Chương IV Luật Công đoàn 2012: Những bảo đảm hoạt động của công đoàn
Số hiệu: | 12/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2013 |
Ngày công báo: | 05/08/2012 | Số công báo: | Từ số 475 đến số 476 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bước tiến mới trong Luật Công đoàn 2012
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tạo điều kiện cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động Công đoàn; thừa nhận và tạo điều kiện để Công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Đó là một trong những trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với Công đoàn được quy định cụ thể trong Luật Công đoàn 2012.
Đồng thời, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm bố trí nơi làm việc và tạo điều kiện về phương tiện làm việc cần thiết cho Công đoàn cùng cấp hoạt động. Cán bộ Công đoàn chuyên trách do Công đoàn trả lương, được đơn vị sử dụng lao động bảo đảm quyền lợi và phúc lợi tập thể như người lao động đang làm việc.
Ngoài ra, để bảo đảm cho cán bộ Công đoàn, trong trường hợp hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hết hạn mà người lao động là cán bộ Công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ thì được gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đến hết nhiệm kỳ. Trường hợp người lao động là cán bộ Công đoàn không chuyên trách bị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, buộc thôi việc hoặc sa thải trái pháp luật thì Công đoàn có trách nhiệm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Công đoàn các cấp được bảo đảm về tổ chức và số lượng cán bộ, công chức để thực hiện chức năng, quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
2. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy và chức danh cán bộ công đoàn trình cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền.
3. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của từng công đoàn cơ sở và số lượng lao động trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ công đoàn quyết định bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách.
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm bố trí nơi làm việc và tạo điều kiện về phương tiện làm việc cần thiết cho công đoàn cùng cấp hoạt động.
2. Cán bộ công đoàn không chuyên trách được sử dụng 24 giờ làm việc trong một tháng đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở; 12 giờ làm việc trong 01 tháng đối với Ủy viên Ban chấp hành, Tổ trưởng, Tổ phó tổ công đoàn để làm công tác công đoàn và được đơn vị sử dụng lao động trả lương. Tuỳ theo quy mô cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và đơn vị sử dụng lao động thoả thuận về thời gian tăng thêm.
3. Cán bộ công đoàn không chuyên trách được nghỉ làm việc và được hưởng lương do đơn vị sử dụng lao động chi trả trong những ngày tham dự cuộc họp, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập; chi phí đi lại, ăn ở và sinh hoạt trong những ngày tham dự cuộc họp, tập huấn do cấp công đoàn triệu tập chi trả.
4. Cán bộ công đoàn không chuyên trách do đơn vị sử dụng lao động trả lương, được hưởng phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
5. Cán bộ công đoàn chuyên trách do Công đoàn trả lương, được đơn vị sử dụng lao động bảo đảm quyền lợi và phúc lợi tập thể như người lao động đang làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
1. Trường hợp hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hết hạn mà người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ thì được gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đến hết nhiệm kỳ.
2. Đơn vị sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, sa thải, buộc thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách nếu không có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cáo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, đơn vị sử dụng lao động có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Trường hợp người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách bị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, buộc thôi việc hoặc sa thải trái pháp luật thì Công đoàn có trách nhiệm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp; nếu được ủy quyền thì Công đoàn đại diện khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cán bộ công đoàn; đồng thời hỗ trợ tìm việc làm mới và trợ cấp trong thời gian gián đoạn việc làm theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:
1. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
2. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;
3. Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ;
4. Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
1. Công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
2. Tài chính công đoàn được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn, bao gồm các nhiệm vụ sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động;
b) Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
c) Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn vững mạnh;
d) Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động;
đ) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn;
e) Tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch cho người lao động;
g) Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới;
h) Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động;
i) Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác;
k) Trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn không chuyên trách;
l) Chi cho hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp;
m) Các nhiệm vụ chi khác.
Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của đoàn viên công đoàn, từ nguồn vốn của Công đoàn; tài sản do Nhà nước chuyển giao quyền sở hữu cho Công đoàn và các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu của Công đoàn.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện quyền, trách nhiệm sở hữu tài sản của Công đoàn theo quy định của pháp luật.
1. Công đoàn cấp trên hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thực hiện công tác tài chính của công đoàn cấp dưới theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
2. Cơ quan kiểm tra của Công đoàn kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính của Công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính của Công đoàn theo quy định của pháp luật.
ASSURANCES FOR ACTIVITIES OF TRADE UNIONS
Article 23. Assurance of organization and cadres
1. Trade Unions at different levels shall be assurance of organization and quantity of cadres, public officials to implement theirs functions, powers and duties as prescribed by law.
2. Vietnam General Confederation of Labour shall elaborate organizational structure of machine and job title of Trade Union cadres to submit to competent authority for decision or to decide under its authority.
3. Depending on requirement of duties of each primary Trade Union and quantity of laborers in agencies, organizations and enterprises, the competent agency of Trade Union cadre management to decide on arranging fulltime Trade Union cadres.
Article 24. Assurances for conditions of trade union activities
1. Agencies, organizations and enterprises are responsible for arrange working place and facility of necessary working devices for trade union at the same level
2. The part time trade union cadre may use 24 working hours in everymonth for president; deputy president; 12 working hours in everymonth for members of the committee, chief of, sub-chief of trade union group to do trade union missions and be paid salary by unit employing laborers. Depending on scale of agencies, organizations and enterprises, the primary Trade Union Committee and unit employing laborers may reach agreement of added time.
3. The part time Trade Union cadres may out of work and be paid salary by unit employing laborers during days which he participate in meetings, trainings called to by Trade Union at the higher level; expenses for moving, accommodation and living in such days shall be paid by such Trade Union at the higher level.
4. The part time trade union cadres who are paid salary by unit employing laborers shall be enjoyed liablility allowance for trade union cadre as prescribed by Vietnam General Confederation of Labour.
5. The fulltime trade union cadres who are paid salary by Trade Unions, shall be ensure collective interests and welfares like as laborers working in agencies, organizations and enterprises by unit employing laborers.
Article 25. Assurance of trade union cadres
1. Case labor contract or working contract is expired but laborer being part-time trade union cadre and being his tenure, he shall be prolong labor contract or working contract till the end of his tenure.
2. Unit employing laborers shall not unilaterally terminate the labor contract or working contract, dismissal, enforce to quit or transfer jobs with respect to part-time trade union cadre if the primary trade union Committee or trade union Committee of directly higher level had no agreement idea in written. Case not reaching agreement, two parties must report to competent agency, organization. Within 30 working days, from of reporting to competent agency, organization, unit employing laborers shall be entitled to decide and must be responsible for its such decision.
3. If employee being part time trade union cadre is terminated labor contract or working contract, enforce to quit or unlawful dismissal, Trade Union shall require competent state agencies to interfere; if being authorized, Trade Union may represent to sue at Court to protect legal rights and interest of such trade union cadre; and support to find new job and pay allowances in period of interrupted work as prescribed by the Vietnam General Confederation of Labour.
Article 26. Finance of Trade Union
Finance of Trade Union includes the following revenues:
1. Trade Union fee is paid by trade union members as prescribed in the Charter of Vietnamese Trade Union;
2. Trade Union funds are paid by agencies, organizations and enterprises in 2% salary funds based to pay social insurance for laborers;
3. State budget allowances for assistance;
4. Other revenues from activities of culture, sport, ecomomy of Trade Union; from projects, plans assigned by the State; from aid, funding of domestic and foreign organizations, individuals.
Article 27. Management and use of trade union finance
1. The Trade Unions shall manage and use trade union finance as prescribed by laws and provisions of the Vietnam General Confederation of Labour.
2. Trade Union finance is used for activities that perform powers and duties of Trade Unions and maintain operation of Trade Union system, including the following missions:
a) Propagating, spreading, educating on lines, guidelines, policies of the Party, law of the State; improve professional level, professional skill for laborers;
b) Organizing activities that represent, protect legal and legitimate rights and interests of laborers;
c) Developing trade union members, establishing primary trade unions, making trade unions firm and strong;
d) Organizing emulation movements that are mobilized by Trade Union;
dd) Traning, fostering trade union cadres; traning, fostering elite laborers to have source of cadres for the Party, the State and trade union organizations;
e) Organizing activities of culture, sport, travel serving laborers:
g) Organizing activities of gender and gender equality;
h) Visiting, caring, allowancing for trade union members and laborers upon getting sick, maternity, or difficulties; organizing other activities to care laborers;
i) Mobilizing, awarding laborers, children of laborers having record in studying and working;
k) Paying salary for full time trade union cadres; liablility allowance for part time trade union cadres;
l) Paying for operation of trade union machine at different levels;
m) Other paying missions.
Article 28. Assets of Trade Union
Assets being obtained from contribution of trade union members, capital of trade unions; assets being transfer the ownership by the State and other sources in accordance to law shall be assets belonging to ownership of Trade Unions.
The Vietnam General Confederation of Labour implements rights and duities of ownership with respect to assets of Trade Unions as prescribed by law.
Article 29. Examination and supervision of Trade Union finance
1. The trade union at the higher level shal guide, exeminate, and supervise implementation finance work of trade unions at lower level as prescribed by laws and provisions of the Vietnam General Confederation of Labour.
2. The examination agency of Trade Union shal examinate management, use Trade Union finance as prescribed by laws and provisions of the Vietnam General Confederation of Labour.
3. The competent State agencies shal supervise, examinate, inspect, audit management, use Trade Union finance as prescribed by laws.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực