organizations, enterprises or individuals have acts violating provisions of this Law or other provisions of law relating to trade union right, shall depending on nature and extent of violations, be handled disciplinary, sanctioned administrative violation, paid compensation or prosecuted for criminal liability as prescribed by law.
2. The Government shall detail sanction of administrative violation for acts violating law on trade union.
Article 32. Effect of implementation
This law effects from January 01, 2013.
The 1990 Trade Union Law shall be invalid from the effective day of this Law.
Article 33. Detailing and guiding for implementation
The Government shall detail and guide implementation of articles, clauses assigned in Law .
This Law was passed by the XIII National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its Third Session on the 20th of June, 2012.
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |