Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động khi xây dựng bảng lương sẽ bị xử lý như nào?
Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động khi xây dựng bảng lương sẽ bị xử lý như nào?

1. Tổ chức đại diện người lao động cơ sở là gì?

Căn cứ Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 có giải thích về tổ chức đại diện người lao động cơ sở như sau:

“3. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.”

Như vậy, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có thể hiểu là là tổ chức được thành lập nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

Các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm:

(i) công đoàn cơ sở;

(ii) tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

Tổ chức đại diện người lao động cơ sở là gì?
Tổ chức đại diện người lao động cơ sở là gì?

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là nội dung mới tại Bộ luật Lao động 2019; trước đây, tại Bộ luật Lao động 2012, tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.

2. Quy định về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

Căn cứ theo Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

“1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.

3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.”

Quy định về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
Quy định về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Như vậy, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương.

3. Xử lý khi xây dựng bảng lương không hỏi ý kiến đại diện tổ chức người lao động.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về tiền lương

“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng;

b) Không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động; không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức;

c) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương; định mức lao động; quy chế thưởng;

d) Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định;

đ) Không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.”

 Xử lý khi xây dựng bảng lương không hỏi ý kiến đại diện tổ chức người lao động.
Xử lý khi xây dựng bảng lương không hỏi ý kiến đại diện tổ chức người lao động.

Và căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần

“1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”

Như vậy, không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là tổ chức.

Xem bài viết liên quan:

Im lặng trong giao kết hợp đồng có được xem là đồng ý không?

Hợp đồng lao động là gì? Các lưu ý khi ký kết hợp đồng lao động

Người lao động tự do được đóng bù bảo hiểm xã hội tự nguyện được không?