Kinh phí công đoàn là gì? Mức trích nộp và tỷ lệ giữ lại kinh phí công đoàn là bao nhiêu?

1. Kinh phí công đoàn là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Công đoàn 2012 thì kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho hoạt động đoàn ở các cấp, do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng trong hoạt động của đơn vị mình. Theo đó, kinh phí công đoàn được xem là một nguồn thu của tài chính công đoàn.

Theo đó, đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:

  • Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
  • Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
  • Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
  • Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
  • Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

2. Mức trích nộp và tỷ lệ giữ lại kinh phí công đoàn là bao nhiêu?

Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP thì mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn như sau:

  • Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
  • Và theo tiết 2.4 Tiểu mục 2 Mục 2 Hướng dẫn 65/HD-TLĐ năm 2022 quy định về một số nội dung chủ yếu trong công tác xây dựng dự toán cụ thể như:

“XÂY DỰNG DỰ TOÁN TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN NĂM 2023

...

2. Một số nội dung chủ yếu trong công tác xây dựng dự toán

....

+ Năm 2023, Công đoàn cơ sở được sử dụng 60% tổng số thu đoàn phí và 75% tổng số thu kinh phí công đoàn; công đoàn cấp trên (các cấp) được sử dụng 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn và 25% tổng số thu kinh phí công đoàn.

....”

Theo những quy định trên thì tỷ lệ trích nộp kinh phí công đoàn cơ sở là 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Mặt khác, công đoàn được giữ lại và sử dụng 75% tổng số thu kinh phí công đoàn.

Kinh phí công đoàn là gì? Mức trích nộp và tỷ lệ giữ lại kinh phí công đoàn là bao nhiêu?

3. Vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn sẽ bị phạt như thế nào?

  • Theo quy định tại Điều 38 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn thì người sử dụng lao động chậm đóng kinh phí công đoàn thì bị phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.
  • Lưu ý là mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Bên cạnh đó, chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn đóng chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

Trên đây là những nội dung liên quan đến Kinh phí công đoàn là gì? Mức trích nộp và tỷ lệ giữ lại kinh phí công đoàn là bao nhiêu? Bài viết sẽ giúp bạn đọc cái nhìn tổng quát hơn về những vấn đề liên quan đến mức trích nộp và tỷ lệ giữ lại kinh phí công đoàn. Theo đó, người sử dụng lao động phải đóng kinh phí công đoàn theo đúng quy định, tránh chậm nộp sẽ dẫn đến vi phạm và bị phạt theo quy định.

4. Các câu hỏi thường gặp

4.1. Kinh phí công đoàn trích bao nhiêu phần trăm?

Phân biệt Kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn. Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho hoạt động đoàn ở các cấp và theo pháp luật hiện hành thì kinh phí công đoàn được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương mà đơn vị sử dụng lao động phải trả cho người lao động.

4.2. Doanh nghiệp nộp kinh phí công đoàn cho ai?

Người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp kinh phí công đoàn vào tài khoản của Liên đoàn Lao động cấp quận (bao gồm quận, huyện) nơi doanh nghiệp/ tổ chức/ đơn vị có trụ sở hoạt động.

4.3. Đóng kinh phí công đoàn được lợi gì?

Việc đóng kinh phí công đoàn là để hỗ trợ cho các hoạt động liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động như khen thưởng, thăm hỏi vào những dịp đặc biệt, trợ cấp khi ốm đau, thai sản hay tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch…

4.4. Kế toán công đoàn làm gì?

Công việc của kế toán công đoàn cơ sở là lập dự toán hằng năm báo cáo ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn gửi cấp trên xét duyệt. Thực hiện dự toán, làm công tác kế toán, thống kê, và lập báo cáo quyết toán gửi cấp trên xét duyệt.