Nghị định 43/2013/NĐ-CP hướng dẫn Điều 10 của Luật công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
Số hiệu: | 43/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 10/05/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2013 |
Ngày công báo: | 22/05/2013 | Số công báo: | Từ số 281 đến số 282 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về bảo vệ quyền lợi người lao động
Từ ngày 1/7, người lao động sẽ được Công đoàn hướng dẫn và tư vấn về loại hợp đồng, nội dung hợp đồng; thời gian thử việc; quyền, nghĩa vụ của các bên và những vấn đề liên quan khi tham gia giao kết hợp đồng.
Ngoài ra, Nhằm phổ biến pháp luật cho người lao động, Công đoàn có trách nhiệm tổ chức hoạt động tư vấn các vấn đề về lao động, BHXH, BHYT và pháp luật khác có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Khi quyền lợi người lao động bị xâm phạm, Công đoàn có trách nhiệm kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và Công đoàn cấp trên xem xét, giải quyết; đồng thời thương lượng với người sử dụng lao động thực hiện giải quyết tranh chấp quy định của pháp luật về lao động.
Đó là nội dung được quy định tại Nghị định 43/2013/NĐ-CP, thay thế Nghị định 133/HĐBT và 302/HĐBT.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/2013/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2013 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH ĐIỀU 10 CỦA LUẬT CÔNG ĐOÀN VỀ QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC ĐẠI DIỆN, BẢO VỆ QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP, CHÍNH ĐÁNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật công đoàn ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Điều 10 của Luật công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động,
Nghị định này quy định quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
1. Tổ chức công đoàn các cấp trong hệ thống công đoàn theo quy định tại Điều 7 của Luật công đoàn.
2. Công chức, viên chức, công nhân và người lao động (gọi chung là người lao động).
3. Đơn vị sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Điều 3. Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động
Công đoàn cơ sở tại đơn vị sử dụng lao động có quyền, trách nhiệm hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về các vấn đề sau đây:
1. Hình thức, nguyên tắc, loại hợp đồng, nội dung hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên về cung cấp thông tin, thời gian thử việc, thời gian tập sự và những vấn đề liên quan khi giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc;
2. Nghĩa vụ thực hiện công việc theo hợp đồng, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác, các trường hợp tạm hoãn, nhận lại người lao động hết thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc;
3. Trình tự, thủ tục và các chế độ, chính sách đối với người lao động khi phát sinh sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.
Điều 4. Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể
1. Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền, trách nhiệm sau đây:
a) Thu thập thông tin, tập hợp kiến nghị, đề xuất nội dung có liên quan đến lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; yêu cầu người sử dụng lao động thương lượng tập thể trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức;
b) Đại diện tập thể người lao động thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể; sửa đổi, bổ sung, kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động;
c) Phổ biến thỏa ước lao động tập thể đến người lao động; giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; yêu cầu người sử dụng lao động thi hành đúng thỏa ước lao động tập thể; yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể khi người sử dụng lao động thực hiện không đầy đủ hoặc vi phạm thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động.
2. Công đoàn ngành thực hiện quyền, trách nhiệm như công đoàn cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều này trong việc đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể ngành.
Điều 5. Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động
Công đoàn cơ sở tại đơn vị sử dụng lao động có quyền, trách nhiệm sau đây:
1. Tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến của người lao động, tham gia bằng văn bản với người sử dụng lao động trong việc xây dựng, ban hành, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động theo quy định của pháp luật về lao động;
2. Tổ chức giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động; kiến nghị với người sử dụng lao động nội dung sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.
Điều 6. Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động
Công đoàn cơ sở tại đơn vị sử dụng lao động có quyền, trách nhiệm sau đây:
1. Thu thập thông tin, tập hợp kiến nghị, đề xuất nội dung có liên quan đến lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; yêu cầu người sử dụng lao động tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật về lao động;
2. Tiến hành đối thoại định kỳ hoặc đột xuất với người sử dụng lao động; phối hợp cùng người sử dụng lao động tổ chức Hội nghị người lao động, Hội nghị cán bộ công chức theo quy định của pháp luật;
3. Giám sát việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị người lao động, Nghị quyết Hội nghị cán bộ công chức, các thỏa thuận đạt được qua đối thoại tại nơi làm việc và quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động
Công đoàn các cấp có quyền, trách nhiệm tổ chức hoạt động tư vấn cho người lao động các nội dung quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công đoàn và pháp luật khác có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động thông qua hoạt động của các cấp công đoàn.
Điều 8. Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
1. Công đoàn cơ sở có quyền yêu cầu bằng văn bản đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động bảo đảm đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
2. Công đoàn cơ sở có trách nhiệm sau đây:
a) Hướng dẫn, hỗ trợ người lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân khi người lao động yêu cầu; đại diện cho người lao động tham gia quá trình giải quyết tranh chấp lao động cá nhân khi được người lao động ủy quyền;
b) Tham gia phiên họp giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động theo yêu cầu.
3. Công đoàn cấp trên có trách nhiệm sau đây:
a) Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Hỗ trợ công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 9. Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm
1. Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền, trách nhiệm sau đây:
a) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và công đoàn cấp trên xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm;
b) Tiến hành thương lượng với người sử dụng lao động để giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động bị xâm phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và công đoàn cấp trên; thực hiện giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động.
2. Công đoàn cơ sở tại cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp có quyền, trách nhiệm sau đây:
a) Kiến nghị với người đứng đầu cơ quan, đơn vị xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm;
b) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và công đoàn cấp trên xem xét, giải quyết khi không chấp nhận quyết định của người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc hết thời hạn quy định mà người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa giải quyết yêu cầu về quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động.
Điều 10. Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động ủy quyền
Công đoàn cơ sở tại đơn vị sử dụng lao động có quyền, trách nhiệm sau đây:
1. Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động bị xâm phạm theo quy định của pháp luật;
2. Đại diện cho người lao động khởi kiện ra Tòa án nếu được người lao động ủy quyền để giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện cho tập thể người lao động và người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp
Công đoàn cơ sở tại đơn vị sử dụng lao động có quyền, trách nhiệm sau đây:
1. Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong các vụ án lao động, hành chính, phá sản theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động;
2. Đại diện cho người lao động tham gia tố tụng nếu được người lao động ủy quyền để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong các vụ án lao động, hành chính, phá sản theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc tổ chức và lãnh đạo đình công
Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan tổ chức sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền, trách nhiệm sau đây:
1. Lấy ý kiến của tập thể lao động để đình công theo quy định của pháp luật về lao động;
2. Ra quyết định đình công và thông báo thời điểm bắt đầu đình công;
3. Rút quyết định đình công nếu chưa đình công;
4. Tiến hành đình công theo quy định của pháp luật về lao động;
5. Thực hiện quy định về không được đình công, hoãn, ngừng đình công theo quy định của pháp luật về lao động;
6. Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Quyền, trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm sau đây:
1. Thực hiện quyền, trách nhiệm của công đoàn cơ sở quy định tại Điều 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10, 11 và 12 Nghị định này ở những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở khi được người lao động ở đó yêu cầu;
2. Hỗ trợ công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm theo quy định tại Nghị định này.
Điều 14. Quyền, trách nhiệm của công đoàn cấp trên
1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của công đoàn quy định tại Điều lệ Công đoàn Việt Nam hướng dẫn công đoàn các cấp thực hiện quyền, trách nhiệm trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động theo quy định tại Nghị định này.
2. Công đoàn cấp tỉnh, công đoàn ngành Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động theo quy định tại Nghị định này.
Điều 15. Trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
Đơn vị sử dụng lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn các cấp thực hiện quyền, trách nhiệm trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động quy định tại Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
2. Nghị định số 133/HĐBT ngày 20 tháng 4 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng về hướng dẫn thi hành Luật công đoàn và Nghị định số 302/HĐBT ngày 19 tháng 8 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng về quyền, trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp, cơ quan hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
Socialist Republic of Vietnam |
No. 43/2013/ND-CP |
Hanoi, May 10, 2013 |
DECREE
ELABORATE THE IMPLEMENTATION OF ARTICLE 10 OF THE LAW ON TRADE UNION ON THE RIGHTS AND OBLIGATIONS OF THE TRADE UNION TO REPRESENT AND PROTECT THE LAWFUL RIGHTS AND INTERESTS OF EMPLOYEES
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Trade Union dated June 20, 2012;
At the request of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs;
After reaching an agreement with Confederation of Labor, the Government issues a Degree on the implementation of Article 10 of the Law on Trade Union on the rights and obligations of the trade union to represent and protect the lawful rights and interests of employees,
Article 1. Scope of regulation
This Decree specifies the the rights and obligations of the trade union (hereinafter referred to as the union) to represent and protect the lawful rights and interests of employees
Article 2. Subjects of application
1. The unions at all level in the union system as prescribed in Article 7 of the Law on Trade Union.
2. Officials, workers and employees (hereinafter referred to as employees)
3. Employers and organizations relating the rights and obligations of the union to represent and protect the lawful rights and interests of employees.
Article 3. Rights and obligations of the union to provide employees with guidance and advices on their rights and responsibilities when concluding labor contracts with employers.
The grassroots union of an employing organization (hereinafter referred to as grassroots union) is entitled and obliged to provide employees with guidance and advices on:
1. The methods, principles, types of contracts, contract contents, rights and obligations of both parties to provide information, probation period, internship period, and the relevant issues when concluding labor contracts;
2. The responsibility to do the works according to contracts, the procedure, rights and obligations of both parties when assign other tasks to employees, the cases in which the labor contract is suspended, and the cases in which employees are reemployed when such suspension period is over;
3. The order, procedure, and policies when the labor contract is amended or terminated.
Article 4. Rights and obligations of the union to negotiate, sign, and supervise the implementation of collective labor agreements on behalf of the whole staff
1. The grassroots unions of organizations that sign labor contracts with employees have the following rights and obligations:
a) Collect information and suggestions relating to the lawful interests of employees; request the employer to enter into a collective negotiation;
b) Negotiate and conclude collective labor agreement on behalf of the whole staff; amend, extend the collective labor agreement as prescribed by the laws on labor;
c) Spread the collective labor agreement among employees; supervise the implementation of the collective labor agreement within the organization; request the employee to comply with the collective labor agreement; request the resolution of collective labor disputes when the employer fails to comply with or violates the collective labor agreement as prescribed by the laws on labor.
2. The rights and obligations of sectoral unions to negotiate, conclude collective labor agreements and supervise its implementation on behalf of the whole staff are similar to those of grassroots unions as prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 5. Rights and obligations of the union to cooperate with the employer establishing and supervising the implementation of the wage scale, the payroll, the labor norms, the regulations on wage payment, bonus, and labor regulations.
The grassroots union has the following rights and obigations:
1. Collect opinions of employees, cooperate with the employer in establishing, issuing, amending the wage scale, the payroll, the labor norms, the regulations on wage payment and bonus, and labor regulations as prescribed by the laws on labor;
2. Supervise the implementation of the wage scale, the payroll, the labor norms, the regulations on wage payment and bonus, and labor regulations as prescribed by the laws on labor; request the employer to amend the wage scale, the payroll, the labor norms, the regulations on wage payment and bonus, and labor regulations as prescribed by the laws on labor.
Article 6. Rights and obligations of the union to discuss with the employer about the resolution of issues relating to rights and obligations of employees
The grassroots union has the following rights and obigations:
1. Collect information and suggestions relating to the lawful interests of employees; request the employer to hold discussions at works as prescribed by the laws on labor.
2. Hold periodic or unscheduled discussions with the employer; cooperate with the employer to hold Employee Conventions or Official Conventions as prescribed by law.
3. Supervise the implementation of the Resolutions of Employee Conventions, Official Conventions, and the agreements reached in the discussions at work, and the principles of democracy at work as prescribed by law.
Article 7. Rights and obligations of the union to provide legal advices for employees
The unions at all level are entitled and obliged to provide employees with advices on the laws on labor, officials, social insurance, health insurance, the union, and other laws relating to the lawful rights and interests of employees.
Article 8. Rights and obligations of the union to cooperate with organizations and individuals competent to resolve labor disputes
1. The grassroots union is entitled to request organizations and individuals competent to resolve labor disputes to comply with the order and procedure as prescribed by law.
2. The grassroots union is obliged to:
a) Provide guidance and support employees in resolving individual labor disputes at their request; participate in the resolution of individual labor disputes on the employees’ behalf when being authorized by employees;
b) Participate in the meetings about the resolution of individual labor disputes held by labor conciliators at their request.
3. The superior union is obliged to:
a) Cooperate with organizations and individuals competent to resolve collective labor disputes as prescribed by the laws on labor;
b) Assist the grassroots unions in fulfilling their obligations and exercising their rights as prescribed in Clause 2 of this Article.
Article 9. Rights and responsibilities of the union to request competent state authorities to consider and resolve when the lawful rights and interests of the whole staff or individual employees are violated
1. The grassroots unions of organizations that sign labor contracts with employees have the following rights and obigations:
a) Request competent state authorities and the superiors union to consider and settle when the lawful rights and interests of the whole staff or individual employees are violated
b) Negotiate with the employer when the lawful rights and interests of the whole staff of individual employees are violated at the request of competent state authorities and the superior union; resolve collective labor disputes as prescribed by the laws on labor.
2. The grassroots unions of administrative agencies have the following rights and obigations:
a) Request the director of the organization to consider and settle when the lawful rights and interests of the whole staff or individual employees are violated;
b) Request competent state authorities and the superiors union to consider and settle when decision made by the director of the organization is not satisfactory, or the director of the organization fails to comply with the request for the lawful rights and interests of the whole staff after the deadline.
Article 10. Rights and obligations of the union to file lawsuits on behalf of the whole staff when their lawful rights and interests are violated, to file lawsuits when the lawful rights and interests of individual employees is violated under the authorization of such employees.
The grassroots union has the following rights and obigations:
1. File lawsuits on behalf of the whole staff when their lawful rights and interests are violated;
2. File lawsuits on behalf of individual employees when being authorized by such employees to resolve individual labor disputes as prescribed by law.
Article 11. Rights and obligations of the union to represent the whole staff and individual employees in the lawsuits over labor, administration, and bankruptcy
The grassroots union has the following rights and obigations:
1. Represent the whole staff in the lawsuits over labor, administration, and bankruptcy as prescribed by law to protect their lawful rights and interests;
2. Represent individual employees in the lawsuits when being authorized by such employees to protect their lawful rights and interests in lawsuits over labor, administration, and bankruptcy;
Article 12. Rights and responsibilities of the union to call and organize strikes
The grassroots unions of organizations that sign labor contracts with employees have the following rights and obigations:
1. Seek opinions from the whole staff to call a strike as prescribed by the laws on labor;
2. Make the decision on the strike and announce the time when the strike begins;
3. Withdraw the decision on the strike if the strike does not take place;
4. Organize the strike as prescribed by the laws on labor;
5. Comply with the regulations on the cases in which strikes are prohibited, suspended, and terminated as prescribed by the laws on labor;
6. Request the Court to declare the strike to be legal as prescribed by law;
Article 13. Rights and obligations of the direct superior union to represent and protect the lawful rights and interests of employees
The direct superior union has the following rights and obligations:
1. The rights and obligations of internal unions as prescribed in Articles 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10, 11 and 12 of this Decree in the organizations where grassroots unions are not established at the request of employees of those organizations;
2. Assist grassroots unions in fulfilling their obligations and exercising their rights as prescribed in this Decree.
Article 14. Rights and obligations of superior unions
1. Pursuant to functions, tasks, and organizational structure of the union in the union’s charter, Confederation of Labor shall guide the unions at all level to exercise the rights and fulfill the obligations to represent and protect the lawful rights and interests of employees as prescribed in this Decree.
2. Provincial unions and central unions shall provide guidance and support superior unions and grassroots unions in exercising their rights and fulfilling their obligations to represent and protect the lawful rights and interests of employees as prescribed in this Decree.
Article 15. Obligations of employers:
Employers, the organizations that represent employers, relevant organizations and individuals shall provide information, cooperate and enable the unions at all level to exercise their rights and fulfill their obligations to represent and protect the lawful rights and interests of employees as prescribed in this Decree.
Article 16. Effects
1. This Decree takes effect on July 01, 2013.
2. The Decree No. 133/HDBT dated April 20, 1991 of the Ministers’ Council on the instruction on the implementation of the Law on Trade Union, and the Decree No. 302/HDBT dated August 19, 1992 of the Ministers’ Council on the rights and obligations of grassroots unions are annulled from the effective date of this Decree.
Article 17. Responsibility for the implementation
Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces are responsible for the implementation of this Decree./.
|
FOR THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực